21/06/2016

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi...

 
Một người đàn ông nói chuyện qua điện thoại di động tại một quán cà phê vỉa hè. Điện thoại di động bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ giữa thập niên 1990.
Một cửa hàng bán đồ điện tử tại ngã ba Triệu Quốc Đạt - Hai Bà Trưng.
Đến năm 1996, các thiết bị giải trí gia đình như ti vi, đầu video, dàn máy nghe nhạc... đã trở nên phổ biến ở Hà Nội.
Giấc ngủ trưa của người lái xích lô.
Một hiệu cắt tóc vỉa hè.
Đường Trần Nhật Duật nhìn từ cầu Long Biên.
Trên cầu Long Biên.
Những người công nhân sửa cầu.
Giờ cao điểm trên một tuyến phố.
Vào thời điểm này, số lượng xe máy đã gia tăng mạnh mẽ, dần thay thế vai trò của xe đạp trong việc đi lại của người dân.
Xích lô chưa bị hạn chế, có thể bắt gặp ở tất cả các tuyến phố.
Những gánh hàng quà vặt tại một ngã tư.
Quán bún ốc vỉa hè.
Bức tường có chữ "Love" trong một con ngõ. Từ đầu thập niên 1990, tiếng Anh đã thay thế tiếng Nga trong vai trò của một ngoại ngữ chính ở Hà Nội.
Vỉa hè là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động của người dân.
Trên phố Tràng Tiền.
Những chiếc xe hơi cá nhân đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên đường phố.
Một người phụ nữ trên chiếc xe đạp mini Nhật.
Người phụ nữ bón cho con ăn bên ngoài một cửa hàng phụ tùng xe đạp.
Cửa hiệu điêu khắc đá trên phố Hàng Mắm.
Những tấm bia đá tại cửa hiệu.
Một người phụ nữ bán rau quả rong bên vỉa hè.
Quảng trường Ba Đình nhìn từ phía đường Điện Biên Phủ.
Là quốc kỳ Việt Nam tung bay ở quảng trường Ba Đình.
Nhà hát Lớn Hà Nội.
Một bức tượng cổ động được trưng bày tại Đại học Mỹ Thuật.
Gánh hàng rong bên hè phố Trần Hưng Đạo.
Bên ngoài một cửa hàng nón.
Người thợ sửa xe đọc báo trên hè phố Trần Hưng Đạo.
Những người phụ nữ bán hàng rong.
Trong một khu chợ.
Sáng Chủ nhật ở nhà thờ Lớn Hà Nội.
Vẻ cổ kính xen lẫn hiện đại của các tòa nhà trên phố Tràng Tiền.
Sự đối lập giữa cái mới và cái cũ trên phố Quang Trung.
Khung cảnh tương tự tại phố Tràng Tiền.
Hai người phụ nữ tại cửa hàng bán súng hơi.

Hãy xem người Nhật đã dạy con cái họ từ nhỏ như thế nào?


Người Nhật rất coi trọng Lễ - Nghĩa trong giáo dục, nhất là đối với con trẻ.
Vậy thì Lễ - Nghĩa đúng là những lễ nghĩa như thế nào? Có 3 trụ chính để suy nghĩ về lễ nghĩa như sau
● Lễ nghĩa cơ bản
● Lễ nghĩa tinh thần
● Lễ nghĩa có tính xã hội và đạo đức

Sau đây tôi xin trình bày một cách dễ hiểu về các loại lễ nghĩa này.
“Lễ nghĩa cơ bản” thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày
- Việc ăn uống.
- Việc đi vệ sinh
- Việc mặc quần áo
- Việc giữ vệ sinh
- Việc giữ an toàn
Về việc ăn uống
Trẻ đầy năm đã biết cầm thìa ngồi ăn cùng mọi người trong nhà. Thời kì này, trẻ có làm cơm vung vãi cũng không sao, cứ cho trẻ thìa của mình, ngồi cùng bàn ăn với mọi người mỗi khi đến bữa. Làm vung vãi cơm nhiều lần, sẽ đến lúc trẻ tự nhớ được cái cách điều chỉnh để đưa được cơm vào miệng mà không bị vương vãi. Đây là điểm khởi đầu của tính tự giác.
Ấy vậy mà vì trẻ làm vương vãi nhiều, không cho trẻ cầm thìa nữa, tính tự giác bị kìm hãm, năng lực phát triển cũng chậm lại. Không những chỉ chậm thôi, năng lực hầu như không phát triển tiếp được nữa. “Ôi ôi ôi, nhớ lấy câu này nhé”. Hơn nữa, tính tự giác bị kìm hãm dẫn tới trẻ thiếu ý muốn làm điều gì khác nữa. Cách khéo léo nuôi dưỡng ý chí muốn tự làm của trẻ nhỏ là bí quyết để hướng trẻ thành đứa trẻ tích cực.
Trong khoảng từ 1 tới 3 tuổi, tính tự giác, tính tích cực phát triển rất mạnh. Thời kì này, bố mẹ quá chăm sóc sẽ là sự ức chế năng lực của trẻ mãi mãi. (đúng quá, bón cơm cho con ăn đến tận 5 tuổi vẫn phải bón, vẫn phải giục, khổ quá là khổ, trời ơi).
Về việc đi vệ sinh
Có nhiều ông bố bà mẹ chỉ mong con mình mau mau biết gọi “tè” “ị” không cần đến bỉm nữa. Không được nôn nóng bắt ép con phải biết tự đi ị đi tè sớm quá. 1 tuổi rưỡi là sớm quá. Từ 2 tuổi có thể bắt đầu tập là được. Song cũng không nên quá vội vàng vì chuyện này. Cho đến lúc con biết tự gọi đi vệ sinh, không nên để con mặc quần/bỉm ướt quá lâu. Biết con đã tè dầm, phải nhanh chóng thay sạch sẽ cho con càng sớm càng tốt. Làm như vậy, bé sẽ biết cảm giác khó chịu khi bị bẩn là như thế nào. Nếu bé ở bẩn quen, cứ mặc quần ướt, bỉm dính phân sẽ không có ý thức, cảm giác với cái bẩn.
Về việc mặc
Trẻ được 3 tuổi rồi, hãy để cho bé tự mặc lấy quần, dù còn hơi vụng về. Hãy để con tự cài cúc áo. Ở đây cũng thể hiện tính tự giác của bé. Hơn 3 tuổi rồi mà lúc nào bố mẹ cũng phải mặc quần áo cho, cài cúc áo cho con, đó là sự chăm sóc quá đáng, năng lực phát triển của bé không có tiến bộ. Con có xỏ 2 chân vào một ống quần thì cũng nên im lặng để con làm nốt phần việc của nó. Bé sẽ tự thấy như vậy là không được, sẽ tự rút chân ra mặc đi mặc lại, đến một lúc sẽ tự mình mặc đúng quần.
Về việc giữ vệ sinh
Những việc sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh dường như lại là những việc bé ít được dạy bảo nhất. Ở một trường tiểu học, khi hỏi một lớp học sinh lớp 2 xem buổi sáng ai đã rửa mặt thì giơ tay lên, chỉ có duy nhất môt cánh tay giơ lên. Trong lớp đó, có những em thậm chí đã 3 ngày không rửa mặt. Thói quen này nếu không được tập cho từ nhỏ, lớn lên sẽ rất khó sửa.
Về việc giữ an toàn
Trong thời kì tai nạn giao thông nhiều như hiện nay thì, việc dạy con về sự an toàn cũng là một việc quan trọng. Đi bộ thì đi bên phải đường. Sang đường thì phải nhìn đèn giao thông. Không chơi dưới lòng đường. Không chạy vụt ra đường. Đó là những điều nên dạy trước cho bé. Rồi cũng phải dặn bé không chạy tới gần trước, sau xích đu. Dạy bé có khả năng tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm là việc làm rất quan trọng.
“Lễ nghĩa tinh thần” thì chú ý khi mắng mỏ
Không kém gì những lễ nghĩa cơ bản, rất quan trọng mà lại dễ quên, đó là lễ nghĩa tinh thần. Lễ nghĩa tinh thần được chia thành 5 khoản mục như sau.
- Chịu đựng (Ích kỉ)
- Tốt bụng (Bắt nạt)
- Trung thực (Dối trá)
- Tuân thủ (Đối kháng)
- Biết ơn 
Chịu đựng
Giáo dục bé thành người biết chịu đựng, là việc quan trọng nhất. Môi trường tốt cho bé là môi trường rèn luyện, môi trường xứng với sự bất tự do. Gian khổ rèn luyện con người. Hãy coi môi trường nhàn nhã là kẻ địch của bé.
Tốt bụng
Hãy dạy cho bé tốt bụng qua việc âu yếm các em bé mới sinh khác. Cũng dạy cho bé tốt bụng với anh chị em, với cha mẹ mình. Trước tiên, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật gì đó “Yuri chan, lấy cho mẹ cái ... nào”. Bé lấy cho thì phải cảm ơn đàng hoàng “Cho mẹ xin”. Biểu cảm cho bé biết là được bé giúp đỡ thì mẹ vui mừng thế nào. Trẻ sẽ học được niềm vui từ việc giúp đỡ người khác. Không được sai vặt bé. Hãy nhớ lấy việc đã nhờ bé, hãy vui vẻ và cảm ơn việc làm đó của bé.
Trung thực
Không nhất nhất phải xử phạt bé vì những lời nói dối khi bé đang tưởng tượng mình là ai là ai đó mà nói ra. Song, phải xử phạt bé khi bé biết mình sai mà đổ lỗi cho người khác. Không lấy đồ của người khác. Hàng hóa ở cửa hàng phải trả tiền mới được. Nhặt được tiền rơi phải đem tới đồn công an nộp. Trước tiên dạy bé những điều đó. Trẻ con, không học thì không biết. Có chuyện bé nhặt được tờ mười ngàn Yên, thản nhiên đem đi mua đồ. Vì em bé đó không biết rằng tiền nhặt được phải đem nộp cho đồn công an.
Tuân thủ
Trẻ nhỏ chưa biết phân biệt, phán đoán thiện và ác. Thời kì này, phải dạy cho bé biết bé phải nghe lời bố mẹ. Không được tha thứ cho những lời lăng nhục, nói láo với bố mẹ. Trong độ 0-3 tuổi, nếu không dạy bé về sự tuân thủ này, đến khoảng 4,5 tuổi thôi, để thực hiện ý của mình, trẻ có thể cãi lại hoặc lèo nhèo với bố mẹ. Đối với sự phản kháng của trẻ 0-3 tuổi, bố mẹ không được nuông chiều. Bố mẹ phải biết rằng làm như vậy sẽ hư tính cách của con. Bố mẹ cần cương quyết “không được là không được”.
Biết ơn
Nên dạy bé sớm biết cảm ơn. Mỗi khi nhận một đồ vật gì, phải bảo bé nói “cảm ơn”. Dạy bé trước khi ăn phải biết mời “Xin được dùng cơm ạ” “Con mời bố mẹ, anh chi... xơi cơm ạ”. Nên dạy bé biết rằng, sinh hoạt của con người được thực hiện là nhờ có sự giúp đỡ lẫn nhau, phải biết biết ơn những người đã giúp mình. Và bé biết nói cảm ơn thì bố mẹ phải khích lệ bé thật nhiều. Cứ vậy, khi lớn lên bé sẽ là con người luôn có lòng biết ơn.
Phải dạy bé biết cách thể hiện tấm lòng của mình ra ngoài giỏi như vậy mới được. Từ nay bố mẹ sẽ phải dạy bé 5 lễ nghĩa tinh thần này một cách nghiêm khắc, song, khi nào thì có thể mắng bé được đây? Đó là khi bé biểu hiện những hành vi thái độ ghi trong ngoặc đơn cạnh 4 đức tính ghi trên đây, đó là ích kỉ, bắt nạt, dối trá, phản kháng. Ngoài những việc đó ra, tấm lòng trẻ không xấu đến mức phải bị mắng. Ví dụ như bé đánh vỡ đồ, bé chạy nhảy ầm ĩ trong nhà chẳng hạn, đó là những việc không đáng bị mắng.
“Lễ nghĩa xã hội và đạo đức” hãy tận dụng tốt nhất tính tự giác của bé
Cùng với lễ nghĩa cơ bản, lễ nghĩa tinh thần, còn có lễ nghĩa xã hội và đạo đức nữa. Cũng chia thành 5 mục như sau.
- Tinh thần trách nhiệm
- Tinh thần lao động
- Đối nhân
- Tri thức ngôn ngữ
- Tính đạo đức
Tinh thần trách nhiệm
Dạy trẻ cảm nhận được tinh thần trách nhiệm đồng thời với huấn luyện tính tự giác cho chúng. Nên nhớ rằng, khéo léo giữ và phát huy tính tự giác là một bước cực kì quan trọng. Dạy cho con có thói quen cất dọn đồ đạc. Từ thói quen tự mình làm các việc của mình, bé sẽ trưởng thành người có trách nhiệm về việc mình làm.
Tinh thần lao động
Trẻ 3 tuổi luôn có ý muốn làm bất cứ việc gì. Bé rất thích giúp mẹ làm các công việc của mẹ. Khi đó, dù còn vụng về, vẫn nên để cho bé giúp đỡ. Và hãy cảm ơn vì bé đã giúp. Điều đó nuôi dưỡng tinh thần lao động, nâng cao khả năng lao động của bé.
Tuy nhiên phần đông các bà mẹ lại quá chính xác việc đánh giá thành quả lao động của các bé, chê ngay lập tức việc bé làm. Chỉ cần 1 câu nói “Xấu quá đấy, mẹ lại phải làm lại lần nữa rồi” là ý chí, tinh thần lao động của các bé tiêu tan thành mây khói.
Đối nhân
Để dạy cho con về đối nhân, về tính xã hội, tốt nhất là dạy cho con biết cho bạn cùng chơi. Trẻ con cãi nhau, người lớn không được tham gia vào. Cha mẹ tham gia vào, tính xã hội của trẻ bị phá vỡ ngay. Trẻ không biết tự phán đoán, thành thói quen ỷ lại xem cha mẹ xử lí thế nào.
Trẻ 3 tuổi nào cũng ích kỉ. Đó là chuyện bình thường. Bằng việc chơi với bạn trẻ khác, một cách tự nhiên, bé sẽ hiểu rằng ích kỉ như vậy là không suôn sẻ, là cãi nhau, nếu làm thế này... thế này cả 2 cùng vui. Với trẻ không biết chơi với bạn sẽ hay bị rủ rê, xuất hiện dấu hiệu không giao tiếp.
Tri thức ngôn ngữ
Trẻ trở thành người từ việc biết chữ. Trẻ biết chữ là sự tồn tại lí tính hơn hẳn so với trẻ không biết chữ. Chữ cái càng lúc nhỏ tuổi (mới sinh) càng dễ nhớ. Đó là sự thực. Vì vậy, càng dạy bé biết chữ sớm càng tốt. Tuy nhiên, ép uổng là cách không nên. Hãy dậy bằng cách chơi mà học. Trẻ 3 tuổi biết đọc sách say sưa, sẽ thành con người rất có tài.
Tính đạo đức
Hãy dạy cho trẻ không vứt rác ra đường phố, không hái hoa bẻ cành ở công viên, và các qui tắc khi đi tàu điện, phương tiện công cộng. Bố mẹ phải luôn luôn gương mẫu trong những việc này. Dạy cho trẻ đạo đức mà bố mẹ lại ngang nhiên vi phạm quả thì thật là bế tắc. Trẻ em hơn ai hết luôn nhìn vào hành vi của bố mẹ để học tập. Bố mẹ phải tự chỉnh mình cho chính xác mới được.
Trên đây tôi đã trình bày ngắn gọn vì khuôn khổ có hạn. Song, tôi hi vọng đó là những dòng viết giúp ích cho các bạn trong việc dạy con.  
Bí quyết để con bạn trở thành một người con sáng lạn, giàu năng lực, đó là việc nhìn nhận và khích lệ con trẻ. Bí quyết dạy con, bí quyết giáo dục con là ở đây. Việc khen ngợi điểm tốt của con trẻ sẽ khích lệ phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người.


20/06/2016

Dưới giàn hoa

       Truyện ngắn của Ái Nữ


       Trước cửa nhà ông trưởng phòng đào tạo có một giàn hoa giấy. Dưới giàn hoa giấy có một con chó. Con chó được xích vào một cái cột.
       Mọi người đều sợ con chó vì nó thuộc giống chó "béc" có bộ dạng hung dữ. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Con chó rất buồn vì không ai hiểu nó, kể cả ông chủ của nó nữa.
       Nhà ông trưởng phòng đào tạo ít khi có khách vì ông suốt ngày bận rộn với công việc của nhà trường. Cán bộ và sinh viên khi có việc đều đến tìm ông ở phòng đào tạo. Ông tiếp họ ở đấy. Khi về nhà là lúc ông cần được nghỉ ngơi nên ai cũng ý tứ không muốn làm phiền ông.
       Tuy vậy, thỉnh thoảng ông trưởng phòng đào tạo vẫn bị quấy rầy bởi những việc quan trọng gấp rút. Cuộc đời là thế, dẫu không muốn người ta vẫn cứ phải làm phiền nhau. Con chó thấy có người đến nhà thì vui lắm, khách lại là các anh chị sinh viên tươi trẻ thì nó càng thích. Nó muốn quấn lấy chân khách nhưng ông chủ kéo xích ghìm nó lại, động tác này làm cho khách sợ nó hơn. Vậy là nó đành bất lực.

        Cả ông chủ cũng không mấy khi quan tâm đến con chó của mình. Ông chỉ biết cho nó ăn, dắt nó đi vệ sinh, vỗ vỗ nó vài cái. Ông đâu hiểu tâm tư của nó.
       Cho nên nó cam phận quẩn quanh bên cái cột dưới giàn hoa giấy. Gắn bó với xích sắt, nó am hiểu các loại xích chó và nó biết càng ngày người ta làm xích càng dở hơn. Ngay như cái xích đang đeo cổ nó đây, dẫu trí khôn của nó không được như người cũng đủ giúp nó thoát ra dễ dàng. Nhiều lần nó toan tháo xích đi chơi nhưng lại thôi. Nó không muốn ông chủ phải lo lắng. Vả lại nó không biết người ta sẽ đối xử với nó ra sao khi thấy nó chạy ra đường.
       Những vòng sắt nối nhau cẩu thả không giữ được con chó, nhưng một sợi xích vô hình đã buộc nó ở trước cửa nhà ông trưởng phòng đào tạo.
       Một ngày nọ, con chó thấy một cô sinh viên đến nhà mình, trên tay cô cầm một tờ giấy - có lẽ là một lá đơn. Ông trưởng phòng đào tạo không có nhà. Con chó mừng rỡ nhảy xổ ra đón cô gái, suýt đứt tung cả xích. Cô sinh viên mặt tái xanh tái xám vì tưởng nó có ác ý. Cô giật lùi hai bước rồi...chạy. Con chó nhận ra sai lầm của mình, buồn nản quay về chân cột.
       Con người hay nói đến sự tự do mà họ gọi là "tự do trong khuôn khổ". Nó có tự do không? Nó không được tự do đi lại, không được tự do biểu lộ tình cảm. Nó chỉ được tự do suy nghĩ mà thôi. Nó sinh ra trên đời này để làm gì? Tại sao nó bị xích ở đây? Vì sao không ai thương nó?
       Chán chường, con chó nằm xoài ra ngẫm nghĩ. Nó mải nghĩ đến nỗi một cánh hoa giấy rơi lên mũi nó, nó cũng không buồn động đậy.

                                                                 Tháng 7 - 1999

Mẹo vặt trong cuộc sống




1. Cắt xoài thành miếng có hình khối nhỏ trước khi lột vỏ và ăn chúng!

2. Khi pha cà phê đá, làm đông lạnh cà phê thành các cục đá nhỏ trước, sao cho khi uống thì các cục cà phê đóng băng tan ra thành cà phê, chứ không pha thêm nước.

3. Khi kẹp tóc mai, Bạn nên để phần lượn sóng của kẹp tóc ở phía dưới. Nếu để phần lượn sóng lên trên là làm sai.


4. Khi ăn thịt trên cánh gà, dễ dàng lấy xương ra bằng cách giữ rồi xoắn lại, và kéo hai xương ra. Hãy bắt đầu bằng cái xương nhỏ hơn trước.


5. Nếu bạn không thích bị pho mat dính trên các ngón tay của mình, hãy dùng đũa.


6. Khi cất các túi rác, hãy thử gấp chúng thành hình tam giác kiểu gấp giấy Nhật Bản để tiết kiệm không gian.


7. Cách thức đúng để bịt kín một túi khoai tây chiên đã mở.


Học được cách gấp túi này, bạn sẽ chẳng bao giờ phải cần đền cái kẹp túi nữa! Bạn đã bao giờ dùng dở một gói khoai tây chiên mà muốn giữ nó không bị hỏng chưa? Các bước đơn giản này sẽ cho bạn đóng kín túi mà chẳng cần dùng đến cái kẹp.
8. Khi làm một bánh sandwich BLT (bánh kẹp nhân thịt xông khói, rau diếp và cà chua),  đặt các dải thịt đan xoắn lại với nhau để thịt được dàn đều và không bị rơi.


9. Cách ăn bánh nướng nhỏ đúng kiểu theo 5 bước sau: (1) lấy một cái bánh; (2) Lột giấy gói ra; (3) Bẻ đôi cái bánh; (4) Lấy nửa dưới của bánh úp lên nửa trên; (5) Ăn như bánh sandwich


10. Để lấy ra các hạt bỏng ngô dễ hơn và tránh để tay chạm vào trong túi dính mỡ, hãy chọc một lỗ trên bề mặt của túi thay vì mở nó theo cách truyền thống.


11. Khi nào bạn muốn cùng một lúc cho vào lò vi sóng hai bát nhưng lò vi sóng của bạn lại quá nhỏ, hãy đặt bát thứ hai lên trên một cái cốc.



12. Thay vì đặt bình đựng kem trực tiếp vào ngăn đá, trước tiên hãy đặt nó vào trong một túi có khóa kéo.


13. Cắt dưa hấu chéo hình chữ thập thay vì cắt lát từng miếng mỏng


14. Thay vì theo cách thông thường là cầm giữ một cái bánh hambuger với chỉ  hai ngón tay cái ở phía dưới (như hình trái), hãy cũng giữ nó bằng cả những ngón út  của bạn trên mặt dưới bánh để cho chắc (như hình phải).



15. Khi bạn đóng gói quần áo vào va-li, hãy cuộn chúng lại thay vì gấp chúng. 


16. Đừng chà xát kem dưỡng ẩm của bạn mà hãy xoa kem nhẹ nhàng vào da để cho da hấp thụ nó trước khi trang điểm. Nhớ đừng quên bôi kem cả vào cổ nữa nhé.



17. Tai nghe nên được cuộn vòng qua vành qua tai để nó định vị đúng.

18. Áp dụng kỹ thuật mới cho đôi giày của bạn ngay lập tức bằng cách xếp giày cùng với tất/vớ trên mặt đất rồi thổi khí nóng khô lên những chỗ chật nhất.


19. Gấp quần của bạn theo cách này để các nếp gấp không bị hỏng.


20. Khi cầm một bánh pizza, nên giữ bánh ở dạng hình chữ U để ngăn cho nó không bị lật mặt.


21. Khi thưởng thức đồ uống bên ngoài, đậy kín miệng cốc bằng miếng lót cái bánh nướng nhỏ để ngăn ngừa bất kỳ côn trùng nào rơi vào đồ uống của bạn.


22. Giữ ly rượu của bạn bằng cách kẹp giữ phần thân ly, thay vì dùng cả bàn tay cầm nó.


23. Khi ăn táo, bắt đầu ăn từ trên xuống dưới thay vì từ bên này sang bên kia.


24. Khi gạch xóa các từ, thay vì gạch các đường thẳng, bạn hãy viết các chữ cái khác đè lên chúng. 


17/06/2016

Hấp gà không cần nước

   Thông thường, mọi người vẫn thường đổ ngập nước khi luộc gà. Tuy nhiên với cách luộc gà không cần nước sẽ cho món thịt gà ngọt hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1:



   - 1 con gà khoảng 1,5kg; 1 bịch muối hột
Thực hiện:
- Gà làm sạch, rửa sơ qua với nước muối để khử mùi hôi,sau đó để ráo.
- Rắc muối hột đã chuẩn bị vào nồi, sao cho muối hột phủ kín đáy nồi để thịt gà không chạm vào đáy. Bạn có thể dùng nồi cơm điện, hoặc nồi có nắp kín để giữ hơi nước tốt nhất.
- Cho gà vào nồi, đặt thịt gà trên lớp muối hột vừa rắc vào đáy nồi, bạn có thể để nguyên con hoặc chặt đôi gà tùy mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nếu chặt miếng thì gà sẽ nhanh chín và chín đều hơn.
- Bật bếp, nấu với lửa nhỏ khoảng 20 - 25 phút tùy theo độ lớn của con gà, khi nào nồi gà dậy mùi thơm hãy kiểm tra thử xem gà đã đạt tới độ chín mềm bạn cần chưa.
- Tắt bếp, gắp ra đĩa. Để gà nguội bớt, chặt miếng vừa ăn và thưởng thức.
Lưu ý: Trong khi luộc bạn không nên mở nắp ra kiểm tra quá nhiều lần, như vậy không chỉ làm món gà lâu chín mà còn làm mất đi vị đậm đà của món ăn này.

Cách 2:




- 1 con gà; Lá chanh; Sả cây; Ớt hiểm xanh; Muối hột + muối tinh.
Thực hiện:
Gà rửa sạch, để nguyên con. Giã muối tinh, một ít bột ngọt và ớt hiểm xanh (bắt buộc phải là ớt xanh thì gà mới thơm nhé). Ướp muối ớt quanh hết thân gà.
Dùng 1 nồi có đáy dầy, lót 1 lớp muối hạt vào đáy nồi sau đó đến sả đập dập cắt khúc, rồi đến lá chanh, sau đó là cho gà vào, trên cùng là lớp lá chanh. Bạn hấp trong vòng khoảng 60 phút, nên dùng nồi có nắp kính trong suốt để dễ quan sát gà, trong quá trinh hấp, ít nhất 30 phút đầu tiên mới được mở nắp nồi kiểm tra, tránh mở thường xuyên nồi sẽ mất nhiệt nóng dẫn đến gà lâu chín.
Cách hấp gà này cũng tương tự như hấp muối, nhưng đặc điểm nổi bật đó là lá chanh, sả, và ớt hiểm.

Với 2 cách hấp, luộc gà nói trên bạn sẽ có mọn gà có mùi thơm nức mũi, thịt gà mềm và ngọt.

Sản phẩm đây ạ:


16/06/2016

Ảnh Việt Nam hơn một thế kỷ trước

Trang Gallica.bnf.fr đã đăng tải những hình ảnh quý giá về VN những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin thực hiện.
Các hình ảnh được in trong cuốn sách mang tên “Đông Dương” (L'Indochine) của tác giả Louis Salaün xuất bản ở Pháp năm 1903.
Đại lộ Henri Rivìere (ngày nay là phố Ngô Quyền) và Khách sạn Métropole ở Hà Nội.
Phố Hàng Bông, Hà Nội.
Cầu Long Biên, Hà Nội.
Một góc Hồ Tây, Hà Nội.
Một xưởng thêu ở Hà Nội.
Phố Nhượng Địa (Concession) ở Hà Nội, ngày nay là phố Phạm Ngũ Lão.
Trường đua ngựa ở Hà Nội, ngày nay là Cung thể thao Quần Ngựa.
Đàn Nam Giao ở Huế.
Ngọ Môn, Huế.
Lăng vua Tự Đức, Huế.
Lăng vua Minh Mạng ở Huế.
Khung cảnh bên trong lăng vua Minh Mạng.
Dinh Toàn quyền (chính giữa bức ảnh) ở Sài Gòn, nay là Hội trường Thống Nhất.
Một góc của Dinh Toàn quyền.
Quang cảnh nhìn từ tiền sảnh của Dinh Toàn quyền.
Quân cảng tại Sài Gòn.
Binh sĩ Pháp lên tàu về nước tại quân cảng Sài Gòn.
Một đơn vị quân đội người Việt ở Hà Nội.
Quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902), là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự Đức đến Thành Thái, đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp.
Hoàng Cao Khải (1850–1933), nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam và con trai là Hoàng Trọng Phu.