01/04/2023

Thưởng thức rượu Cognac

Lượm lặt trên net.


Cognac là một dạng của rượu brandy sản xuất tại vùng Cognac của Pháp; được chưng cất từ loại rượu vang (theo mình biết chỉ có loại vang trắng thôi nhé) sản sinh trong tiến trình lên men nho quả, sau một thời gian ủ và trưng cất 2 lần rồi bảo quản trong thùng gỗ sồi, tuỳ thời gian nhưng ít nhất phải trên 2 năm mới được đem ra đóng chai và bán khắp thế giới. 

Ký hiệu của Cognac

·              3 Stars (3 sao, tương đương với V.S.-Very Special): Loại rượu tương đối trẻ tuổi, từ 3 đến 5 năm. Giá rẻ, được tiêu thụ nhiều.

·              V.S.O.P. (Very Superior Old Pale): Tuổi từ 7 đến 10 năm. Màu vàng nhạt. Đắt vừa phải nên khá phổ dụng trong cả giới bình dân và quý tộc.

·              Napoléon: Tuổi trên 10 năm. Napoléon không liên quan gì đến hoàng đế Napoléon của Pháp, mà chỉ mang nghĩa là "Hoàng đế của các lò rượu".

·              Cordon BlueAnniversaryReserve Prince Hubert: tương tự Napoléon.

·              X.O. (Extra Old): Khá đắt, tuổi thường trên 20 năm, chất lượng cao.

·              ExtraExtra Veille hay Grande Reserve: loại đặc biệt hiếm quý. Tuổi từ 45 năm trở lên.


Thưởng thức Cognac nguyên chất

  1. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 1
    1

    Chọn rượu lâu năm. Cognac rẻ tiền không có sự tinh tế hay mùi vị như cognac lâu năm. Thay vào đó bạn nên chọn loại cognac trung hạng Very Superior Old Pale (VSOP) hoặc Extra Old (XO) chất lượng cao.[1]

    ·       Cognac VSOP có tuổi rượu tối thiểu bốn năm.

    ·       Cognac XO được ủ ít nhất sáu năm. Dòng cao cấp hơn có tuổi từ hai mươi năm trở lên.

     

  2. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 2
    2

    Chọn cốc. Loại cốc phù hợp giúp làm ấm cognac và đưa hương thơm đậm đà lên trên miệng cốc. Hầu hết người thưởng thức rượu cognac dùng cốc hình hoa tulip, cốc bầu hoặc cốc miệng hẹp. Nếu không có những loại cốc này, bạn có thể dùng cốc rượu vang thông thường.

    ·       Cốc hình hoa tulip là cốc rượu vang dài có hình chuông. Hình dạng cốc cho phép mùi hương tập trung phía trên bề mặt rượu cognac.

    ·       Cốc bầu có thân lớn và ngắn. Loại cốc này giúp bạn làm ấm đều rượu cognac.

    ·       Cốc hẹp miệng giống cốc bầu không có thân. Loại cốc này khó đặt xuống, khiến bạn phải giữ cognac trong tay và truyền nhiệt vào cốc.

     

  3. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 3

    Làm ấm cognac. Đầu tiên, rót khoảng 25 ml cognac vào cốc. Sau đó, giữ cốc trong lòng bàn tay để truyền nhiệt cơ thể làm ấm rượu. Cách này có tác dụng làm tăng mùi vị. Làm ấm cognac từ 8 đến 10 phút trước khi uống.


  4. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 4
    Quan sát màu sắc. Nhìn bề mặt cognac để xác định màu sắc. Nếu cần bạn có thể nghiêng cốc dưới ánh sáng để xem màu sắc thay đổi. Càng quan sát và uống nhiều cognac, bạn càng dễ phân biệt chất lượng rượu dựa trên cảm quan.

    ·       Cognac chất lượng thấp có màu rơm sáng, một chiều.

    ·       Cognac lâu năm có màu tối với nhiều lớp màu vàng và hổ phách.

  5. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 5
    5

    Ngửi mùi cognac. Xoay cốc nhẹ nhàng để khuấy cognac. Sau đó, đưa cốc lên mũi và hít sâu. Cố gắng nhận biết các mùi khác nhau. Khi thực hành nhiều bạn sẽ có thể dễ dàng nhận diện cognac chất lượng cao thông qua mùi hương.

    ·            Cognac tuổi thọ ngắn có mùi hoa hoặc trái cây với mùi phảng phất nhẹ.

    ·            Cognac lâu năm có nhiều lớp mùi hương đan xen. Ví dụ, cognac cao cấp có mùi đậm đà với hương vani và hạt phỉ tinh tế.

  6. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 6
    6

    Thưởng thức cognac. Uống một ngụm cognac và lưu giữ trong miệng. Di chuyển rượu xung quanh bên trong miệng và cố gắng nhận biết từng mùi hương khác nhau. Sau khi nếm cognac kỹ lưỡng, bạn có thể nuốt rượu. Uống từng ngụm một, lưu ý mùi vị trong mỗi lần uống.

    ·       Cognac rẻ tiền hơn thường có mùi trái cây nồng như nho khô, mơ, cam hoặc chanh.

    ·       Cognac trung hạng có mùi hoa hồng hoặc cỏ ba lá.

    ·       Cognac thượng hạng có nhiều mùi vị, nhưng thường bao gồm vị nhục đậu khấu, quế, hoặc cà phê.


Pha chế Cognac

  1. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 7
    1

    Chọn cognac rẻ tiền. Nếu bạn dùng cognac chất lượng cao để pha đồ uống, thành phần khác sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của rượu. Tuy nhiên, cognac tuổi đời thấp không có mùi vị tinh tế như cognac lâu năm. Do đó, đây là loại thích hợp để pha đồ uống. Chọn cognac Very Superior (VS) hoặc Very Superior Old Pale (VSOP).

    ·        Cognac VS có tuổi rượu là hai năm. Đây là loại cognac rẻ tiền nhất.

    ·        Cognac VSOP được ủ bốn năm. Dòng này không quá đắt tiền và có thể dùng để pha chế hoặc uống nguyên chất.[4]

  2. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 8

    2 Thưởng thức cocktail Fench Connection. Đây là cocktail có mùi hạnh nhân đậm đà. Đầu tiên, chọn cốc bầu ngắn. Sau đó cho các thành phần vào cốc rồi thêm vài cục đá. Dùng thìa dài khuấy nhanh đồ uống trước khi thưởng thức. Thành phần pha chế bao gồm:

    ·             45 ml cognac

    ·             30 ml rượu Amaretto


  3. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 9
    Pha chế Sidecar. Thức uống này có vị cam chanh tươi mát. Đầu tiên, cho đá vào cốc vại kim loại cỡ lớn. Sau đó cho các thành phần vào cốc. Đậy kín và lắc cốc khoảng mười giây. Rót hỗn hợp vào cốc martini và trang trí thêm lát chanh. Để pha đồ uống này, bạn cần kết hợp:

    ·      22 ml Cointreau

    ·      22 ml nước chanh

    ·      45 ml cognac

  4. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 10
    4
    Thưởng thức Stinger. Stinger có hương vị thảo mộc đậm đà. Đầu tiên, giã hai nhánh bạc hà vào cốc vại kim loại lớn. Sau đó, thêm đá vào cốc vại và các thành phần pha chế đồ uống. Đậy nắp cốc vại và lắc mạnh vài giây. Rót hỗn hợp vào cốc cao thêm đá và trang trí lá bạc hà. Thành phần bao gồm:
    • 30 ml rượu Campari
    • 30 ml cognac
    • ¼ thìa nhỏ siro cây thích.


Kết hợp Cognac

  1. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 11
    1
    Kết hợp cognac với thức ăn béo bổ. Mùi hoa trong cognac phù hợp với thức ăn béo bổ tạo nên hương vị tươi mới. Khi thưởng thức cognac, bạn nên dùng kèm:
    • Thịt vịt chiên
    • Pa-tê
    • Mỳ sốt cà chua
    • Thịt nướng.
  2. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 12
    2
    Dùng phô mai. Phô mai có thể được sử dụng làm món khai vị, ăn vặt, hoặc thậm chí là món “tráng miệng”. Mỗi loại phô mai phù hợp với từng loại cognac khác nhau. Chuẩn bị món phô mai bằng hai hoặc ba loại phô mai, trái cây sấy khô và tươi, đậu nướng, bánh quy giòn, và thịt xông khói.
    • Cognac VS phù hợp với phô mai kem chẳng hạn như Roquefort và mascarpone.
    • Cognac VSOP ngon hơn khi kết hợp với phô mai cứng đầy đủ hương vị như cheddar và gouda chín.
    • Cognac XO phù hợp với phô mai Mimolette hạt phỉ chín và Parmesans cay.
  3. Tiêu đề ảnh Drink Cognac Step 13
    3
    Thưởng thức xì gà với cognac. Thông thường các loại cognac cao cấp được sử dụng sau khi ăn tối cùng với xì gà nguyên chất. Đầu tiên, rót cognac vào cốc và dùng tay làm ấm. Tiếp theo là châm xì gà và hút sau khi uống từng ngụm rượu.
    • Bạn nên chọn xì gà phù hợp với hương vị của cognac. Ví dụ, kết hợp cognac nhẹ với xì gà có mùi vị nhẹ.

Cảnh báo

  • Uống cognac có chừng mực. Uống quá nhiều có thể gây ngộ độc rượu và nguy cơ tử vong.
  • Bạn cần gọi cấp cứu nếu nghi ngờ người khác bị ngộ độc rượu,.

31/03/2023

Vì sao người Nhật sống lâu và khoẻ mạnh

 Marcos Cartagena


 

Ở Ta vẫn có câu: "Ăn để Sống hay Sống để ăn", chả biết xuất xứ từ đâu và khi nào? Nhưng đến thời hiện đại, mọi người đã có ý thức Ăn để Sống vì môi trường sống biến đổi xấu ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Điều này là dĩ nhiên vì ai chả mong sống lâu. Ở bài này mình lấy Nhật Bản làm ví dụ để khuyến khích. Dựa trên nghiên cứu của ngài Marcos Cartagena, mình biên dịch và biên tập thêm cho đủ ý.

Năm 2019, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản phát hành một báo cáo về tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản. Theo đó, tuổi thọ trung bình của Nhật Bản là 87,32 tuổi đối với nữ giới, và 81,25 tuổi đối với nam giới, là một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới. Vậy đâu là bí quyết sống lâu và khỏe mạnh của người dân xứ Phù Tang?

Bí quyết kéo dài tuổi thọ của người Nhật thực chất chính là: Chế độ ăn uống.

Nhật Bản có số lượng người sống lâu thuộc hàng nhiều nhất trên thế giới, điều này có thể được giải đáp thông qua thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh của họ (mặc dù họ cũng chả chăm tập thể dục lắm). Chuyên gia văn hóa Nhật Bản Marcos Cartagena đã dày công nghiên cứu vấn đề này trong nhiều năm và đúc kết được một số “bí quyết”.

Không ăn quá no

Người Nhật thường chỉ ăn no 80%. Lý do là: ăn quá no sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi hợp lý, chức năng tiêu hóa suy giảm, khiến cơ thể không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, làm cho khả năng phòng chống bệnh tật yếu đi.

Chế độ ăn uống ít calo

Mỗi đất nước có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Tỷ dụ, người Trung Quốc rất chuộng ăn những món đậm khẩu vị như chiên, rán, xào. Mặc dù những món này rất ngon nhưng lại chứa nhiều dầu, muối, đường, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, các món ăn của người Nhật thường có xu hướng thanh đạm và cố gắng bảo tồn đầy đủ chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Ủng hộ chế độ ăn uống truyền thống

Ví dụ, ở tỉnh Okinawa, có rất nhiều cửa hàng bán thịt, cá, rau củ và trái cây. Những cửa hàng này bán nguyên liệu tươi theo mùa và không có thực phẩm đóng gói chế biến sẵn.

Ăn thực phẩm theo mùa

Từ trước đến nay, người Nhật thường chọn nguyên liệu theo mùa và sẽ không ăn các nguyên liệu nhập khẩu từ các vùng khác hoặc các loại cây trồng trong nhà kính. Những loại rau quả sinh trưởng theo mùa sẽ giúp cơ thể điều chỉnh, thích nghi được với môi trường, khí hậu.

Nói chung, khí hậu của các nước châu Á thường nóng ẩm vào mùa xuân và mùa hè, khô lạnh vào mùa thu và mùa đông. Vì vậy, cần thanh nhiệt vào mùa xuân và mùa hè, bồi bổ và tích trữ vào mùa thu và mùa đông, điều này giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh. (Xuân sinh - Hạ trưởng - Thu liễm - Đông tàng là vậy)

Nhai chậm

Ăn chậm nhai kỹ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. (người Việt ta có câu "Nhai kỹ no lâu"):Nhai kỹ có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn, từ đó cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thói quen ăn uống này vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật, vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe trí não, giảm cân, tránh tích tụ mỡ, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể.

Tóm lại, lý do chính khiến người Nhật sống lâu như vậy là nhờ chế độ ăn uống lành mạnh của họ. Hãy cố gắng tập cho bản thân thói quen nấu nướng theo nguyên tắc ít dầu, ít đường, ít muối, thanh đạm, đồng thời duy trì thói quen ăn chậm nhai kỹ. Những điều này chắc chắn sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và giúp bạn sống lâu hơn!

30/03/2023

3 bài hát "Làng tôi" trong âm nhạc Việt Nam TK 20

 

1. Làng Tôi của nhạc sỹ Văn Cao, sáng tác năm 1947:

Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu valse nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ.

Bài hát gồm có 3 lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai sáng lạng. Từ điệu luân vũ cung đình sang trọng của Châu Âu, Văn Cao đã biến thành một điệu valse bình dị làng quê Việt Nam thật nhẹ nhàng sâu lắng.

Có thể nói ông là vua nhạc valse thời thập niên 40 với những bài hát valse nổi tiếng thuộc vào hàng kinh điển Việt Nam như Ngày mùa, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Làng tôi...

2. Làng Tôi của nhạc sỹ Hồ Bắc, sáng tác năm 1949:

Bài hát Làng tôi của Hồ Bắc viết trên cung trưởng nhịp ¾ cấu trúc gồm 3 đoạn.

Đoạn hai, tác giả khéo dùng các dấu lặng đen để diễn tả sự bất ngờ, thảng thốt khi quân giặc tràn về cày xới quê hương hoang tàn 

Đoạn ba kết thúc, tác giả hạ cao độ xuống nét nhạc trầm lắng, giai điệu lôi cuốn tạo hình ảnh âm nhạc rõ nét đầy chất thơ: rộn ràng tiếng quân đi, bóng mẹ già nhìn theo mến thương, những người con xa quê hương, người con gái đón quân về...

       Bài hát điệu valse lente (chậm) với cấu trúc âm hài hòa và sinh động, lôi cuốn, tác giả đã khéo sử dụng các cung bậc, các quãng lên xuống cho âm điệu khác nhau nghe rất cuốn hút rất hòa quyện sinh động nhất là đoạn cuối đầy hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn ...

3. Làng Tôi của nhạc sỹ Chung Quân, sáng tác năm 1952 (khi ông mới 16 tuổi):

Bài hát viết với nhịp 4/4, hành điệu là Moderato Espressivo (biểu cảm). Vào đầu nét nhạc đã hiện lên một làng quê Việt Nam rất quen thuộc thanh bình. Giai điệu bài hát rất Việt Nam, gần gũi với dân ca khi tác giả khéo dùng các nốt luyến rất tinh tế.

Bài hát có giai điệu êm ả, mềm mại, duyên dáng dựa trên chất liệu âm nhạc dân tộc với lời ca mộc mạc, dung dị, giàu chất thơ.

Đoạn kết bài hát tác giả dùng các biến âm bất thường, sử dụng rất nhuyễn những quãng nghịch thật “đắt” (Quãng 2 trưởng, quãng 2 thứ, quãng 7 thứ...) tạo cảm giác lâng lâng khó tả cho ta thấy một hình ảnh làng quê, dòng sông, cây cầu, lại thấy như nét duyên dáng thiếu nữ che nghiêng nón lá hay tưởng tượng được một điệu múa dân gian mềm mại...

Bài hát này của Chung Quân phổ biến cùng được ưu thích trong miền Nam trước 1975 và theo đó lan ra hải ngoại sau này, chứ ngoài Bắc ít biết hoặc có biết cũng qua các băng - đĩa nhạc từ ngoài vào.