21/11/2019

Huyệt ở vành tai

ST
   Mình bị cao huyết áp và đã bị tai biến lần 2 nên bây giờ rất cẩn thận với huyết áp của mình. Một trong những cách ổn định huyết áp là sống cân bằng, tránh xung đột..., thứ hai là dùng các biện pháp dưỡng sinh không dùng thuốc ví dụ như bấm, masage huyệt.
   Huyệt ổn định huyết áp có nhiều, trong đó vành tai mình thấy hiệu quả và dễ làm.


   Hàng ngày ta nên xoa sát cái cơ thể thu nhỏ là hai vành tai – cách được các thầy thuốc coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Bởi tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có vùng phản xạ ở bộ phận vành tai.
   Việc xoa xát vành tai được coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Trời càng lạnh, càng cần mát xa vành tai, bởi nhờ mát xa vành tai mà bạn đã có thể kích thích các huyệt vị trên tai, thông qua đó kích thích toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, điều hòa thần kinh thực vật...
Cách thực hiện
   Theo hướng dẫn của bác sĩ Quách Tuấn Vinh:
   - Trước hết, hãy xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi ấm nóng.

   - Dùng đầu ngón tay trỏ khẽ xoa xung quanh mặt trước của tai khoảng 10-20 lần, chú ý nhất vào vùng hõm (ngay trước lỗ tai, nơi có vùng đại diện của tim mạch), và phía trên mặt trước vành tai - nơi có huyệt "thần môn", có tác dụng an thần, điều hòa thần kinh thực vật, giảm đau, chống viêm).


Huyệt Thần môn ở tai. Ảnh minh họa.
   - Tiếp đó, dùng ngón tay cái xoa mặt sau tai (ở vùng này có "rãnh hạ áp", việc tác động vào rãnh này giúp hạ huyết áp – cho người bị tăng huyết áp). Cùng lúc đó, có thể dùng lòng bàn tay ấp hẳn vào tai, xoa day nhẹ nhàng cho đến khi tai có cảm giác nóng ấm.

   Lưu ý khi xoa xát là “rãnh hạ áp” ở trên mặt sau vành tai. Không nên xoa xuống cuống tai – vì đó là vùng xoa xát để tăng huyết áp cho người bị huyết áp thấp.
   Mỗi ngày, bạn có thể dành 3-5 phút cho việc mát xa vành tai đều đặn. Hiệu quả không đem lại ngay lập tức, nhưng kiên trì luyện tập bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện nhiều.
   6 huyệt vị ở vành tai:


   Trên một vành tai đã có 6 huyệt vị có tác dụng giảm đau. Các cơn đau từ xương khớp, mũi họng, dạ dày hay đau đầu, lưng, vai… đều có thể được giải quyết bằng mấy động tác cực kỳ đơn giản. Mỗi vị trí kẹp tương ứng với mỗi huyệt vị, kết nối với các bộ phận liên quan trên cơ thể, từ đó mang lại tác dụng giảm đau cho bạn.
   “Tai chứa một bản đồ phản xạ hoàn chỉnh của cơ thể, dây thần kinh và những kết nối đến hệ thần kinh trung ương “, Helen Chin Lui , một người nghiên cứu chuyên thâm niên về bấm huyệt cũng khẳng định. Do đó, khi một bộ phận bị đau, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng tay để bấm huyệt hoặc kẹp quần áo ở một vị trí trên tai, nơi tương ứng với bộ phận đó.
   Khi bị các triệu chứng đau ở vùng vai, lưng, nội tạng, khớp xương, mũi họng, dạ dày, đau tim hoặc đau nửa đầu, hãy tham khảo video và áp dụng thử bạn nhé.
   Bấm huyệt vành tai số 1: Đây là huyệt được cho là huyệt kết nối giữa lưng và vai của bạn. Bạn chỉ cần bấm vào huyệt này và giữ khoảng 60s sẽ giúp giải phóng căng thẳng cho vùng lưng và vai của bạn.
   Nếu bạn bấm vào điểm số 2: trên vành tai sẽ giúp làm giảm sự khó chịu trong cơ thể của bạn.
   Vùng huyệt vị được đánh dấu số 3 trên vành tai, khi bấm vào đó sẽ giúp giảm sự tê cứng khó chịu giữa các khớp xương trên cơ thể bạn.
   Điểm huyệt số 4 trên vành tai bạn được cho là nơi kết nối giữa xoang và họng. Khi bấm vào đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu vì nó giúp giảm nghẹt mũi tắc nghẽn mũi.
   Huyệt số 5 trên tai được cho là vị trí liên kết có tác động tới hệ thống tiêu hóa. Khi bạn có những vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày có thể bấm vào vị trí này trên tai
   Điểm số 6 trên tai sẽ giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu cho bạn. Ngoài ra nó cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
   Các bạn hãy thử thực hiện xem hiệu quả như thế nào nhé!

05/11/2019

Bài test nhanh cho sức khỏe bản thân

Nhặt từ báo

Mất 30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà, bạn sẽ biết cơ thể của mình có đang ổn hay không. 

Bạn sẽ có thể nhận biết được sức khỏe của mình đang ở mức độ nào, từ đó có phương hướng khắc phục để cải thiện đúng cách.

Bóp chặt đầu ngón tay

Hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp vào đầu ngón tay cái bên trái. Giữ trong vòng 3 - 5 giây rồi tiến hành tương tự với các ngón tay khác.
Sau khi bạn thả tay ra, máu sẽ ùa về trong không quá 2 giây. Nếu đúng như vậy thì cơ thể của bạn đang có đủ lưu lượng máu lưu thông. Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Các chuyên gia nhận định, đây là những nguyên nhân gây đau ở các ngón tay:
- Ngón tay cái: dấu hiệu có vấn đề ở phổi.
- Ngón trỏ: dấu hiệu có vấn đề ở đại tràng, dễ bị táo bón.
- Ngón giữa: dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón đeo nhẫn (áp út): dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón út: dấu hiệu có vấn đề ở ruột non.

Nắm chặt tay thành nắm đấm

Đối với bài tự kiểm tra sức khỏe này, bạn nên nắm tay và giữ bàn tay ở cùng một vị trí. Sau 30 giây, hãy mở nắm tay và bạn sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi bạn nắm tay thì các mạch máu sẽ bị ép lại, gây hạn chế lưu lượng máu đến tay.
Sau khi thả lỏng bàn tay, máu lại ùa về, điều này đồng nghĩa là các mạch máu của bạn đang hoạt động tốt và khỏe mạnh. Mặt khác, nếu phải mất một thời gian để lòng bàn tay trở lại màu hồng hào thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.

Kéo căng cơ mông

Hãy nằm úp xuống sàn trong tư thế thoải mái, giữ cả hai cánh tay thẳng bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên, giữ vị trí này trong 30 giây.
Nếu bạn làm điều này thành công thì chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu khi kiểm tra thấy đau mỏi thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gluteus maximus (một trong những cơ bắp kéo mạnh nhất trong cơ thể).

Giữ hai chân co lên 30 giây

Hãy nằm xuống, đối mặt úp song song với sàn nhà. Giữ cánh tay thẳng, từ từ nâng cả hai chân của bạn lên, trong khi cơ thể vẫn giữ nguyên. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.
Nếu bạn có thể làm những điều trên mà không co giật chân hoặc di chuyển chúng thì cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Mặt khác, nếu bạn thấy nhiệm vụ này thực sự khó khăn thì có thể điều gì đó không ổn với bụng hoặc cột sống của bạn.

Nâng phần thân trên

Hãy nằm xuống thoải mái với bụng úp xuống sàn nhà, chỉ nâng phần thân trên gồm cả bàn tay lên cao một chút. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.

Nếu bạn vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn gì thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Nếu bạn thất bại thì có thể bạn đang gặp vấn đề về cột sống của mình.
*Chú ý: Hãy lưu ý rằng các xét nghiệm này không phải là sự thay thế cho các xét nghiệm thực tế được thực hiện bởi các chuyên gia. Đây chỉ là bài tự kiểm tra nhanh mà bạn có thể tiến hành tại nhà. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện khám ngay.