Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thường thức - Dưỡng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thường thức - Dưỡng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

02/08/2024

Bài tập 1 phút

   Các bạn có thể thử tập các bài tập sau theo chỉ mất khoảng 1 phút thôi nhưng có thể giúp bạn có tâm trạng thoải mái và cải thiện nhiều cho sức khỏe bản thân

1. Bài tập xoa bàn tay

   Bài tập này sẽ giúp bạn giảm cơn đau vai và đỡ mỏi mắt.

   Chà 2 lòng bàn tay của bạn với nhau thật nhanh khoảng 300 lần để kích thích tất cả 6 kinh mạch trong lòng bàn tay, từ đó giúp tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng và cân bằng hệ Âm Dương.

 


2. Bài tập tự massage đầu bằng các ngón tay

Bằng cách dùng các ngón tay để xoa bóp da đầu của bạn từ trán xuống phía sau đầu, với tốc độ 2-4 lần/ giây, sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu não và đưa chất dinh dưỡng đến chân tóc của bạn. Vì thế tóc của bạn sẽ trông bồng bềnh và bóng mượt hơn.

 


3. Bài tập xoa bóp mũi

Xoa bóp mũi bằng ngón tay cái có thể giúp tăng cường lưu thông máu, dưỡng ẩm cho phổi và giúp bạn phòng tránh bệnh cảm lạnh .

Chà hai bên mặt của ngón tay cái với nhau cho đến khi chúng ấm và sau đó chà lên chóp mũi 24 lần, sử dụng các ngón tay của bạn để chà hai bên cánh mũi 12 lần và cào nhẹ lên xuống sóng mũi 10 lần.

4. Bài tập đảo mắt

Đảo đôi mắt của bạn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 30 lần sẽ giúp tăng cường cơ mắt và cũng là biện pháp hữa hiệu để phòng ngừa các bệnh về mắt như viêm giác mạc mãn tính và bệnh cận thị.

5. Bài tập massage rốn nhẹ nhàng

Dùng hai lòng bàn tay massage nhẹ nhàng rốn của bạn theo chiều kim đồng hồ. Bài ập này có thể tăng cường sự tiêu hóa và bài tiết.

 6. Bài tập massage lòng bàn chân

Sử dụng gót chân bên này để xoa bóp lòng bàn chân bên kia khi bạn nằm ngửa mình ra. Động tác này rất có lợi cho gan, mắt, suy nhược thần kinh, bệnh mất ngủ và ù tai.

16/05/2024

Bấm 2 huyệt này sẽ hỗ trợ gan và giải độc rượu rất tốt.

Đông Y gọi gan là "tướng quân", "kiến trúc sư trưởng" bởi gan có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quản lý vận hành các bộ phận khác trong cơ thể.
Gan có trách nhiệm "nặng nề" là phải lưu trữ máu, điều chỉnh khí của cơ thể, thúc đẩy các hoạt động của huyết dịch và nhiều chức năng kết nối khác.
Nếu rối loạn chức năng gan dễ dẫn đến kinh nguyệt không đều, dễ bị kích thích, mất thị lực, tê liệt và các triệu chứng khác.
Chuyên gia Đông Y chia sẻ bí quyết bấm huyệt đơn giản giúp bạn cùng lúc có hai tác dụng hỗ trợ gan và giải độc rượu rất tốt.

1. Huyệt quan xung - thuốc giải rượu



Bấm huyệt quan xung có thể giải độc cho gan, giải rượu, chống say

Nam giới thường có thói quen trao đổi công việc bên bàn ăn, vì thế thói quen uống rượu khi trao đổi công việc vì thế cũng rất phổ biến.
Mặc dù rượu ngon, nhưng uống quá nhiều sẽ gây tổn hại gan, vì thế bấm huyệt quan xung là cách đơn giản giúp bạn giải độc rượu hiệu quả.
Huyệt quan xung là huyệt khởi đầu của bàn tay, đây là "đường" lưu thông di chuyển của khí và nước, giúp cho khí và nước đi lại thuận lợi trong cơ thể, có tác dụng tốt đối với việc giải rượu, chống say.
- Cách thực hiện:
Dùng đầu móng tay hoặc tăm bấm vào vị trí huyệt quan xung ( xem vị trí chính xác như trong hình vẽ) giữ trong 10 giây, sau đó thả lỏng 2 giây, rồi lại bấm lặp lại 5 lần như vậy.

Khi bấm có cảm giác hơi đau một chút, nếu đau quá bạn có thể dừng lại.
2. Huyệt kỳ môn – thuốc trợ gan



Cũng giống như thói quen uống rượu, rất nhiều người có thói quen thức khuya, thói quen này đã gần như phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới sinh viên và người đi làm công sở.
Theo thời gian, thức khuya sẽ gây mệt mỏi, chán ăn và các triệu chứng khác, điều này thực sự là "tín hiệu nguy hiểm" cho gan của bạn.
Khi gan gặp nguy hiểm thì huyệt kỳ môn như một "cánh tay phải" làm giảm bớt gánh nặng cho chức năng gan, tạo điều kiện hồi phục nhanh sự mệt mỏi.
Chuyên gia đông y chia sẻ bí quyết bấm huyệt kỳ môn (xem vị trí chính xác như hình) là cửa của khí ở ngực và bụng, huyệt kỳ môn cũng gần với nội tạng nên còn được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong cơ quan nội tạng.
- Cách thực hiện:
Mỗi ngày dùng lòng bàn tay mát xa bằng cách xoa vòng tròn huyệt kỳ môn trong vòng 5 phút, đây là phương pháp đầu tiên để thúc đẩy gan mật hoạt động hiệu quả.
Huyệt quan xung và huyệt kỳ môn là "cặp đôi hoàn hảo" trong việc hỗ trợ giải độc gan cũng như giải rượu rất tốt.
Những người thường xuyên uống rượu và thức khuya nên thử bài tập này để giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

03/11/2023

Tự kiểm tra sức khỏe một cách đơn giản

   Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác.

   Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.


   Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay 
   Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối  loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.

Kiểm tra tim:


   Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ. 
   Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5  (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.

Kiểm tra phổi:




   Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.

Kiểm tra ruột già. 

   Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn  làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.

Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục):


 


  Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục. 
   Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng. 



Kiểm tra gan:

   Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh. 
   Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

Kích thích lưng: 

   Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau. 

   Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.

Kích thích gan mật 

   Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật. 
   Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ. 
   Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống) 
   Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái  vào khi bạn nằm sấp. 
   Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.

Giữ cho tiêu hoá tốt:

   Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống. 

   Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh  Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động  tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi. 

Kích Thích Rốn: 

   Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt  mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng  sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.

Mười phút để làm tăng sức:



Theo phương pháp của bác sĩ Cerney:

   Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.

   1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây. 

   2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy. 

   3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một  ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út. 

   4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần. 

   Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn. 
   Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động. 
   Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.



29/10/2023

GỪNG CHỮA BỆNH MẤT NGỦ KINH NIÊN

Lương y Vũ Quốc Trung


Dùng một củ gừng nấu với nước và đường phèn uống trong ngày trị được mất ngủ, theo tôi đây là một mẹo chữa bệnh trong dân gian rất lý thú và có lý. Để biết hiệu quả đến đâu bạn hãy thử áp dụng.

Gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có tên là khương, khi dùng gừng vớii tư cách là một vị thuốc.

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Theo đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.

Thường dùng gồm: Để sống dùng - sinh khương, phơi khô - can khương, đem lùi - ổi khương...

Sinh khương

Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chaviol, citral, methyheptenone.

Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.

Mỗi lần dùng 4 – 10g.

Can khương

Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đauu bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh.

Mỗi lần dùng 2 – 6g.

Ổi khương, Thán khương

Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng). Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột.

Mỗi lần dùng 2 – 4g.

Khương bì

Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phổi.

Các vị này kết hợp lại thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.

Gừng cay ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị giúp tiêu hóa, hô hấp, chống ho, nôn…nên tạo cho cơ thể cảm giác cân bằng, thoải mái nên có thể dễ ngủ hơn.

Tác dụng dễ ngủ của gừng không phải là tác dụng an thần như táo nhân, tâm sen, lá vông….

 

06/05/2023

Điểm chung của những người trường thọ - Khảo sát 1.000 Cụ trên 100 tuổi

 Dành tặng vợ tôi và những người thương yêu trong gia đình.

St và biên soạn.



Với mức sống không ngừng được cải thiện, tuổi thọ con người trung bình cũng tăng lên một mức nhất định.

Nhiều người sẽ tò mò, những người sống lâu có đặc điểm gì?

Ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, có một số lượng lớn những người sống thọ trăm tuổi, sau khi các chuyên gia khảo sát 1.000 người sống lâu trăm tuổi, họ phát hiện ra rằng những người già sống lâu này có hai điểm chung, đó không phải là tập thể dục như mọi người nghĩ, mà là hai khía cạnh: tâm lý và chế độ ăn uống.

Điểm chung 1: Tâm thái rất quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ, đối với nhiều người, áp lực cuộc sống rất cao nên họ không khỏi cáu gắt, mất bình tĩnh, tuy nhiên thường xuyên nổi cơn tam bành lại không tốt cho sức khỏe của họ, đặc biệt nếu họ mất bình tĩnh sẽ gây hại cho sức khỏe của gan, vì vậy bạn nên giữ thái độ tích cực và đừng cáu gắt vì những chuyện vặt vãnh.

 Trong cuộc sống, bạn có thể làm một số điều khiến bạn hạnh phúc hoặc bạn thích, bởi vì sự quan tâm là người thầy tốt nhất và chỉ khi bạn hứng thú, bạn mới có thể tận hưởng nó, cho dù bạn đi dạo trong công viên sau khi tan sở hay đi dạo cùng con chó của bạn. Đó là một cách nhỏ để thư giãn và luôn hạnh phúc.

Điểm chung 2: Về chế độ ăn uống hàng ngày, mọi người nên chú ý nhiều hơn, bởi người ta thường nói bệnh từ miệng mà vào, sức khỏe của cơ thể không thể tách rời khỏi chế độ ăn uống điều độ, trước hết mọi người phải đảm bảo rằng mình ăn sáng mỗi ngày, bởi vì sau một đêm nghỉ ngơi, dạ dày trống rỗng, nếu không ăn sáng, dạ dày sẽ không có thức ăn để hấp thụ, lâu dần sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tiêu hóa kém đi.

Bữa tối không nên ăn quá nhiều, bởi vì nếu ăn quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, sau khi ăn xong sẽ nghỉ ngơi và ngủ trong vòng vài giờ, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, chỉ còn 70% sức đề kháng. Nếu cảm thấy no trong bữa tối, bạn có thể đặt đũa xuống. Đối với việc lựa chọn bữa tối, bạn có thể ăn nhiều rau và trái cây tươi, đồng thời ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao, ít chất đường bột hoặc những thứ dễ gây kích ứng.

Kết luận: Rất nhiều người hy vọng mình có thể sống lâu hơn, nhưng tuổi thọ không chỉ liên quan đến 2 điểm trên, mà di truyền gen cũng rất quan trọng. Đây là điều mà mọi người không có cách nào thay đổi, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể hình thành những thói quen sinh hoạt tốt, bắt đầu từ chế độ ăn uống hàng ngày và những điều nhỏ nhặt khác nhau trong cuộc sống, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh xa những rắc rối của bệnh tật, từ đó trở nên tốt đẹp hơn, ngày càng khỏe mạnh, trường thọ.

Với mình, chỉ mong được sống Vui vẻ và Khoẻ mạnh là Phúc rồi - vậy cũng phù hợp với 2 lẽ trên. Trường thọ là giúp ích cho con cháu nhưng không phiền đến họ. Ta phải và cố gắng: Khang - Ninh - Thọ - Ích


01/05/2023

THIỀN DƯỠNG SINH - NHÂN ĐIỆN : NĂNG LƯỢNG SINH HỌC(BIOENERGY)

I . CON NGƯỜI



Con người là một thực thể của Vũ Trụ. Nói một cách khác, con người là một tiểu Vũ Trụ.

Bất cứ một thể sống nào cũng bao gồm:

- Thân thể (nhìn thấy)

- Cơ thể năng lượng (không nhìn thấy)

Khả năng của con người rất lớn, nhưng chúng ta hiểu biết về mình chẳng bao nhiêu! Thực tế, con người có những khả năng kỳ diệu như sau:

- Thần giao cách cảm – Télépathy.

-  Nhìn xuyên không và thời gian – Clairvoyance.

- Đọc được tư tưởng – Télédiagnostic.

- Hiệu ứng toàn lực và toàn thức – Strength & Omnisoience.

- Phẫu thuật tâm linh – Spiritual surgery.

- Chữa bệnh bằng xung năng lượng – Bioenergo therapy.

Tất cả đều có nguồn gốc từ năng lượng sinh học, gọi là “NHÂN ĐIỆN”.

Bằng chứng, cách đây 2.600 năm đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài ngồi thiền định mà đắc được lục thông:

- Thiên nhãn thông- Nhìn xa.

- Thiên nhĩ thông - Nghe xa.

- Tha tâm thông - Biết tư tưởng.

- Túc mệnh thông - Biết các đời trước.

- Thần túc thông – Đi như bay.

- Lậu tận thông – Không còn phiền não.

II. NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ LÀ GÌ?



Năng lượng vũ trụ là một loại thanh khí bao trùm khắp không gian.

Nó là một hơi nóng thiên nhiên nuôi sống tất cả: chúng sinh, muông thú và cây cỏ. Không có năng lượng này thì không có bất cứ vật gì còn tồn tại.

- Người Ấn Độ quan niệm nguồn năng lượng vũ trụ này là khí PRANA.

- Người Trung Quốc cũng biết thu ngoại khí, tức là năng lượng vũ trụ để luyện thành khí công.

- Nền y học Đông phương gọi là Tiên thiên khí – Hậu thiên khí.

- Các kinh Phật đều nói về Thiền Định, Luân Xa (LX) và Chân Hỏa Tam Muội. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh A Di Đà nói rất rõ về sử dụng các Luân Xa (LX) và Thiền.

-Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tổ thứ 1 của Trung Hoa) dùng phép thiền, lấy năng lượng vũ trụ để chữa bệnh.

Phật giáo Tây Tạng chấp nhận phép thiền YOGA (lấy năng lượng vũ trụ) để tạo ra: mắt thần, khinh thân và minh triết.

III. NĂNG LƯỢNG SINH HỌC LÀ GÌ?



- Năng lượng sinh học là một loại năng lượng trong cơ thể con người, ta gọi là  NHÂN ĐIỆN. Sỡ dĩ gọi là là nhân điện là để phân biệt với các loài muông thú và cây cỏ, chúng cũng có năng lượng Sinh học như ta.

- Nhân điện có được là nhờ cơ thể chúng ta thu nhận năng lượng vũ trụ qua các  hệ thống luân xa trong con người. Khi thu hút vào trong người, nó trở thành năng lượng sinh học, gọi là nhân điện. Nó hoàn toàn không phải như điện tim, điện não, điện cơ. Nhân điện ở từng cơ thể mạnh yếu khác nhau và tỏa ra ngoài một vùng ánh sáng bao quanh, ta gọi là hào quang mà mắt thường không nhìn thấy.

Các nhà sư Tây Tạng đã khổ luyện môn này để có thể nhìn vào hào quang mà biết được đối tượng khỏe yếu, và bị bệnh gì?

Chính năng lượng sinh học này giúp con người khai thác được những khả năng kỳ diệu của mình, như đã trình bày ở trên.

NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ ---------> Vào con người:

- Qua hệ thống luân xa

- Chuyển thành năng lượng  sinh học gọi là nhân điện

Nhân điện :

- Tạo và phát ra sóng não mang thông tin.

- Giúp cho đời sống được quân bình, khoẻ mạnh hay yếu.

- Nếu các luân xa được khai mở, năng lượng vũ trụ thu hút vào được nhiều,  làm cho có đủ lực để chữa bệnh cho người, bằng cách phát ra lực từ bàn tay gọi là”xung năng lượng” để trị liệu.

Xung năng lượng có đủ mạnh, đủ nhiều hay không là do khả năng của thầy chữa, còn tiếp nhận được bao nhiêu? Kết qủa ra sao? Là tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của bệnh nhân. Cho nên, khi chữa bệnh, cả người chữa và người được chữa phải trong tư thế tĩnh tâm.

IV. LÀM SAO “XUNG NĂNG LƯỢNG” TRỊ ĐƯỢC BỆNH?

Khi cơ thể lâm bệnh, tức là màng tế bào, màng mô, hoặc cơ quan bị mất cân bằng hoạt động của điện áp.

Các “ion” kim loại có thể từ trong ra ngoài hoặc ngược lại, hoặc sắp xếp không đúng quy luật nào hết.

Những ‘’ion” này lại rất nhạy bén đối với năng lượng hoặc điện trường.

Muốn lập lại trật tự, cần phải dùng đến ngoại lực như: hóa chất, tác nhân, vật lý, hoặc năng lượng để cân bằng. Chính sự không cân bằng tạo ra các bệnh.

Phương pháp trị bệnh bằng nhân điện dựa vào nguyên tắc trên. Người có “nhân điện” tiến hành các thao tác lên các luân xa, huyệt, tạo xung năng lượng từ bàn tay mình, truyền vào cơ thể của bệnh nhân là người tiếp nhận và sử dụng năng lượng đó để cân bằng và lập lại trật tự.

Châm cứu hoăc day huyệt cũng đều có mục đích như trên, nhưng:

- Châm cứu, day huyệt kích thích cơ thể, để nó tự điều tiết. Nhưng vì cơ thể  đang lâm bệnh nên việc tự điều chỉnh thường khó khăn và có thể phải kéo dài.

- Dùng hóa chất cũng lập lại được sự cân bằng của các tế bào, nhưng lại sẽ sinh  ra những phản ứng phụ.

- Ngược lại, nhân điện trực tiếp cung cấp năng lượng cho cơ thể lâm bệnh dưới  dạng “XUNG”, giúp cơ thể tự điều chỉnh, phục hồi trong một thời gian ngắn mà không bị phản ứng phụ (side effect).

V. LUÂN XA LÀ GÌ?



Luân xa (chakras) là một loại huyệt trong con người. Khi hút năng lượng vũ trụ vào cơ thể để nuôi các tế bào liên hệ, nó quay tròn như bánh xe, nên gọi là Luân Xa.

Năng lượng vũ trụ vào nhiều hay ít, tùy thuộc theo sức quay của luân xa.

Với người không được mở luân xa, nó quay rất chậm. Quay nhanh bao nhiêu thì năng lượng vào bấy nhiêu.

Khi vào trong cơ thể, nó biến thành năng lượng sinh học, gọi là Nhân Điện. Năng lượng này giúp nuôi sống các tế bào, nếu không đủ năng lượng, các tế bào bị tắc nghẽn và sinh ra bệnh. Các môn võ thuật của Trung Hoa đã khai triển lực này gọi là “Chưởng Lực”. Nhân điện càng nhiều thì lực càng mạnh.

VI . TỔNG SỐ LUÂN XA (huyệt).

Con người có tất cả:

- 11 Luân xa chính.

- 4 Luân xa phụ.

a) Luân xa chính.

- 6 Luân xa thuộc mạch đốc, phần dương gồm có:

LX 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 7

- 5 Luân xa thuộc mạch nhâm, phần âm gồm có:

LX 6 – 8 – 9 – 10 – 11

b) Luân xa phụ

- 2 Luân xa phụ ở hai bàn tay gọi là huyệt “lao cung” gồm có: LX – 12 – 13

- 2 Luân xa phụ ở hai bàn chân gọi là huyệt “dũng tuyền”gồm có: LX 14-15

Các luân xa kể trên, nếu được khai mở nó sẽ quay nhanh. Và thu nhận rất nhiều năng lượng vũ trụ để điều hòa âm dương trong cơ thể.

VII. KHAI MỞ LUÂN XA.

Luân xa được khai mỡ do:

- Bẫm sinh (tức là có căn từ kiếp trước).

- Tu thiền lâu ngày.

- Có thể do tai nạn được khai mở.

- Được huấn luyện bởi các huấn luyện viên được xác nhận (certified).

Nếu không được chỉ dẫn, hoặc được huấn luyện, sẽ dể bị rối loạn thần kinh.

-Với những người có căn bản về Thiền, nếu được khai mở luân xa, thì việc Thu hút năng lượng vũ trụ rất là tiện lợi, nhanh và rất mạnh.

Có 2 loại Thiền: Động – Nhu.

Thiền động dành cho các võ sư luyện khí công, yoga. Họ dùng lối thiền này để thu nhận năng lượng rồi tạo thành sức mạnh phát công.

Thiền nhu dành cho các vị chân tu, nhà sư, cha cố, các nhà ngoại cảm, nhân điện v.v… …. . . Họ dùng năng lượng này cho sự hiểu biết xâu xa, và vào các khả năng kỳ diệu khác.

Dù động hay nhu, Thiền phải được hướng dẫn theo đúng phương pháp, qua sách vở, các thiện trí thức hay các thiền sư. Ngày xưa, chính vị đệ nhất Sư Tổ cũng phải khổ luyện rất lâu với các minh sư, nên mới thành công.

Theo khoa học, não bộ của con người có thể phát ra năm loại sóng điện, được phân biệt như: BÉTA – ALPHA – THÉTA – DELTA – GAMMA .

Sóng Não Chu Kỳ Mục Đích

- BÉTA 12 – 25 HZ - Trong trạng thái bình thường,  khi làm việc hoặc hoạt động.

Khi có suy tư, buồn, bực hoặc phiền não, thì chu kỳ sẽ tăng
quá 25 HZ làm cho cơ thể mệt mõi v.v..

- ALPHA 8 – 12 HZ -Trạng thái ngủ

- THÉTA 4 - 8 HZ - Trạng thái thư giãn hoặc vô thức.

- DELTA 1 - 4 HZ thức

-GAMMA < 1HZ -Vô thức hoàn toàn (thiền).

Trong vô thức hoàn toàn (vào định) tâm linh trong sạch, tâm lý thoải mái (cộng với các luân xa đã được khai mở) giúp ta thu nhận năng lượng vũ trụ rất cao (vì lúc đó, sóng não hoạt động rất nhỏ).

Tình trạng này có thể ví như 1 ly nước, khi ly không còn nước, thì ta có thể rót thêm nước, ngược lại, khi ly nước đầy rồi thì không thể rót thêm được nữa.

VIII . LỊCH SỬ CỦA NHÂN ĐIỆN

Đệ nhất sư tổ DASIRA NARADA (1846 – 1924)

Từ ngày có con người ở trái đất này, thì năng lượng vũ trụ cũng cần có để sống còn.

Thời kỳ đức Phật, Ngài cũng có dạy rất rõ về sử dụng Luân xa và Thiền.

Vào thời kỳ mạt pháp này, chúng ta đã may mắn được Ngài Dasira Narada thị hiện xuống cõi Ta Bà này để cứu giúp chúng sinh.

- Ngài sinh năm 1846 tại Sri-lanka.

- Năm 1871, đậu Tiến sĩ triết học Đông phương tại Đại học Nalanda, chính môn này đã giúp Ngài thấu hiểu luật Vô thường, nên Ngài quyết chí tầm Sư Học Đạo.

- Vào năm 1893, khi đang ở một địa vị cao trong ngành ngoại giao ở Sri-lanka, Ngài xin từ chức và tới HY MÃ LẠP SƠN để tu học.

Mười tám năm sau (1911), Ngài Đắc Đạo ! Pháp của Ngài là NHÂN ĐIỆN. Nhân điện với Xung Năng Lượng từ bàn tay để chữa bệnh, và khai mở Luân Xa cho những ai đến cầu Ngài. Pháp của Ngài thật là Đơn giản nhưng thật là Nhiệm mầu.

Vào năm 1916, Ngài đã truyền lại tất cả những kiến thức tu học cho một người đệ tử mà Ngài đặt hết niềm tin, đó là Sa Di Narada Mahathera.
Rồi đến năm 1924, thì không ai thấy đệ nhất Sư Tổ ở đâu, nên đã phỏng đoán là Ngài viên tịch năm 1924.

KẾT LUẬN

Trường sinh học là một môn khoa học nằm khai thác khả năng phong phú sẵn có của con người để sử dụng vào những mục đích cao đẹp đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Con người với khả năng sẵn có của mình có thể thu hút được năng lượng của vũ trụ vào cơ thể của mình để tạo thế cân bằng của cơ thể, từ đó cơ thể có thể tạo ra kháng tố đề kháng với bệnh tật. Khi cơ thể được quân bình thì cảm thấy khỏe mạnh, không bệnh tật.

Trường sinh học đã chữa trị giúp cho nhiều bệnh nhân qua cơn hoạn nạn mà phần lớn đã nghĩ vô phương cứu chữa bằng các pháp trị thông thường.

Trong cơ thể con người có rất nhiều huyệt và huyệt đạo. Trong số đó có 7 đại huyệt cực kỳ quan trọng, Từ 7 đại huyệt này chúng ta có thể thu hút được những nguồn từ trường của vũ trụ vào cơ thể để tạo nguồn năng lượng và truyền đi khắp các huyệt đạo, kinh mạch và các bộ phận trong cơ thể để điều chỉnh quân bình những chỗ mất quân bình. 7 đại huyệt này trường sinh học gọi là 7 luân xa. Vị trí các luân xa nằm trên đỉnh đầu, trước trán và dọc theo xương sống đến tận giữa bộ phận cơ quan sinh dục và hậu môn. Mỗi Luân xa có tác dụng cho một số bộ phận trong cơ thể chúng ta. Nếu được khai mở, các luân xa này sẽ hoạt động để quân bình cơ thể và chuyển hóa thành năng lực cho Tinh-Khí-Thần. Tạo sức khỏe và tinh thần mạnh mẽ cho con người.



LX7 - trên đỉnh đầu, điều khiển toàn bộ hệ thần kinh .

LX6 - giữa trán, còn gọi là con mắt thứ 3, điều khiển hệ tâm thần (linh hồn).

LX5 - trên xương sống, giữa 2 bả vai, điều khiển hệ hô hấp, da liễu.

LX4 - trên xương sống, ngang ngực, điều khiển hệ tuần hoàn.

LX3 - trên xương sống, cùng bậc với rốn, điều khiển hệ tiêu hóa, thận.

LX2 - phần xương cụt, điều khiển hệ sinh sản, bàng quan.

LX1 - giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Tiềm lực của Vũ trụ.

Luân xa và Nhân điện không phải là 1 thứ mê tín, dị đoan. Môn này rất bình đẳng, giúp đỡ bất cứ ai không phân biệt giai cấp, tôn giáo, hay sắc tộc v.v..

Tuy nhiên, với môn sinh nào là đạo Phật, thì cần nên biết Ngài Dasira Narada, không những là đệ nhất Sư Tổ, mà còn là một vị Đại Bồ Tát, tiếp nối hạnh nguyện của đức Phật:” Chúng sinh vô lượng, thề nguyện độ “Sử dụng nguồn năng lượng sinh học mà không vào mục đích nhân đạo, sẽ dẫn ta phạm những sai lầm như:

- Thần thánh hóa khả năng của mình.

- Mê tín, dị đoan.

- Thành một loại ma vương.