Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học - Nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn học - Nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Nhạc phẩm bolero "Nắng chiều" của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Nghĩa

 

Gần đây, chúng ta thường nghe thấy nói nhiều về dòng nhạc Bolero. Có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến dòng nhạc Vàng trước 1975 ở trong Nam. Nhưng thật ra hai dòng nhạc này có sự khác biệt, các bạn chịu khó tìm hiểu sẽ thấy.

Bolero xuất xứ từ Tây Ban Nha từ thế kỷ 18 và được các nhạc sỹ như Chopin (Ba Lan, 1810 – 1849), Bizet (Pháp, 1838 – 1875) và Debussy (Pháp, 1862 – 1918) sử dụng viết các chương trong các khúc hòa tấu và nhạc kịch của mình và chỉ hạn hẹp trong giới quý tộc thưởng thức. 

Nhưng khi Bolero du nhập vào Nam Mỹ từ tk 19, nó đã được đón nhận nồng nhiệt bởi tính lãng mạng, phóng khoáng và trở thành âm nhạc của đại chúng. Ở đây, bolero biến tấu thành các điệu bolero, rumba, rumba bolero, mambo, calypso, baiao; kể cả tango, tango habanera, chachacha.

Ở Việt Nam, nhạc sỹ tài hoa kiêm nhà nghiên cứu âm nhạc  Nguyễn Trọng Nghĩa đã sáng tác bản rumba bolero đầu tiên năm 1952 với cái tên Nắng chiều. Bản nhạc thành công và nổi tiếng cho đến tận bây giờ, tạo thành một xu hướng sáng tác của nhiều nhạc sỹ miền Nam khi ấy.

Nó có sức thuyết phục và cuốn hút người nghe đến nỗi, năm 1958, nữ ca sĩ Nhật Bản Satsuki Midori gặp Lê Trọng Nguyễn và xin dịch bài hát sang ca từ tiếng Nhật với tựa đề Việt Nam tình ca, thu thanh ở Tokyo. Năm 1960, nữ ca sĩ Đài Loan Kỷ Lộ Hà cũng đã gặp ông xin phép, hát và thu thanh với ca từ tiếng Quan thoại do Thận Chi viết; tựa đề ca khúc là Tịch dương. Sau đó, Nắng chiều còn được dịch qua tiếng Anh, tiếng Thái và tiếng Khmer với nhiều ca sĩ hát, trở thành một bài Á châu tình ca!

Năm 1953 , Nguyễn Trọng Nghĩa soạn hoà âm và phối khí cho dàn nhạc với giọng hát của danh ca Minh Trang bằng đĩa than 33 tours do Hãng đĩa Việt Nam (Sài Gòn) sản xuất.

Xin trân trọng giới thiệu tới các bạn lời và giai điệu của bài hát này:

 

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ.
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay

Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm.

Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...




20/09/2024

Giai điệu: Thú Yêu Thương

 Giai điệu bản nhạc ''Speak Softly Love''  trong bộ phim  Bố Già – 1972 được nhạc sỹ Trường Kỳ Việt hóa thành bài hát Thú Yêu Thương

 

Tình như thoáng mây tình đến cùng ta âm thầm không ngờ
Tình như cánh hoa tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình
Tình như mưa gió thoảng vào trong tim
Tình như cánh chim bay đến trong ta sao nghe bồi hồi...

Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...

Tình như đớn đau tình xé lòng nhau muôn đời không lành
Tình như ngất ngây tình đến cùng nhau mang nhiều tuyệt vời
Tình như giông bão dập vùi yêu thương
Tình như tiếng ca theo gió phương xa cho nhau lời chào...

Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...

Đời không thiết tha vì có tình yêu không còn là đời
Người không xót xa vì mất tình yêu không còn là người
Đời ta muôn kiếp thả hồn theo yêu
Tình như khói sương bay thóang trong mơ ngàn đời vu vơ..






08/12/2023

Chiều mưa biên giới

 st trên net



Chiều mưa biên giới anh đi về đâu Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt Người về bơ vơ Tình anh theo đám mây trôi chiều Hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thường thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơi Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng Người tìm về trong hơi áo ẩm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương thanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng Người tìm về trong hơi áo ấm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương thanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi




05/04/2023

Dòng sông mùa Thu

 Trần Tiến



Ai cũng có một dòng sông vắng xa
Trong nỗi nhớ, trong kỷ niệm thiết tha
Tôi cũng có riêng tôi dòng sông

Bao mơ ước in dòng sông nước trong
Bao cay đắng vui buồn trên bến sông
Còn lại đây một nỗi nhớ mênh mông

Dòng sông trôi, dòng sông lại về
Tuổi thơ trôi qua, mãi mãi trôi qua
Ôi người bạn tuổi thơ tóc đã phai mờ

Dòng sông trôi, dòng sông trở lại
Bạn bè ta ai đã chia xa
Như một vòng hoa trôi tới bến vô cùng

Ai cũng có một mùa thu vắng xa
Trong nỗi nhớ, trong kỷ niệm thiết tha
Tôi cũng có riêng tôi mùa thu

Thu xao xuyến trong bàn tay ấm êm
Thu lưu luyến nói cười mỗi sớm mai
Rồi chia tay nhẹ như gió heo may

Mùa thu đi, mùa thu lại về
Tình yêu đi qua, mãi mãi đi xa
Như một vòng hoa trôi tới bến vô cùng

Mùa thu đi, mùa thu trở lại
Tình yêu đi qua, mãi mãi chia lìa
Bạn tình ơi nhớ mãi bến sông này
Nhớ mái chèo khua nước đêm trăng lên
Nhớ con thuyền êm ái ta yêu em

Dòng sông mang mùa thu về đâu?
Tuổi thơ tôi, tình yêu của tôi
Dòng sông mang mùa thu về đâu?
Tình yêu ơi, mùa thu của tôi

 


30/03/2023

3 bài hát "Làng tôi" trong âm nhạc Việt Nam TK 20

 

1. Làng Tôi của nhạc sỹ Văn Cao, sáng tác năm 1947:

Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu valse nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ.

Bài hát gồm có 3 lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai sáng lạng. Từ điệu luân vũ cung đình sang trọng của Châu Âu, Văn Cao đã biến thành một điệu valse bình dị làng quê Việt Nam thật nhẹ nhàng sâu lắng.

Có thể nói ông là vua nhạc valse thời thập niên 40 với những bài hát valse nổi tiếng thuộc vào hàng kinh điển Việt Nam như Ngày mùa, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Làng tôi...

2. Làng Tôi của nhạc sỹ Hồ Bắc, sáng tác năm 1949:

Bài hát Làng tôi của Hồ Bắc viết trên cung trưởng nhịp ¾ cấu trúc gồm 3 đoạn.

Đoạn hai, tác giả khéo dùng các dấu lặng đen để diễn tả sự bất ngờ, thảng thốt khi quân giặc tràn về cày xới quê hương hoang tàn 

Đoạn ba kết thúc, tác giả hạ cao độ xuống nét nhạc trầm lắng, giai điệu lôi cuốn tạo hình ảnh âm nhạc rõ nét đầy chất thơ: rộn ràng tiếng quân đi, bóng mẹ già nhìn theo mến thương, những người con xa quê hương, người con gái đón quân về...

       Bài hát điệu valse lente (chậm) với cấu trúc âm hài hòa và sinh động, lôi cuốn, tác giả đã khéo sử dụng các cung bậc, các quãng lên xuống cho âm điệu khác nhau nghe rất cuốn hút rất hòa quyện sinh động nhất là đoạn cuối đầy hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn ...

3. Làng Tôi của nhạc sỹ Chung Quân, sáng tác năm 1952 (khi ông mới 16 tuổi):

Bài hát viết với nhịp 4/4, hành điệu là Moderato Espressivo (biểu cảm). Vào đầu nét nhạc đã hiện lên một làng quê Việt Nam rất quen thuộc thanh bình. Giai điệu bài hát rất Việt Nam, gần gũi với dân ca khi tác giả khéo dùng các nốt luyến rất tinh tế.

Bài hát có giai điệu êm ả, mềm mại, duyên dáng dựa trên chất liệu âm nhạc dân tộc với lời ca mộc mạc, dung dị, giàu chất thơ.

Đoạn kết bài hát tác giả dùng các biến âm bất thường, sử dụng rất nhuyễn những quãng nghịch thật “đắt” (Quãng 2 trưởng, quãng 2 thứ, quãng 7 thứ...) tạo cảm giác lâng lâng khó tả cho ta thấy một hình ảnh làng quê, dòng sông, cây cầu, lại thấy như nét duyên dáng thiếu nữ che nghiêng nón lá hay tưởng tượng được một điệu múa dân gian mềm mại...

Bài hát này của Chung Quân phổ biến cùng được ưu thích trong miền Nam trước 1975 và theo đó lan ra hải ngoại sau này, chứ ngoài Bắc ít biết hoặc có biết cũng qua các băng - đĩa nhạc từ ngoài vào.

29/03/2023

Tiếng Việt (bản gốc)

Lưu Quang Vũ


 

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói xẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

 

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng

Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya

Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê

 

Tiếng cha dặn khi vu cành nhóm lửa

Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi

Tiếng mưa dội ào áo trên mái cọ

Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời

 

“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”

Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương

Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót

Ta như chim trong tiếng Việt như rừng

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa *

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm dấu ngã chênh vênh

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường

 

Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận

Nhưng tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lậy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Tiếng Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như giây đàn máu nhỏ

Buồm lộng gió xô mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

 

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

Ai người sau nói tiếp những lời yêu

 

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển

Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Có cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

 

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

 

Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình.

 


* Sau khi biên tập, ông đồng ý sửa lại thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”.

Nhiều người đọc chữ “bùn” thường liên tưởng đến “hôi tanh mùi bùn”, nhưng với quan niệm của Lưu Quang Vũ, “bùn” cũng là một thứ “phù sa”. Từ lớp “phù sa” ấy đã sinh ra bao nhiêu thứ có ích. Ngay cả loài hoa cao quý và tinh khiết cũng mọc lên từ bùn… cũng như Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Nó đã trải qua bao thăng trầm, bầm dập để kết tinh thành thứ ngôn ngữ trong sáng được lưu truyền qua bao thế hệ. Như câu thơ “Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ” cũng là một sự tôn vinh Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ”. 

25/03/2023

Đến với tác phẩm đẹp “Lady Godiva”

Godiva (Quý bà Godiva; khoảng 980 – 1067) là một nữ Bá tước, vợ của Bá tước Leofric, là một phụ nữ xinh đẹp đã dũng cảm khỏa thân cưỡi ngựa đi một vòng quanh thành phố CoventryAnh để chồng giảm thuế nặng cho dân chúng. Godiva còn gọi là Godgifu, nghĩa là "quà tặng của Đức Chúa Trời".
Câu chuyện về hành động quên mình vì nghĩa lớn của Lady Godiva cách đây gần 1000 năm đã trở thành đề tài của rất nhiều tác phẩm thơ, văn, hội họa, điện ảnh...


Huyền thoại về nữ bá tước Godiva đã lưu truyền hậu thế, sức sống lâu bền trong câu chuyện về bà còn nằm ở những tác phẩm nghệ thuật được thực hiện xoay quanh hành động táo bạo để bênh vực dân nghèo. Trong ảnh là bức vẽ nổi tiếng “Lady Godiva” được thực hiện bởi danh họa người Anh John Collier hồi năm 1897.


Bức tượng “Lady Godiva” được thực hiện bởi điêu khắc gia người Anh William Reid Dick hồi năm 1949, tác phẩm đang được trưng bày ở không gian công cộng trong thành phố Coventry - địa danh nơi diễn ra câu chuyện nổi tiếng về nữ bá tước.


Bức tượng được thực hiện từ thế kỷ 19 bởi điêu khắc gia người Anh John Thomas. Tác phẩm đang trưng bày ở viện bảo tàng Maidstone, hạt Kent, Anh.

23/03/2023

Bài thơ “Xin đổi kiếp này”


ca em Nguyn Bích Ngân, hc sinh lp 8A1, Trường THCS Nguyn Đình Chiu (Hà Ni) được chia s trên cng đng mng vi s ngc nhiên quá đi ca nhiu người vì không nghĩ rng mt nữ sinh 14 tui có th viết được mt bài thơ sâu sc như thế.

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bấp bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.

Nếu đổi được kliếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất.
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.

Nếu được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằng quại đứng lên.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử gồng mình đinh tai, thử cái chết cận kề.

Tôi làm gì đây ? Khi vẫn kiếp con người !
Tôi nhận về bao nhiêu ? Tôi lấy về trả lại ?
Tôi phá hoại những giì ? Tôi đã từng hối cải ?
Xin đổi được kiếp này…!
                                       Trời đất có cho tôi ???

18/5/2016