Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

10/11/2023

Đao, kiếm thường có gù dây tua vải ở cuối chuôi

 st trên net




Ai cũng biết tác dụng và chức năng của lưỡi kiếm, đốc kiếm nhưng trên thanh kiếm còn một phần nữa mà không phải ai cũng biết đến chức năng của nó. Phần này là cái gù gắn ở chuôi kiếm, gồm một sợi dây dài khoảng 15 – 20 cm một đầu được buộc chặt vào đuôi kiếm, đầu kia gắn một chùm tua vải sợi.


Từ xưa đến nay, những thanh bảo kiếm thường có những cái gù bằng tua sợi vàng hoặc đỏ rất đẹp, thường các gù này được tết rất tỉ mỉ và công phu, đôi khi còn gắn thêm ngọc bội, vàng… để tăng thêm phần sang trọng. Chính vì thế mà rất nhiều người lầm tưởng rằng gù tua vải sợi là một vật trang trí cho thanh kiếm chứ không có tác dụng gì khác, thậm chí cũng có người nghĩ rằng đây là thiết kế thừa, vì chiếc gù này sẽ gây vướng víu khi thi triển võ công và các chiêu thức.

Gù tua sợi của kiếm không chỉ là đồ trang trí

Thế nhưng những cao thủ, thiền sư ngày xưa lại không màu mè đến thế, họ suy nghĩ và tìm tòi qua bao năm để lĩnh ngộ được những công dụng hữu hiệu của binh khí. Mọi chi tiết trên kiếm, vũ khí đều được tính toán cẩn thận để sao cho đạt được những mục đích thực sự mang lại giá trị chứ không chỉ để đẹp. Điểm khác biệt so với hiện nay có lẽ nằm ở việc biến tướng chiếc gù tua vải thành thứ trang trí, làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thanh kiếm.

Tác dụng lớn nhất của gù sợi tua giúp tay giữ vững kiếm trong khi xuất chiêu

Quỹ đạo của lưỡi kiếm thường là những đường tròn, người sử dụng kiếm “vẽ” ra vô số những vòng tròn. Hình từ tay truyền qua lưỡi kiếm phát ra trước. Khi kiếm vẽ những đường tròn thì sợi tua quấn vào cổ tay của người cầm nhằm giữ kiếm vững chắc và cân bằng hình ở mũi kiếm tránh xu hướng văng tới trước của lưỡi kiếm. Tóm lại sợi tua giúp tay giữ vững kiếm trong khi xuất chiêu, sử dụng hoặc va chạm.

Trong chiến đấu, mọi chi tiết nhỏ của vũ khí đều được tận dụng tối ưu

Ngoài ra trong một số trường hợp, người dùng kiếm còn có thể gia tăng chiều dài của thanh kiếm bằng gù tua sợi vải khi phi kiếm đi và túm lấy đuôi của sợi vải, sau đó giật lại để gây bất ngờ cho đối thủ. Chiếc gù tua sợi vải này có thể coi là một trong những nét đặc trưng của kiếm, đại diện cho một vài môn phái nổi tiếng như Võ Đang, Hoa Sơn, Thúy Yên, Nga Mi… từ đó đi sâu vào các tác phẩm văn học, phim ảnh, game online và thịnh hành như ngày nay.

Trong Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, nhân vật phái Võ Đang đeo thanh kiếm có gù tua vải đặc trưng

Nói đến Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, đây là tựa game tái hiện rất chân thực thế giới kiếm hiệp của Kim Dung với 68 bộ bí kíp thất truyền, từ gameplay, hiệu ứng skill đến bối cảnh đều rất sống động. Tuy nhiên nét đặc trưng của phái Võ Đang trong tựa game này lại chưa được thể hiện xuất sắc vì thanh kiếm được thiết kế thiếu mất chiếc gù tua sợi vải quen thuộc. Có lẽ đây cũng là thiếu sót cơ bản của rất nhiều nhà phát triển game hiện nay.

Triệu Vân - nhân vật nổi tiếng nhất với thương pháp bảo khí thời Tam Quốc

Bên cạnh chiếc gù tua sợi vải, cũng có nhiều bộ phận thú vị khác có tác dụng độc đáo trên các binh khí thường thấy như đao, thương… Ví dụ như trong thương pháp, mỗi chiếc thương đều có gù chùm vải (lông) ở đầu ngọn thương. Tác dụng của chùm gù vải này là để làm hoa mắt đối phương khi chiến đấu. Khi quay tròn mũi thương, chùm gù xòe rộng ra làm cho đối phương khó xác định chính xác được vị trí của mũi thương khi đâm đến.

Những vòng kim loại tròn được gắn vào lỗ trên sống đao để át tiếng xé gió

Bên cạnh thương, đao cũng là vũ khí có nhiều “phụ kiện” đặc biệt, ví dụ như những chiếc vòng kim loại nhỏ được gắn vào lỗ trên sống đao. Tác dụng của nó không phải là để treo đao lên vách hay đeo vào dây lưng như nhiều người lầm tưởng. Tác dụng của nó là làm át tiếng xé gió của lưỡi đao do những tiếng loẻng xoẻng của nó gây ra nhằm làm cho đối phương khó xác định được phương hướng và đường đi của lưỡi đao.

Trường đao thì sử dụng cả chuông để át tiếng gió do lực chém mạnh và nhanh hơn

28/06/2023

Xà mâu và Bát xà mâu

Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.

Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi kim loại nhọn gần giống như ThươngPhàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi là Xà mâu.

Xà mâu và Bát xà mâu

Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, tác gia mô tả  Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử dụng thương và các biến thể của thương rất điêu luyện, là món nghề gia truyền.

Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…

Lâm Xung

Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử

     Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

Xà mâu và Bát xà mâuChữ Bát trong tiếng Hán

    Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…

Hai cách viết chữ Bát khác.

Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?

 – Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:

 – Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?

Trương Phi

Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.

Bát Xà mâu Trương Phi     Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    

 Với chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình. Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho khiếp vía.

     Xà Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương so với giáo (thương).

     Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.

     Theo ý kiến chủ quan của mình thì Bát Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi. Chữ Bát ở đây vừa thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám), vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi. 

 

04/07/2022

4 cảnh giới Võ thuật

 st trên net.


Một võ sinh tò mò hỏi Sư phụ:

– “Thưa Sư phụ, đỉnh cao của võ thuật là đâu?”

Sư Phụ ôn tồn trả lời:

– “Võ thuật có 4 cảnh giới.

Thứ nhất là “Kiếm trong Tay” tức là tập luyện để kiếm trở thành một phần thân thể của các con. Các con phải điều khiển được vũ khí dễ dàng như điều khiển các ngón tay của mình thì vũ khí mới phát huy hết tác dụng. Với các môn thể thao khác, như môn bóng đá và bóng rổ… các cầu thủ sẽ luyện tập đến khi họ cảm giác như trái bóng là một bộ phận không thể tách rời của họ. Từ đó họ có thể thực hiện những kỹ thuật ảo diệu với trái bóng.

Thứ hai là “Kiếm trong Thân” tức là các con không cần đến kiếm vì mọi bộ phận trên cơ thể con đều là kiếm. Lúc này, các con sẽ nhận ra rằng trên thân thể ta đã có sẵn vô vàn các loại vũ khí vô cùng lợi hại. Chỉ riêng bàn tay thôi đã có ít nhất 4 loại vũ khí vô cùng ghê gớm như nắm tay, lòng bàn tay, cạnh bàn tay và các ngón tay. Nếu biết sử dụng và phối hợp các bộ phận trên cơ thể hợp lý thì các con không cần phải sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào.

Thứ ba là “Kiếm trong Tâm” tức là mọi thứ xung quanh các con, dù là cỏ lá, rơm rạ đều có thể là kiếm. Lúc này các con sẽ nhận ra loại vũ khí mạnh mẽ nhất là loại vũ khí ta không thể nhìn thấy được. Đó chính là sự tư duy. Trong nhiều tình huống, sức mạnh cơ bắp thôi là không đủ. Các con phải biết tận dụng tất cả những gì mình có xung quanh. Các con phải biết quan sát, biết cách biến mọi thứ xung quanh thành trợ thủ của mình. Kết hợp giữa cơ bắp, khí công và trí não sẽ giúp con đánh bại mọi đối thủ.

Cuối cùng là TUYỆT GIỚI “Tâm không Kiếm”, tức là con không cần dùng đến vũ lực nữa, cái tâm và cái hồn của các con cũng đủ để làm đối phương khuất phục. Và các con phải nhớ rằng, bất kỳ ai cũng có thể đạt tới cảnh giới cao nhất của võ thuật chứ không cứ phải là con nhà võ. Cảnh giới đó cũng chính là TUYỆT GIỚI của mọi loại nghệ thuật trên thế gian này hướng đến. Khi đạt được nó, toàn bộ cơ thể của các con, từ lời nói đến từng động tác nhỏ đều thoát lên những sức mạnh kỳ diệu khiến mọi người xung quanh các con đoàn kết lại và chữa lành các tổn thương. Tuyệt giới ấy không bao giờ tạo ra thương tổn hay gây chia rẽ. Vì vậy nếu các con sử dụng võ thuật với mục đích là gây tổn thương và chia rẽ, có nghĩa là con đang xa rời con đường tới TUYỆT GIỚI.”

 

11/05/2022

Vài nét về Ninja - Nhẫn giả


Các bạn vẫn thường biết đến Ninja qua phim ảnh, truyện tranh, lời kể của tiền bối.

Hôm nay mình xin mạn phép được tản mạn đôi điều về ninja, có gì thiếu sót, các bạn hãy reply nhé

Ninja (tiếng Nhật: 忍者, Nhẫn Giả) là những cá nhân hay tổ chức từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Tokugawa. có âm Hán-Việt là nhẫn, nghĩa là "chịu đựng", "nhẫn nhịn", trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp". Còn có âm Hán-Việt là giả, nghĩa là "người", trong tiếng Nhật có nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Ninja là những lính đặc công có chức năng thám báo và ám sát các lãnh chúa phong kiến. Ninja không phải là các samurai, nhưng trong cuộc đụng độ kéo dài hàng trăm năm của giới quân sự Nhật Bản họ cũng đã đóng vai trò quan trọng.

Tên gọi thực sự của những cá nhân và tổ chức trên là ninjutsu tsukai (忍術使い). Nhưng sau Thế chiến thứ hai, do ảnh hưởng của một số tác phẩm văn học, shinobi no mono (忍びの者) và ninja trở thành cách gọi mới và vì cách gọi ninja ngắn gọn, dễ nói hơn, nên trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay.

Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu). Thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.

Ninja bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. Ninja nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一).

Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.

nguồn: wikipedia

Các kỹ năng của Ninja :

1. Thuật Phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...).

2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục màu tối & vật liệu hóa trang, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Không thể có chuyện họ tàng hình !

3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: ninja thường dùng dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều. Không có chuyện họ bay nhảy theo phương ngang bằng móc dây qua các tòa nhà như Spiderman ! ......

Các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục:

1. Kỹ năng sử dụng vũ khí tác chiến trực tiếp (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại...Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động

Đến đây mình xin giới thiệu về một số loại vũ khí tác chiến trực tiếp của ninja:

 Katana (ninja-to)


Kiếm của ninja thường không quá dài (khoảng 28 inchs ~ 71,12 centimeters), chuôi cầm vừa tay (tức là khoảng ~25cm, tuỳ vào thợ đúc kiếm). Kiếm phải luôn được mài sau khi dùng xong. Phần chuôi kiếm thường là nguyên liệu gỗ, sau đó được quấn nhiều lớp chỉ để tạo ma sát cao, người sử dụng không bị trơn tay kể cả khi ra mồ hôi. Kiếm có một rãnh nhỏ ở sống kiếm để khi đâm sẽ dễ dàng hơn, máu sẽ chảy theo rãnh đó, giúp kiếm lâu bị gỉ. Mũi kiếm có đầu hơi vát, không nhỏ hơn 50 độ ~ 5/18 radians. Tùy theo thợ đúc kiếm mà mũi kiếm có thể nhọn, có thể không nhọn, nhưng toàn bộ lưỡi kiếm đến mũi kiếm rất sắc bén. Dây buộc kiếm của ninja rất dài, dây đó có thể tháo ra để chăng bẫy, di chuyển, trói, v.v...

Bao kiếm của ninja có một cái dây buộc từ đầu bao đến cuối bao kiếm, giúp ninja có thể để sau lưng cũng như để bên hông. Theo như mình đã thử thì nếu để kiếm ở sau lưng thì cực kỳ vướng =.=! còn ở bên hông thì không tiện leo trèo =.=! Có lẽ tuỳ từng hoàn cảnh mà ninja sẽ lựa chọn nơi để kiếm =.=!

Song kiếm: Là 2 ninja-to. Các đặc điểm không có gì khác, chỉ có độ dài là nhỏ hơn so với trên.

 Tanto



 Dao. Nhỏ, gọn nhẹ, sử dụng đơn giản khi cải trang ám sát thì thứ này là không thể thiếu.

Bo

 


Đơn giản chỉ là côn. Có thể là gỗ hoặc kim loại. Nhiều người nghĩ rằng, côn chỉ để dùng khi luyện tập nhưng thực sự thì hoàn toàn sai lầm. Côn là vũ khí sử dụng rất biến hoá, gây cho đối phương bị sức ép tâm lý khi khó tìm ra sơ hở của mình. Đòn đánh của côn rất nguy hiểm, chủ yếu là gây nội thương cho đối thủ.

Kama

 


Câu liêm. Lưỡi liềm. Liềm tay. Xuất xứ từ những nông phu vùng Okinawan. Họ sử dụng liềm để thu hoạch nông sản cũng như vũ khí chiến đấu. Cán dài 12 inches (30,48 cm), lưỡi liềm dài 8 inches (20,32 cm). Không chỉ có chém, đâm, vũ khí này còn có thể ném, giật. Khi bị sơ hở, đối thủ có thể sẽ bị nhẹ thì mất 1 phần thân thể, nặng thì làm ma không đầu luôn.

Kusari-fundo

 


Dây xích và cục đồng. Vũ khí cực kỳ lợi hại và biến hoá. Độ dài và cân nặng cục đồng mình không thể rõ là bao nhiêu, vì thứ vũ khí này được gia công... tuỳ tiện! Sử dụng toàn bộ sức nặng của cục đồng cùng với tài quăng dây xích, người sử dụng có thể đập tan 1 quả dừa xanh. Đầu bạn có cứng hơn thế không

Kusari-gama

Cục đồng, dây xích và lưỡi liềm. Độ dài là từ dài đến rất dài. Độ nguy hiểm thì mình đã nêu ở trên kia rồi. Đây là sự kết hợp để loại trừ những khuyết điểm riêng của từng bộ phận. Tuy nhiên thứ này hơi vướng víu khi ở gần nên ... cận chiến có vẻ chắc ăn. Vấn đề là làm sao để đến gần ấy

Kyoketsu-Shoge



Có thêm một công dụng nữa là tước vũ khí đối thủ. Giật 1 cái là mất tiêu. Kết quả sau đó thì ... 
Kyoketsu-Shoge Knife
Đã từng biết trong phim Ninja Assasin của anh Bi "Rên". Phóng, quăng, bổ v.v... Mình ko thích cái này cho lắm 
Sai

Mình ko nhớ tiếng Việt mình gọi là gì. Xuất xứ cũng từ vùng Okinawan. Thứ vũ khí này luôn được sử dụng theo đôi, tức là 2 tay 2 chiếc. Nó được sử dụng như một loại kiếm ngắn, nhưng công thủ thì hoàn hảo hơn. Có thể cầm ngược, kẹp dọc theo cánh tay, đương nhiên trở thành lá chắn nhỏ chống lại những cú đánh. Có thể vô hiệu hoá vũ khí đối thủ nữa. Ưu điểm của vũ khí này là nhanh, không cần nhiều sức mạnh. Nhược điểm là hơi bị ngắn.
Tonfa
Cũng là một vũ khí ngắn, xuất xứ từ Okinawan. Mình cũng không rõ về thứ này lắm. Cái này ninja mang theo mình cũng không biết là để làm gì nữa, chắc để tránh giết chóc  Tuy nhiên, thứ này sử dụng ở thế thủ/phản công khá hữu hiệu.
Tekko
Thiết thủ. Xuất xứ: Okinawan. Có thể những cục kim loại kia là những cái đinh sắt nên thiết thủ có thể được đeo ngay trên tay khi làm nhiệm vụ.
Thứ này còn được biến thể ra thành
: Móng Vuốt. Hiệu quả sát thương tăng lên đáng kể, bù lại là hơi bị vướng nên khi giao đấu mới lấy ra. Có những loại Tekko Kagi dao bấm, tức là bấm 1 cái thì các lưỡi dao mới bật ra. Nhưng mình vẫn thấy bất tiện thế nào ấy 
Nunchaku (nunchucks)

Côn nhị khúc, song tiết côn, lưỡng tiết côn. Đoản côn 2 khúc nối với nhau bằng sợi dây. Đây cũng là một vũ khí của ninja, khá gọn nhẹ.
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.
Côn nhị khúc ngoài các thế thủ, còn có thể ném, xiết cổ đối phương. Khi ninja dùng côn nhị khúc có thể tránh việc để lại vết máu.
Shuriken
Rất nhiều loại, mình chỉ phổ biến 1 số thôi nhé


Loại 4 cạnh thường, có thể ghim sâu vào đối phương.


Loại 5 cạnh, mức độ ghim không sâu bằng 4 cạnh

Cũng là 4 cạnh, nhưng cái này thường sẽ được tẩm thêm độc.

6 cạnh, phải tẩm thêm độc. Ám khí này không gây ra sát thương lớn.


Fuma Shuriken (Windmill Shuriken).

 

 
Cái này có thể cầm đánh cận chiến nhưng ném đi không xa. Thứ này dùng khi có nhiều quân địch (theo lý thuyết là thế)


Phi tiêu dạng kim. Nói là kim nhưng nó dài cỡ 20cm. Sát thương cũng thấp thôi, nhưng khi ám sát thì phải là những cao thủ ám khí, khi đó sử dụng phi tiêu dạng này sẽ cắm vào những điểm yếu như động mạch, cổ, tim, mắt, đầu, huyệt đạo, v.v...
Kunai



Phi dao. Có thể cầm chiến đấu như tanto ở trên, khác là có thể ném được. Kunai có lỗ đằng sau để có thể buộc vào đó vật nhẹ như thư, thuốc nổ, dây thừng, vải (để báo hiệu), v.v...


Yumi

Cung và tên. Tuy nhiên cung của ninja không dài như của Samurai mà chỉ gọn vừa đúng thân hình của ninja. Ngoài việc dùng để ám sát, việc bắn tên còn để bắn dây di chuyển qua một nơi nhất định (như vực, 2 toà nhà, v.v...).
Fukiya

Ống tiêu. Sử dụng rất đơn giản, đưa lên miệng, thổi phù một cái. Tiêu thường được tẩm độc dược hoặc mê dược. Ống tiêu dài ngắn tuỳ vào cự ly đến mục tiêu.
2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói


Metsubishi


Có thể xem nó như là lựu đạn cay. Cấu tạo khá đơn giản. Vỏ có thể là vỏ trứng hoặc vỏ hạt dẻ. Bên trong là cát, bột ớt, mạt sắt, độc dược, thêm một chút thuốc nổ nữa. Không như trên phim ảnh, Metsubishi được ném xuống đất, còn ở đời thực thì được ... tặng thẳng vào mặt đối phương.  Khá là tàn nhẫn

Tương tự như metsubishi, các loại lựu đạn khác cũng có cấu tạo gần giống như vậy. Ví dụ như lựu đạn khói thì thay vì cát, mạt sắt thì sẽ là phân bò, phân chuột, v.v... , tóm lại là những thứ có mùi khó chịu và gây cay mắt. Lựu đạn độc thì sẽ có thêm độc dược mạnh.

Tên lửa, bom cũng là những thứ gây cháy nổ, nhưng mình xin "tiết kiệm" phần này vì... không ai không biết

3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp

Bất kỳ những lần ra quân nào thì đều phải có sự tìm hiểu địa hình địa thế là trước tiên. Thường thì các ninja chọn ban đêm để hành động. Lý do rất đơn giản: Ban đêm thường được ít cảnh giác hơn, sự tỉnh táo kém đi so với ban ngày, tầm quan sát kém, v.v... Những nơi có càng nhiều vật cản thì càng được các ninja chú ý đến. Thậm chí, ninja còn chăng bẫy trước khi hành động, để khi rút chạy sẽ thuận lợi hơn. Khả dĩ như vậy vì khi ám sát thì ninja hoạt động rất ít người, thậm chí là 1 người. Khi chuẩn bị xuất phát, ninja chỉ mang những thứ thực sự cần thiết, đến mức tối giản. Hành lý quá cồng kềnh sẽ là trở ngại cực lớn. Gạo ngũ sắc được dùng như mật hiệu, vật đánh dấu. Đối phó với càng ít đối thủ càng tốt. Qua các bước tính toán kỹ lưỡng, ninja mới bắt đầu hành sự.

4. Kỹ năng xử lý tình huống:

Có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh

Phần này mình xin giới thiệu tiếp 1 số "đồ chơi" nữa:

Tetsubishi

 


Makabishi, chông sắt, gai sắt. Thứ này không có tác dụng khi ném, mà chỉ hữu hiệu khi được rải dưới đất. Một số loại tetsubishi còn có ngạnh ở đầu, làm đối phương khó có thể rút ra ngay sau khi dẫm phải. Ngoài sát thương ra, tetsubishi còn có thể ... gây bệnh cho đối thủ

Tên: (mình bó tay =.=!). Móc sắt và dây thừng. Thứ này dùng để leo trèo, di chuyển lên xuống những nơi có địa hình phức tạp (núi, mái nhà...). Có thể sử dụng như Kusari Shoge.

Có loại móc sắt hình giống bàn tay, nhưng công dụng thì vẫn thế, mình nghĩ nó dễ dàng khi chiến đấu hơn là móc 4 cạnh kia.

Ngoài ra, một ninja phải biết vận dụng bất kỳ thứ gì mình có trong tay để làm vũ khí, cũng như giúp cho việc tẩu thoát nhanh hơn. Không chỉ là những đồ vật, đó có thể là thú vật, như rắn, rết, chuột, bọ, chó, mèo, v.v...

5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ

Điều này là dĩ nhiên để đảm bảo tỷ lệ thành công trong mỗi lần hành sự

6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo:

Quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách

Đó giống như bài học đầu tiên của Ninja, là khẩu quyết của ninja.

Đối với một ninja, nhiệm vụ là trên hết. Không có thương xót, không có nể nang, không yêu ghét, không có tình cảm đan xen. Bất kỳ trở ngại tâm lý đều phải được dẹp bỏ khi thực thi nhiệm vụ. Bí mật được giao không được phép tiết lộ, thậm chí phải tự sát để tránh nói ra bí mật. Vì vậy, những người này có được tên gọi là Ninja (nhẫn giả).