Hiển thị các bài đăng có nhãn Việc đời muôn sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việc đời muôn sự. Hiển thị tất cả bài đăng

25/08/2024

Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ

 St trên net.

1911 - 2004

Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạγ đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giàγ còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giàγ mới rất đẹρ.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, ρhát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấγ đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được ρhóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuγện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết: “Sau nàγ tôi mới biết được giá gốc của đôi giàγ đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấγ của tôi 2 đô la để dạγ cho tôi một điều rằng:

“Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một ρhần mà thôi, bạn ρhải tự mình nỗ lực để lấγ ρhần còn lại.


11/07/2023

Cưới giả - Phần 1



Chuyện của mình 

Tôi là dân tỉnh lẻ, sống ở thị xã tỉnh lị bao đời rồi. Nhà mình kinh doanh vàng và ngọc từ thuở chúa Trịnh - vua Lê cơ. Vì thế mình được ăn học đàng hoàng dù hồi đó còn bao cấp, tư thương bị o ép lắm. Hết cấp 3 (hệ 10 năm), bố mình tốn một khoản tiền to cho các ông cốp ở tỉnh để mình được lên Hà Nội học đại học.

Chí mình đã quyết sẽ phải ở lại thủ đô lập nghiệp, thành danh nên chịu khó chăm học. Tiền thì chả lo vì gia đình chu cấp với lại hồi ấy sinh viên được bao cấp nên sống cũng ổn.

Tuy có điều kiện nhưng được nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình nên mình vẫn an ổn giữ vẻ khiêm tốn, không chi tiêu bừa bãi, khoe khoang, nhưng với lũ con gái mình cũng chịu khó tìm hiểu và chịu chi đúng mức. Ở lớp, ở khoa gái Hà Nội hơi ít mà có thì cũng giữ vẻ cứng nhắc và kiêu kỳ nên cũng chưa nhắm được ai cả. Sốt ruột lắm vì muốn có hộ tịch ở Hà Nội thì phải cưới được một cô vợ người thủ đô mới xong.

Tốt nghiệp đại học loại giỏi nhưng vẫn bị phân công về tỉnh làm việc mà không như kỳ vọng được giữ lại Hà Nội công tác, nghiễm nhiên trở thành dân Thủ đô.

Nhận công tác và yên lành làm việc. Do chí đã có nên lương dù thấp nhưng có kinh nghiệm kinh doanh của gia đình nên mình cũng âm thầm tích luỹ được khoản tiền vàng kha khá.

Hồi đại học quen và chơi thân với mấy anh bạn người Hà Nội, trong đó có Hùng phố Lò Rèn. Nhanh nhẹn, tháo vát và tinh tường lắm. Nhờ Hùng, mình mua được căn nhà độc lập, rộng rãi ngay gần bến tàu điện (do chưa có hộ tịch nên mình cứ sang tên viết tay rồi để đấy tính sau - thật ra cũng hơi liều). Chậm rãi sắm sửa, nên mình ở Hà Nội cũng có chỗ trú chân tử tế.

Bước hai, tìm một cô gái chấp nhận cưới giả. Việc này mình lại nhờ Hùng. Thời gian sau, Hùng gửi điện về báo đã tìm được người đồng ý và hẹn ngày gặp mặt.

Mình xin phép nghỉ ở cơ quan 1 tuần để lên Hà Nội thu xếp.

Điểm hẹn là sảnh ngoài Bưu điện Bờ hồ, khoang thứ nhất bên phải, cô gái sẽ mặc áo cánh hồng.

Hôm đó là ngày giữa tuần, nắng đẹp. Dù có xe đạp phơ giô (khoe tý) nhưng tôi đi tàu điện tới, nhảy xuống đoạn cây gạo ven hồ. Đi bộ bên này đường ngó sang cửa chính Bưu điện.

Tôi rất lo sẽ gặp một cô gái xấu xí, ăn mặc nhếch nhác... Nhìn sang điểm hẹn, tôi thấy một cô gái dáng cao dong dỏng nhưng lồi lõm đủ cả. Cô gái mặc chiếc sơ mi màu hồng kết hợp cùng chiếc quần âu màu sáng phối màu duyên dáng. Tóc phi rê, chải bồng, gương mặt xinh xắn; cùng làn da trắng, sáng hồng, nghiêm trang và thản nhiên.

Tôi bước sang đường, đến gần cô ta và nói: Anh là Sinh, bạn anh Hùng.

Cô ấy ngẩng nhìn, thoáng đánh giá rồi gật đầu chào, giọng dịu nhẹ: Em là Trâm và đã được anh Hùng giới thiệu về anh.

Tôi nói: Ở đây nói chuyện không tiện, ta ra Thuỷ Tạ ngồi, Trâm thấy sao?

Trâm nói: Thế cũng đượcAnh đi gì đến? Em đi xe đạp.

Tôi nói: Anh đi tàu điện, vậy anh đèo em đi nhé?

- Vâng, xe em để dưới kia, đây là chìa khoá.

Xe Trâm là Phượng Hoàng nữ, khá mới nên đi nhẹ. Vừa đi mình vừa nghĩ: "Cô gái này xinh đẹp, trông là người đàng hoàng và khá giả sao lại chấp nhận làm đám cưới giả với mình. Con gái lấy chống là chuyện lớn, ảnh hưởng đến thanh danh cả đời. Ở đây có chuyện gì? Khó hiểu".

Tôi đèo Trâm ra Thuỷ tạ, chọn cái bàn nơi ban công ngắm ra hồ. Hỏi nàng, cô chọn cà phê đá. Chậm rãi, chưa nói chuyện vội, tôi lấy ra bao thuốc Dunhill (thường ở cơ quan tôi hút thuốc lá thường, chỉ khi không có đồng nghiệp tôi mới dùng thuốc này vì cũng dễ kiếm và quen dùng), cầm điếu thuốc châm lửa. Thấy nàng lấy trong giỏ mây ra bao thuốc Samit, rút 1 điếu cũng châm lửa, hít 1 hơi trông thành thục và điệu nghệ. Không bình luận, tôi hỏi:

Trâm đã biết nguyện vọng của anh rồi chứ.

- Vâng, anh Hùng đã cho em biết những nét chính và em đồng ý.

- Vậy, trước khi đi vào cụ thể, anh muốn biết phải trả bao nhiêu tiền?

Cô ta nói số tiền. Tôi vờ làm ra vẻ kinh ngạc: Ồ, số tiền đó quá lớn đấy Trâm ạ. Nhưng thật ra tôi có thể trả gấp đôi hoặc hơn số tiền đó.

Không, số tiền đó không lớn so với thanh danh của em anh nhé. Tuỳ thôi, em không ép. Nếu chấp nhận,  số tiền này chia làm ba phần. Anh đưa em trước một phần. Làm đăng ký kết hôn xong anh trả em phần thứ hai; sau khi có hộ tịch anh đưa phần còn lại. Còn khi nào ly dị do em quyết định và sẽ báo trước cho anh, tất nhiên sẽ không ly dị ngay để anh đỡ lo.

Rất rành mạch và lạnh lùng cùng làn khói thuốc lá quẩn quanh. Ngừng một lát tôi nói: 

- Anh chấp nhận.Vậy hôm nào ta gửi đơn đến tiểu khu làm Giấy đăng ký kết hôn? Anh chỉ ở Hà Nội có mấy ngày thôi.

Trâm nói: Ngày mai đi anh, hẹn chỗ Bưu điện và anh cầm luôn một phần tiền tới.

- Nhà em ở đâu? Có gần đây không?

- Nhà em ở khu tập thể X, cũng gần thôi. Vậy anh ở đâu khi trên Hà Nội.

- Anh ở nhờ nhà người bạn bên phố Y. Mấy ngày trên Hà Nội, chúng ta có gặp nhau nói chuyện không?

- Không, em không thích.

- Dù sao chúng ta cũng là vợ chồng sắp cưới, phải gần gũi làm quen tìm hiểu nhau chứ.

- Không được, em chưa sẵn sàng. Với lại chúng ta chỉ là giao dịch mà thôi, cần gì phải để ý chứ. Xong việc, chia tay nhẹ gánh cho cả hai.

Ngồi ngắm cảnh, đốt hết 2 điếu thuốc, nói vu vơ mấy câu rồi chúng tôi chia tay ở bến tàu điện.

Hôm sau, tôi đi xe đạp đến chỗ hẹn. Lúc sau nàng đến. Vẫn thướt tha, kiêu kỳ như hôm qua. Hai đứa đưa nhau ra Tiểu khu xin làm Giấy Đăng ký kết hôn. Cũng may ngày lành, mọi việc suôn sẻ, chỉ việc về nhà chờ giấy gọi của uỷ ban. Khi ra ngoài, tôi bảo: Trâm cho địa chỉ, về nhà trước. Lúc nữa tôi đến giao tiền được không?

Ngần ngại một lúc, Trâm cho địa chỉ và về trước. Tôi vòng ra Lương Ngọc Quyến, lúc đó vẫn còn người Tàu, mua vài món ăn, bảo họ bọc lại và chai rượu Cognac (chắc bên giao tế hoặc khách sạn tuồn ra).

Nhà Trâm ở tầng 2 khu tập thể, khá rộng rãi, có 2 phòng và khu bếp,  vệ sinh riêng. Đây chắc là căn hộ dành cho cán bộ cấp khá cao. Trong nhà trang trí cũng giản dị nhưng tinh tế, đồ dùng toàn loại tốt, nhiều thứ là của Liên xô, Tiệp, Đức.... 

Trâm đã thay bộ đồ khác, áo cánh tím nhẹ cùng quần lụa. Trông như thế làm mềm mại, nữ tính hơn nhưng không át điệu quyễn rũ nhẹ nhàng.

Để Trâm không phải nấu nướng, lại nữa cũng là ăn mừng bước đầu chúng ta đã hoàn thành một phần công việc nên anh chuẩn bị chút thức ăn để mời em. Mong em chấp nhận.

Quan sát thấy ánh mắt Trâm giãn ra, hơi có tia vui. Tôi đặt mấy giỏ thức ăn và chai rượu lên bàn nước (hồi ấy còn lạc hậu lắm, không có túi nilong, nói chi đến hộp xốp; nhưng người Tàu họ có hộp tre đựng thức ăn đem về trông khéo lắm. Không tràn mà vẫn giữ được ấm, thơm của đồ ăn - có nhẽ bây giờ chỉ còn có bên Đài Loan thôi).

Trâm nhẹ giọng: Vâng. Rồi vào trong lấy ra bát đĩa cùng 2 cái cốc uống rượu pha lê nhỏ (quá ngạc nhiên) bày trên bàn.

Thời ấy, hút thuốc lá trong phòng dù có mặt người già, trẻ em, phụ nữ cũng không quá bị để ý và phản ứng (trừ trong rạp phim) nên 2 đứa vừa ăn, vừa uống rượu vừa hút thuốc thoải mái.

Rượu vào lời ra, nhưng mình và Trâm đều kiềm chế (dù sao cũng giữ chút ấn tượng lúc ban đầu), và những câu hỏi han về việc làm, sở thích.

Trâm không đi học dù đã tốt nghiệp cấp 3 (hệ 10 năm), làm chút chuyện hàng xách (bây giờ gọi là môi giới), buôn nhỏ hàng của các cốp (quan to) từ nước ngoài về. Có vẻ kiếm được, nhưng Trâm nói, nhà có 2 anh em; anh Trâm đã làm cán bộ một cơ quan lớn và đã có gia đình nên Trâm vẫn được bố mẹ chu cấp là chính, như cái nhà này là tiêu chuẩn của bố Trâm...

Mình nói về ý nguyện lên Hà Nội sinh sống, để lập danh và làm giàu, về công việc hiện tại...vân... vân...

Vậy mà 2 đứa cũng uống hết nửa chai 0,75l. Thấy đủ, mình xin phép ra về, nhờ Trâm dọn giúp.

Nửa tháng sau, tôi lại thu xếp lên Hà Nội theo điện nhắn của Trâm (trước đó tôi đã cho Trâm địa chỉ của tôi ở tỉnh). Lần này là Đăng ký kết hôn, cũng coi như là chính thức 2 đứa trở thành vợ chồng trước pháp luật. Giấy Chứng hôn nhận ngay tại uỷ ban tiểu khu với sự chứng kiến của Phó trưởng tiểu khu và chữ ký chứng thực của ông.

Hai đứa ra về với 2 tâm trạng khác nhau: Trâm thì trầm lắng suy tư. Đúng thôi, cô ấy đã thành vợ của người ta rồi, phức tạp đấy... Còn tôi thì trong lòng hân hoan vì đã bước 1 chân vào thủ đô, sắp làm công dân Hà Nội rồi. Tuy vui sướng, nhưng tôi vẫn cố kiềm chế không bộc lộ nhiều vẻ sung sướng của mình.

Tôi nói: Em về trước, anh đi ra ngoài một lúc rồi sẽ đến nhà em. Chúng ta phải làm chút gì đó mừng sự kiện này chứ.

Trâm ngập ngừng một lát rồi rụt rè Vâng.

Tôi lại ra Hàng Buồm sắm đồ ăn. Hôm nay, cửa hàng không còn loại rượu cognac mọi khi, chỉ có whisky scotch. Rượu này hơi nặng cho phụ nữ. Thôi đành mua vậy. Ra hàng hoa phố Đồng Xuân mua chục bông hồng. Vậy chắc là đủ.

Đến nhà Trâm, như lần trước, Trâm đã chuẩn bị bàn ăn, để sẵn đĩa bánh mỳ, đĩa bơ và đĩa thịt xông khói (ổn thật, đời sống các cụ cao nên con cháu hưởng lây). Nhìn thấy tôi cầm bó hoa, mắt Trâm sáng lên lấp lánh, vội vàng đón lấy rồi le te chạy vào buồng bếp. Tôi ở ngoài bày đồ ăn mua về, rồi thong thả hút điếu thuốc chờ.

 


01/11/2022

Ngõ sâu tăm tối

 Tuấn Long

(Ngó nhiều xung quanh, tạo hứng tập làm văn)

 


Người đàn bà trả xong tiền. Mặc vẻ ngạc nhiên và can ngăn của chú taxi, hăm hở đi về phía ngõ nhỏ. Ngõ sâu, quanh co, nhấp nhô và tăm tối. Đây là vùng ngoại ô nghèo khó.

Tâm trạng của người đàn bà có lẽ rất vui nên bước chân nhanh nhẹn, gương mặt sáng, ánh mắt long lanh. Hy vọng là anh ấy đang ở nhà đợi mình nên mới cho địa chỉ chứ.

Ráng chiều nhập nhoạm, ngõ nghèo không đèn, chỉ có ánh sáng yếu vàng hắt ra từ những căn nhà ven lối. Đang giờ chuẩn bị cơm chiều nên ngõ vắng, thi thoảng có bóng kẻ dặt dẹo thấp thoáng, ngó người đàn bà sang trọng, thơm nức với ánh mắt ngạc nhiên và bất thiện.

Mùi hôi hám tựa như bãi rác lưu cữu, tựa mùi nước cống, tựa mùi nhà xí... trộn lẫn, lúc thoảng, khi đậm rất ngột ngạt. Đường lổn nhổn rác và gạch đá, vài lúc lại có con chuột to đùng lấm lét chạy vèo...

Chả sao, được gặp anh ấy là hạnh phúc rồiTìm dịp mua cho anh căn nhà ở nơi tử tế. Hôm nay, báo chồng mình liên hoan ở cơ quan nên chồng cũng chả để ý.

Càng vào sâu, ngõ càng hẹp, có lẽ xe máy lách một người cũng khó...

 Phía trước, qua khúc ngoặt là căn nhà cấp 4, một tầng lụp xụp với cánh cửa màu đen xỉn như anh ấy tả.

Bước chân rộn ràng chợt sững lại. Người đàn bà nghe thấy tiếng người đàn ông của mình nói to: 

- Cơm thôi, hôm nay có món ngon, có bia. Tao vừa được con bồ cũ đưa tiền trả hộ nợ, dư ra ối

Tiếng người phụ nữ vọng ra: 

- Thế chiều nay mua mấy con lô, bao điểm ?

- Mải thanh toán và xin xỏ ..éo kịp mua. Mai làm vài con lô cao điểm, nhà mình lại có cơ hội ra phố sống rồi. Thôi đớp đê.

Qua ánh đèn vàng vọt trong nhà, người đàn bà thấy ngoài anh ấy còn có người phụ nữ và 2 thằng thiếu niên đang ngồi dưới chiếu, vòng quanh mâm cơm.

Anh ấy tàn tạ quá so với chục năm trước, khi chia tay. Mấy lần gần đây, gặp ban ngày nhìn tuy hom hen nhưng không đến nỗi, giọng vẫn ngọt ngào và chua chát như thuở xưa, sao dưới ánh đèn đêm trông thảm hại thế. Hẳn anh  vất vả lắm. Ai bảo anh quá mê cờ bạc cơ. Nghĩ thương anh thế. Gia đình cơ bản, bố là quan to quận lớn; mẹ làm cty nhà nước. Vậy mà phá gia, rồi lụi đến bước này

Nhiều kẻ đã đi và vài thằng đang đến nhưng chả ai so được với anhHồi ấy, anh khỏe thế, lém lỉnh, dâm đãng. Mối tình đầu si mê và bản năng, đam mê cuồng nhiệt mãi in sâu.

May nhờ qua bạn bè mình mới tìm lại được anh; Anh trình bày, rồi nhờ vả, rồi giục giã; bảo nếu không anh phải chạy trốn rất xa... Biết việc như thế mình phải tận tình làm ngay để vực anh dậy

Chạy đôn chạy đáo, rút hết tiền ở ngân hàng, vay nóng online, lại bán cái xe SH đang đi (bảo chồng là bị mất cắp – chắc mai là sắm con xe khác cho mình thôi) mới đủ giao cho anh giả nợ. Mà khiếp thật, nợ nặng thế chứ ?

Bình tĩnh, tuy thất vọng vì sự có mặt của người phụ nữ và hai thằng nhóc (giá chỉ có hai mình thì hay quá, em đã sẵn sàng rồi), nhưng người đàn bà vẫn tiến tới, đứng giữa cửa, chân dợm bước vào, hớn hở: Chào anh. 

Thằng đàn ông đang cắm cúi rót bia, ngẩng đầu, đôi mắt thô lố liếc ra, với vẻ không hề ngạc nhiên: 

- Thúy đấy à. Ngại quá, nhà anh đang ăn cơm. Lúc khác nhé. Anh sẽ gọi

Con đàn bà ngó ra, mắt vằn lên ánh dữ tợn, miệng quát to, đay nghiến: 

- Cút. Con điếm

Hai thằng thiếu niên ngó cái túi và chiếc điện thoại trên tay người đàn bà vẻ thèm thuồng một cách trâng tráo. Thằng đàn ông lừ mắt. Rồi vọng ra: 

- Về đi.

Người đàn bà hụt hẫng, loạng choạng như muốn khịu xuống. Ngỡ ngàng nhìn thằng đàn ông ra vẻ trách móc, thêm hờn dỗi... 

Bối rối lặng quay người, bước chân rời rạc đi ra ngõ, để lại đằng sau những tiếng bình phẩm thô tục vẳng từ nhà anh.

Sao lúc này ngõ tối thế, tiếng trao đổi trong các nhà ven đường vọng ra lao xao; họ đang ăn cơm. Đầm ấm quá – mọi ngày, giờ này nàng đã tắm xong, xuống cùng chồng con bày bữa đây.

Càng đi, ngõ càng mấp mô, bây giờ người đàn bà mới thấy sợ theo bản năng. Chuột vẫn thế, ngang nhiên chạy qua, dáng thách thức và dọa dẫm. Người đàn bà bước nhanh hơn, vội vã như chạy. Mấy lần vấp, chân loạng choạng, may không ngã. Đằng xa đã thấy ánh đèn phố hắt vào. 

Người đàn bà chống tay vào bức tường bẩn thỉu, ẩm ướt, ổn định hơi thở gấp, nước mắt chảy dài từ nãy, bây giờ mới thấy mặn, quệt tay lau, lòng thầm an ủi mình: Anh ấy chắc không bạc thế đâu? do sợ vợ mới như vậy chứ. Chắc là thế. Lần gặp sau phải quát răn cho anh ấy một trận mới được. Dạng vợ ấy sao so được với mìnhChả chấp. 

Lẽ ra mình phải rất ghét anh chứ. Anh bội bạc, giả dối với mình không chỉ lần này. Sao vậy nhỉ? Thật khốn nạn cho mình quá!!! Bởi mình muốn anh nhiều lắm. Em lấy chồng chỉ là tồn tại mà thôi, tình cảm em đã trao hết cho anh rồi, anh nhé. Ôi tình dục sao tự do thế. Bên anh, em mới được buông thả bản năng...

Lại đi, người đàn bà nghĩ: Chỉ mong anh ấy nợ nần tiếp để phải dựa vào mình mới được, cho bõ. Ta quen biết nhiều đại gia, người nổi tiếng, mình sẽ thiếu gì tiền – còn thằng chồng đần ở nhà nữa cơ mà. Mai, có lẽ mai anh ấy sẽ gọi cho mình.

May quá, ra khỏi ngõ, ánh đèn đường chói lóa, người đàn bà vuốt mồ hôi mặt, thở phào, tự thấy vững tin hẳn.

Phố xá lung linh, dòng người ồn ã – chen trong đó biết bao kẻ phũ phàng. 

Giời thương kẻ bất lương.

 

Tuấn Long (30/10/2022


 

 

31/03/2022

Chiếc lá cuối cùng

 



Nếu bạn biết đến nhạc sĩ Tuấn Khanh thì không thể nào bỏ qua nhạc phẩm bất hủ với thời gian, có sức sống bền bỉ gần 60 năm và được côɴԍ chúng đón nhận nhiệt tình – “Chiếc Lá Cuối Cùng”, một trong những ca khúc trữ tình иổi tiếng nhất thập niên 1950.

Tuy nhiên bài hát lại mang âm hưởng của dòng nhạc tiền cнιếɴ đậm nét với ca từ đẹp như thơ khi mô tả về cảnh đêm chia ly của đôi tình nhân trẻ: “Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng/Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang..”.

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật nhạc sĩ cùng cô học trò nhỏ của ông. Trong đêm từ tạ ấy, chẳng cần nhiều lời hoa mỹ hay hứa hẹn tương lai, chỉ cần hai người bình lặng bên nhau, ngay giây phút này và đợi chờ cho chiếc ʟá cho chiếc ʟá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc đôi tình lữ phải rời xa nhau.

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói
Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối
Mỉm môi cười mà nhớ thương khôn nguôi

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa

Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa



Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải tuân thủ quy luật hợp tan, tiệc nào cũng phải tàn thì gặp rồi phải tan. Cô gái vừa nhắc nhở cũng vừa an ủi chàng: Họ xa nhau là do quy luật của thiên địa cũng như hết ngày thì đến đêm, như sự tuần hoàn của bốn mùa, như “ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối”.

Nếu đôi ta thật sự còn duyên phận thì ắt hẳn sẽ còn được gặp lại nhau. Nhưng dù biết như thế cũng chẳng thể ngăи được nỗi nghẹn ngào nơi khóe mắt, “mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi” cả hai đều đang gượng cười để an ủi đối phương. Nhưng nụ cười đó lại chua xót đến biết bao, bao nhiêu nước mắt đang âm thầm mà chảy ngược sau nụ cười ấy.

09/03/2022

Khu giải trí kề cận nơi vệ sinh. (dành cho những mần non Văn Điển)

 (Đã cảnh báo nên tác giả không chịu trách nhiệm


Già, thói quen lâu ngày thành tật. Cứ ăn sáng xong là lại lân la ra quán quen làm ly cà phê đen không đường. Quán ở phố làng nhưng cà phê pha khéo, đúng vị mình thích.

Bên này, làng lên phố do đất rộng, quy hoạch tốt nên nhiều cây xanh và hồ nước; đường rộng rãi, ít ô tô nên không khí yên ả và trong lành tựa hồ Thiền Quang hồi bao cấp vậy. Những nơi có view đẹp đều là quán, nên ngồi nhâm nhi cà phê rất hợp.

Hôm đó, mới ngồi 1 lúc thì có 3 thím tầm U50 vào ngồi xế cạnh. Nhìn còn săn chắc, ngọt nước lắm như tầm gái 30 vậy, chắc do chịu tập thể thao, biết trang điểm lại biết cách giữ vóc dáng. Nhìn quần áo, trang sức và đồ đạc đoán là dân thượng lưu (bên này có nhiều biệt thự và chung cư cao cấp dành cho quan quý và đại gia).

Chả biết cố ý hay vô tình mà thế ngồi các thím ấy rất khiêu khích, có thể thấy rõ một số phong cảnh mà lẽ ra nên che đậy, làm thằng bé thi thoảng phải liếc sang, đỏ hết cả lưng. Vì ngồi gần nên mùi nước hoa thoảng dịu, tiếng họ nói chuyện không to lắm nhưng vẫn nghe rõ ràng.

Bi ba bi bô một lúc thì thím A (tớ tạm đặt tên vậy) nói:

- Hôm nay lão nhà tao đi thị sát với sếp trong Nam nên chắc nửa tháng này được xõa, éo phải viện ly do lý trấu.

Thím B:

- Lão nhà tao xuống QN đàm phán, éo biết lúc nào lên.

Thím C:

- Thằng già nhà tao cứ thứ 7, chủ nhật là vác cần đi câu. Món này lão ham lắm.

Thím B:

- Lão sếp tao ghen khủng khiếp, đến chồng tao hôm nào mon men là lão xị mặt ngay. May chồng tao bên QĐ nên lão ngại chứ không đã bắt tao bỏ chồng. Mà lão thính lắm, hôm tao làm một nháy với thằng trợ lý mà lão ngửi ra. Tao bảo chồng làm đấy mà lão cáu bẳn cả buổi. Cấm thế éo nào được mình, thích là nhích chứ… Tụi mày có chương trình gì không ?

Thím A:

- Trưa nay tao có hẹn. Thằng kép mới này có món húp sò phê lắm. Nghĩ đã sướng. Chán tao share nhé.

Thím C:

- Chả nhờ, tao mới có thằng HLV gym hơi bị to và dai. Vắt chán rồi đá. Đeo bám mệt váy.

Thím B:

- Bóc bánh trả tiền cho nhẹ, quan tâm rồi lộ mệt lắm.

Thím A:

- Chúng mày ạ, không rõ tại sao gần đây tao đi ị không kiểm soát được, mấy lần tý đùn.

- Chắc mày cho mấy lão ấy chơi lỗ nhị chứ gì ? Dễ bị thế lắm. Bà B nói

- Mấy lão dùng lỗ nhị lâu rồi. Lúc đầu đéo cho vì chỗ ấy bẩn bỏ m… nhưng hứng tình lên, với lại mấy lão kỳ kèo đành chịu. Đau, thốn éo chịu được, sau quen và có cách nên thấy đỡ. Bây giờ lại thích.

Thím C nói:

- Giống em, hồi đầu thằng bồ trẻ bảo em thổi tiêu, khiếp vãi, vừa hôi, vừa bẩn. Nhưng nó vừa đe, vừa dỗ em đành cố. Bây giờ thành quen, màn dạo đầu không thổi là không được với mấy lão. Nhưng công nhận, sau đó mấy lão hừng hực lên hẳn, em cưỡi ngựa thích lắm.

Thím B:

- Mấy lão ngày đi mấy cuốc, mà toàn chân đất, không biết có lây bệnh của mấy mụ khác không ?

Thím A:

- Hôm rồi, lão khọm nhà tao bảo: Sao dạo này lỗ đíc của em to và thâm thế ? Có bị trĩ không ? Mình mới quát: có ông bị bệnh trĩ thì có, người ta cơ địa vậy.

Thím C nói:

- Chị cũng đi khám đi, tránh bị muộn. Em cũng bị mấy thằng toàn đòi chơi lỗ nhị; em phòng bằng cách lúc nào cũng đem theo trong túi mấy tuýp keo bôi trơn, chứ không thì sót lắm. Kể cũng sướng, lúc làm mấy lão vỗ m.. và bóp v… ghê lắm nên phê… Quen rồi thích phết.

Thím B:

- Bực một nỗi, màn dạo đầu mới ra tý nước, các lão đã hùng hục cắm vào lỗ nhị….

Bờ lô bờ la…

Mấy thím nói tiếng lóng trong nghề, lờ mờ đoán: Khu giải trí kề cận nơi vệ sinh.

Chuyện đời này muôn sự - Muốn khóc phải cười khan.

Cà phê đắng chát.