Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm và Dược phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm và Dược phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng

04/03/2023

Tác dụng của hạt lạc với sức khoẻ

 Tập hợp trên net.



Hạt lạc nhỏ mang nhiều giá trị dinh dưỡng, protein và tác dụng tuyệt vời với sức khỏe mà các bạn có thể không biết.

1. Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát.

Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành.

2. Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn

Lạc giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc được nghiên cứu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

3. Giúp giảm lượng đường trong máu

Bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng lạc như một món ăn thân thiện. Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.

4. Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm

Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn.

5. Giàu năng lượng

Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Bạn không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này. Bởi lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.

6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau

 Lạc chứa p-coumaric acid, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%. Đưa lạc hạt hay bơ đậu phộng vào kế hoạch ăn uống mỗi ngày chừng mực là cách hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe.

7. Có lợi cho tóc

Nghiên cứu chỉ ra lạc rất giàu axit béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Lạc giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.

8. Nó làm giảm nguy cơ sỏi mật

Lạc ở dạng hạt hoặc bơ đậu phộng tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%. Sử dụng bơ đậu phộng trong bữa ăn sáng của bạn để có năng lượng dồi dào.

Một số lưu ý khi sử dụng lạc

Lạc có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: lạc luộc, lạc rang, muối lạc trộn nộm,...Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh ăn lạc có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, nhưng bạn không nên lạm dụng lạc quá nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng lạc:

 

·    Không nên ăn lạc luộc hoặc lạc rang quá nhiều khi đang đói bụng. Bởi vì, khi ăn lạc lúc đói thì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng

·     Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều lạc bởi trong lạc có chứa chất có khả năng gây dị ứng khi sử dụng

·   Ăn lạc có tốt không? Đối với người mắc bệnh gout, nhiễm mỡ máu, đái tháo đường, nên nếu ăn lạc quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

·    Hơn nữa, khi mua lạc cần lựa chọn kỹ, tránh mua lạc đổi màu hoặc bị mốc vì có thể nhiễm nấm aflatoxin có nguy cơ gây bệnh ung thư cao.

 

 

24/03/2022

TRÙNG THẢO HOA (để phân biệt, vì dễ nhầm với ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Tây Tạng)

 

Tối nay vừa ăn cơm tối vừa xem TV, thấy có cái là lạ vì giới thiệu các món ăn làm từ "Đông Trùng Hạ Thảo". Lạ vì thấy sang quá, bỏ cả nhúm trong khi "Đông Trùng Hạ Thảo" mà tôi biết thì chắc chắn không ai dám dùng như vậy vì nó đắt hơn vàng.

Những cọng "Đông Trùng Hạ Thảo"  thấy trên TV thì không thề gọi như vậy vì nó chẳng qua là một loại nấm mà theo cách giới thiệu của Đông y và người Trung Quốc gọi là Đông Trùng Hoa (冬蟲花), Đông Trùng Hoa Thảo (冬蟲花草) hay Trùng Thảo Hoa (蟲草花) và tuyệt đối không được gọi là "Đông Trùng Hạ Thảo" vì gọi vậy là sai không chân thật nếu người chưa biết qua sẽ bị ngộ nhận.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng (Cordyceps sinensis) 

                                           trong tự nhiên – thu hoạch – sau khi đã làm sạch


Tôi lên mạng tìm thì thấy có Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường có viết một bài và ông cũng gọi loại nấm này là "Trùng Thảo Hoa" chứ không phải là "Đông Trùng Hạ Thảo". Mời các bạn:

Trùng thảo hoa - thảo dược quý thay thế Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng

Trùng thảo hoa chính là đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris (là một loại nấm có màu cam ký sinh, mọc lên từ thân của loài sâu nhộng) được nuôi trồng nhân tạo. Trùng thảo hoa còn gọi là đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo nhân tạo, kim trùng thảo, hoa đông trùng hạ thảo. Sở dĩ thường được gọi Trùng thảo hoa là để phân biệt vơi Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thuộc loài Cordyceps sinensis.

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) mọc ký sinh trên thân nhộng trong tự nhiên     
– thu hoạch – sau khi đã loại bỏ thân nhộng, sấy khô để sử dụng.

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) có chứa hàm lượng lớn protein, 18 loại axit amin, 17 loại nguyên tố vi lượng và 12 loại vitamin như: A, B1, B2, B6, B12, C, D, E… rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy mà trùng thảo hoa được xem là loại thảo dược quý, thức ăn bổ dưỡng.

Do đặc điểm sinh thái gần giống nhau giữa trùng thảo hoa và đông trùng hạ thảo Tây Tạng mà trùng thảo hoa cũng có được những công dụng tương tự như đông trùng hạ thảo.

Hiện nay, trùng thảo hoa đã được nuôi trồng nhân tạo và được dùng để thay thế cho đông trùng hạ thảo Tây Tạng đang ngày càng khan hiếm, đắt đỏ (giá 1g đông trùng hạ thảo Tây Tạng hiện nay vào khoảng 1.000.000đ)

Trùng thảo hoa cũng có rất nhiều chủng loại, song loại có đầu bào tử to là tốt hơn cả. Bào tử nấm trùng thảo hoa (lớp phấn màu vàng bám vào đầu bào tử) là cơ quan sinh sản của trùng thảo hoa. Bào tử trùng thảo hoa chứa các thành phần giống như trùng thảo hoa.

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) được nuôi trồng nhân tạo

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) có công dụng chính như sau:

1.Bổ thận, tăng cường sinh lực và trí nhớ.

2.Bổ phế, bình suyễn chỉ khái.

3.Ổn định đường huyết.

4.Điều hòa huyết áp

5.Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng chống ung thư, chống lão hóa.

6.Đẹp da, giúp da hết khô và nám sạm.

*Lưu ý: Tác dụng có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

Đối tượng sử dụng: Trùng thảo hoa có mùi thơm ngậy, tính bình, vị hơi ngọt, có thể dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi đối tượng, đặc biệt là các đối tượng sau:

1.Suy nhược cơ thể, hay quên

2.Suy giảm sức đề kháng, dễ bị cảm

3.Đau lưng, mỏi gối, chức năng gan thận suy giảm

4.Da khô nám sạm

5.Sau khi bệnh nặng

6.Ho hen suyễn do phế khí hư.

Cách sử dụng:

- Ăn sống: trùng thảo hoa vị ngậy, hơi ngọt, mùi thơm có thể ăn sống trực tiếp.

- Hãm nước sôi uống mỗi ngày: Trùng thảo hoa 10g-20g cho vào cốc nước sôi, đậy kín, hãm 5-7 phút cho mềm. Sau đó ăn hết cả nấm và nước.

- Ngâm rượu: Trùng thảo hoa 100g ngâm với 1 lít rượu trắng (45-60 độ). Sau 20 ngày trở đi là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15ml. Ngoài ra có thể ngâm cùng với lộc nhung, nhân sâm, hải mã...

- Hầm trùng thảo hoa 10g – 30g cùng với thịt heo, móng giò, gà ác, bồ câu. Ngoài ra, có thể thêm đương quy 10g, đẳng sâm 8g, kỷ tử 10g, đại táo 3 trái, cùng trùng thảo hoa 15g hầm với thịt heo, móng giò, gà…

Chú ý: khi sử dụng không nên ngâm rửa trùng thảo hoa vì sẽ làm mất đi lớp phấn chứa nhiều chất dinh dưỡng của trùng thảo hoa.

Ghi chú:


Sản phẩm có dạng khô, màu cam vàng, vị hơi ngọt bảo quản trong các túi nhỏ kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và sử dụng trong vòng 12 tháng. Sản phẩm làm từ bào tử nấm trùng thảo hoa, chế biến bằng công nghệ khép kín hiện đại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trùng thảo hoa được sấy khô, không có tạp chất và chất bảo quản mang vị ngọt và tính bình, mùi thơm. Sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, giảm tình trạng suy nhược cơ thể, làm đẹp da.

Trong ẩm thực, trùng thảo hoa sử dụng ăn sống trực tiếp hoặc hãm nước sôi uống nước hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong các món Hoa người ta sử dụng nguyên liệu này để nấu hầm, tiềm với các loại móng giò, gà ác, bồ câu,… Sản phẩm bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm lớn.

Giá 1 lạng Trùng Thảo hoa vào khoảng mấy chục nghìn thôi các bạn nhé, nên chúng ta có thể an tâm sử dụng thay thế Đông trùng hạ thảo quá quý giá kia.



 

 

 

22/03/2022

Rau muống, Dọc mùng - Những người không nên ăn

 




Tôi có thằng bạn bên Úc (khoe tý). Nó làm bác sỹ Dinh dưỡng (chăm lo cho ăn uống thì phải). Cứ bị tôi gọi là thằng “Tây rau muống”, nó ức lắm mới xổ câu: Này không phải cứ dân Việt mà ai cũng ăn được rau muống đâu nhé.

Bố khỉ, chả biết các dân tộc khác thế nào chứ người Việt không ăn rau muống thì vong bản (mất gốc) à ?

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Nó mới tuôn ra một tràng từ kỹ thuật tiếng nước ngoài nước trong gì đó để minh chứng là không phải ai cũng ăn được rau muống.

Ong hết cả thủ nhưng cũng lờ mờ hiểu chút. Sau đọc sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS. Đỗ Tất Lợi và tra trên net mới thấy đúng là vậy.

Thưa các bạn, như đã biết, nhiều loại thực phẩm có thể ngon, bổ với người này nhưng lại có hại với người khác. Cụ thể ở đây tôi xin nói đến 2 loại rau mà dân Việt ta thường dùng đó là rau Muống và Dọc mùng.

Thứ nhất là rau Muống:

Ở miền Nam ít ăn chứ ngoài Bắc, rau muống  là món rau chính. Đây là loại rau được dân ta ưa dùng với các món như luộc, canh, nộm, … Mùa Hè nóng bức, bữa cơm có đĩa rau Muống, bát cà muối…; sau đó tráng miệng bằng húp nước luộc dầm sấu thì thôi rồi.

Rau muống có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.


Rau muống rất bổ dưỡng bởi thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C. Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Rau muống còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.

Người bị say nắng có thể dùng nước ép rau muống với một chút muối hoặc chanh để cơ thể nhanh chóng được tiêu khát, dễ chịu.

Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

 Tuy nhiên, loại rau này lại tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khoẻ mà một số người không nên ăn:

- Cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

- Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.

- Rau muống kị với sữa  Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

- Dân gian nói ăn rau muống nhiều sẽ bị rút gân (chuột rút)….

Vậy chúng ta cần lưu ý vậy.

Thứ hai là Dọc mùng

Dọc mùng (miền Nam gọi bạc hà) là loại rau được ưa thích vào mùa hè, dùng để nấu canh chua hay ăn kèm giảm ngán khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, mỡ.


Cứ 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo. Giàu sinh tố vi lượng như vậy nên dọc mùng rất tốt cho người thừa cân muốn giảm cân.

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol cũng như cản trở chất được hấp thu vào ở trong ruột.

Thân, lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun... Củ rễ của cây bạc hà đem phơi khô tán thành bột có thể dùng để trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da...

Tuy nhiên nếu không được chế biến và dùng đúng cách, dọc mùng cũng mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.

Điều thường thấy nhất là dọc mùng có chứa các chất gây ngứa cho cơ thể, nên nếu chế biến không thật kỹ sẽ khiến người ăn thấy ngứa họng, khó chịu.

Để tránh điều này cần lột vỏ dọc mùng và rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho đến khi thấy dọc mùng mềm ra, dùng tay bóp kiệt nước rồi rửa cho sạch là được. Để đảm bảo bạn có thể trần qua nước sôi.

Dân gian có lưu truyền mẹo tránh ngứa khi nấu dọc mùng là không được dùng các vật dụng bằng tre (đũa tre chẳng hạn) chạm vào nồi canh dọc mùng. Khi nào nấu xong múc ra bát để ăn, lúc đó mới được đùng đũa gắp.

Nhưng so với tác hại sau thì việc hơi gây ngứa cũng chưa phải là điều tệ nhất. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người ăn nhiều dọc mùng làm tăng acid uric trong máu khoảng 15% hơn so với những người không ăn. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng của bệnh gout, sưng nóng các khớp sau một bữa ăn canh chua dọc mùng.

Người đang có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mg/l trở lại bình thường sau 2 tuần không ăn canh chua dọc mùng mà không cần dùng thuốc. Chính vì thế, người mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng (đặc biệt là dọc mùng muối chua) để tránh tình trạng bệnh trở nặng thêm.

Món ăn rất quyến rũ nhưng vì Sức khỏe của mình nên các bạn cân nhắc khi lựa chọn.

 Tôi viết bài này để gửi đến các bạn bị bệnh gout và khớp với lời cầu chúc An Lành.

Trân trọng.



 

20/02/2022

Kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng các câu hỏi để bổ sung Vitamin

 

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Ai cũng biết ít nhiều về vai trò quan trọng của sinh tố A, D, E, C. Cả 4 loại sinh tố này càng được lưu tâm hơn nữa kể từ khi thầy thuốc hiểu rõ hơn về tác hại ngấm ngầm của chất oxy-hóa trong tất cả các căn bệnh được xếp loại vào nhóm “bệnh thời đại”, từ cao huyết áp cho đến cườm mắt.

Lý do rất dễ hiểu, vì cả 4 loại sinh tố vừa kể đều là chất kháng oxy-hóa, nghĩa là hoạt chất có công năng trung hòa độc chất trong môi trường ô nhiễm, tia tử ngoại trong ánh nắng gắt, phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng của cơ thể, hóa chất tổng hợp trong sản phẩm tiêu dùng…

Cũng từa tựa như túi tiền. Thừa chút bao giờ cũng tốt hơn cạn túi. Chính vì thế cần đánh giá chính xác về nguồn dự trữ của 4 loại sinh tố vừa kể vì theo kết quả của hàng loạt công trình nghiên cứu, không quá khó để dự phòng nhiều bệnh chứng nghiêm trọng nếu cơ thể lúc nào cũng đừng thiếu A, D, E và C.

Muốn biết không mấy khó. Với bốn nhóm câu hỏi dưới đây độc giả có thể qua đó vừa tự đánh giá khả năng kháng bệnh, vừa phát hiện các yếu tố bất lợi cho hoạt động của hệ thống phòng vệ của chính mình. Chỉ cần trả lời các câu hỏi dưới đây với ĐÚNG (Đ) hay SAI (S), rồi sau đó tổng kết số câu đã trả lời với đúng.

A. Tiêu chí đánh giá khả năng thiếu hụt sinh tố A

1. Bạn đang hút thuốc? (Đ) (S)

2. Bạn uống rượu bia mỗi ngày? (Đ) (S)

3. Bạn phải làm việc nhiều giờ ngoài trời? (Đ) (S)

4. Bạn không quen ăn cải hơn 2 lần trong tuần? (Đ) (S)

5. Bạn ít khi ăn trái cây nhiều hơn 2 lần trong tuần? (Đ) (S)

6. Bạn thường bị quáng gà? (Đ) (S)

7. Bạn làm việc với máy vi tính nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày? (Đ) (S)

8. Bạn dễ bị viêm họng? (Đ) (S)

9. Bạn hay bị nứt nẻ gót chân? (Đ) (S)

10. Bạn đang có thai hay đang cho con bú? (Đ) (S)

B. Tiêu chí đánh giá khả năng thiếu hụt sinh tố D

1. Bạn đã bị bệnh cột sống? (Đ) (S)

2. Bạn hay bị hư răng? (Đ) (S)

3. Bạn đã bị bệnh bướu cổ? (Đ) (S)

4. Bạn ăn chay trường? (Đ) (S)

5. Bạn kiêng cá biển? (Đ) (S)

6. Bạn ít khi ăn nấm? (Đ) (S)

7. Bạn không uống sữa? (Đ) (S)

8. Bạn hút thuốc? (Đ) (S)

9. Bạn chỉ làm việc trong văn phòng? (Đ) (S)

10. Bạn đã bị loãng xương? (Đ) (S)

C. Tiêu chí đánh giá khả năng thiếu hụt sinh tố E

1. Bạn đang được điều trị bệnh tim mạch? (Đ) (S)

2. Bạn dễ bị phù nề tay chân? (Đ) (S)

3. Bạn ít chơi thể thao? (Đ) (S)

4. Bạn phải làm việc thường xuyên dưới trời nắng gắt? (Đ) (S)

5. Bạn phải làm việc trong môi trường ô nhiễm? (Đ) (S)

6. Bạn hút thuốc? (Đ) (S)

7. Bạn ít khi dùng dầu ăn thực vật? (Đ) (S)

8. Bạn không quen ăn các món ăn có đậu nành? (Đ) (S)

9. Bạn theo chế độ kiêng khem để làm ốm? (Đ) (S)

10. Bạn ăn chay trường? (Đ) (S)

D. Tiêu chí đánh giá khả năng thiếu hụt sinh tố C

1. Bạn hút thuốc hơn 5 điếu mỗi ngày? (Đ) (S)

2. Bạn thường bị cảm cúm? (Đ) (S)

3. Bạn hay uống thuốc aspirin, paracetamol hay acetaminophen? (Đ) (S)

4. Bạn không ăn trái cây nhiều hơn 3 lần trong tuần? (Đ) (S)

5. Bạn không quen dùng các món rau trộn với dầu dấm? (Đ) (S)

6. Bạn ít khi uống nước ép trái cây? (Đ) (S)

7. Bạn thường dùng thực phẩm công nghiệp? (Đ) (S)

8. Bạn thường dùng thức ăn hâm lại nhiều lần? (Đ) (S)

9. Bạn ít khi có món cải luộc hay hấp trên bàn ăn? (Đ) (S)

10. Bạn thường bị căng thẳng thần kinh? (Đ) (S)

Với bản trắc nghiệm nào cũng thế, chỉ cần hội đủ 6 câu trả lời với đúng thì đã đến lúc bạn cần lưu ý bổ sung loại sinh tố tương ứng.

Khác với chuyện thi cử, người muốn có kết quả trung thực về nguồn dự trữ sinh tố không cần tốn công “chạy trường”, cũng không cần lận lưng tài liệu. Chỉ cần thành thật với chính mình để đừng tìm cách quanh co với các câu hỏi nêu trên.

Với sức khỏe thì đáp án bao giờ cũng đơn giản, nhưng chính xác, hoặc trắng, hoặc đen, không thể nửa trắng nửa đen, cũng không thể có màu xam xám, trừ khi tác giả cố ý pha màu.