Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng

01/02/2025

Sự khác biệt giữa Baking Powder và Baking Soda

 

 Do bạn Phương Thảo sưu tầm và chia sẻ.

 

Baking Powder là gì? Điểm khác biệt với Baking Soda

 Baking soda (muối nở) và baking powder (bột nở, bột nổi) đều là những chất được sử dụng để giúp các món nướng, hấp nổi phồng lên.

Về hình thức thì hai loại bột này khá giống nhau, dễ nhầm lẫn, tuy nhiên chúng khác nhau về mặt hóa học.

Bột nổi/nở là gì? (Baking powder)

Bột nở là một chất men hoàn chỉnh, bao gồm muối nở, cream of tartar (một loại acid khô) và có cả bột bắp nữa. Đa số bột nở ở các chợ bây giờ đều là loại double acting có nghĩa là hiện tượng bột nở sẽ xảy ra 2 lần, lần 1 là khi phần bột được làm ẩm bằng cách bạn trộn phần bột khô vào phần nguyên liệu ướt ở nhiệt độ phòng, và lần nở thứ 2 sẽ xảy ra khi hỗn hợp bột được đem để vào lò nướng nóng.

Đa số các công thức nấu ăn có thành phần bột nở đều là sử dụng bột double acting baking powder. Vì vậy các bạn cần lưu ý khi sử dụng bột nở, một khi đã trộn các nguyên liệu khô và ướt vào chung với nhau thì phần bột nở đã được kích hoạt, và bạn cần phải tiếp tục thực hiện cho đến khi đưa sản phẩm vào lò nướng, bạn không thể chuẩn bị trước và cất giữ rồi sau này làm tiếp thì sẽ thành phẩm sẽ hỏng, không nở tốt như ý muốn.

Thông thường người ta sẽ dùng một muỗng cà phê bột nở cho mỗi 150 gr (1 cup) bột trong tất cả các công thức.

Muối nở là gì? (Baking soda )

Muối nở là một chất men được sử dụng trong các sản phẩm nướng như bánh cake, muffins, và cookies.

Muối nở còn được gọi là sodium bicarbonate, hoặc là bicarbonate of soda. Muối nở sẽ được kích hoạt khi nó kết hợp với các nguyên liệu chứa acid và chất lỏng. Sau khi kích hoạt, chất carbon dioxide sẽ được tạo ra và làm cho hỗn hợp bột nở ra , và trở nên nhẹ và mịn. Nếu bạn để ý thì trong các công thức có chứa muối nở đều có các thành phần có acid như là butter milk, lemon juice, nước trái cây, đường vàng...

Muối nở rất mạnh, nó mạnh hơn bột nở khoảng 3-4 lần. Do vậy khi sử dụng muối nở bạn cần sử dụng vừa đủ đừng để nhiều quá. Khi sử dụng nhiều muối nở mà không đủ acid trong thành phần nguyên liệu sẽ dẫn đến việc sản phẩm của bạn sẽ có mùi thoang thoảng kim loại hoặc xà phòng do lượng muối nở còn dư trong phần nguyên liệu.

Thông thường người ta sẽ dùng 1/4 muỗng cà phê muối nở cho mỗi 150 gr (1 cup) bột trong tất cả các công thức.

Một số công thức nấu ăn dùng cả hai loại bột nở và muối nở là do các công thức đó chứa một số loại acid (nước trái cây, đường vàng, yogurt ...), tuy nhiên muối nở không đủ để tạo sự nở bung cho bột bánh, và cần sự trợ giúp của bột nở. Về cơ bản, lý do sử dụng cả hai loại bột là để hỗ trợ lẫn nhau và tìm đến sự cân bằng chính xác cho độ nở của bánh.

Một lý do khác để sử dụng cả bột nở và muối nở là để đạt được màu sắc và hương vị theo ý muốn. Ví dụ như muối nở có thể làm trung hòa và mất đi mùi vị của phần nước trái cây, tuy nhiên nếu bạn dùng thêm bột nở thì nó sẽ giữ lại một ít mùi trái cây giúp bánh được thơm hơn, mà vẫn giữ được độ nở tốt.

Cách kiểm tra bột nở còn tốt hay không:

_ Cho 3 muỗng canh nước ấm vào một cái chén nhỏ. Cho 1/2 muỗng cà phê bột nở vào, khuấy nhẹ. Nếu hỗn hợp có phản ứng sủi bọt, bốc hơi nhẹ là bột nở còn tốt. Nếu không có phản ứng, thì bạn hãy bỏ bột nở đó đi, và mua một gói khác nhé.

Cách kiểm tra muối nở còn tốt hay không:

_ Cho 3 muỗng canh giấm trắng (white distilled vinegar) vào một cái chén nhỏ. Cho 1/2 muỗng cà phê muối nở vào, khuấy nhẹ. Nếu bạn thấy hỗn hợp sẽ sủi bọt ngay là muối nở còn tốt. Nếu không có phản ứng, hãy bỏ muối nở đó đi, và mua một gói muối nở khác nhé.

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn.

25/01/2025

Nêm gia vị đúng cách với 12 loại gia vị

St từ giadinh.suckhoedoisong.vn

 

Tết, tết, tết đến rồi. Chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết là nỗi lo chả của riêng ai. Ở đây, tớ sưu tầm và chia sẻ cách nêm gia vị cùng các bạn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có món ăn ngon, ngoài nguyên liệu tươi, gia vị cũng rất quan trọng. Nhiều người lầm tưởng cho càng nhiều gia vị càng tốt, nhưng thực tế, thứ tự nêm gia vị mới là yếu tố quyết định.

Muối

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 1

Trong nấu ăn có nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và vị mặn. Thông thường các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn (kosher salt) để tẩm ướp thịt và muối biển (sea salt) để ướp cá và hải sản.

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 2

Nếu cho muối quá sớm, muối sẽ rút nước trong thực phẩm, làm rau củ mềm nhũn, mất độ giòn. Với thịt, muối làm protein đông cứng sớm, ảnh hưởng đến độ mềm. Nên cho muối khi món ăn gần chín vừa đảm bảo độ mặn, vừa giữ được hương vị và dinh dưỡng. Ví dụ như xào rau xanh, khi rau gần chín, sắp bắc ra khỏi bếp, bạn rắc một lượng muối vừa đủ, đảo nhanh tay cho đều. Rau xào theo cách này sẽ giòn, màu sắc tươi sáng, kích thích vị giác. Nhưng nếu bạn cho muối vào món trứng rán ngay từ đầu sẽ làm trứng bị khô và cứng. Nguyên nhân là muối làm trứng mất nước, khiến trứng mất đi độ mềm mịn vốn có.

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 3

Chú ý bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh (muối iod) để ướp trong thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, dễ thẩm thấu nên làm thực phẩm ra nước và bị khô.

Giấm

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 4

Giấm thường được dùng để tăng hương vị và khử mùi tanh. Việc cho giấm cũng cần đúng thời điểm mới phát huy tác dụng. Đối với những món cần xào nhanh trên lửa lớn như xào gan lợn, cật... nếu cho giấm không đúng lúc sẽ khó khử được mùi tanh, hương thơm của giấm cũng không được phát huy hết. Còn đối với những món cần ninh nhừ như sườn xào chua ngọt, nếu cho giấm quá sớm, vị chua sẽ bay hơi trong quá trình nấu, ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng.

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 5

Cách cho giấm đúng là điều chỉnh linh hoạt tùy theo loại món ăn. Với món xào, nên cho giấm dọc theo thành chảo khi đang xào ở lửa lớn. Giấm sẽ bay hơi nhanh, mang theo mùi tanh và để lại hương thơm. Với món hầm, nên cho giấm khi gần chín để vị chua ngấm đều vào nguyên liệu, làm món ăn đậm đà hơn.

Nước mắm

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 6

Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong căn bếp Việt, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho các món ăn. Là gia vị nhiều chất dinh dưỡng có lợi, nước mắm được khuyên nên cho vào thời điểm sau cùng khi nấu ăn. Ví dụ với món kho, bạn nên nêm nước mắm khi gần chín và nấu cho tới khi chín hoàn toàn. Cách nêm này giúp món kho thấm vị đậm đà, màu sắc đẹp mắt. Vì nước mắm có độ mặn cao, nếu cho vào quá sớm sẽ khiến thịt bị dai và mất đi vị ngọt tự nhiên, cũng như chất dinh dưỡng. Với các món canh, món xào, bạn nên cho nước mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Cho mắm vào sớm sẽ khiến hương vị và vitamin trong nước mắm bị mất đi do đun sôi quá lâu.

Nước tương

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 7

Nước tương có hai loại nhạt màu và tương đen. Tương nhạt màu có vị mặn ngọt vừa phải, dùng để tăng hương vị mà không ảnh hưởng đến màu sắc món ăn. Nó thích hợp cho món trộn, xào, ướp thịt.

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 8

Loại nước tương đen chủ yếu được dùng khi nấu ăn do mùi vị sẽ được tạo ra khi đun nóng. Nó dùng để bổ sung màu sắc cho món ăn và thích hợp cho món kho, thịt quay, hầm để tạo màu sắc và độ bóng. Nhiều người thường cho hai loại này tùy ý. Cách đúng là nên cho nước tương nhạt sớm để tăng hương vị. Nên cho nước tương đậm vào cuối quá trình nấu để món ăn có màu sắc hấp dẫn, tránh bị đắng do nấu lâu.

Bột ngọt, hạt nêm

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 9

Bột ngọt sẽ giúp thịt mềm hơn và trung hòa được vị mặn của muối. Bột ngọt chỉ thực sự có hại khi nấu ở nhiệt độ 300 độ C. Dầu chiên sôi cũng chỉ đạt 270 độ C. Nên bạn cứ yên tâm dùng bột ngọt để ướp thịt.

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 10

Sai lầm nhiều người mắc là cho bột ngọt/hạt nêm vào sớm ở nhiệt độ cao. Glutamate natri trong bột ngọt và hạt nêm khi gặp nhiệt độ cao dễ biến thành chất có hại, không những không tăng vị ngọt mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, sử dụng quá liều lượng cũng khiến món ăn có vị đắng, ảnh hưởng đến hương vị. Thời điểm tốt nhất để cho bột ngọt hoặc hạt nêm là khi món ăn sắp hoàn thành, giúp phát huy tối đa tác dụng. Chỉ cần một trong hai loại gia vị này là đủ, không nên cho quá nhiều. Quá nhiều bột ngọt hoặc hạt nêm sẽ làm mất đi hương vị nguyên bản của món ăn và gây khát nước.

Đường

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 11

Trong nấu ăn, việc thêm đường có thể tăng vị ngọt cho món ăn, giảm vị chua và làm dịu vị cay. Nếu dùng đường để tạo màu, hãy cho vào chảo dầu nóng, đảo đến khi đường lên màu, rồi mới cho nguyên liệu chính vào đảo chung. Nếu chỉ dùng đường làm gia vị, có thể cho vào trong quá trình xào nấu. Lưu ý nên cho đường trước muối. Bởi lẽ, tác dụng khử nước của muối sẽ khiến thịt bị khô cứng, vị ngọt không thể thấm vào nguyên liệu dẫn đến ngọt bên ngoài và mặn bên trong.

Rượu

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 12

Rượu nấu ăn chủ yếu dùng để khử mùi tanh của cá và thịt, đồng thời tăng thêm hương thơm cho món ăn. Nên cho rượu vào khi nhiệt độ trong nồi đạt mức cao nhất trong suốt quá trình nấu, để các chất gây mùi tanh bị etanol hòa tan và bay hơi đi. Đối với cá, thịt kém tươi, nên ngâm với rượu nấu ăn trước khi chế biến để etanol thấm vào các thớ thịt, cá, giúp loại bỏ mùi hôi.

Mật ong

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 13

Mật ong giúp thịt thơm ngon hơn. Bạn có thể dùng mật ong để ướp thịt hoặc phết lên bề mặt thịt lúc nướng. Tuy nhiên, không phải thịt nào cũng thích hơp để ướp với mật ong. Mật ong chỉ phù hợp nhất với các loại thịt lợn, gà. Còn đối với các loại thịt đỏ như bò, cừu thì bạn nên ướp với đường sẽ ngon hơn.

Gừng và rượu trắng

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 14

Bạn thường ăn cá và hải sản và ngại mùi tanh của chúng. Hãy dùng gừng đập giập hoặc 1 ít rượu trắng để khử mùi tanh này.

Dầu ăn và dầu olive

Thời điểm chuẩn nêm 12 loại gia vị khi nấu ăn ai cũng cần biết để món ăn ngon và bổ dưỡng hơn - 15

Đối với ướp các loại thịt, sử dụng dầu ăn là tốt hơn cả. Không nên dùng dầu olive để ướp thịt bởi vì dầu ôliu thích hợp với ăn sống hơn như dùng để trộn các món salad hoặc trong chiên xào với thời gian ngắn.

Một số thịt không cần ướp gì cũng ngon

Một số loại thực phẩm không nên ướp hoặc chỉ ướp thật đơn giản với muối, tiêu như: thịt bò xắt lát, cá hồi phi lê, cá tuyết, tôm hùm, các loại sò, hàu,…

03/12/2024

Dùng rau củ cho an toàn

 

Nhu cầu dùng rau củ là cần thiết, lợi ích cho sức khoẻ nhưng chúng ta cũng cần có biết và hiểu để dùng cho an toàn, phải không các bạn. Mình ví dụ vài loại sau để mọi người cùng tham khảo:

Cà chua xanh



Theo báo Sức khỏe và Đời sống, BS Nguyễn Đình Thục, Hội Đông y Việt Nam, cho biết, cà chua xanh mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng lại chứa hàm lượng khá lớn alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày...

Trong quá trình chín của cà chua, lượng alkaloid giảm dần và sẽ hết khi quả chín đỏ.

Vì vậy, bạn không nên ăn cà chua xanh, nếu vẫn sử dụng thì không nên dùng quá nhiều và thường xuyên.

Giá đỗ không rễ

Loại không rễ

Loại có rễ


Giá đỗ không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giá đỗ để bán, nhiều người sử dụng chất kích rễ, chất bảo quản, thậm chí sử dụng các hóa chất cực kỳ độc hại như bột tẩy trắng, chất giữ tươi...

Giá đỗ sử dụng hóa chất thường không có rễ và đây là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người Việt vẫn ăn hằng ngày. Việc sử dụng loại giá này thường xuyên và lâu dài sẽ gây hại cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan. Do đó, với giá đỗ không có rễ, bạn tuyệt đối không nên mua.

Dấu hiệu phân biệt giá đỗ làm thủ công và giá đỗ ủ bằng thuốc: Nồi giá đỗ ủ theo cách thông thường sẽ chặt hơn. Rễ giá dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ dài, thân, lá mầm. Còn giá đỗ dùng thuốc kích thích độc hại thường có cọng ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn.

Bí đỏ để lâu ngày



Bí đỏ không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, bí đỏ để lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bí đỏ có hàm lượng đường cao, nếu để trong thời gian dài sẽ bị lên men và biến chất.

Người ăn loại bí này có thể ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy.

Nếu bí đỏ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đã bị biến chất, không nên ăn.

Mộc nhĩ tươi



Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp nhiều chất này thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.

Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô. Vì vậy, bạn nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Việc ngâm mộc nhĩ khô trong nước trước khi nấu sẽ giúp lượng porphyrin còn lại bị hòa tan.

Khi ngâm mộc nhĩ khô, bạn cần lưu ý thay nước nhiều lần, tốt nhất không ngâm quá hai tiếng vì ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.

Gừng bị thối, dập



Gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra độc tố safrole. Nếu thấy củ gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, bạn nên vứt bỏ, đừng ăn bởi khi ấy củ gừng đã không còn an toàn.

Ở củ gừng bị thối có loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Việc thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.

Sắn chưa nấu chín



Sắn có thể trở thành loại rau củ ngậm đầy độc tố nếu bạn không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide - một chất rất độc. Chất này có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, thậm chí dẫn đến tê liệt và tử vong.

Để tránh say sắn, khi chế biến bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (tốt nhất là ngâm bằng nước vo gạo). Khi luộc, cần mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, và đặc biệt phải luộc thật chín mới ăn. Khi nếm thử nếu thấy có vị đắng thì nên bỏ.

Khoai tây mọc mầm



Khoai tây mọc mầm có thành phần độc hại solanine. Khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn. Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Dù tình trạng ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.

Nhiều người vì tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, vì nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.

Măng chưa xử lý kỹ



Măng chứa độc chất cyanogen glucosides, có thể gây tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch kém, dị ứng rất dễ gặp các triệu chứng khó chịu khi ăn măng.

Bạn nên xử lý măng đúng cách để tránh bị ngộ độc. Đầu tiên, cần bóc bỏ lá măng, bỏ rễ rồi thái thành lát mỏng, đun sôi trong nước muối nhạt vài chục phút, trong quá trình đun nên mở nắp để loại bỏ chất độc. Bạn có thể luộc măng vài lần để đảm bảo an toàn.

Tuyệt đối không ăn măng tươi hoặc chưa luộc kỹ để tránh ngộ độc.

Đấy, chỉ vài gợi ý thôi – chứ trong thực tế còn nhiều lắm mà mình chưa biết và hiểu để cùng nhau ta chia sẻ.

19/10/2022

Dầu ăn và tác dụng

 st trên net.


Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường.

Có khá nhiều loại được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để nấu ăn và bôi trơn.

Ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

1. Dầu ô liu

 

Dầu ô liu chứa các axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm, giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Chưa hết, một phân tích tổng hợp lớn được thực hiện vào năm 2014 tại Đại học Vienna cho thấy, các axit béo không bão hòa đơn trong dầu oliu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

2. Dầu hạt cải

Dầu hạt cải được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong nhà bếp, đó là lý do tại sao nó thường là một mặt hàng chủ lực trong hầu hết các hộ gia đình.

Được mệnh danh là loại dầu thực vật có khả năng làm giảm Cholesterol số 1 trong chế biến các món chiên, xào, dầu hạt cải cung cấp chưa tới 10% chất béo bão hòa, cung cấp ít mỡ chuyển hóa và không cung cấp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cụ thể, dầu hạt cải rất giàu chất béo không bão hòa là axit béo omega-3.

3. Dầu bơ

Được chiết xuất từ bơ ép, có hương vị nhẹ cũng như điểm bốc khói cao, dầu quả bơ là nguyên liệu hoàn hảo cho hầu hết mọi hoạt động nấu nướng trong bếp.

Bơ là một trong những nguồn cung cấp axit oleic cao nhất, một loại axit béo không bão hòa đơn giúp giảm huyết áp, thúc đẩy chức năng não và giảm nguy cơ ung thư.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi dầu bơ, được làm từ cùi bơ ép lạnh, cũng mang những lợi ích này để tối ưu hóa sức khỏe.

4. Dầu mè

Dầu mè hay dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo Omega 3, 6, canxi, Vitamin E, B.

Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega -6, 40,5mg Omega-3 và 119 calo.

5. Dầu đậu nành

Dầu đậu nành là loại dầu ăn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng chứa nhiều vitamin K, giúp tăng cường sức mạnh của xương. Nó cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đa và axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.

6. Dầu cây Rum

Dầu cây Rum, được làm từ hạt cây Rum, có ít axit béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có lợi cho tim mạch.

Chúng chứa axit linolenic và axit linoleic có thể cải thiện lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể.

7. Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh là sự lựa chọn của rất nhiều người trong cộng đồng ăn thuần chay. Chế độ ăn giàu omega-3 ALA, vốn có trong dầu hạt lanh, có khả năng làm giảm nồng độ mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp cao ở những người có cholesterol cao.

Dầu hạt lanh có hương vị hạt nhẹ, điểm bốc khói thấp nên không thể nấu nướng với nhiệt độ cao mà thay vào đó là dùng làm salad dressing hoặc gia vị tẩm ướp.

Điều cần lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh đó là nó rất nhạy cảm với nhiệt, có thể bị ôi và oxi hóa nhanh chóng, cho nên cần được bảo quản trong bình chứa tối màu nơi môi trường tủ lạnh.

8. Dầu đậu phộng

Dầu đậu phộng có nhiều vitamin E, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, chất chống oxy hóa và axit béo omega-6. Vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực tốt, khả năng miễn dịch và lưu lượng máu.

Dầu đậu phộng ép lạnh, chưa tinh chế, chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất vì đậu phộng được xử lý thông qua một quy trình cơ học mà không có nhiệt hoặc hóa chất.

 Ngoài ra còn có dầu gạo, dầu hướng dương...