Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thường thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thường thức. Hiển thị tất cả bài đăng

01/09/2024

Quay cổ tay chữa nhiều bệnh

St từ nhiều nguồn trên net



Vị trí cổ tay có liên quan đến các đốt sống cổ chi phối nhiều bệnh, như thiếu máu não, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi, thoái hóa… Do vậy chỉ cần tác động đến cổ tay, thì cột sống cổ sẽ chịu ảnh hưởng, sẽ giúp điều trị các bệnh nói trên.

Trước hết, hãy tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của cột sống cổ. Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2­ còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có dạng đường cong ưỡn ra trước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.



Sự liên quan của 7 đốt sống cổ với cơ quan nội tạng và bệnh lý

Đốt sống cổ C1: Cung cấp máu cho não – Tuyến yên – Tai trong – Hệ thần kinh giao cảm. Đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi.

Đốt sống cổ C2: Mắt – Dây Thần kinh mắt – Tĩnh mạch – Tai giữa – Lưỡi. Viêm xoang, chảy nước mũi xanh, đau tai, ù tai, lãng tai, điếc, mờ mắt, đau mắt.

Đốt sống cổ C3: Má – Tai ngoài – Răng – Xương miệng. Các bệnh về răng miệng, tai

Đốt sống cổ C4: Mũi – Môi – Miệng – Tai trong. Sốt nóng lạnh, chảy nước mũi, ù tai, lãng tai, viêm yết hầu, sưng Amidan.

Đốt sống cổ C5: Dây thanh quản – Yết hầu. Viêm thanh quản, viêm cổ họng, khan tiếng, nhức vai.

Đốt sống cổ C6: Cơ gáy – Cơ vai – Amydan. Mỏi gáy, tê tay, viêm Amydan, thượng vị, viêm thanh quản, ho liên tục.

Đốt sống cổ C7: Tuyến giáp – Vai – Khớp cù trỏ. Cảm cúm, viêm tinh hoàn, viêm, giãn nở tuyến giáp.

Vì vậy, khi có các đốt sống bị các tổn thương do thoái hoá, viêm, u, chấn thương cột sống cổ, phong cách sinh hoạt thiếu khoa học, dùng cổ chịu tải trọng quá mức, sử dụng bàn ghế không đúng quy cách buộc cổ phải thường xuyên ở tư thế không đổi, quá gù, quá ưỡn… sẽ dẫn đến các bệnh lý tương ứng.

Theo lý luận Đông y và một số môn khí công tu luyện Đạo gia, thân thể con người được xem như là vũ trụ thu nhỏ, đồng thời là đối ứng với vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Cơ thể cũng có những bộ phận đối ứng ví như: não người đối ứng với vũ trụ, cổ tay đối ứng với cổ gáy, sống chân đối ứng với sống lưng, loa tai đối ứng với bào thai ngược…

Sự đối ứng tương quan giữa bào thai và loa tai

Trương Huyền – một học giả chuyên nghiên cứu về bách khoa sức khỏe (ở Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, hệ thống này được liên tục tái tạo qua thời gian. Vì vậy một khi tác động đúng cách lên một phần nào đó của cơ thể, nó sẽ có khả năng tự điều chỉnh phần cơ thể bị mất trạng thái cân bằng (chúng ta gọi là bệnh) đối ứng với phần đó.



Tương đồng giữa mô hình tế bào não bộ (Ảnh: Shutterstock) và mô phỏng phân bố vật chất quy mô lớn trong thiên hà (phát sáng) của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sử dụng nguyên lý đối ứng này chính là lời giải cho câu hỏi vì sao chỉ cần quay cổ tay cũng đã chữa được nhiều bệnh, chính xác là phòng và chữa các bệnh liên quan đến các đốt sống cổ.

Cách thực hiện

Theo nghiên cứu của GSTSKH Bùi Quốc Châu:

Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính.

Đối với thoái hóa đốt sống cổ: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần. Trong khoảng 2 – 3 tuần thì hết bệnh. Một yêu cầu quan trọng trong việc quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được (nắm tay theo hình trên). Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.

Quay cổ tay có những tác dụng sau:

Điều hòa nhiệt độ cơ thể: tùy lúc mà cần nóng hay cần mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).

An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng. Quay cổ tay chừng 3 phút sau là rất buồn ngủ.

Làm hồng hào da mặt.

Làm tiêu u, tiêu bướu ở các bộ phận trong cơ thể..

Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).

Giảm sưng đau xương khớp. Trị thoái hóa cột sống cổ; viêm khớp khó co bóp các ngón tay, chân.

Làm mạnh gân cốt. Trị liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não: Quay cổ tay 200 cái nhưng làm đến 5 lần một ngày.

Làm săn chắc da thịt.

Lưu thông khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

Chú ý:

Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:

– Tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.

– Khi quay cùng lúc cả 2 tay với tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người. Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.

– Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.

21/04/2023

Thải độc ngũ tạng nhờ mấy động tác đơn giản

Sưu tầm trên Net.

Các chuyên gia Đông y thường nói, hãy tận dụng hết chức năng của ngón tay bạn trước khi dùng đến kim tiêm.

Điều này để nhấn mạnh rằng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh.

Không những thế, với những ngón tay nhỏ bé, bạn có thể mát xa các huyệt vị trên cơ thể hàng ngày một cách vô cùng đơn giản, nhưng sẽ mang tới những hiệu quả tuyệt vời.

 

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 1.
Những vị trí trên bàn tay đều có chức năng kết nối với các bộ phận nội tạng 
(Ảnh minh họa)

Bất kỳ thời gian nào trong ngày, nếu rảnh tay là bạn có thể tự "phòng, khám và chữa" bệnh cho chính mình. Kinh nghiệm của tôi, xoa - nắn - vuốt - ấn nhay từ đầu tới chân; thứ nhất là sớm phát hiện ra mụn nhọt; thứ 2 là phát hiện ra các vị trí đau, nhức mà ta chưa cảm thấy - đây là điều tốt vì sớm có biện pháp ngăn chặn.

Trên cơ thể có hàng chục huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và sự kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau.

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần.

Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chúng ta chính là hãy chăm sóc các bộ phận cơ thể hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị.

Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết "tận dụng" ưu điểm của các huyệt vị này, chúng ta hoàn toàn có thể mát xa để chống lão hóa, thải độc, phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 2.
Trên bàn chân cũng có những "sợi dây" liên lạc mật thiết với nội tạng 
(Ảnh minh họa)

1. Dưỡng lá lách: Huyệt Thương khâu

Vị trí của huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh họa để xác định điểm chính xác.

Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại.

Ưu điểm nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.

Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 3.
Vị trí huyệt Thương khâu: Chấm đỏ trên mắt cá chân 
(Ảnh minh họa)

2. Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước. Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.

Điểm này tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận.

Thời gian giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 4.
Vị trí huyệt Dũng tuyền 
(Ảnh minh họa)

3. Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc

Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.

Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.

Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 5.
VỊ trí huyệt Hợp cốc (Ảnh minh họa)

4. Dưỡng gan: Huyệt Thái xung

Huyệt Thái xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.

Dùng ngón tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi đau một chút thì dừng lại.

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 6.
Vị trí huyệt Thái xung (Ảnh minh họa)

5. Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ

Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh họa để xác định chính xác vị trí.

Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong mỗi lần bấm.

Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

 

Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 7.
Vị trí huyệt Thiếu phủ (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.

Mỗi ngày bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.

 

Lịch "làm việc" của các cơ quan trong cơ thể

Để biết cách chăm sóc tốt nhất cho các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, hãy xem "lịch làm việc" của các bộ phận cơ thể và hỗ trợ chúng làm việc hiệu quả nhất.

- Từ 21-23 giờ là thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này bạn nên ở những nơi yên tĩnh, nghe nhạc hoặc ngủ.

- Từ 23 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm giải độc của gan, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say. 

- Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức khuya.

- Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm thải độc của mật, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.

- Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm giải độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc. 

- Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, đây là thời điểm tốt nhất để bạn đi đại tiện, làm sạch đại tràng để đón chào một ngày mới. 

- Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. 

Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.  

Đây là một liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để thực hiện mát xa và nghỉ ngơi phù hợp theo "lịch" của ngũ tạng.

Mong rằng sẽ có ích với các bạn.

19/03/2023

Bài thuốc đơn giản làm sạch phổi

Bài viết này (tôi sưu tầm từ dân gian) dành cho tôi và những người bạn nghiện thuốc lá nặng, lâu năm. Nói gì thì nói, biểu hiện của mỗi người một khác tuỳ thể tạng nhưng chắc có ảnh hưởng đến sức khoẻ của phổi nhất là khi đã có tuổi.

Ngoài ra, môi trường sống hiện nay cũng bị ô nhiễm nặng, chả tránh bất cứ ai, nên việc bị ảnh hướng đến 2 lá phổi là chuyện bình thường. Vì thế, nam, phụ lão ấu đều có thể dùng được bài thuốc này - Vì nó quá đơn giản, dễ thực hiện trong có 3 ngày.

Nếu bạn không muốn đến bệnh viện, và dùng thuốc Tây thì xin áp dụng cách này phổi của chúng ta sẽ nhanh chóng được làm sạch mà không tốn một viên thuốc nào.

Nguyên liệu

– 400gr tỏi. Bóc vỏ, rửa sạch và cắt làm tư.

– 1 lít nước sạch.

–  400gr đường nâu.

– 2 thìa cà phê bột nghệ, nếu không có bột nghệ, hãy dùng nghệ tươi, giã nát, vắt lấy nước nhé.

– 1 miếng gừng tươi.

Thực hiện

Cho đường nâu và nước đã chuẩn bị vào trong nồi, bắc lên bếp nấu sôi.

Khi nước bắt đầu sôi, hãy cho thêm tỏi và gừng, cuối cùng mới cho bột nghệ.

Vặn lửa nhỏ và canh sao cho lượng nước trong nồi giảm còn một nữa rồi hãy tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi cho vào tủ lạnh.

Hướng dẫn sử dụng

Hỗn hợp thu được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh.

Buổi sáng ngay sau khi thức dậy, uống trước khi ăn sáng và uống sau bữa tối khoảng 2 tiếng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên thực hiện các bài tập thể dục thể thao phù hợp với thể tạng và điều kiện của mình; đi bộ 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp cơ thể và phổi khỏe mạnh.

Ngoài ra, nên tắm nước ấm sẽ giúp thải độc tố tốt hơn.

Liệu trình thực hiện trong bao lâu?

Loại nước uống này hoàn toàn tốt cho sức khỏe và phổi của bạn, do đó, chỉ trong vòng 3 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, lượng nước còn dư, hãy uống tiếp tục đến khi nào hết, thực hiện trong 2 tuần sẽ giúp bạn làm sạch phổi khỏi tác hại của thuốc lá cực tốt.

Mong là có ích với mọi người.

12/03/2023

Sự khác nhau giữa tắm nước lạnh và nước nóng

Sưu tầm trên net.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lạnh hay nước nóng đều tốt cho cơ thể, nhưng chúng lại có những tác dụng khác nhau.

Theo Popsugar, tắm nước lạnh giúp kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Tắm bằng nước nóng giúp cho hơi nóng xông lên xoang mũi giúp xoang mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng ngạt, tắc mũi.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 1
Theo Popsugar, tắm nước lạnh giúp kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Tắm bằng nước nóng giúp cho hơi nóng xông lên xoang mũi giúp xoang mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng ngạt, tắc mũi. 

 

Nếu muốn cải thiện sự tập trung, bạn nên tắm bằng nước lạnh trước khi đi làm. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng lên, do máu tuần hoàn mạnh khắp cơ thể, giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Trong khi đó, nước nóng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp bị đau nhức, đồng thời cải thiện sự linh hoạt của các cơ, kích thích cơ thể dẻo dai.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 2
Nếu muốn cải thiện sự tập trung, bạn nên tắm bằng nước lạnh trước khi đi làm. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng lên, do máu tuần hoàn mạnh khắp cơ thể, giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Trong khi đó, nước nóng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp bị đau nhức, đồng thời cải thiện sự linh hoạt của các cơ, kích thích cơ thể dẻo dai. 

 

Tắm nước lạnh giúp kích thích các đầu dây thần kinh, loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ, cho bạn một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Trong khi đó, theo Live Strong, tắm nước nóng là loại thuốc an thần tự nhiên, làm dịu cơ thể và dây thần kinh, giúp giảm căng thẳng.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 3
Tắm nước lạnh giúp kích thích các đầu dây thần kinh, loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ, cho bạn một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Trong khi đó, theo Live Strong, tắm nước nóng là loại thuốc an thần tự nhiên, làm dịu cơ thể và dây thần kinh, giúp giảm căng thẳng. 

 

Khi tắm bằng nước lạnh, não bộ sẽ được kích hoạt, cơ thể tràn đầy sinh lực và năng lượng cho ngày dài. Còn nước nóng xua tan mệt mỏi, áp lực mà bạn chịu đựng trong ngày.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 4
Khi tắm bằng nước lạnh, não bộ sẽ được kích hoạt, cơ thể tràn đầy sinh lực và năng lượng cho ngày dài. Còn nước nóng xua tan mệt mỏi, áp lực mà bạn chịu đựng trong ngày. 

 

Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Nước nóng sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp bị cứng, bị sưng tấy, đặc biệt sau khi tập thể dục ở cường độ cao.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 5
Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Nước nóng sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp bị cứng, bị sưng tấy, đặc biệt sau khi tập thể dục ở cường độ cao. 

 

Vì có khả năng cải thiện sự tập trung, tăng năng lượng, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động. Trong khi đó, tắm nước nóng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm đau đầu.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 6
Vì có khả năng cải thiện sự tập trung, tăng năng lượng, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động. Trong khi đó, tắm nước nóng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm đau đầu. 

 

Do có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo, chất béo. Nước nóng rất tốt cho việc làm sạch cơ thể vì nhiệt độ ấm sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, bụi bẩn mà bạn tiếp xúc trong cả ngày.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 7
Do có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo, chất béo. Nước nóng rất tốt cho việc làm sạch cơ thể vì nhiệt độ ấm sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, bụi bẩn mà bạn tiếp xúc trong cả ngày. 

 

Nước nóng và hơi nước sẽ làm mở các lỗ chân lông trên da, giúp da làm sạch và loại bỏ tạp chất dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể dùng nước lạnh để lỗ chân lông, lớp biểu bì săn chắc, làm giảm lượng bụi bẩn tích tụ trở lại. Điều đó sẽ giúp da sáng mịn hơn.  
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 8
Nước nóng và hơi nước sẽ làm mở các lỗ chân lông trên da, giúp da làm sạch và loại bỏ tạp chất dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể dùng nước lạnh để lỗ chân lông, lớp biểu bì săn chắc, làm giảm lượng bụi bẩn tích tụ trở lại. Điều đó sẽ giúp da sáng mịn hơn. 

 

Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Nước nóng có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ.
Loi ich cua tam nuoc nong va nuoc lanh anh 9
Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Nước nóng có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ.