Trong
tiểu thuyết võ hiệp thường nghe nói rằng, đả thông “hai mạch Nhâm, Đốc” thì võ
công có thể tăng lên vượt bậc. Vậy rốt cuộc hai mạch Nhâm – Đốc này nằm ở đâu
và có chức năng gì trên cơ thể chúng ta?
Vì sao người ta lại nói: “Đả thông hai mạch Nhâm – Đốc thì khí
huyết sẽ tự lưu thông”? Kỳ thực câu này bắt nguồn từ lý luận Kinh Lạc của y học
cổ truyền. Mạch Nhâm và mạch Đốc thuộc về hai dòng mạch của kỳ kinh bát mạch.
Mạch Đốc cai quản phần Dương của cơ thể, mạch Nhâm cai quản phần Âm của cơ thể. Cơ thể của con người phía trước là âm và phía sau là dương, vì
vậy mạch Nhâm ở phía trước cơ thể, mạch Đốc nằm ở phía sau cơ thể.
Tại sao phải đả thông hai mạch Nhâm – Đốc? Bởi vì hai dòng mạch
này có một mạch thì kiểm soát tất cả các huyệt âm, một mạch thì kiểm soát tất
cả các huyệt dương. Do đó, khi 12 kinh mạch này có vấn đề thì đầu tiên phải đả
thông mạch Nhâm và mạch Đốc, khí huyết sẽ được lưu thông.
Mạch Nhâm: Kiểm soát 6 kinh mạch âm
Mạch Nhâm có 24 huyệt vị, nằm từ huyệt Hội Âm ở phần dưới cơ thể
thẳng dọc đến huyệt Thừa Tương ở giữa cằm.
Vậy làm thế nào để đả thông mạch Nhâm? Có thể thông qua phương
pháp mát-xa, đấm bóp và xoa bóp đều được. Nhưng hiệu quả nhất là Thiền – lấy Ý dẫn Khí đi lần lượt theo đường Đản trung - Thiên đột - Ấn đường - Bách hội - Đại chùy - Linh đài - Mệnh môn - Trường cường...:
Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm
cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là âm, phía sau là
dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể.
Chúng ta có thể dùng nắm tay đấm bóp cơ thể theo dọc đường mạch
Nhâm từ dưới dần lên trên; hoặc dùng lực tay bóp đẩy lên xuống. Cần lưu ý rằng
kinh mạch này đi qua vùng bụng và ngực, do đó nếu ngực không có cơ bắp thì khi
đấm bóp nên dùng lực nhẹ hơn so với bụng.
Kinh mạch có thể cải thiện bệnh tật trên đường nó đi qua. Ví dụ,
nếu mạch Nhâm đi qua bụng, thì những người có vấn đề táo bón có thể được cải
thiện bằng cách mát-xa các huyệt trên mạch Nhâm. Trong đó, ba huyệt rất quan
trọng là:
Thượng Quản, Đông Quản, Hạ Quản nằm ở phần trên, giữa và dưới của
dạ dày. Người bị táo bón có thể mát-xa dọc theo đường mạch từ huyệt Thượng Quản
đến huyệt Quan Nguyên (chính là bụng trên
và bụng dưới của cơ thể), khi mát-xa, dạ dày và ruột sẽ được nhuyễn động
theo.
Khi mạch Nhâm đi qua vùng ngực, vấn đề lưu thông của phổi có thể
được cải thiện. Ví dụ, bệnh nhân bị hen suyễn, chúng ta sẽ châm cứu rồi ấn nhẹ
vào huyệt Thiên Đột ở trên ngực, hoặc bệnh nhân có thể tự xoa bóp huyệt Thiên Đột.
Ngoài ra còn có một huyệt Thần Khuyết cũng rất quan trọng. Châm
cứu vào huyệt Thần Khuyết này có thể giúp cường thân, bảo vệ sức khỏe, tăng
cường chính khí và củng cố nguyên khí. Tuy nhiên, huyệt vị này chỉ có thể giác
hơi chứ không thể châm cứu, bởi vì nó ở vị trí của rốn, châm vào sẽ gây ra
thoát vị.
Mạch Đốc: Kiểm soát 6 kinh mạch dương
Mạch Đốc chạy từ huyệt Trường Cường phía trên hậu môn thẳng dọc
lên huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, rồi đến huyệt Thủy Phân (chính là Nhân Trung), và
cuối cùng kết thúc ở huyệt Ngân Giao trong khoang miệng. Tại vị trí này, mạch
Đốc và mạch Nhâm giao nhau. Giới khí công có giảng về “Lưỡi đặt hàm trên”, nó
chính là nơi tiếp giáp của mạch Nhâm và mạch Đốc.
Ảnh: drugsofcanada.com
Huyệt Trường Cường là điểm khởi đầu của mạch Đốc, “cường” mang ý
nghĩa mạnh mẽ, sung mãn, do đó có thể thấy tầm quan trọng của mạch Đốc.
Từ quan điểm của y học hiện đại, có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống
ngực, 5 đốt sống lưng, và cuối cùng là xương cụt. Mạch Đốc vừa vặn chạy chính
giữa các đốt sống này. Do đó, các huyệt của mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa
mỗi đốt sống.
Trên mạch Đốc ở sau lưng có một huyệt châm cứu quan trọng là
“huyệt Đại Chùy”. Chúng ta cúi đầu xuống, chỗ nhô lên ở sau cổ, chính là đốt
sống to nhất của đốt sống cổ – đốt sống thứ 7. Huyệt Đại Chùy nằm tại vị trí
giữa đốt sống cổ thứ 6 và 7. Toàn bộ hệ tuần hoàn tim phổi nằm ở phía sau ngực,
huyệt Thiên Đột có thể điều trị bệnh hen suyễn, huyệt Đại Chùy trị bệnh này
còn hiệu quả hơn, huyệt vị bên cạnh huyệt Đại Chùy đều có thể dùng để chữa bệnh
hen suyễn.
Huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu cũng vô cùng quan trọng.
Điểm giao nhau giữa đường thẳng nối 2 tai và đường thẳng từ trán
đến sau gáy chính là huyệt Bách Hội. Tại huyệt này vẽ 1 chữ thập, sau đó xoa
bóp theo chiều trên dưới trái phải tại điểm này, thì sẽ hết cơn đau đầu chóng
mặt.
Trên mạch Đốc còn có một huyệt chăm sóc bảo vệ sức khỏe rất quan
trọng là “huyệt Thân Trụ”, như ý nghĩa tên gọi của mình, huyệt này là trụ cột
của toàn bộ cơ thể. Chúng ta mát-xa, châm cứu huyệt Thân Trụ sẽ có tác dụng
dưỡng sinh.
Bạn có thể để cho các bác sỹ Đông y vẽ ra vị trí châm cứu cho bạn,
rồi sau đó bạn nhờ người nhà giúp mình mát-xa để chăm sóc sức khỏe.
Việc quán tưởng lấy Ý dẫn Khí trong Thiền cũng tương tự như mở Luân xa vậy, lần lượt theo đường các huyệt chính: Đản trung - Thiên đột - Ấn đường - Bách hội - Đại chùy - Linh đài - Mệnh môn - Trường cường - Hội âm - Khí hải - Đản trung thành 1 vòng luân xa kín (tùy theo dòng tu tập Thiền mà cách lấy ý dẫn khí trên 2 mạch Nhâm - Đốc có khác nhau nhưng vẫn căn bản là 1 vòng Chu Thiên - Luân xa )...:
Mạc được sử dụng như một thuật ngữ
nói về mạng lưới bao bọc các mô mềm của cơ thể. Nếu bạn là huấn luyện viên, bạn
đã luyện cho mạc ngay từ lúc đầu bạn luyện tập. Nếu bạn là kĩ thuật viên chăm
sóc sức khỏe, bạn đã làm việc với mạc ngay khi bạn chạm tay lên cơ thể ai đó. Bạn
hoàn toàn không thể tránh mạc đượ. Nó nằm ngay dưới lớp da .
Thomas
Myers, người sáng tạo ra "bản đồ mạc" của cơ thể con người. Mạc theo
cách mô tả rất sinh động của ông là một tấm vải lớn tạo sự kết nối, có tính bao
trùm và len lỏivào những đơn vị nhỏ nhất của cơ thể. Cơ thể
con người là một sự trọn vẹn chỉnh thể, không chia cắt, tách rời cũng là nhờ sự
liên kết từ mạc mà ra.
Tất cả hình thức tập luyện đều tác
động đến mạc, theo Thomas. Tuy nhiên Yin yoga là bộ môn làm việc trực tiếp và
sâu sắc với mạc.
- Khi
bụng phình lên niệm thầm PHỒNG khi bụng xẹp xuống niệm thầm XẸP
-
PHỒNG…XẸP…
- Cứ lập
đi lập lại theo hơi thở như vậy
HƠI THỞ
HOẶC BỤNG là đề mục chính khi thiền.
Chúng ta
phải chú tâm vào nó nhiều hơn những thứ khác. Khi đang chú tâm vào đề mục chính
như vậy thỉnh thoảng các cảm giác, cảm xúc, âm thanh khởi lên bạn phải đều ghi
nhận rồi quay lại đề mục chính.
Khi
nóng, lạnh, run, sợ hãi, khó chịu, bực bội, chán, mệt, mỏi, tê, đau, vui, mừng,
an lạc, buồn, tham, sân, si, buồn ngủ, phóng tâm, suy nghĩ, tư duy, phiền não
thỉnh giác, ganh tị, đố kị, dính mắc, yên tịnh, nuốt, gãi, ngứa…đều phải ghi
nhận rồi quay lại đề mục chính.
Nếu tất
cả cảm xúc, cảm giác, các pháp nỗi trội hơn đề mục chính thì hãy quan sát nó,
bạn sẽ thấy nó luôn thay đổi và luôn sinh diệt. Nếu bị nó chi phối mạnh hãy tác
ý nó là: cảm giác - cảm xúc đang có mặt, nó là vô thường, nó không phải là của
tôi. Rồi quay lại đề mục chính hoặc như cứ theo dõi tiến trình thay đổi của nó.
Lúc thân có cảm giác khó chịu
thì tâm sẽ khó chịu, hãy mặc kệ nó đừng xua đuổi hay nắm giữ, cứ để nó trôi qua
1 cách tự nhiên, rồi tâm sẽ ngày càng vững mạnh sáng suốt.
Đừng muốn tâm an tịnh, đừng muốn
gì cả. Dù an tịnh hay động loạn, dù dễ chịu hay khó chịu cũng mặc kệ chúng –
Chỉ cần ghi nhận quan sát chúng là đủ. Có thể trong lúc thiền bạn sẽ hơi khó
thở, do bước ban đầu chưa quen, hãy hít vào 3 hơi thật nhẹ nhàng sâu thở ra từ
từ, rồi quay lại theo dõi đề mục chính 1 cách tự nhiên.
Bạn chỉ là người gác cổng thôi,
ai đi qua phải biết rõ hết, nam nữ già trẻ tốt xấu đều biết rõ, nhưng cứ mặc kệ
họ, chỉ theo dõi thôi. Cứ thực tập như vậy mà đừng nắm giữ bất cứ gì, đừng mong
muốn gì.
Bất kể lúc đi đứng nằm ngồi cũng
đều quan sát ghi nhận những gì đang xảy ra như vậy. Rồi thất bại, mệt mỏi, chán
nản, nghi ngờ, kinh nghiệm và trí tuệ sẽ phát sinh.
Sau này tất cả văn tự sẽ tự mất
hết, trạng thái tĩnh lặng sáng suốt luôn có mặt, nhưng đừng dính mắc vào trạng
thái ấy, hãy mặc kệ chúng và tiếp tục hành thiền, rồi tâm sẽ bình an, sẽ tĩnh
lặng thật sự.
Hãy thiền như là tưới tẩm một
cây xoài bạn trồng một cách đều đặn. Chỉ cần chăm sóc tưới tẩm hàng ngày mà
chẳng mong cầu chi cả, bất ngờ sẽ có ngày cây đơm hoa, kết trái xum xuê..
Hướng dẫn thiền đúng
cách để mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người
Cách thiền đúng:
Đây là bài tập vô
cùng đơn giản, phù hợp với tất cả mọi người.
Đó là ngồi vắt chéo chân (ngồi thiền), giúp giảm thiểu các bệnh
liên quan đến đau thần kinh tọa, giúp tuần hoàn máu tốt, giải phóng căng thẳng
cho não.
Ngồi thiền còn giúp bạn tĩnh tâm, tái tạo năng lượng, dễ dàng
chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
Lợi ích của Thiền đối với nữ giới:
Giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh
đau cột sống ở phụ nữ.
Ngoài ra, ngồi thiền còn giúp mở rộng các khớp vùng chậu, xoa
dịu tĩnh mạch chân, giảm các chứng bệnh về phụ khoa, rong kinh hoặc hạn chế các
loại bệnh do bế tắc vùng chậu.
Lợi ích của Thiền đối với nam giới:
Nam giới ngồi thiền cũng đạt được những lợi ích vô cùng lớn.
Mở rộng khớp háng giúp bạn dưỡng thận, cải thiện chức năng sinh lý, giúp máu dễ
dàng lưu thông và hoạt động hiệu quả hơn.
Đây cũng là cách giúp duy trì thận và tuyến tiền liệt khỏe, hạn
chế các chứng bệnh xuất hiện gây ảnh hưởng đến thận và chức năng sinh lý của
nam giới.
Phương pháp này tương tự như yoga và có ích cho sức khoẻ của bạn. Nó cũng cho phép bạn hít thở sâu và đưa vào cơ thể một lượng không khí đáng kể. Vì tâm trụ ở trong thân nên thân có thể ảnh hưởng đến tâm và ngược lại tâm cũng tác động đến thân. Bởi vậy, nếu như căng thẳng, khó chịu có thể gây ra những phản ứng sinh lý trong cơ thể thì cũng tương tự, tâm an lạc, hài lòng cũng có những hiệu quả nhất định tới sức khoẻ của chúng ta. Hãy thực sự nghỉ ngơi, thả lỏng trong thiền định, không cần quá lo lắng về việc mình có làm đúng hay không. Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, học cách đối xử từ tốn với bản thân và những suy nghĩ đến với bạn trong khi thiền định.
Khi bắt đầu thực hành thiền quán hơi thở, chúng ta phải dẹp mọi suy nghĩ dù là vi tế nhất sang một bên, để đưa tâm “về nhà”, tức đưa tâm trở về với phút giây hiện tại, ngay tại đây và chính lúc này. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa thân và tâm. Vào lúc này, tâm ở trong thân nên đương nhiên thân sẽ có ảnh hưởng lớn đối với tâm. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng đôi lúc tâm cũng có thể có ảnh hưởng chi phối tới thân.
Chẳng hạn như, khi sân giận phát khởi, xúc tình tiêu cực này ảnh hưởng tới thân vật lý của chúng ta thể hiện ở những dấu hiệu như làm tăng huyết áp (tức là máu bị dồn một cách đột ngột), thân nhiệt tăng, chúng ta có thể cảm thấy mặt nóng bừng. Tương tự như vậy, khi tâm bình lặng, nhịp tim chậm rãi, hơi thở đều, thân phản ánh đúng trạng thái của tâm. Như vậy, thân và tâm có mối quan hệ phụ thuộc tương liên chặt chẽ và đời sống làm người đang cho chúng ta cơ hội vô cùng quý giá để có thể hiểu biết và thực hành rèn luyện, trưởng dưỡng tâm, cũng như khai phá những tiềm năng bên trong của tâm.
Trước tiên, hãy chọn không gian mở, thoáng và tốt nhất là ở trên cao, ví dụ như trên một sườn đồi thoai thoải. Như thế sẽ khiến cho bạn dễ dàng cảm nhận sự khoáng đạt giúp tâm dễ dàng khai mở. Tư thế ngồi thiền cũng là một yếu tố quan trọng. Trong thực hành yoga, bạn được dạy rằng khi tư thế của thân chuẩn xác thì hệ thống kinh mạch cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng, điều đó cho phép hơi thở dễ dàng lưu chuyển trong cơ thể, nhờ vậy mà tâm trở nên an ổn và sáng suốt hơn.
Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:
1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.
2. Lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.
Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định:
Thực hành phương pháp này, khi hít sâu vào, chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lượng và phẩm chất tích cực của vũ trụ đi vào trong thân thể mình như một luồng khí trắng tinh khiết. Khi thở ra chúng ta quán tưởng hết thảy mọi năng lượng tiêu cực trong chúng ta như sân giận, ghen tị, buồn chán… đi ra ngoài trong hình thức một làn khói đen.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi, đồng thời quán tưởng rằng mọi sân hận, oán thù, những ác nghiệp, căng thẳng và thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (đan điền) trong hai giây – quán tưởng mọi phẩm chất tích cực đi vào cơ thể bạn trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái đồng thời quán tưởng tất cả những năng lượng tiêu cực theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những tư tưởng tích cực trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực, tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng xấu, tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
Đây là một bài thiền quán niệm hơi thở hoàn chỉnh. Khi mới bắt đầu, bạn có thể thực hành bài này ba lần trong mỗi thời khóa, sau đó, khi đã quen, bạn có thể thực hành tăng dần.
Thiền quán niệm hơi thở không chỉ hướng đến sự an tĩnh mà còn là một pháp thực hành đầy năng lượng. Việc thiền quán sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn thực hành thường xuyên, liên tục. Ưu điểm là bạn có thể thực hành phương pháp thiền đơn giản mà hiệu quả này ở mọi nơi. Nếu bạn có thể ngồi đúng tư thế thì sẽ hiệu quả hơn nhưng đó không phải là điều then chốt để đem lại lợi ích trong pháp thiền này. Vì vậy, bạn có thể thực hành ở cơ quan, hay trong những tình huống căng thẳng khi bạn sân giận, buồn chán hay bất an. Tôi cho rằng đây là phương pháp căn bản giúp bạn định tâm, dừng tán loạn vọng tưởng, là cách hữu hiệu để đưa tâm “về nhà”. Đôi khi, dù thân chúng ta ở đây, trong hiện tại nhưng tâm ta lại lang thang vô định khắp nơi. Pháp thiền này sẽ giúp chúng ta đưa tâm trở về hiện tại.
Bài thực hành này cũng rất hữu hiệu với những ai bị chứng mất ngủ. Tôi gặp rất nhiều người hay trằn trọc thao thức suốt đêm, tâm luôn vọng tưởng, rối bời bởi dường như họ đã lao tâm tổn sức quá nhiều trong ngày và thậm chí khi công việc đã kết thúc vào buổi chiều hoặc tối thì tâm họ vẫn tiếp tục hoạt động, chẳng khác nào xe chạy không phanh.
Khi thực hành quán niệm hơi thở, bạn không khởi vọng tưởng tiêu cực, không bám chấp vào những cảm xúc cáu giận hay thất vọng lúc đó, cũng chẳng nghĩ về những điều tốt đẹp. Chỉ đơn giản là bạn đưa tâm trở về với giây phút thực tại, vô tham, vô lo, không hy vọng hay mong đợi bất cứ điều gì. Sức mạnh có khả năng chi phối, làm ta tổn thương xuất phát từ chính ký ức và tâm ta chứ không ở đâu khác. Một việc đã xảy ra rất lâu trong quá khứ sẽ vẫn tiếp tục lưu lại trong tâm, tiếp tục dằn vặt chúng ta vì ta không có khả năng buông bỏ. Vì vậy, khi chú tâm vào hơi thở, những vọng tưởng sẽ dần tiêu tan khiến tâm dần lắng dịu. Lúc đầu, có thể chỉ được vài phút nhưng khi bạn thực hành hàng ngày, cảm giác an bình, tĩnh lặng sẽ ngày càng được củng cố và kéo dài.
Trích ấn phẩm "Tâm An lạc" - Tác giả: Ngài Gyalwa Dokhampa