Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị - Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị - Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2025

Việt Nam ta có chế độ phong kiến không?

 Dựa vào nhiều nguồn tài liệu


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0e/Ph%C3%B9_%C4%91i%C3%AAu_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BB%95_L%E1%BA%A1c_Long_Qu%C3%A2n_t%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BB%81n_N%E1%BB%99i_B%C3%ACnh_%C4%90%C3%A0.jpg

 

Bảo vật quốc gia - Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân và các nhân vật thời đại Hùng Vương được lưu giữ tại Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

 

Từ trước đến nay, nhiều tài liệu chính thống ở ta và cả nước ngoài đều gọi thời kỳ triều Nguyễn trở về trước là thời kỳ Phong kiến?

Nếu xét theo định nghĩa của phương Tây và Trung hoa thì không đúng và thực tế là không phải.

Trong một bài viết đăng trên một Diễn đàn khoa học, ông Phạm Trọng Chánh, GS-TS Khoa học Viện Đại Học Paris V khi bàn về hai chữ “Phong kiến”  đã cho rằng:

Về chữ Phong Kiến, dịch từ chữ Fesodale của Pháp. Phong kiến là chế độ nhà vua phong đất cho chư hầu; chư hầu cha truyền con nối làm quan; dân trong vùng đất là nông nô, chư hầu có quyền sinh sát trên mọi người dân. Chư hầu có lâu đài, có quân đội riêng, khi nhà vua cần thì chư hầu làm tướng đánh giặc giúp vua. Chư hầu tốt thì nhân dân được nhờ, chư hầu tàn bạo thì vơ vét bóc lột, cướp của, cướp gái đẹp về làm hầu thiếp riêng. Trong gia đình chư hầu thường có một anh em đi tu, giữ chức cao trong giáo hội, thành Giám mục, Hồng y hay Giáo hoàng. Do đó các tranh chấp chính trị Tây phương thời Trung cổ thường lẫn lộn với tranh chấp phe phái tôn giáo, thậm chí tàn sát nhau như giữa Tin Lành và Công giáo; Giáo hội Rome và Giáo hội Avignon…

Thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung hoa có thể gọi là thời Phong kiến. Chế độ  “phong” cho các quan lang các bản Mường có vài đặc tính phong kiến. Nhưng đem chữ Phong kiến áp đặt vào toàn thể xã hội Việt Nam ngày xưa thì không đúng. Nhà vua Việt Nam không phong đất cho chư hầu, các quan được tuyển chọn qua ba Kỳ thi: Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Các quan không cha truyền con nối, nhà vua trực tiếp bổ nhiệm hay cách chức các quan. Phật Giáo, Khổng Giáo không phải có thần quyền như Thiên Chúa Giáo, không có chiến tranh tôn giáo. Thượng thơ Bộ Lại giúp vua việc tổ chức bổ nhiệm. 

Cũng nói về hai chữ Phong kiến, trên Tạp chí Phụ Nữ Tân Văn số 268 ra ngày 29-11-1934 xuất bản ở Sài Gòn, nhà văn Phan Khôi (1887-1959) có bài viết tựa là “Lịch sử Việt Nam không có chế độ phong kiến” ; trong đó có đoạn :

 “Trong sử Ngoại kỷ nói vua vua Hùng Vương chia nước ra 15 bộ, nhưng cũng nói đặt quan cai trị, chớ không nói để phong con, em, cháu hay là bề tôi có công.

Kể từ Đinh, Lê về sau, nước ta mới thành lập hẳn một nước, song cũng chưa hề đặt ra hay noi theo cái chế độ phong kiến. Triều thì chia nước ra từng lô, triều thì chia nước ra từng xứ, triều thì chia nước ra từng trấn, triều thì chia nước ra từng tỉnh, nhưng thảy đều đặt quan cai trị, thay quyền trung ương mà thống ngự thần dân. Nói tóm một lời, nước ta từ hồi lập quốc về sau, sự tổ chức về chính trị theo lối quận huyện chớ không theo lối phong kiến.

Trải qua các triều vua, vẫn có dùng năm tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam mà phong cho các bề tôi đồng tánh hoặc dị tánh, lại có phong đến tước Vương nữa. Nhưng những người chịu phong tước ấy có danh mà không có thiệt, chẳng hề có ai được đất phong lớn, được hưởng cả huê lợi, được cai trị dân như các vua chư hầu đời xưa dưới chế độ phong kiến.

Đại để mỗi người được phong tước thì vua tuỳ từng đẳng cấp mà ban cho ruộng đất ít nhiều, gọi là “thái địa”. Thái địa ấy tự người được phong muốn chọn nơi nào thì chọn, và được truyền tử lưu tôn như đất tư của mình. Thái địa ít thì chừng mấy mẫu, nhiều thì chừng mấy chục mẫu, nhiều lắm cũng đến choán lấy mấy làng là cùng, chớ không khi nào được đến một tỉnh hay một trấn mà có thể làm một nước nhỏ được. Vả lại người được phong chỉ có quyền về thổ địa mà không có quyền về nhân dân ở trên thổ địa ấy; bao nhiêu người dân từ trước lập nghiệp trên thái địa cũng vẫn trực tiếp chịu quyền cai trị của nhà vua.

Có phong tước, có thái địa, nhưng người được phong không hưởng các quyền cai trị dân chúng ở trong thái địa của mình: điều đó làm cho phân biệt với chế độ phong kiến.

Bởi đó nói rằng nước ta xưa nay không có chế độ phong kiến, cái chế độ ấy chưa hề xuất hiện trong lịch sử nước ta…’’

Nhà Lê: Dòng họ quyền lực nhất thời phong kiến, kéo dài đến 300 năm 

Tìm trong nhiều tài liệu, ta thấy hai chữ “phong kiến” xuất hiện sớm nhất trong sử sách ở cuốn Tả truyện bên Trung Quốc, rằng: “Xưa Chu Công đau buồn vì Nhị thúc không quy phục, nên đã phong kiến (phong đất, dựng lãnh địa) cho thân thích để làm phiên giậu che chắn cho nhà Chu”.

Và cũng giống như sự phân tích của hai tác giả trên, nhiều tài liệu đã ghi chép: “Phong kiến” có nghĩa là “Phong bang Kiến quốc”, tức là phong đất đai và tước vị vương, đứng đầu một vùng lãnh thổ, một nước nhỏ. Thiên tử đem các vùng đất ngoài vùng thiên tử trực tiếp cai quản ra, phân chia phong cho các chư hầu. Chư hầu dưới ân trạch của vị “chủ thiên hạ” (thiên tử), kiến lập quốc gia và quân đội riêng. Đến lượt các chư hầu cũng vậy, trong quốc gia riêng của họ, họ lại đem các vùng đất ngoài sự cai quản trực tiếp của mình ra phân phong cho các khanh đại phu. Mục đích phong bang kiến quốc để cho các chư hầu làm lá chắn bảo vệ lạnh thổ của lãnh chúa phía trong. Cũng có những chư hầu được phong ban có quân đội sức lực riêng, rồi tạo phản xâm lược lại lãnh chúa như thời nhà Chu.

Các nước Á Đông khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… đều theo mô hình quân chủ thống nhất của Trung hoa từ đời Hán, Đường. Tuy trong lịch sử các nước này cũng có những giai đoạn ngắn cát cứ, nhưng đó là các thế lực tự cát cứ tranh hùng, chứ không phải phong kiến do hoàng đế, quân vương phong đất dựng nước, lãnh địa một cách hợp pháp như thời phong kiến.

Tuy nhiên, ở nước ta, trước 1975 vẫn có nhiều nhà văn, nhà chính trị hiểu rõ những thời mà vua chúa trị vì, và họ gọi đó là “chế độ quân chủ”.


Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam

Sau khi từ “phong kiến” được sử dụng rộng rãi ở bên Trung Quốc khi đã đuổi Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan năm 1949, tất cả các vấn đề liên quan truyền thống đều bị cho là “phong kiến” hay “tàn dư phong kiến”. Và họ đã nhân danh “chống phong kiến” để phá hủy khá nhiều những tinh hoa văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, phá hủy tín ngưỡng vào Thần, Phật, Trời...; các Thần Đất, Núi, Sông, Biển, thậm chí phá hủy cả tượng và đền thờ Khổng Tử, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, gia tộc... 

Mất đi tín ngưỡng Thần Phật, Nhân Quả... khiến cho con người không còn e dè sợ sệt điều gì, cái gì cũng dám làm, vì tiền tài danh lợi, vì tranh đoạt địa vị, danh tiếng mà tìm đủ thủ đoạn tàn sát nhau.

Từ ngữ cứ ngỡ đơn giản, dùng đúng sai cũng chẳng có ảnh hưởng gì, chẳng tác hại gì. Nhưng thực tế, từ ngữ là phản ánh nhận thức của xã hội, nhận thức không chuẩn sẽ làm cho con người hiểu sai lệch lịch sử, văn hóa, nhân văn…, có thể dẫn đến sự xuống cấp cho chính xã hội đó.

Cứ như các căn cứ trên, sao ta còn có thể nói rằng Việt Nam có chế độ Phong kiến.

 

11/10/2024

Ấn vàng truyền quốc của chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1709

 Tập hợp từ nhiều nguồn trên net.


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày chiếc ấn vàng “Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo”.

Đây là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn. Ấn được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725). Ấn có hình vuông, với kích thước cao 6,3cm; dài cạnh10,84cm; dày 1,1cm; trọng lượng 2.350gr (gần 90 lạng - cây vàng) có kỹ thuật đúc và chạm khắc công phu, tỷ mỷ. 

Núm ấn là tượng nghê vờn ngọc, đầu ngẩng cao, quay về bên trái, vây lưng nổi hình đao mác. Mặt ấn đúc chữ Hán (kiểu chữ Triện): Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo -         (vật báu của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Hai bên lưng ấn khắc 2 dòng lạc khoản, bên trái: Kê bát thập kim lục hốt tứ lạng tứ tiền tam phân - 計八十金六笏四両四錢三分 (cộng vàng 8 tuổi, nặng 6 thỏi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân), bên phải: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo - 永盛五年十二月初六日造 (chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh 5, tức năm 1709 dưới triều Vua Lê Dụ Tông). Cạnh dưới có dòng lạc khoản khắc 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo - 吏部同知戈穂書監造 (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).

Bảo ấn được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn.

Chùm ảnh: Chiếc ấn vàng 300 tuổi – báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.

Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.

Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).

Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.

Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).

Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. 

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại. 

Vào năm 2016, hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.


06/09/2024

Nhà Văn hoá Hoàng Đạo Thuý bàn về chữ Lễ



Trong bài viết trên báo Thanh Nghị, số 44 ra ngày 1/9/1943nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã phân tích rất kỹ lưỡng về giá trị của chữ "Lễ" trong đời sống người Việt xưa và nay. Ông lập luận rằng giáo dục không chỉ là việc học kiến thức, mà còn là việc học Lễ, học cách làm người. Từ quan điểm đó, ông đi sâu vào việc phân tích và giải thích các nghi thức truyền thống trong văn hóa Việt Nam, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự phai nhạt dần của những giá trị này trong xã hội hiện đại.

Tôi xin mạo muội tóm lược bài viết của Ngài, đăng ở đây nhân dịp năm học mới.

Các bạn có thể tìm được bài viết đầy đủ này của Ông trên net.

Ý Nghĩa Của Việc Học Lễ

Ông Hoàng Đạo Thúy bắt đầu bài viết bằng việc đặt ra câu hỏi: "Đi học để làm gì?" Câu trả lời của nhiều người thường rất đơn giản: "Đi học để học đọc, học viết và học tính". Tuy nhiên, ông nhận định rằng nếu việc học chỉ gói gọn trong ba yếu tố đó thì chưa đủ. Kiến thức kỹ thuật chỉ là phương tiện, còn mục đích thực sự của việc học là để biết Lễ, tức là để biết cách sống, biết cách ứng xử với chính mình và với xã hội.

Theo quan điểm của ông: "người khác loài vật là ở chỗ biết Lễ". Chính Lễ tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài khác. Lễ không phải chỉ là một loạt các quy tắc nghi thức mà người ta phải tuân theo một cách mù quáng, mà nó là sự thể hiện của phẩm giá, lòng tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Khi con người biết Lễ, họ có khả năng nhìn nhận và đánh giá đúng mực mọi việc, biết cư xử đúng đắn với người khác và biết sống sao cho hợp đạo lý.

Lễ Trong Quan Niệm Xưa

Hoàng Đạo Thúy dẫn chứng rằng trong lịch sử, Lễ từng có sức mạnh lớn đến mức có thể ngăn chặn cả chiến tranh. Ông kể lại câu chuyện về một vị vua không dám đánh nước Lỗ vì dân nước này "biết Lễ." Từ đó, ông khẳng định rằng Lễ không chỉ là một giá trị đạo đức cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến sức mạnh của cả một dân tộc. Dân tộc biết Lễ, biết yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn sẽ tạo nên sức mạnh vô địch, không dễ bị khuất phục.

Tuy nhiên, Hoàng Đạo Thúy cũng nhận thấy rằng nhiều người đã hiểu nhầm Lễ nghĩa, biến nó thành những hình thức giả dối. Ông nêu rõ rằng Lễ không phải là sự cầu cạnh, không phải là những hành động Lễ nghĩa hình thức để mưu cầu lợi ích cá nhân. Lễ chính là việc tự trọng, tự giữ gìn phẩm giá của mình và từ đó cư xử đúng đắn với người khác. Một người biết Lễ là người biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với đạo lý và đúng mực.

Bốn Lễ Trọng: Quan, Hôn, Tang, Tế

Trong bài viết, Hoàng Đạo Thúy đã giải thích rất chi tiết về bốn Lễ lớn trong đời sống người Việt: quan, hôn, tang, tế. Mỗi Lễ đều có ý nghĩa sâu sắc và được gắn liền với những giá trị nhân văn cao cả.

·  Quan: Lễ đội mũ (quan) là một nghi thức quan trọng, biểu hiện sự trưởng thành của người con trai. Khi một thanh niên được làm Lễ quan, tức là anh ta đã được công nhận là một người đàn ông trưởng thành, có đủ phẩm chất để tham gia vào đời sống xã hội. Lễ này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành về thể chất mà còn nhấn mạnh sự trưởng thành về mặt đạo đức. Thật tiếc là ngày nay Lễ quan không còn được giữ gìn, điều này đã khiến cho sự suy thoái trong đạo lý và nhân cách của con người trở nên rõ rệt hơn.

·  Hôn: Lễ cưới (hôn) không chỉ là sự kết hợp giữa hai cá nhân, mà còn là sự liên kết giữa hai gia đình. Đó là một sự tiếp nối về mặt huyết thống, tiếp nối truyền thống gia đình. Hoàng Đạo Thúy nhận xét rằng nhiều nghi Lễ cưới hỏi ngày nay đã mất đi ý nghĩa ban đầu, trở thành những buổi Lễ hình thức, thiếu sự trang trọng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nó từng mang theo.

·  Tang: Lễ tang là lúc con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với người đã khuất. Tuy nhiên, Hoàng Đạo Thúy lo ngại rằng Lễ tang hiện nay đã biến tướng thành những nghi thức phô trương hình thức, xa rời ý nghĩa nguyên thủy của nó. Tang Lễ truyền thống vốn là lúc con cháu thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ đối với tổ tiên, nhưng giờ đây lại trở thành dịp để nhiều gia đình thể hiện sự giàu có, danh tiếng.

·  Tế: Lễ tế, hay việc thờ cúng tổ tiên, là một nét đẹp văn hóa, gắn kết giữa các thế hệ. Theo quan điểm của Hoàng Đạo Thúy, tế không chỉ đơn giản là việc cúng bái mà còn là biểu hiện của lòng thành kính, sự ghi nhớ công ơn tổ tiên. Khi Lễ tế được thực hiện đúng đắn, nó sẽ giúp gia đình duy trì được sự gắn bó, truyền thụ những giá trị văn hóa và đạo đức qua các thế hệ.

Tầm Quan Trọng Của Lễ Trong Xã Hội Hiện Đại

Hoàng Đạo Thúy nhận định rằng sự phai nhạt của các Lễ nghĩa truyền thống là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đạo đức trong xã hội. Ông cảnh báo rằng nếu Lễ nghĩa không được coi trọng, xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng. Các giá trị về lòng trung thành, hiếu thảo và tinh thần cộng đồng sẽ bị lãng quên, thay vào đó là sự ích kỷ, vụ lợi cá nhân.

Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của Lễ trong đời sống xã hội, Hoàng Đạo Thúy mong muốn khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Ông cho rằng hình thức Lễ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng tinh thần của Lễ phải luôn được giữ gìn. Điều này không chỉ giúp cá nhân sống đúng đạo lý mà còn góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh vượng.

Kết Luận

Chữ "Lễ" trong văn hóa Việt Nam không chỉ là một khái niệm về hình thức, mà là một hệ giá trị toàn diện, bao gồm đạo đức, tư tưởng và cách ứng xử của con người. Hoàng Đạo Thúy, thông qua bài viết của mình, đã khẳng định rằng sự suy đồi của Lễ nghĩa không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của cả xã hội. Ông kêu gọi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của Lễ, để từ đó biết cách sống, biết cách hành xử sao cho xứng đáng với các giá trị truyền thống mà cha ông đã truyền lại.

Như vậy, Lễ không phải là thứ chỉ để đọc, học và nói cho biết, mà Lễ là nền tảng để con người hoàn thiện bản thân và đóng góp cho xã hội. Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng như bây giờ, việc giữ gìn và phát huy những giá trị của chữ "Lễ" là điều hết sức cần thiết để giữ cho chúng ta một bản sắc, một giá trị đạo đức bền vững.

TL.

01/09/2024

Một dự đoán thành hiện thực?

 


Xưa nay tôi không muốn dự đoán về chính trị, vì rằng nó tựa như xổ số vậy.

Nhưng lần này tôi khẳng định rằngKamala Harris sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.

Mọi người hẳn ngạc nhiên.

Vì rằng hiện nay, tất thảy hệ thống truyền thông đều PR cho ứng cử viên đảng Dân chủ này.

26/02/2024

16/01/2024

Trung Quốc không có tư cách nước lớn

 Trần Đình Hiếu - NNVN



Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến sinh năm 1933, quê ở Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ông có bút danh là Thiên Lý. Ông là Hội viên Hội nhà văn năm 2003.

Cụ đã từng làm ở Bộ ngoại giao, là tuỳ viên văn hoá của đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. 

Hiện ông đang thường trú tại số 45 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

* Giải thưởng: Ông nhận được Giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm dịch "Đàn hương hình" năm 2003.

Sau khi cụ dịch một loạt các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Báu vật của đời, Đàn hương hình… của Mạc Ngôn tờ Thể thao & Văn hoá ví von “Ở Việt Nam có ba bồ chữ Trung Quốc thì Trần Đình Hiến gánh hai bồ bằng đòn gánh trên đôi vai của mình, còn một bồ cho những kẻ buôn thúng bán mẹt

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Khát vọng (Lý Hiểu Minh, năm 1995);

- Cây tỏi nổi giận (Mạc Ngôn, năm 2002);

- Gieo hạt tình yêu (Từ Hoài Trung, năm 1961);

- Đàn hương hình (Mạc Ngôn, năm 2002);

- Báu vật của đời (Mạc Ngôn, năm 2001);

- Tửu quốc (Mạc Ngôn, năm 2004);

- Cây hợp hoan (Trương Hiền Lượng, năm 2001);

- Tuyển tập kịch Lão Xá (năm 1961);

- Rừng xanh lá đỏ (Mạc Ngôn, năm 2003);

- Cây không gió (Lý Nhuệ, năm 2004)

Nói về Trung Quốc, cụ cho rằng có mấy điểm cần phải biết:

- Đừng bao giờ nghĩ đến việc cấm truyền bá văn hóa Trung Quốc bởi muốn làm bạn với người Tàu hay cạnh tranh với họ trước hết phải hiểu văn hóa nước họ đã”.

- Người Việt ta nói đến Trung Quốc là nghĩ họ là những kẻ lật lọng, nói một đằng làm một nẻo từ đó sinh ra tâm lý ghét Tàu. Ta cho đó là bản chất xấu xa, lưu manh nhưng với họ lại là kế sách. Cứ đọc “binh pháp Tôn Tử và 36 kế sách” sẽ thấy.

Ta đừng bị ám thị về chuyện này, sống với thằng hàng xóm nó mạnh, côn đồ như thế, ta cứ hục hặc ấm ức với nó là ta thua nó. Nó có kế sách, thì ta cũng phải có kế sách, nó mưu hèn, kế bẩn ta phải cao sang quảng đại, như kiều Singapore ứng xử với Trung Quốc. Ta phải hữu hảo, bang giao với các cường quốc lớn khác một cách thật lòng làm đối trọng.

- Nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, nói Trung Quốc là con hổ giấy cũng có lý của nó. Trong lịch sử, Trung Quốc chỉ bị các các nước lớn thôn tính, mất đất, chưa bao giờ đem quân ra nước ngoài mà chiến thắng.

Trung Quốc, mềm thì nắn, rắn thì buông, mang tiếng là thiên triều, nhưng đấy chỉ là thiên triều với các nước chư hầu trong thời kỳ Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, loạn xứ quân, không có quốc gia nào xung quanh Trung Quốc coi Trung Quốc là thiên triều.

Bản chất lịch sử Trung Quốc là lịch sử nội trị, để thống nhất được đất nước vấn đề nội trị chính là điểm yếu cốt tử, khiến Trung Quốc không thể trở thành nước mạnh.

Nếu Trung Quốc đem quân đi chinh phạt nước ngoài, trong nước sẽ ắt có binh biến, phản loạn. Trung Quốc rất sợ một cuộc chiến tranh kéo dài ngoài biên giới. Cuộc chiến biên giới 1979 Trung Quốc đánh ta có hơn một tháng rồi vội vàng rút quân có một phần vì lý do nội bộ.

Trung Quốc gây sự với lân bang, là trong nội bộ có biến, lấy việc ngoại trị làm cớ dẹp nội trị.

Để thống nhất và nội trị được đất nước, Trung Quốc có hai thứ được coi là quốc sách:

- Trung Quốc có QUỐC PHÁP, bất cứ kẻ nào dù là hoàng thân quốc thích, thậm chí cả vua cũng bị xử trảm. Thế nào là quốc pháp được cụ thể ghi trong luật có từ hàng nghìn năm trước và vẫn tồn tại cho đến bây giờ.

Vụ làm sữa kém chất lượng gây hại đến sức khỏe của người dân, chủ doanh nghiệp bị tử hình, đấy là quốc pháp.

Không giống như ở ta tội như thế này chỉ xử phạt hành chính, cùng lắm vài năm tù.
Thế nào là Quốc Pháp, đây là một đề tài rất hay, sẽ có dịp chia sẻ về vấn đề này.

- Giữ gìn và đề cao văn hoá truyền thống đất nước, tuyên truyền văn hoá Trung Hoa, biến văn hoá Trung Hoa là một trong chiếc nôi văn hoá loài người. Còn văn hoá là còn dân tộc, riêng việc này Trung Quốc không nói một đàng, làm một nẻo, họ làm rất nghiêm túc làm đâu ra đấy.

Ta cần học họ hai thứ quốc sách này của Trung Quốc.

̣còn tiếp