Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng

07/11/2024

Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ.



Oscar Wilde (1854-1900– nhà thơ, nhà viết kịch đồng tính (dù ông có vợ và 2 con) nguời Ireland, người cải đạo thành tín đồ Thiên chúa vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời. 

Bản thân ông bị Nhà thờ Thiên Chúa giáo coi là kẻ phóng đãng, đáng nguyền rủa nhưng những câu nói của Ông lại được trích dẫn nhiều, trong đó có các Cha cố vì coi đó là những cách ngôn sắc xảo, mang tính luân lý.

 

Một số câu nói nổi tiếng của Oscar Wilde

– Tôi không thích thời kỳ hẹn hò kéo dài. Nó khiến cho người ta biết hết mọi thứ về nhau trước khi kết hôn.

– Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ.

– Chính là sự thú tội, chứ không phải các linh mục, khiến cho chúng ta cảm thấy được tha thứ.

– Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám dỗ là đầu hàng nó.

– Điều duy nhất tồi tệ hơn việc bị mọi người bàn tán là không còn được ai bàn tán đến nữa.

- Cuộc sống bắt chước nghệ thuật chứ không phải ngược lại. 

– Trẻ con thường bắt đầu bằng tình yêu dành cho bố mẹ. Nhưng càng lớn lên, chúng càng hay phán xét bố mẹ. Thỉnh thoảng, chúng mới tha thứ cho họ.

– Không có cách gì hiệu quả để làm mất giá trị một con người bằng cách nói rằng, họ là kẻ phạm tội.

– Thế nào là một kẻ hoài nghi? Là người biết giá cả của mọi thứ nhưng không biết giá trị của bất cứ thứ gì.

– Kinh nghiệm là cái mà người ta dùng để đặt tên cho sai lầm của mình.

– Thật đáng buồn nếu trong cuộc đời, chúng ta chỉ nhận được những bài học mà chúng không còn giá trị sử dụng nữa.

 ... để các bạn tìm kiếm thêm.


06/10/2024

Chiếc hòm đựng dụng cụ của Henry O. Studley



Hẳn các bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng, rồi khâm phục khi nhìn hình ảnh ở trên. Ngay hiện đại, để có thể chứa đựng, rồi mua sắm hoặc gì đó để có được các công cụ như trong chiếc hòm trên cũng cần phải có một không gian vô cùng lớn với số tiền to và thời gian dài.

Chiếc hòm đựng dụng cụ của Henry O. Studley là một tuyệt phẩm về nghệ thuật thủ công và kỹ thuật, đã thu hút sự chú ý của những người đam mê dụng cụ và thợ mộc suốt nhiều thập kỷ qua. Đây được xem là một trong những hòm dụng cụ phức tạp và đẹp đẽ nhất từng được tạo ra. Càng ngưỡng mộ là, chiếc hòm và những cụng cụ bên trong do chính ông thiết kế và chế tạo.

Henry O. Studley (1838–1925) là một người làm đàn organ và đàn piano, thợ mộc , thợ nề và thợ nề tự do làm việc cho Smith Organ Co. và sau đó là Poole Piano Company của Quincy, Massachusetts . Sinh ra tại Lowell, Massachusetts - Wikipedia

Chiếc hòm đựng dụng cụ nổi tiếng có tên là Studley Tool Chest, một chiếc rương đựng dụng cụ treo tường chứa 218 dụng cụ trong một không gian chiếm khoảng 40 x 20 inch (102 × 51 cm) diện tích tường khi đóng lại. Nó được làm chủ yếu từ gỗ dái ngựa, gỗ gụ , gỗ hồng sắc , óc chó , gỗ mun , ngà voi và xà cừ, những vật liệu có thể được lấy từ vật liệu phế thải của Công ty Piano Poole.

Sự khéo léo tinh xảo được thể hiện qua cách từng dụng cụ vừa khít với không gian của nó, thường có tiếng kêu tách khi dụng cụ khớp vào khoang vừa khít của nó. Các phần của hộp xoay ra ngoài để có thể tiếp cận lớp dụng cụ thứ hai hoặc thứ ba. Mặt ngoài của chiếc hòm được trang trí bằng các hoa văn chạm khắc tỉ mỉ, thể hiện rõ sự tinh tế và tài hoa của Studley.

Hộp đựng dụng cụ có biểu tượng của Hội Tam Điểm , bao gồm biểu tượng Hình vuông và La bàn và biểu tượng Cổng vòm Hoàng gia.

Điều làm cho chiếc hòm của Studley trở nên kỳ diệu chính là phần bên trong. Khi mở ra, chiếc hòm hiện ra một bộ sưu tập được sắp xếp tỉ mỉ, tất cả đều được bố trí gọn gàng và cố định trong các ngăn và giá đỡ được làm riêng cho từng dụng cụ và chia làm nhiều lớp. Bộ sưu tập bao gồm nhiều loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường và thậm chí cả nhạc cụ như đàn vĩ cầm và sáo.

Bên trong chiếc hòm là một bản hòa tấu của sự chính xác và hiệu quả. Mỗi dụng cụ đều có vị trí riêng của nó, và mỗi giá đỡ dụng cụ đều được thiết kế cẩn thận để tối ưu hóa không gian và dễ dàng tiếp cận. Studley khéo léo tích hợp các bản lề, trục xoay và cơ chế trượt để các dụng cụ có thể dễ dàng lấy ra và trưng bày khi chiếc hòm mở ra.

Chiếc hòm cũng được trang bị một bàn làm việc gấp, đi kèm với một ê-tô và các ngăn chứa dụng cụ. Bàn làm việc di động này cho phép Studley làm việc ở bất kỳ đâu, biến nó thành một bổ sung tiện dụng và thực tế cho chiếc hòm vốn đã ấn tượng.

Kỹ thuật thủ công và sự chú ý đến từng chi tiết trong chiếc hòm của Studley thực sự là điều đáng kinh ngạc. Nó là tấm gương cho tay nghề và sự tận tâm của ông với tư cách là một nghệ nhân và nghệ sĩ. Chiếc hòm đã trở thành biểu tượng cho sự xuất sắc trong nghề mộc, rèn, cơ khí... và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ thợ thủ công.

Ngày nay, chiếc hòm đựng dụng cụ của Studley được lưu giữ trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ thuộc Smithsonian. Nó thường được trưng bày như một bằng chứng cho sự sáng tạo và tài năng của những nghệ nhân từ quá khứ, tiếp tục truyền cảm hứng và gây kinh ngạc cho những ai có cơ hội chiêm ngưỡng nó. 

Các bạn quan tâm sẽ được thấy đầy đủ hơn tại đường dẫn dưới đây:

https://justacarguy.blogspot.com/2020/06/update-on-studley-tool-chest-i-found.html


20/09/2024

Nhật Bản không có ngày nhà giáo

Rustam Bisenev

 



Một lần, tôi hỏi Yamamota, đồng nghiệp người Nhật của tôi:

- Người Nhật tổ chức đón Ngày Nhà giáo như thế nào?

Ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi, anh trả lời:

- Chúng tôi không có ngày lễ riêng dành cho giáo viên. Nghe câu trả lời của anh, tôi rất phân vân. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi: “Tại sao một đất nước có nền kinh tế, khoa học và công nghệ phát triển lại thiếu tôn trọng giáo viên và công việc của anh ta như vậy?”

Một lần, sau giờ làm việc, Yamamota mời tôi đến thăm nhà anh. Vì anh ấy sống xa trường nên chúng tôi đi tàu điện ngầm. Vào giờ cao điểm buổi chiều, các toa tàu chật kín người. Vất vả lắm mới chen chân vào được, tôi đứng cạnh một dãy ghế, bám chặt tay vịn. Đột nhiên, ông cụ ngồi gần đấy xin nhường chỗ cho tôi. Không hiểu được thái độ kính trọng như vậy của một người cao tuổi, tôi từ chối, nhưng cụ rất kiên quyết, buộc tôi phải ngồi xuống.

Sau khi ra khỏi tàu điện ngầm, tôi đề nghị Yamamota giải thích hành động của cụ già. Yamamota vừa mỉm cười vừa chỉ vào huy hiệu giáo viên của tôi và nói:

- Cụ già này nhìn thấy huy hiệu giáo viên của anh và đã nhường chỗ để bày tỏ lòng tôn trọng nghề nghiệp của anh.

Vì lần đầu tiên tôi đến thăm Yamamota, đi tay không thì bất tiện nên tôi quyết định mua một món quà. Tôi trình bày ý định của mình với Yamamota, anh nhất trí và nói rằng phía trước có một cửa hàng dành cho giáo viên, nơi có thể mua hàng với giá ưu đãi. Tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, bèn hỏi:

- Có phải giá ưu đãi chỉ dành cho giáo viên không?

Yamamota nói:

- Ở Nhật Bản, giáo viên là nghề được tôn trọng nhất, là người được tôn trọng nhất. Các chủ cửa hàng Nhật Bản rất vui mừng khi có giáo viên tới cửa hàng của họ và coi đó là niềm vinh dự lớn đối với mình.

Trong thời gian ở Nhật Bản, tôi nhiều lần chứng kiến người Nhật hết sức tôn trọng giáo viên. Trong tàu điện ngầm có những ghế riêng dành cho họ, có các cửa hàng riêng biệt mở cho họ, giáo viên không phải xếp hàng mua vé đi bất kỳ loại phương tiện giao thông nào. Vì sao giáo viên Nhật Bản cần có ngày lễ riêng khi ngày nào trong cuộc đời họ cũng giống như một ngày lễ?


11/09/2024

Nhầm tưởng về thịt bò Kobe

 

Miếng thịt bò Kobe ngon nhất

Nhân vừa rồi, tính cớ đọc bài viết của Larry Olmsted, tác giả của loạt bài viết "Food's biggest scam: The great Kobe beef lie" (Vụ lừa đảo thực phẩm lớn nhất: Lời nói dối vĩ đại về thịt bò Kobe) đăng trên tạp chí Forbes, viết từ 12/4/2012, mình giật mình. Sau khi tìm hiểu, mình nhận ra nhiều điều mà bấy lâu nay ta vẫn nhầm tưởng.

Với người Nhật, từ xưa đến hiện tại đã coi hải sản mới là thực phẩm chính, vì Thần đạo cho rằng ăn thịt động vật nhất là động vật 4 chân sẽ làm cơ thể bị ô uế nên bị cấm.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào năm 1868, khi thành phố Kobe - thủ phủ tỉnh Hyogo (Nhật Bản) - trở thành một hải cảng quốc tế. Nhu cầu thịt bò cung cấp cho thuỷ thủ và khách phương Tây khiến cho chính quyền phải thay đổi, rồi cho phép giết mổ, kinh doanh và góp phần đưa thịt bò dần thành thực phẩm trong bữa ăn của dân địa phương.

Trong thời kỳ chiếm đóng Nhật Bản (1945 - 1952), Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình bữa trưa học đường cho trẻ em. Học sinh và người dân Nhật Bản biết đến thịt bò nhiều hơn, điều này dẫn tới tăng trưởng trong ngành công nghiệp thịt của quốc gia này. Thịt bò Kobe từ đây trở nên quen thuộc với người nước ngoài trong nhiều thập niên và danh tiếng của nó thực sự vang xa khi ngành công nghiệp thịt khởi sắc tại Nhật Bản.

Để được công nhận là Kobe, bò phải thuộc giống Tajima-gyu được sinh ra, lớn lên và thậm chí giết mổ tại tỉnh Hyogo, trong đó Kobe là thành phố lớn nhất tại đây. Ngay cả khi đạt những tiêu chuẩn này, thịt bò phải đáp ứng nhiều quy định khác để đảm bảo đạt chất lượng cao cấp nhất trước khi được đóng dấu xác nhận.

Thịt bò Kobe có vân mỡ trắng xen kẽ với những thớ thịt đỏ với tỷ lệ đồng đều, ít béo và đạt đến độ sau chế biến phải mềm như tan ra trong miệng. Bò Kobe giàu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol. Thịt bò Kobe cũng rất giàu axit béo omega-3 và omega-6, khiến nó trở thành một trong những loại thịt đỏ tốt nhất cho sức khỏe con người.

Phần đông thực khách có xu hướng nghĩ thịt bò phải ăn kiểu bít tết - một phần thịt dày, ngon ngọt và hơi sém bên ngoài. Nhưng người Nhật ăn thịt bò rất khác. Chỉ có vài cách để đầu bếp chế biến bò Kobe: nướng vài dải thịt mỏng trên vỉ, rán những dải thịt mỏng với trứng sống hoặc nhúng lẩu.

Thường đầu bếp Nhật sẽ cắt thịt bò thành những miếng nhỏ để khách dùng đũa gắp ăn, thịt chỉ được đảo nóng trong khoảng 40 giây - khác với những đĩa bít tết để khách cắt bằng dao dĩa kiểu Âu.

Thịt bò Kobe rất đắt tiền, một cân Anh (0,454 kg) trị giá hơn 300 USD, loại đặc biệt có giá hơn 1.000 USD.

Thịt bò Kobe tuy rất nổi tiếng nhưng thực khách chỉ có thể tìm được bò Kobe chính hãng tại Nhật Bản, Macau và Hồng Kông vì kể từ năm 2011, Macau mới được nhập khẩu loại thịt bò này và bắt đầu nhập khẩu vào Hồng Kông vào tháng 7/2012.

 Theo Hiệp hội Xúc tiến Phân phối & Tiếp thị Thịt bò Kobe Nhật Bảncó khoảng 5.000 đầu gia súc được chứng nhận là bò Kobe mỗi năm. Nguồn cung thậm chí còn khan hiếm hơn trên thị trường thế giới vì hầu hết thịt bò Kobe được tiêu thụ tại Nhật Bản, với 10% hoặc nhỉnh hơn được xuất khẩu.

Điều này đồng nghĩa với việc thịt bò Kobe chính hãng gần như không có mặt trên thị trường quốc tế, bao gồm cả Việt Nam.

Người đứng đầu Cục Thú y Việt Nam khẳng định, việc đưa thịt bò Kobe vào Việt Nam bằng con đường "xách tay" là rất khó. Đây là sản phẩm đông lạnh, khó bảo quản, phải khai báo và phải trải qua kiểm dịch nhưng Cục Thú y chưa từng làm công việc này đối với thịt bò Kobe.

Đuôi thăn thịt bò New Zealand

Bài tham khảo:

https://www.forbes.com/sites/larryolmsted/2012/04/12/foods-biggest-scam-the-great-kobe-beef-lie/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Bt_b%C3%B2_Kobe#cite_note-xinhua-8

...

05/09/2024

Văn hoá rượu

 Kẻ nghiện rượu



Người Việt, ngoài truyền thống yêu nước, còn có truyền thống uống rượu. Rượu và trà từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa dân tộc. Qua bài viết này, tôi mong giúp các bạn hiểu đúng về rượu và khôi phục lại khái niệm "văn hóa rượu" thay vì coi rượu là "tệ nạn xã hội".

Rượu vốn là thức uống quan trọng trong lễ nghi, "vô tửu bất thành lễ", và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt khi gặp gỡ bạn bè, tri kỷ. Nguyễn Du đã từng ca ngợi rượu trong cuộc sống tao nhã. 

Khi chén rượu, khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên


(nên mới có chăng “bầu rượu, túi thơ”)

Chén rượu của cổ nhân là chén rượu hòa với đất trời, với văn hóa và với tri kỷ.

Nhưng ngày nay, uống rượu đã biến tướng thành "nhậu rượu", mất đi nét văn hóa thi vị của thưởng thức rượu, biến rượu thành thước đo bản lĩnh đàn ông. Tuy vậy, người ta cũng đã nhắc nhở về việc uống điều độ:

Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

Các cụ ngày xưa mời rượu nhau gọi là “chén tạc, chén thù”: Chủ rót rượu mời khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ gọi là “thù”. Chứ chả ai ép ai mà tùy hứng thì nâng chén nhấp môi thôi hoặc sảng khoái cạn ly, tiêu sái.

Mà bây giờ, khi đi uống rượu ta thường thấy những cảnh kiểu “lúc nãy anh mời chú rồi, bây giờ chú mời lại anh đi”. 

Cái gọi là "ép uống" thực ra là do bản thân không tự chủ. Uống rượu là tự mình quyết định, và khi không kiểm soát được thì đừng đổ lỗi cho rượu hay bạn bè. Chỉ cần giữ mức uống vừa phải, không cần say mèm, vẫn có thể duy trì sự giao tiếp vui vẻ và chia sẻ.

Vấn đề chưa bao giờ là “rượu” hay “chuyện uống rượu”, mà là ở “NGƯỜI UỐNG RƯỢU”. Chúng ta hay đổ lỗi cho rượu nhưng thực sự vấn đề là ở ý thức uống rượu ở mỗi người. 

Hãy uống rượu có trách nhiệm và biến nó trở lại thành nét đẹp văn hóa, chứ không phải là tệ nạn xã hội.

04/09/2024

Chút chuyện về ấm và thú uống trà

Mấy mẫu ấm Tử sa  cổ

Cũng là người mê trà, nghiện trà và sưu tầm đồ pha trà nên mình có vài suy nghĩ lan man, chia sẻ cùng các đồng đạo.

Ấm Tử sa (cát - sét tím) có thể độ chục năm gần đây mới nhận được sự quan tâm, chú ý của giới trà đạo Việt. Có lẽ nhiều lý do, nhưng chắc có phần là hàng Trung Quốc vào nhiều, giá hợp lý; kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú hơn so với hàng trong nước nên được yêu thích, sưu tầm. 

Chứ ngày xưa, các cụ nhà ta khá giả dùng ấm cổ thường khoe ấm gan gà Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần cơ. Cũng là tử sa Nghi Hưng  nhưng nay không còn làm nữa.

Đất làm ấm là loại đất sét, đá, có chứa thạch anh, mica, cao lanh, sắt... gì đó tuỳ thuộc vào vùng gốm nhưng làm ra đất là một quá trình vô cùng cầu kỳ, mất thời gian lại dựa vào bí truyền của từng nghệ nhân: Đất mỏ các loại đem ngâm vào nước trong bể to theo một tỷ lệ nào đó trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn; hỗn hợp này bị nát ra được đánh tan trộn đều cho vào bể lắng, đất sét được lắng xuống đáy còn tạp chất nổi lên trên và bị loại bỏ; Chắt lọc ra đất tinh đem phơi trong râm khoảng 3 đến 5 ngày rồi cho vào bể ủ để đất lên men. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt, làm ra các sản phẩm tinh tế.

Ấm Tử sa là loại ấm đất, không tráng men được nung ở nhiệt độ cao trên 1.000 độ và thường có màu tím - Nó xuất sứ từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm xuất hiện từ thế kỷ 15 và nổi danh dưới thời nhà Thanh cho đến nay.

Ở Việt nam mình, cũng có loại ấm tương tự này gọi là ấm da chu (ấm đất nung, không tráng men màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm - nhỏ khoảng hơn 100ml) nhưng thường đi với bộ chén hạt mít từ 3 đến 7 cái; chứ ấm Tử sa thường dùng  chén sứ - nay cải lương nên có cả chén tử sa. Ngày xưa, ấm da chu thường có 2 lớp, về sau thất truyền. Nay ấm da chu ít được dùng và chỉ còn rải rác trong dân gian

Ấm da chu và ấm đất của Việt Nam có thiết kế giản dị, chú trọng đến sự tinh tế và công năng hơn là yếu tố trang trí. Những chiếc ấm này có bề mặt mộc, thường không trang trí, vẽ hình, phản ánh phong cách thưởng trà thanh nhã của người Việt. Ấm có dáng vẻ trầm lắng, cổ điển, phù hợp với phong cách uống trà mạn của dân ta. Ấm uống trà nhiều, lâu đời có vẻ ngoài mịn bóng.


Bộ ấm da chu 2 lớp do các Cụ truyền lại cho mình.


Ấm Tử sa được làm ra từ các nguyên liệu và cách nung khác nhau. Ví dụ như đất là: Đế Tào Khang, Tử Nê, Thanh thuỷ Nê, Ngọc sa liệu, Ngũ sắc thổ, Tử kim sa, Tử ngọc kim sa... nên tạo ra các sắc màu khác nhau cho ấm.

  

Một vài mẫu đất đá làm nguyên liệu tạo ấm Tử sa.

Ấm Tử sa có nhiều dáng kiểu, điển hình và phổ biến như: Tây thi, Thạch biều, Văn đán, Chuyết cầu, Đức chung, Phan hồ, Tiếu anh, Thuỷ bình, Long đán...



Nhưng nói thật với các bạn, qua tìm hiểu, tôi thấy: Với giá tiền tầm vài triệu trở xuống thì đều là ấm đất sét tím mà thôi chứ đừng mong có đất khoáng tử sa đâu ạ.


Ấm tử sa Phỏng cổ và bộ chén sứ Thanh Hoa - Cảnh đức 
mình đang dùng.



Nói ấm Tử sa pha trà là ngon nhất là điều cần phải nghĩ, bàn. Vì tuỳ nền văn hoá, phong cách uống trà và loại trà ta pha và cách pha trà sẽ có các đánh giá khác nhau. 

Mà muốn thưởng thức trà ngon ta phải quan tâm lần lượt: Nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm. Tỷ dụ như trà móc câu Tân Cương, thì nên ưu tiên ấm sứ, ấm có tráng men trước - còn ấm Tử sa là để dành cho những người sành trà hoặc pha các loại trà Tàu. 

Về nước pha trà, được nước mưa, nước giếng là tốt chứ nước nguồn thì chỉ có lên non mới có; nước máy muốn pha ngon phải để qua đêm ngoài sân mới dùng; chớ lấy nước đóng chai, bình pha mà nhạt thếch.

Những người có thú uống trà đã đưa ra 5 chuẩn mực như “Sắc-thanh-khi-vị-thần” để thưởng thức nhưng không phải lúc nào cũng tròn vị. Nói vậy thôi chứ, tìm bạn cùng thưởng trà còn khó hơn tìm bạn rượu nhiều.

Vậy nên, có trà, có ấm,... có bạn tri kỷ cùng nâng chén không dễ các bạn nhỉ.

Mời các bạn tham khảo thêm bài Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân:

https://trabavan.com/chen-tra-trong-suong-som/

25/08/2024

Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ

 St trên net.

1911 - 2004

Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạγ đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giàγ còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giàγ mới rất đẹρ.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, ρhát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấγ đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được ρhóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuγện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết: “Sau nàγ tôi mới biết được giá gốc của đôi giàγ đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấγ của tôi 2 đô la để dạγ cho tôi một điều rằng:

“Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một ρhần mà thôi, bạn ρhải tự mình nỗ lực để lấγ ρhần còn lại.


21/08/2024

Chuyện người Sài Gòn



Những mẩu chuyện dưới đây có nhẽ thật, có nhẽ không, nhưng tôi tin rằng có.

– Ai đời đi thaγ ρin cái máγ, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu, ρin có 2 loại, loại thường 60k, loại khác nhãn của Thụγ Sỹ, 150k. Em lấγ loại 60k nè, chất lượng gần như nhau, khác cái mác thôi.

– Đi mua con cá chéρ chợ hẻm, giá 90k, bóρ còn mỗi 60k. Anh bán cá không quen biết nói: "Thôi em đưa 60k cũng được, hôm nào ghé gửi anh 30k sau.

Quen biết gì đâu, tui xù thì răng?

– Sáng đi bộ, gặρ anh Hai từ miền Tâγ lên bán rau. Thấγ rau xanh tươi, mua hẳn 50k. Lúc tính tiền mới nhớ mình mặc đồ lót đi bộ, đâu có mang bóρ. Anh Hai miền Tâγ cười tươi thiệt tươi:

“Thôi khỏi, chừng nào anh gặρ tui lại, trả sau cũng được mà”.

Quen biết gì đâu. Báo Һạι tui suốt 1 tuần ρhải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặρ lại anh Hai rau. Saigon gài bẫγ tui chăng?

– Tết nhất, bát bún ốc, bún dọc mùng xứ nàγ xứ kia tăng giá rầm trời. Miệt Thủ đô có khi 150k/bát tỉnh rụi. Saigon lơ ngơ viết lên tờ A4:

“Vì dịρ Tết, quán ρhải thuê nhân công giá mắc hơn, nên giá mỗi tô xin ρhụ thu thêm 5k, thành 30k”.

– Có thằng em miền trung vào Saigon bán bánh canh cá lóc xứ Quảng, Tết hồi nẳm nó ở lại bán hàng. Ba ngàγ Tết tất toán xong, nhờ bạn chở ra tiệm sắm đúng 1 câγ vàng tiền lãi ròng vì nó bán cũng chỉ lên giá đúng 5k. Khách đến ăn rầm trời, lấγ đông bù giá là đó.

– Chợ búa ở Saigon ít nói thách, giá nhiêu mua nhiêu. Đâu có như nơi đâu, cái áo đề 780k, kêu tui còn 180k, bán luôn.

– Ông anh Saigon ra Hà Nội, ghé quán trà đá vỉa hè. Lúc tính tiền cốc trà đá, kêu 20k. “Sao mắc dữ vậγ?”. Đáρ tỉnh rụi hà:

“Ối dồi. Trà Thái nó đắt lắm. Mà dân Saigon thiếu gì tiền”.

Dân Saigon thừa tiền nên uống lγ cà ρhê 12k, ngồi đồng cả ngàγ với wifi, với trà đá miễn ρhí châm liên tục.

Vâng, Saigon thiếu gì tiền. Saigon chắt bóρ từng đồng thôi. Như ở Tô Hiến Thành, quận 10, các γ bác sỹ góρ tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với dòng chữ:

“Nếu bạn gặρ khó khăn hãγ lấγ 3 tờ”.

Ba tờ vị chi là 15k, đủ một suất cơm bé mọn cho người cơ nhỡ.

– Saigon không thiếu tiền. Vậγ nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà ρhê trên đường Mạc Thị Bưởi. Thấγ ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúρ đỡ. Ai móc tiền ra gửi biếu, anh đều thẳng thừng từ chối và nói: “Khỏi mà!”.

Xe nào hết xăng thì anh lấγ xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấγ cũng lạ, hỏi sao anh giúρ nhiệt tình vậγ. Anh chỉ đáρ: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tôi lúc nào cũng đầγ bình, cho một chai xăng xị rưỡi, hai xị có đáng là bao”.

– Lại có anh Nguγễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). Lên Saigon làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Sau giờ làm anh ra vỉa hè ngủ và trưng cái biển lạ đời “Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Đừng ngại, kêu vá liền. 24/24”.

– “Saigon không thiếu tiền” nói xuôi haγ nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Saigon là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Saigon còn rất nhiều ρhận đời lầm lũi. Nhưng trong Saigon có cái tình, cái tình ngu ngơ, chậρ mạch nặng.

– Ở Saigon, ghé câγ xăng đổ, tự nhiên có một bác già cầm tờ 10k, 2 tờ loại 2k đi xin thêm những người đổ xăng ở cạnh:

“Xe tui hết xăng, xin cho tui 10k để đổ cho tròn 20k”.

Đừng ngạc nhiên khi những người đó lặng lẽ móc bóρ, ρhụ thêm cho bác dăm mười ngàn để bác đổ đầγ bình mà về Củ Chi...

 


13/08/2024

14 sắc thái tâm lý con người

st trên net



1. "Người ta có thể chống lại sự tấn công của người khác, nhưng người ta không thể chống lại lời khen ngợi của người khác."

- Nhà tâm lý học Sigmund Freud

2. "Hiểu được mặt tối của chính mình là cách tốt nhất để đối phó với mặt tối của người khác."

- Nhà tâm lý học Carl Jung

3. "Một người để ý cái gì nhất, thì đó chính là thứ khiến họ tự ti nhất."

- Giáo sư Vu Đan

4. "Một trong những điểm yếu chí mạng của bản chất con người là: quan tâm đến cách người khác nhìn nhận mình."

- Nhà triết học duy tâm, Arthur Schopenhauer

5. "Nhân tính chỉ có thể chia sẻ, chứ không thể bị lợi dụng."

- Sư thầy Tịch Tĩnh

6. "Không có đơn thuần, thiện lương và chân thật thì cũng sẽ không có sự vĩ đại."

- Tiểu thuyết gia Lev Nikolayevich Tolstoy

7. "Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng lẻ mà thực chất là tổng hòa của mọi quan hệ xã hội."

- Nhà triết học Karl Marx

8. "Cuộc sống là mối quan hệ, mối quan hệ là cuộc sống; để cải thiện cuộc sống, chỉ cần cải thiện mối quan hệ."

- Sư thầy Tịch Tĩnh

9. "Quá trình trưởng thành nội tâm là một quá trình không ngừng tự khám phá bản thân, nếu không hiểu rõ bản thân mình trước thì chúng ta khó có thể hiểu được người khác."

- Nhà văn Dale Carnegie

10. "Sự tầm thường thực sự không phải là không đạt được gì trong xã hội, mà là sự trống rỗng về tinh thần và tâm hồn, một loại cằn cỗi bên trong."

- Nhà văn Zhang Fangyu

11. "Cô đơn không phải vì không có ai bên cạnh. Lý do thực sự khiến bạn cảm thấy cô đơn là không thể trò chuyện với người khác về những cảm xúc quan trọng nhất."

- Nhà tâm thần học Carl Jung

12. "Thế giới rất đơn giản, và cuộc sống cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, mà là bạn đã làm cho thế giới trở nên phức tạp."

- Bác sĩ Alfred Adler

13. "Con người ban đầu khi được sinh ra, bản tính vốn là sự lương thiện."

- Tam Tự Kinh

14. "Tâm của một người ở cảnh giới nào thì ở ngoài họ sẽ sống ở trong thế giới như thế."

- Sư thầy Tịnh Tĩnh