Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí các loại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí các loại. Hiển thị tất cả bài đăng

10/11/2023

Đao, kiếm thường có gù dây tua vải ở cuối chuôi

 st trên net




Ai cũng biết tác dụng và chức năng của lưỡi kiếm, đốc kiếm nhưng trên thanh kiếm còn một phần nữa mà không phải ai cũng biết đến chức năng của nó. Phần này là cái gù gắn ở chuôi kiếm, gồm một sợi dây dài khoảng 15 – 20 cm một đầu được buộc chặt vào đuôi kiếm, đầu kia gắn một chùm tua vải sợi.


Từ xưa đến nay, những thanh bảo kiếm thường có những cái gù bằng tua sợi vàng hoặc đỏ rất đẹp, thường các gù này được tết rất tỉ mỉ và công phu, đôi khi còn gắn thêm ngọc bội, vàng… để tăng thêm phần sang trọng. Chính vì thế mà rất nhiều người lầm tưởng rằng gù tua vải sợi là một vật trang trí cho thanh kiếm chứ không có tác dụng gì khác, thậm chí cũng có người nghĩ rằng đây là thiết kế thừa, vì chiếc gù này sẽ gây vướng víu khi thi triển võ công và các chiêu thức.

Gù tua sợi của kiếm không chỉ là đồ trang trí

Thế nhưng những cao thủ, thiền sư ngày xưa lại không màu mè đến thế, họ suy nghĩ và tìm tòi qua bao năm để lĩnh ngộ được những công dụng hữu hiệu của binh khí. Mọi chi tiết trên kiếm, vũ khí đều được tính toán cẩn thận để sao cho đạt được những mục đích thực sự mang lại giá trị chứ không chỉ để đẹp. Điểm khác biệt so với hiện nay có lẽ nằm ở việc biến tướng chiếc gù tua vải thành thứ trang trí, làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thanh kiếm.

Tác dụng lớn nhất của gù sợi tua giúp tay giữ vững kiếm trong khi xuất chiêu

Quỹ đạo của lưỡi kiếm thường là những đường tròn, người sử dụng kiếm “vẽ” ra vô số những vòng tròn. Hình từ tay truyền qua lưỡi kiếm phát ra trước. Khi kiếm vẽ những đường tròn thì sợi tua quấn vào cổ tay của người cầm nhằm giữ kiếm vững chắc và cân bằng hình ở mũi kiếm tránh xu hướng văng tới trước của lưỡi kiếm. Tóm lại sợi tua giúp tay giữ vững kiếm trong khi xuất chiêu, sử dụng hoặc va chạm.

Trong chiến đấu, mọi chi tiết nhỏ của vũ khí đều được tận dụng tối ưu

Ngoài ra trong một số trường hợp, người dùng kiếm còn có thể gia tăng chiều dài của thanh kiếm bằng gù tua sợi vải khi phi kiếm đi và túm lấy đuôi của sợi vải, sau đó giật lại để gây bất ngờ cho đối thủ. Chiếc gù tua sợi vải này có thể coi là một trong những nét đặc trưng của kiếm, đại diện cho một vài môn phái nổi tiếng như Võ Đang, Hoa Sơn, Thúy Yên, Nga Mi… từ đó đi sâu vào các tác phẩm văn học, phim ảnh, game online và thịnh hành như ngày nay.

Trong Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, nhân vật phái Võ Đang đeo thanh kiếm có gù tua vải đặc trưng

Nói đến Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, đây là tựa game tái hiện rất chân thực thế giới kiếm hiệp của Kim Dung với 68 bộ bí kíp thất truyền, từ gameplay, hiệu ứng skill đến bối cảnh đều rất sống động. Tuy nhiên nét đặc trưng của phái Võ Đang trong tựa game này lại chưa được thể hiện xuất sắc vì thanh kiếm được thiết kế thiếu mất chiếc gù tua sợi vải quen thuộc. Có lẽ đây cũng là thiếu sót cơ bản của rất nhiều nhà phát triển game hiện nay.

Triệu Vân - nhân vật nổi tiếng nhất với thương pháp bảo khí thời Tam Quốc

Bên cạnh chiếc gù tua sợi vải, cũng có nhiều bộ phận thú vị khác có tác dụng độc đáo trên các binh khí thường thấy như đao, thương… Ví dụ như trong thương pháp, mỗi chiếc thương đều có gù chùm vải (lông) ở đầu ngọn thương. Tác dụng của chùm gù vải này là để làm hoa mắt đối phương khi chiến đấu. Khi quay tròn mũi thương, chùm gù xòe rộng ra làm cho đối phương khó xác định chính xác được vị trí của mũi thương khi đâm đến.

Những vòng kim loại tròn được gắn vào lỗ trên sống đao để át tiếng xé gió

Bên cạnh thương, đao cũng là vũ khí có nhiều “phụ kiện” đặc biệt, ví dụ như những chiếc vòng kim loại nhỏ được gắn vào lỗ trên sống đao. Tác dụng của nó không phải là để treo đao lên vách hay đeo vào dây lưng như nhiều người lầm tưởng. Tác dụng của nó là làm át tiếng xé gió của lưỡi đao do những tiếng loẻng xoẻng của nó gây ra nhằm làm cho đối phương khó xác định được phương hướng và đường đi của lưỡi đao.

Trường đao thì sử dụng cả chuông để át tiếng gió do lực chém mạnh và nhanh hơn

28/06/2023

Xà mâu và Bát xà mâu

Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.

Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi kim loại nhọn gần giống như ThươngPhàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi là Xà mâu.

Xà mâu và Bát xà mâu

Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, tác gia mô tả  Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử dụng thương và các biến thể của thương rất điêu luyện, là món nghề gia truyền.

Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…

Lâm Xung

Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử

     Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

Xà mâu và Bát xà mâuChữ Bát trong tiếng Hán

    Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…

Hai cách viết chữ Bát khác.

Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?

 – Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:

 – Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?

Trương Phi

Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.

Bát Xà mâu Trương Phi     Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    

 Với chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình. Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho khiếp vía.

     Xà Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương so với giáo (thương).

     Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.

     Theo ý kiến chủ quan của mình thì Bát Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi. Chữ Bát ở đây vừa thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám), vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi. 

 

23/03/2023

10 (trong số nhiều) loại vũ khi lạnh thời cổ đại

st và biên tập

Vị trí thứ mười: Giản
Giản là một loại cây roi, không lưỡi, có bốn cạnh, dài 1,2 mét, thường được sử dụng một cặp, thuộc về binh khí ngắn, thuận lợi mã chiến. Giản rất nặng, không phải là người cao lớn lực lưỡng thì không thể sử dụng linh hoạt, lực sát thương rất lớn, dù cho mặc áo giáp cũng có thể bị đập chết. Về kỹ pháp thì gần giống với đao pháp và kiếm pháp. Giản được làm bằng đồng hoặc sắt, giống như cây roi cứng nhưng thân thẳng đầu nhọn.
Giản thường dùng với tư cách là vũ khí phụ trợ nhưng có thể đánh quân địch một đòn trí mạng, cho nên người Trung Quốc có câu “sát thủ giản”. Cao thủ sử dụng giản trong lịch sử có tướng quân Tần Quỳnh đầu nhà Đường và thuộc tướng Ngưu Cao của Nhạc Phi triều đại Nam Tống. Ngoài ra, còn có Bát Hiền Vương – Triệu Đức Phương cầm giản làm bằng vàng, trên đánh hôn quân, dưới đánh gian thần, rất uy phong.
Vị trí thứ chín: Tiên
Tiên không phải như dây thừng mềm mà là một loại binh khí dùng như côn sắt. Hình dạng của tiên giống như đốt tre làm bằng sắt thép, cho nên còn gọi là tiêm thép đốt tre. Tiên có uy lực cực lớn, thuộc về vũ khí hạng nặng, là vũ khí sinh ra để đối phó với áo giáp sắt, có thể một phát đánh nát tấm giáp bảo hộ giữa ngực. Tuy lực sát thương của giản lớn hơn nhiều so với tiên nhưng khả năng phá áo giáp không bằng tiên. Trong lịch sử Ngũ Tử Tư, nguyên soái Đại Đường Uất Trì Cung và gia tộc Hô Diên nhà Tống đều từng sử dụng tiên.
Vị trí thứ tám: Nỏ
Nỏ là một loại vũ khí dùng để bắn tên. Loại đơn giản là một cánh cung nằm ngang trên một cánh báng có rãnh. Tuy thời gian lắp tên vào lâu hơn so với cung tên nhưng tầm bắn xa hơn nhiều, lực sát thương cũng mạnh hơn, tỉ lệ chính xác rất cao, yêu cầu đối với người sử dụng cũng khá thấp, là một loại vũ khí sát thương uy lực cự ly xa. Tầm bắn của nỏ có thể đạt 600 mét, nỏ đặc biệt lớn có thể đạt tới 1000 mét.
Tương truyền Gia Cát Lượng phát minh ra liên nỏ Gia Cát, mỗi lần phóng ra 10 mũi tên, hỏa lực rất mạnh. Thử nghĩ, vạn tên cùng bắn xuống phía dưới, quân địch chỉ biết gào thét thảm thiết, chạy bán sống bán chết.
Vị trí thứ bảy: Rìu
Rìu không được sử dụng trong thực chiến trong thời gian dài, nó được sử dụng trong ba triều đại Hạ, Thương, Chu, trên chiến xa có mang vũ khí hạng nặng là búa rìu, cũng là binh khí của thiên tử, về sau vì quá cồng kềnh nên bị loại bỏ. Người cổ đại dùng búa khá nhiều, có lực sát thương rất mạnh, thuộc về binh khí hạng nặng.
Vị trí thứ sáu: Kích
Kích là sự kết hợp giữa mâu và mác hoặc là thương và đao. Nó có lực sát thương rất mạnh, chủ yếu phân thành 3 loại, một là “nhất lão thương kích” được sử dụng rộng rãi nhất nhưng bị đào thải đầu tiên, hai là “môn kích” xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ba là “phương thiên họa kích” được các võ tướng yêu thích nhất.
Vị trí thứ năm: Mác
Mác là một loại binh khí cong đầu, lưỡi ngang, làm bằng đồng hoặc sắt, trang bị cán dài, dùng kỹ thuật tấn công móc, đẩy, mổ, vung là chủ yếu. Tuy lực sát thương không mạnh nhưng thương có nhiều chủng loại, lưu hành phổ biến từ thời nhà Hạ đến Hán, cho đến Tùy Đường mới cơ bản biến mất.
Vị trí thứ tư: Mâu
Mâu thường được dùng trong chiến tranh cổ đại, là một loại vũ khí để đâm quân địch, cán dài, có lưỡi. Mâu dài nhất có thể đạt 4 mét, chủ yếu sử dụng với xe chiến. Mâu có nhiều chủng loại như giáo, lao, xà mâu, đâm mâu.
Vị trí thứ ba: Thương
Vị trí thứ hai: Kiếm
Kiếm thuộc về binh khí ngắn, được xem là “vua của binh khí”. Kiếm do kim loại chế tạo thành, dài mảnh, đầu nhọn, có chuôi cầm ngắn, hai bên có lưỡi. Kiếm đã có từ rất lâu trong lịch sử từ triều đại nhà Thương, sử dụng rộng rãi vào thời Đông Chu. Kiếm vào thời nhà Tần có thể dài đến 1,5 mét, vì vậy có khả năng sát thương rất lớn trên chiến xa. Về sau do đao thịnh hành, kiếm dần dần bị thay thế, trở thành binh khí của tướng quân hoặc là trang trí.
Vị trí thứ nhất: Đao
Đao có thể là binh khí ngắn hoặc dài. Lúc ban đầu đao có hình dạng gần giống rìu, có chuôi ngắn, vểnh lên, lưỡi dài. Đến thời Xuân thu chiến quốc, hình dạng đao có sự thay đổi lớn. Thời Lưỡng Hán, đao dần dần phát triển thành một trong những binh khí chủ chiến của bộ binh, đồng thời xuất hiện rất nhiều loại đao cán dài khác nhau.
Có thể nói, mười loại vũ khí lợi hại này đã chứng kiến bao triều đại đổi thay, quần hùng tranh phong, cũng được lưu lại trong những trang sử chói lọi. Hiện nay, những vũ khí này chuyển thành những binh khí có thể sử dụng trong tập luyện võ thuật nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe.

29/07/2022

10 khẩu súng ngắn phổ biến nhất thế giới

 Popmech tổng hợp


Súng ngắn trong quân đội là vũ khí cận chiến sử dụng trong trường hợp cần thiết nhất, đồng thời cũng là vũ khí cá nhân khá “rẻ tiền” để tự vệ khi gặp nguy hiểm.

Súng ngắn hay súng lục là một loại súng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Kích thước nhỏ gọn cùng với trọng lượng nhẹ, độ giật thấp, tính cơ động là những đặc điểm nổi trội nhất của loại súng này.

Được biết, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu súng cao nhất trên thế giới. Năm 2016, các hãng súng Mỹ sản xuất gần 11,5 triệu khẩu súng. Số súng này chỉ được bán cho dân thường và các cơ quan chức năng chứ không tính đến vũ khí của quân đội.

Theo các báo cáo, súng lục là loại được sản xuất nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2017 với hơn 4,7 triệu khẩu được tung ra thị trường. Năm 2017, dòng súng lục sử dụng đạn 9 mm là loại súng phổ biến nhất tại quốc gia này.

Khoảng 72% người sở hữu súng ở Mỹ có súng ngắn, bao gồm cả dòng súng lục ổ xoay. Tuy nhiên, loại súng lục ổ xoay này không được các nhà sản xuất Mỹ chế tạo nhiều, chỉ chiếm khoảng 18% trong số súng ngắn được làm ra trong năm 2016. Tỷ lệ người dân Mỹ sử dụng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo một cuộc khảo sát năm 2017, cứ 100 người Mỹ thì có 120,5 khẩu súng.

Dưới đây là 10 khẩu súng ngắn phổ biến nhất thế giới do trang Popmech tổng hợp:

 


Glock 17 là một khẩu súng lục được sản xuất bởi công ty Glock GmbH ở Deutsch-Wagram, Áo, năm 1982. Khẩu súng đặc trưng bởi được chế tạo bằng nhựa, các chuyên gia lo ngại rằng nó sẽ “vượt qua” được máy dò kim loại ở sân bay. Tuy nhiên, đây là một trong những mẫu súng ngắn dễ nhận biết nhất trên thế giới, được các cơ quan thực thi pháp luật và công dân nhiều nước sử dụng để làm vũ khí bảo vệ cá nhân. Ngày nay, Glock 17 đã chiếm tới 65% thị phần súng lục cho lực lượng thực thi pháp luật Mỹ cũng như lực lượng vũ trang khác trên khắp thế giới. Glock 17 dùng cỡ đạn 9 x 19 mm, hộp tiếp đạn cơ số 17 viên, tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m, sơ tốc đầu nòng 360 m/s.




Smith & Wesson .500 S & W Magnum là đứa con tinh thần của công ty vũ khí nổi tiếng của Mỹ Smith & Wesson, từ lâu đã trở thành biểu tượng thế giới của súng lục ổ quay với 5 buồng đạn. Smith & Wesson .500 S&W Magnum được coi là một trong những khẩu súng ngắn tốt nhất để săn bắn, nhưng nó cũng được sử dụng để tự vệ. Với cỡ đạn 500 S&W có vận tốc và động năng cực lớn. Năng lượng đầu nòng lên đến 3000+ foot - pound (4,1 kJ) và có sức công phá rất mạnh.



FN Herstal FNP-9 là một khẩu súng bán tự động có khung làm từ polymer và hợp kim gia cố, được sản xuất tại Columbia, Nam Carolina, bởi FNH USA. FN Herstal FNP-9 được tạo ra theo khái niệm vũ khí mô-đun với các kích cỡ lòng bàn tay khác nhau, đặc biệt cò súng được thiết kế khá mềm và rộng. FNP-9 với độ giật cũng không quá lớn, dễ sử dụng được trang bị rộng rãi trong lực lượng cảnh sát và quân đội, nhưng cũng phổ biến trên thị trường vũ khí dân sự. Súng được thiết kế có khả năng mang theo 16 viên đạn cỡ 9mm.


Beretta 92FS là vũ khí do công ty Beretta, Italy chế tạo từ năm 1972. Đây là loại súng ngắn bán tự động tiêu chuẩn được sử dụng bởi quân đội, cảnh sát và dân thường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khẩu Beretta 92FS có thể được nhìn thấy trong nhiều trò chơi điện tử và những bộ phim Hollywood. Súng có chiều dài 217 mm, nòng súng dài 125 mm, trọng lượng 950 gram, sử dụng loại đạn Parabellum cỡ 9x19mm với tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m. Ưu điểm của Beretta 92 là vũ khí mạnh mẽ cho phép người sử dụng bắn liên tục với độ chính xác cao.


 

Walther P99 được phát triển ở Đức cho cảnh sát và quân đội từ năm 1993 nhưng đến năm 1996 mới thành công. Đây là một khẩu súng lục bán tự động, nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ với khung được làm bằng vật liệu polymer (nặng 630 gram, chiều dài chỉ 180 mm, cao 135 mm). Đến nay P99 đang có mặt trong lực lượng thực thi pháp luật cũng như khách hàng dân sự tại 10 quốc gia trên thế giới. P99 sử dụng loại đạn 9x19mm, với hộp tiếp đạn 16 viên, sơ tốc đầu nòng 300 - 460 m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m.



 

QSZ-92 là súng lục bán tự động tiêu chuẩn của Trung Quốc được thiết kế để trang bị cho lực lượng quân sự và dân sự. QSZ-92 sử dụng đạn cỡ 5,8 x 21 mm. Kích thước đạn nhỏ hơn mẫu 9x19 mm Parabellum giúp hộp tiếp đạn của QSZ-92 chứa được 15-20 viên. Đặc biệt, QSZ-92 là tốc độ đạn được bẳn ra khỏi nòng súng lên đến hơn 300 m/s và tầm bắn vào khoảng hơn 50m. Súng có vỏ làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp, nòng thép, khung thép và rãnh thép gắn cụm máy súng.




M1911 là súng ngắn bán tự động huyền thoại, được phát triển vào năm 1908 và được phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1911 đến năm 1985, hiện nay vẫn là một loại vũ khí quân dụng của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. M1911 do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng người Mỹ John Browning thiết kế và được hãng Colt sản xuất. Súng sử dụng cỡ đạn  11,43x23 mm, có độ chính xác cao so với những khẩu súng ngắn cùng loại, tầm bắn hiệu quả là 62m. Ngoài ra, súng rất dễ lau chùi và sử dụng có thể bắn được trong nhiều môi trường khác nhau.




 

Heckler & Koch Mark 23 là mẫu súng lục xuất xứ từ Đức, phục vụ cho các lực lượng đặc biệt của Mỹ, nhỏ gọn và mạnh mẽ. Mark 23 là súng ngắn bán tự động được trang bị cả bộ giảm thanh và một thiết bị ngắm bắn laser. Chiều dài 245,11 mm (không lắp giảm thanh); 421mm (có lắp giảm thanh). Súng có tầm bắn cũng khá hiệu quả lên tới 50m với .45 ACP, băng đạn 12 viên. Trọng lượng 1100 gam; sơ tốc đạn 260 m/s; nòng dài 149,1 mm.


 


HS 2000 là khẩu súng lục bán tự động có xuất xứ từ Croatia được sử dụng ở 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Iraq và Mỹ. Súng được thiết kế với báng súng được làm từ vật liệu polymer và hợp kim, hiện nay đang được công ty HS Produkt D.o.o chịu trách nhiệm sản xuất. HS 2000 sử dụng loại đạn Parabellum 9x19mm đem lại độ giật thấp. Tại thị trường Hoa Kỳ HS 2000 được phân bổi bởi Springfield Armory, Inc., dưới nhãn hiệu XD.



 

SIG Sauer P250 là khẩu súng lục bán tự động có nguồn gốc từ hai công ty của Mỹ-Đức. Súng được thiết kế theo dạng module để dễ dàng sản xuất cũng như bảo trì, cho phép người sử dụng tùy chỉnh vũ khí cho bất kỳ phương thức hoạt động nào. P250 sử dụng các loại cỡ đạn .357 SIG, .40 S&W, .45 ACP, 9x19mm Parabellum và .380 ACP, có thể bắn liên tục 17 viên ở khoảng cách 50 m. Đến nay P250 vẫn được tin dùng trong các lực lượng vũ trang và mục đích vũ khí tự vệ dân sự.

 

07/06/2022

Trang bị của binh lính Anh qua 10 thế kỷ


     Trong bộ ảnh "Soldiers Inventories", nhiếp ảnh gia Thom Atkinson đã ghi lại hình ảnh 13 bộ trang bị của binh lính Anh qua các thời kỳ từ 1066 đến 2014.



Trang bị của một binh sĩ Anh trong trận Somme năm 1916. Thế chiến I là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên, nhưng hình thái còn đơn giản. Các trang bị trong hình vẫn khá giống các vũ khí thời Trung cổ (Middle Ages).


Trang bị của binh nhất, lữ đoàn không vận Anh trong chiến dịch Arnhem, Hà Lan năm 1944.

Trang bị của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands năm 1982.

Trang bị của công binh Lục quân Hoàng gia Anh tại Afghanistan năm 2014.

Trang bị của các chiến sĩ Anglo-Saxon trong chiến dịch Hastings năm 1066. Trong cuộc chiến này, sự lựa chọn vũ khí dành cho các binh sĩ là rất đa dạng.

Trang bị của các kỵ sĩ trong cuộc tấn công Jerusalem năm 1244, thời kỳ suy tàn của Vương quốc này.

Các dụng cụ của cung tiễn thủ Anh trong trận Agincourt giữa Anh-Pháp năm 1415.

Trang bị của các binh sĩ York tại trận Bosworth năm 1485 giữa xứ York và xứ Lancaster, trong Cuộc chiến Hoa hồng (Wars of Roses) giành ngai vàng Anh Quốc.

Trang phục và binh khí, phụ kiện của dân binh Tilbury, Vương quốc Anh năm 1588.

Trang bị tiêu chuẩn của lính hỏa mai kiểu mới tại chiến dịch Naseby, trận chiến quyết định của cuộc Nội chiến Anh lần thứ nhất, năm 1645.

Trang bị của tiêu binh Anh trong trận chiến Malplaquet - trận đánh lớn của Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha - năm 1709. Quân Đồng minh Áo, Anh, Hà Lan và Phổ đã đánh bại quân Pháp.

Trang bị lính Anh trong trận Waterloo 1815, khi Napoléon Bonaparte bị đánh bại bởi Liên minh thứ 7 gồm Anh/đồng minh do Arthur Wellesley - Công tước thứ nhất của Wellington và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy.