Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền - Khí công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền - Khí công. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2022

NGŨ HÀNH

Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
Hình ảnh có liên quan

KIM sinh THỦY 
 THỦY sinh MỘC 
 MỘC sinh HỎA 
 HỎA sinh THỔ 
 THỔ sinh KIM.
    Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được.

Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.


     Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:



 KIM khắc MỘC. 

 MỘC khắc THỔ. 

 THỔ khắc THỦY. 

 THỦY khắc HỎA. 
 HỎA khắc KIM.
    Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. 

   Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời, nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

   - Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành. 

 Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là: 

  - Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.

- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. 

 - Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. 

 - Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 

 - Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. 

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là: 

-  Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy. 

-  Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu. 

-  Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt. 

-  Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 

-  Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

   Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa.      Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người..



"Theo Dịch lý thì âm dương có tính cách tương đối, không có vật gì độc âm hay cô dương mà tồn tại, vì độc âm thì bất sanh, cô dương thì bất trưởng. Âm Dương lại hổ căn chuyển hóa lẫn nhau, hễ Dương cực thì Âm sinh, Âm cực thì Dương sinh, trong Thái âm có Thiếu dương, trong Thái dương có Thiếu âm ... Nên mọi người, mọi vật, mọi hiện tượng, cũng chỉ là sự đấu tranh, chuyển hóa và thống nhất, giữa hai mặt đối lập là âm dương. Đây là phép biện chứng của triết học Đông phương."

Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận” có nói:“Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh. Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn.Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn”.

Có nghĩa là trong cơ thể con người nếu dương khí quá mạnh thì âm khí sẽ yếu, ngược lại nếu âm khí quá mạnh thì dương khí cũng yếu. Dương khí mạnh sẽ sinh bệnh về nhiệt, âm khí mạnh sẽ sinh chứng bệnh về hàn, hàn đến cực điểm sẽ sinh bệnh về nội nhiệt, nhiệt đến cực điểm cũng sinh chứng nội hàn.

Thiên địa là tự nhiên, vô vi vô tạo, vạn vật tự có sự kết nối. Cơ thể người cũng như vậy, cũng giống như tự nhiên, nếu giữ được sự cân bằng thì làm sao mà có bệnh? Ngươi luyện Dịch Cân kinh, quả thật là phương pháp rèn luyện dưỡng sinh đã qua thiên chuy bách luyện của đạo gia

Thái âm phế kinh ở tay là từ Trung Phủ, Thiếu Thương ở ngón tay, tổng cộng mười một huyệt đạo.

Thái Uyên huyệt này là nguyên huyệt phế kinh, bổ trung khí lực cực mạnh, trung phủ tên cũng như ý nghĩa, chính là phủ trong khí, là nơi trung khí hội tụ, cũng là yếu huyệt điều bổ trung khí, xoa bóp ngải cứu đều có hiệu quả bổ khí. Có thể xoa bóp hai huyệt đạo này thường xuyên, đối với thân thể phục hồi như cũ có lợi thật lớn, trung khí đầy đủ, lệ khí khó lưu

Mộc khắc thổ là tài, thủy sinh mộc là quý, mộc gặp mộc là vượng, mộc sinh hỏa là loạn, kim khắc mộc là sát.

Thái Uyên huyệt vốn là nguyên huyệt phế kinh, huyệt tính thuộc thổ, thổ có thể sinh kim, năng lực bổ trung khí cực mạnh. Dùng ngải cứu có thểấm cơ tán hàn, sơ phong giải biểu, nếu có thể đối chứng thi pháp, có thể sinh hiệu quả rất lớn Vô cực thế hư khí trung lý, thái cực thái hư lý trung khí, thiên địa chi đạo, lấy hai khí âm dương tạo hóa vạn vật, thiên địa, nhật nguyệt, lôi điện, mưa gió... Vạn sự vạn vật, cái nào cũng phân âm dương, đạo lý của cuộc sống cũng là lấy hai khí âm dương trường dưỡng bách hài, kinh mạch, xương thịt, lưng bụng, lục phủ ngủ tạng, thậm chí bảy hại tám lợi. Trong một cơ thể, cái nào không hợp lý lẽ của âm dương.... 

Hùng thức có thể cường tỳ vị, tăng thể lực; Hạc thức điều khí huyết, thông kinh mạch; Hổ thức điền tinh ích tháo, giúp thận khỏe; Lộc thức có thể giãn gân, giãn cốt; Viên thức giúp tứ chi linh hoạt. 

Mắt nhìn mũi, mũi nhìn miệng, miệng nhìn tim, lương thiện chẳng khác nào lão tăng nhập định.

"hai viên" này có thể tăng cường sức mạnh ở tay, kích thích mạch máu, tăng cường khí huyết.

Tứ chi và toàn thân của con người là một chỉnh thể.

Mười bốn điều trong đại kinh mạch, trừ hai mạch nhâm đốc ra, mười hai kinh mạch liên hệ chân tay với các phần ngự,c bụng và đầu của cơ thể, trong đông y hậu thế, gọi là nội liên tạng phủ, ngoại lạc tứ chi. Tục ngữ nói rất hay, tay đứt ruột xót. Ý chỉ mười đấu ngón tay có liên hệ chặt chẽ với các tạng phủ khí quan trong cơ thể. Bằng cách kích thích học vị trên tay, có thể truyền lại đến tạng khí tương ứng, cũng ảnh hưởng đến toàn thân. Còn song hoàn này hoàn toàn có thể đạt tới hiệu quả thần kỳ.

Thiên Cương- Địa Sát: Tam Viên 60 chòm hơn 220 sao, Nhị thập bát Tú hơn 160 sao, còn lại hàng ngàn vì sao khác được nhóm thành các chòm và một số sao độc lập. Các chòm này được gọi chung là các chòm Thiên Cương tinh và Địa Sát tinh. Để cho đẹp đẽ con số và phù hợp với cơ số 9 vốn được coi là cơ số hoàn thiện của trời đất, người ta thường nói là 36 Thiên cương và 72 Địa sát. Thực tế số lượng các chòm sao lớn hơn thế, và cũng không phải chỉ đặt tên với chữ Thiên hoặc Địa.

Đồng môn là bằng, cùng lý tưởng là hữu.

Tất cả chỉ đơn giản có ba điều: Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần và luyện thần hoàn hư. Lại có ba bước công phu là dịch cốt, dịch cân và tẩy tủy. Còn có ba loại luyện pháp đó là Minh kính, ám kình và hóa kình. Nhưng cơ sở này có thể nói là một bước vô cùng quan trọng.

Khí đi vào qua da, kinh lạc, gân, kinh mạch. Lực xuất phát từ cơ bắp, xương cốt.

Người bên ngoài có lực gọi là hình. Người có khí nội liễm trong gân mạch gọi là tượng.

Có câu trăm ngày Trúc Cơ, mười tháng Dịch cốt, ba năm dịch cân.


Căn bệnh tấn công mạnh dân văn phòng và người trẻ tuổi: Đây là giải pháp! - Ảnh 2.

Con người có tứ hải ngũ tạng, mười hai kinh mạch. Tứ hải phân thành tủy hải, huyết hải, khí hải và thủy cốc chi hải, thì não chính là tủy hải

'Tâm tàng thần, can tàng hồn, phế tàng phách, tỳ tàng ý, thận tàng chí.'

Ngũ Hành được gọi là ngũ tạng, lá gan thuộc mộc, tâm thuộc hỏa, tỳ thuộc thổ, phổi thuộc kim, thận thuộc thủy. Ngũ Hành thiếu thủy là nói thận của đại nhân yếu.

Tử Phủ là cung bảo mệnh, ấn đường, thiên đình, và đan điền đối ứng với nhau tạo thành một huyệt khiếu


13/03/2022

Đả thông hai mạch “Nhâm – Đốc”, khí huyết sẽ tự lưu thông

st trên net


Trong tiểu thuyết võ hiệp thường nghe nói rằng, đả thông “hai mạch Nhâm, Đốc” thì võ công có thể tăng lên vượt bậc. Vậy rốt cuộc hai mạch Nhâm – Đốc này nằm ở đâu và có chức năng gì trên cơ thể chúng ta?

Vì sao người ta lại nói: “Đả thông hai mạch Nhâm – Đốc thì khí huyết sẽ tự lưu thông”? Kỳ thực câu này bắt nguồn từ lý luận Kinh Lạc của y học cổ truyền. Mạch Nhâm và mạch Đốc thuộc về hai dòng mạch của kỳ kinh bát mạch.

Mạch Đốc cai quản phần Dương của cơ thể, mạch Nhâm cai quản phần Âm của cơ thể. Cơ thể của con người phía trước là âm và phía sau là dương, vì vậy mạch Nhâm ở phía trước cơ thể, mạch Đốc nằm ở phía sau cơ thể.

Tại sao phải đả thông hai mạch Nhâm – Đốc? Bởi vì hai dòng mạch này có một mạch thì kiểm soát tất cả các huyệt âm, một mạch thì kiểm soát tất cả các huyệt dương. Do đó, khi 12 kinh mạch này có vấn đề thì đầu tiên phải đả thông mạch Nhâm và mạch Đốc, khí huyết sẽ được lưu thông.

Mạch Nhâm: Kiểm soát 6 kinh mạch âm

Mạch Nhâm có 24 huyệt vị, nằm từ huyệt Hội Âm ở phần dưới cơ thể thẳng dọc đến huyệt Thừa Tương ở giữa cằm.

Vậy làm thế nào để đả thông mạch Nhâm? Có thể thông qua phương pháp mát-xa, đấm bóp và xoa bóp đều được. Nhưng hiệu quả nhất là Thiền – lấy Ý dẫn Khí đi lần lượt theo đường Đản trung - Thiên đột - Ấn đường - Bách hội - Đại chùy - Linh đài - Mệnh môn - Trường cường...:

Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là âm, phía sau là dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể.

Chúng ta có thể dùng nắm tay đấm bóp cơ thể theo dọc đường mạch Nhâm từ dưới dần lên trên; hoặc dùng lực tay bóp đẩy lên xuống. Cần lưu ý rằng kinh mạch này đi qua vùng bụng và ngực, do đó nếu ngực không có cơ bắp thì khi đấm bóp nên dùng lực nhẹ hơn so với bụng.

Kinh mạch có thể cải thiện bệnh tật trên đường nó đi qua. Ví dụ, nếu mạch Nhâm đi qua bụng, thì những người có vấn đề táo bón có thể được cải thiện bằng cách mát-xa các huyệt trên mạch Nhâm. Trong đó, ba huyệt rất quan trọng là:

Thượng Quản, Đông Quản, Hạ Quản nằm ở phần trên, giữa và dưới của dạ dày. Người bị táo bón có thể mát-xa dọc theo đường mạch từ huyệt Thượng Quản đến huyệt Quan Nguyên (chính là bụng trên và bụng dưới của cơ thể), khi mát-xa, dạ dày và ruột sẽ được nhuyễn động theo.

Khi mạch Nhâm đi qua vùng ngực, vấn đề lưu thông của phổi có thể được cải thiện. Ví dụ, bệnh nhân bị hen suyễn, chúng ta sẽ châm cứu rồi ấn nhẹ vào huyệt Thiên Đột ở trên ngực, hoặc bệnh nhân có thể tự xoa bóp huyệt Thiên Đột.

Ngoài ra còn có một huyệt Thần Khuyết cũng rất quan trọng. Châm cứu vào huyệt Thần Khuyết này có thể giúp cường thân, bảo vệ sức khỏe, tăng cường chính khí và củng cố nguyên khí. Tuy nhiên, huyệt vị này chỉ có thể giác hơi chứ không thể châm cứu, bởi vì nó ở vị trí của rốn, châm vào sẽ gây ra thoát vị.

Mạch Đốc: Kiểm soát 6 kinh mạch dương

Mạch Đốc chạy từ huyệt Trường Cường phía trên hậu môn thẳng dọc lên huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, rồi đến huyệt Thủy Phân (chính là Nhân Trung), và cuối cùng kết thúc ở huyệt Ngân Giao trong khoang miệng. Tại vị trí này, mạch Đốc và mạch Nhâm giao nhau. Giới khí công có giảng về “Lưỡi đặt hàm trên”, nó chính là nơi tiếp giáp của mạch Nhâm và mạch Đốc.



Ảnh: drugsofcanada.com

Huyệt Trường Cường là điểm khởi đầu của mạch Đốc, “cường” mang ý nghĩa mạnh mẽ, sung mãn, do đó có thể thấy tầm quan trọng của mạch Đốc.

Từ quan điểm của y học hiện đại, có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, và cuối cùng là xương cụt. Mạch Đốc vừa vặn chạy chính giữa các đốt sống này. Do đó, các huyệt của mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa mỗi đốt sống.

Trên mạch Đốc ở sau lưng có một huyệt châm cứu quan trọng là “huyệt Đại Chùy”. Chúng ta cúi đầu xuống, chỗ nhô lên ở sau cổ, chính là đốt sống to nhất của đốt sống cổ – đốt sống thứ 7. Huyệt Đại Chùy nằm tại vị trí giữa đốt sống cổ thứ 6 và 7. Toàn bộ hệ tuần hoàn tim phổi nằm ở phía sau ngực, huyệt Thiên Đột có thể điều trị bệnh hen suyễn, huyệt Đại Chùy trị bệnh này còn hiệu quả hơn, huyệt vị bên cạnh huyệt Đại Chùy đều có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn.

Huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu cũng vô cùng quan trọng.

Điểm giao nhau giữa đường thẳng nối 2 tai và đường thẳng từ trán đến sau gáy chính là huyệt Bách Hội. Tại huyệt này vẽ 1 chữ thập, sau đó xoa bóp theo chiều trên dưới trái phải tại điểm này, thì sẽ hết cơn đau đầu chóng mặt.

Trên mạch Đốc còn có một huyệt chăm sóc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng là “huyệt Thân Trụ”, như ý nghĩa tên gọi của mình, huyệt này là trụ cột của toàn bộ cơ thể. Chúng ta mát-xa, châm cứu huyệt Thân Trụ sẽ có tác dụng dưỡng sinh.




Bạn có thể để cho các bác sỹ Đông y vẽ ra vị trí châm cứu cho bạn, rồi sau đó bạn nhờ người nhà giúp mình mát-xa để chăm sóc sức khỏe.

Việc quán tưởng lấy Ý dẫn Khí trong Thiền cũng tương tự như mở Luân xa vậy, lần lượt theo đường các huyệt chính: Đản trung - Thiên đột - Ấn đường - Bách hội - Đại chùy - Linh đài - Mệnh môn - Trường cường - Hội âm - Khí hải - Đản trung thành 1 vòng luân xa kín (tùy theo dòng tu tập Thiền mà cách lấy ý dẫn khí trên 2 mạch Nhâm - Đốc có khác nhau nhưng vẫn căn bản là 1 vòng Chu Thiên - Luân xa )...:





 

13/08/2021

Trải nghiệm YIN Yoga với các Asanas Yin Yoga

Mạc được sử dụng như một thuật ngữ nói về mạng lưới bao bọc các mô mềm của cơ thể. Nếu bạn là huấn luyện viên, bạn đã luyện cho mạc ngay từ lúc đầu bạn luyện tập. Nếu bạn là kĩ thuật viên chăm sóc sức khỏe, bạn đã làm việc với mạc ngay khi bạn chạm tay lên cơ thể ai đó. Bạn hoàn toàn không thể tránh mạc đượ. Nó nằm ngay dưới lớp da .

Thomas Myers, người sáng tạo ra "bản đồ mạc" của cơ thể con người. Mạc theo cách mô tả rất sinh động của ông là một tấm vải lớn tạo sự kết nối, có tính bao trùm và len lỏi vào những đơn vị nhỏ nhất của cơ thể. Cơ thể con người là một sự trọn vẹn chỉnh thể, không chia cắt, tách rời cũng là nhờ sự liên kết từ mạc mà ra.

Tất cả hình thức tập luyện đều tác động đến mạc, theo Thomas. Tuy nhiên Yin yoga là bộ môn làm việc trực tiếp và sâu sắc với mạc.


16/08/2020

Tránh những sai lầm phổ biến trong các bài tập tại nhà


Dưới đây là một số sai lầm mọi người thường gặp khi thực hiện các bài tập cơ bản. 
Bài tập plank

Plank là một trong những bài tập cơ bản hiệu quả nhất có tác dụng cho tất cả các bộ phận trong cơ thể.
Nhưng nếu thực hiện sai bài tập này thì sẽ không đem lại hiệu quả và có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống.
Những sai lầm thường gặp:
·       Nâng xương chậu dẫn đến phân phối trọng lượng không đúng, gây áp lực quá lớn lên vai, gây đau cổ.
·       Lệch lưng dưới làm giảm tác động tới cơ bụng, gây hại cho đầu gối và có thể gây đau ở vùng thắt lưng.
·       Vị trí đầu không đúng: Đầu hướng lên trên hoặc lệch sang một bên có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Kỹ thuật đúng:
·       Đặt khuỷu tay ngay dưới khớp vai, thư giãn cổ, mắt nhìn xuống giữa hai tay.
·       Chân phải thẳng, cơ mông siết lại.
·       Lưng phải thẳng, bụng siết chặt, hông của bạn tạo thành một đường thẳng với vai và gót chân.
Bài tập squat
Nguyên tắc cơ bản ai cũng biết khi thực hiện bài tập squat là không nhón gót chân hay cong lưng, nhưng ngoài ra còn có những sai lầm khó nhận biết hơn.
Những sai lầm thường gặp:
·       Không gập hai gối song song theo hướng mũi chân. Điều này làm gia tăng trọng lực lên các khớp của bạn và giảm hiệu quả tác động tới cơ bắp đùi.
·       Đầu gối hướng về trước, vượt quá mũi chân. Điều này làm giảm lực về mông và dẫn tới đau.
·       Nâng đầu khi squat làm mất sự cân bằng, gây đau lưng dưới và cổ.

Kỹ thuật đúng:
·       Lưng phải thẳng, nhìn về phía trước, chân đặt thẳng trên mặt thảm, không nhón chân.
·       Đầu gối không vượt quá ngón chân. Dồn chú ý vào phần mông thay việc gập gối.
·       Xương bánh chè ở đầu gối cùng hướng với mũi chân.
·       Thực hiện bài tập liền mạch, không co giật đứt quãng.
 
Khi tập squat bạn cũng cần chú ý độ sâu của squat và khoảng cách giữa hai chân.
·       Squat đến khi hông song song với mặt thảm. Squat không đủ sâu khiến cơ đùi giảm tác đụng, squat quá sâu gây đau gối.
·       Hai bên đùi càng tách rộng càng tăng cường hoạt động cơ đùi trong và cơ mông.
 
Bài tập con thuyền
 
Đây là bài tập có tác dụng tăng sức mạnh vùng thắt lưng, tăng cường tuần hoàn máu tới các cơ quan vùng xương chậu và giảm đau lưng dưới.
Những sai lầm thường gặp:
·       Tư thế khởi động để gối áp xuống mặt thảm, làm cơ đùi bị tác động thay vì lưng dưới.
·       Chân gập lại khi tập làm giảm tác động tới lưng dưới.


Kỹ thuật đúng:
·       Tư thế khởi động: Nằm úp sấp, tay chân duỗi hết mức có thể. Siết hông để đầu gối không chạm mặt thảm.
·       Nâng tay, ngực, chân rời thảm. Từ từ nâng lên và giữ khoảng 2-4 giây, sau đó trở về tư thế khởi động
(Theo Bright Side)