Theo truyền thống gia đình, mình cũng là người ham mê đồ cổ như tranh vẽ,
văn thơ, vũ khí, tiền cổ,... trong đó quan tâm nhiều nhất là gốm sứ Tàu.
Cũng chịu khó
tìm hiểu, thưởng lãm, sưu tầm (một ít thôi, do kinh tế chưa phù hợp), còn có đồ gia truyền nên cũng có chút hiểu biết về gốm sứ.
Nói thật với các bạn, để biết và hiểu gốm sứ Tàu, có nhẽ chỉ có các bậc tựa ông Vương Hồng Sển mới có thành tựu chứ bây giờ mấy ai dám vỗ ngực.
Danh từ “ceramics” nghĩa là gốm
sứ, xuất phát từ chữ “keramos” tiếng Hy Lạp nghĩa là “vật nung”. Ngày nay ở thủ
đô Athens, Hy Lạp vẫn còn một khu phố tên là Kerameikos, nơi ngày xưa người ta
sản xuất đồ gốm. Kỹ thuật làm đồ gốm Hy Lạp và Etruria được người La Mã
tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ.
Gốm
được cho là xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, tuy nhiên cũng có nguồn thông
tin cho rằng đồ gốm đầu tiên được con người tạo ra cách đây khoảng
28.000 năm trước công nguyên trong thời kỳ đồ đá cũ, là tượng một người phụ nữ
tên là thần vệ nữ của Dolní Věstonice ở gần Brno thuộc Cộng hòa Séc.
Gốm
thì được làm từ đất sét, có độ kết dính và dẻo cao. Khả năng thấm hút nước yếu,
khi đánh vào phát ra âm thanh rè rè.
Sứ
thì được làm từ đất sét, fenspar và thạnh anh. Không hút nước, chống ăn mòn và
có kết cấu cứng, chắc, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh giòn.
Ở Trung quốc, thời kỳ đồ đá, đã có
đồ gốm sơ thô và đồ gốm đen đơn giản.
Đến
thời nhà Thương (tk XVI TCN – XI TCN), đồ gốm tráng men và gốm tráng
men cứng bắt đầu xuất hiện với những đặc tính cơ bản của đồ sứ.
Đến
thời nhà Ngụy và Tấn (220 – 429 sau CN), Trung Quốc đã hoàn thành phát
minh quan trọng là dùng lửa nhiệt độ cao để làm ra đồ sứ rắn.
Vào
thời nhà Đường (618 – 907), công nghệ sản xuất gốm sứ và sáng
tạo nghệ thuật gốm sứ đã đạt đến trình độ rất cao.
Vào
thời nhà Minh và Thanh (1368 – 1911), công nghệ gốm sứ tráng
men đều vượt trội hơn nhiều so với các thế hệ trước.
Thời Tống có 5 loại sứ “ Nhữ,
Quân, Quan, Ca, Định” nổi tiếng và ảnh hưởng nhất định đến các dòng sứ
sau này như sứ Cảnh Đức, Giang Tây...
Đồ
gốm sứ Trung Quốc nổi bật do có chất lượng tốt. Tạo hình tinh xảo, hoa văn
trang trí đa dạng, chủng loại phong phú và độc đáo.
Đồ
gốm sứ Trung Quốc cũng vô cùng nổi tiếng với gốm sứ trắng, dòng sứ tưởng chừng
như dễ nhưng lại khó đẹp và đạt chất lượng nhất. Cần phải đạt tới tiêu chí
“trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.
Trung
Quốc nổi tiếng với 4 loại gốm sứ trứ danh: Sứ thanh hoa, Sứ linh lung. Sứ men
hồng (hồng nhung và hồng sậm) và Sứ men màu (đỏ, xanh, lam, vàng và đen).
Bôi uống rượu huynh đệ Mai Tử – Long Tuyền , sứ Thanh hoa màu ngọc bích
Sắc màu sứ Thanh hoa thời Nam Tống
Bát sứ Linh lung Cảnh Đức trấn Lọ sứ Lung linh
Nai thuý hồng - sứ men hồng
Bình Mai men ngọc đời Đường Nậm rượu sứ đời Càn Long
Bát sứ thời Minh
Chậu sứ đời Ung Chính
Ấm sứ tứ phương đời Thanh Ấm sứ cổ mất nắp có giá tương đương 18 tỷ VND
"Bảo nguyệt bình" của vua Càn Long
Bát vẽ chim yến
v.v.
Nhưng nói chung, về mặt giá cả, những thứ minh hoạ ở trên đều cao ngất ngưởng mà đa số nhà sưu tầm không với tới được.
Như trên mình đã nói, để hiểu về gốm sứ Tàu cổ ta phải chịu khó tham quan các bảo tàng, các triển lãm, các bộ sưu tập đồ cổ, các chợ...; được mạnh dạn tiếp xúc nhiều món cổ vật, kể cả đồ giả; phải vô cùng kiên trì tìm hiểu, ví dụ như các đường dẫn sau tạm để các bạn tham khảo. Còn thực tế, khó hơn nhiều lắm...:
- https://covattinhhoa.vn/news/detail/1203/dac-trung-cua-5-loai-su-nha-tong-va-phuong-phap-giam-dinh.cvth
- https://nghethuatxua.com/hieu-de-tren-do-su-ky-kieu/
- https://nguyenhadesign.wordpress.com/2024/03/23/van-tu-de-khoan-tren-vai-mon-su-co/
- ...
Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ vài nghìn năm trước
đây, bao gồm một thời gian dài trước thời kỳ Bắc thuộc thông qua các
chứng cứ khảo cổ học.
Ở Việt Nam mình, ngoài gốm, sứ thì còn có đồ sành (dù
không phải chỉ riêng ta có và phát minh ra nhưng hay nói đến: sành sứ) vì
nó được sử dụng nhiều, phổ biến trong dân gian cách đây chưa xa như các đồ gia
dụng như chum, vại, chậu... và trang trí cùng đồ sứ trong các công trình kiến
trúc như chùa, điện, phủ...
Nhiều đồ gốm sành sứ Việt Nam trong và sau thời kỳ Bắc thuộc
bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật, kiểu dáng gốm TQ nhưng nguyên liệu chế
tạo xương và men của đồ gốm thời kỳ này được khai thác tại chỗ; nhiều
loại hình nồi, vò, vẫn giữ được nguyên dáng của truyền thống gốm Đông Sơn trước
đó.
Do vậy,
gốm Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ sau CN, các nhà nghiên cứu quốc tế đã thừa
nhận rằng, họ không nhìn thấy sự giống nhau giữa gốm thời Đông Hán ở Trung
Nguyên với gốm Việt. Đây quả là sự tài tình của cha ông ta, vừa giữ gìn bản
sắc, vừa lựa chọn tiếp thu kỹ thuật bên ngoài, để tạo nên nền móng
vững chắc cho kỹ thuật gốm men truyền thống VN. Người Việt còn thêm vào những nét đặc sắc đến từ các nền văn hóa khác
như là Kh'me, Ấn Độ và Chăm Pa...
Ở VN mình có các làng gốm truyền thống như Kim Lan, Bát
Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Phước Tích, Bạch Liên, Gia Thuỷ, Bàu Trúc, Chu Đậu,
Biên Hoà...
Nhưng do mình ham thích đồ sứ Tàu nên không có nhiều kiến
thức về đồ Việt Nam ta, thành ra cũng chả dám bi bô.
Vò gốm, thế kỷ 5 - 6 của VN
Liễn và ấm men trắng, thế kỷ 11 - 13 của VN
Ấm men trắng, thế kỷ 12 - 13 của VN
Bát men lục, thế kỷ 13 - 14của VN
Ấm men nâu, thế kỷ 13 - 14 của VN
Lư hương gốm men lam xám, thế kỷ 16 của VN Cổng đồng ở hai đầu cầu Trung Đạo trong Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô Pháp lam.
Đồ sứ sử dụng kỹ nghệ Pháp lam thời Nguyễn đang được trưng bày trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Ảnh minh hoạ là mình nhặt từ nhiều nguồn của các viện bảo tàng, các cuộc triển lãm, đấu giá... đăng trên net.