Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức chung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức chung. Hiển thị tất cả bài đăng

11/10/2024

Ấn vàng truyền quốc của chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1709

 Tập hợp từ nhiều nguồn trên net.


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày chiếc ấn vàng “Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo”.

Đây là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn. Ấn được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725). Ấn có hình vuông, với kích thước cao 6,3cm; dài cạnh10,84cm; dày 1,1cm; trọng lượng 2.350gr (gần 90 lạng - cây vàng) có kỹ thuật đúc và chạm khắc công phu, tỷ mỷ. 

Núm ấn là tượng nghê vờn ngọc, đầu ngẩng cao, quay về bên trái, vây lưng nổi hình đao mác. Mặt ấn đúc chữ Hán (kiểu chữ Triện): Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo -         (vật báu của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Hai bên lưng ấn khắc 2 dòng lạc khoản, bên trái: Kê bát thập kim lục hốt tứ lạng tứ tiền tam phân - 計八十金六笏四両四錢三分 (cộng vàng 8 tuổi, nặng 6 thỏi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân), bên phải: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo - 永盛五年十二月初六日造 (chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh 5, tức năm 1709 dưới triều Vua Lê Dụ Tông). Cạnh dưới có dòng lạc khoản khắc 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo - 吏部同知戈穂書監造 (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).

Bảo ấn được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn.

Chùm ảnh: Chiếc ấn vàng 300 tuổi – báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.

Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.

Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).

Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.

Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).

Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. 

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại. 

Vào năm 2016, hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.


23/09/2024

Bản năng Sống cần kỹ năng sinh tồn

 Viết dựa từ nhiều nguồn trên net.



Ảnh có tính minh hoạ hoặc tham khảo khi đến nơi hẻo lánh, hoang vu.


Bản năng sống là hành vi tập trung vào bảo tồn sự sống, cả ở cấp độ cá nhân và giống loài. Loại động cơ này thúc đẩy con người ta thực hiện những hành động giúp duy trì sự sống của bản thân, như chăm sóc sức khỏe và chăm lo an toàn - Sigmund Freud. Đây là suy nghĩ và hành vi hợp lý để tối đa hóa cơ hội sống sót của chính mình.

Kỹ năng sinh tồn là những kỹ thuật mà một người có thể sử dụng để duy trì sự sống trong bất kỳ loại môi trường nàoNhững kỹ thuật này nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho cuộc sống của con người bao gồm nướcthức ăn và nơi trú ẩn - Wikipedia. 

Các kỹ năng cũng hỗ trợ kiến thức và tương tác thích hợp với động vật và thực vật để thúc đẩy sự duy trì sự sống trong một khoảng thời gian. 

Kỹ năng sinh tồn thường gắn liền với bản năng cầu Sống trong tình huống hiểm nguy.

Kỹ năng giữ bình tĩnh

Kỹ năng cần trang bị đầu tiên là giữ bình tĩnh. Đây là yếu tố quyết định trong mọi tình huống phải đối mặt để tồn tại. 

Theo đó, bạn phải nhớ kỹ quy tắc con số 3 về giới hạn của con người để rèn luyện khả năng giữ tâm thế điềm tĩnh:

·  3 phút nếu không có không khí trong cơ thể

·  3 tiếng nếu mất nhiệt cơ thể

·  3 ngày nếu không hấp thụ nước

·  3 tuần nếu không được nạp năng lượng từ thức ăn

Những quy tắc trên sẽ trợ giúp đắc lực cho bạn trong quá trình tồn tại ở bất cứ trường hợp nào. Bắt đầu với việc giữ hơi thở, tìm nơi ẩn náu, nước và thức ăn để bạn giữ bình tĩnh và vượt qua mọi thử thách.

Kỹ năng sơ cứu

Sơ cứu là một kỹ năng sinh tồn đặc biệt cần thiết trong môi trường hoang dã, giúp bạn bảo vệ cơ thể trong những lúc lâm nguy. Ở những khoảnh khắc quan trọng, kỹ thuật sơ cứu sẽ là cơ hội để ta vượt qua hiểm nghèo.

Bên cạnh đó, kiến thức về cây thuốc tự nhiên cũng là một nguồn cứu cánh mà bạn cần biết để xử lý trong các tình huống khẩn cấp. Đó có thể là vết cắn động vật độc hại, gãy xương, đau tim, ngộ độc cho đến nhiễm trùng… 

Kỹ năng bơi lội

Tiếp theo, một kỹ năng cần có là bơi lội. Nếu bạn chưa biết bơi, đây là thời điểm để bạn xem xét một cách nghiêm túc về việc học ngay. Bởi lẽ, có vô số tình huống nguy hiểm mà khả năng bơi sẽ giúp bạn tồn tại hoặc cứu giúp người khác.

Cương quyết không nhảy xuống cứu người đuối nước khi ta không biết bơi hoặc không có các dụng cụ phòng hộ như phao, thuyền, dây buộc chắc nối liền trên bờ...

Kỹ năng tạo ra lửa

Tạo ra lửa là một cách giúp giữ ấm cơ thể và là nguồn năng lượng để nấu ăn, đun nước uống. Đặc biệt, khói từ ngọn lửa có thể là dấu hiệu thu hút sự chú ý và cầu cứu trong tình huống khó khăn.

Nếu không có diêm khô, bật lửa thì hãy tìm hiểu cách tạo lửa từ đá và gỗ khô thông qua ma sát, hoặc bằng việc chà pin và giấy bạc. Đây là những kỹ thuật đơn giản có thể áp dụng một cách dễ dàng trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi bạn cần lửa tại môi trường hoang dã.

Kỹ năng tìm kiếm nguồn nước, thức ăn

Dọc theo hành trình, dấn thân vào suối, sông hay biển, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nguồn nước ở bất kỳ đâu. Hãy lưu ý, cả sương mù và nước mưa, tre nứa, quả dừa... cũng có thể cung cấp nước uống an toàn. Có thể tận dụng nguồn nước từ thực vật, hoặc theo dõi hành vi của động vật xung quanh xem chúng tìm nguồn nước.

Việc tìm thực phẩm cũng là một kỹ năng sinh tồn đứng hàng ngũ đầu tiên. Việc này có thể bao gồm săn bắn, đặt bẫy, câu cá… hay tìm các loại thực phẩm từ thiên nhiên như quả, củ, hoa… Hơn nữa, bạn nên trang bị khả năng nhận biết thực phẩm ăn được và tránh những thứ nguy hiểm đến cơ thể.

Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi

Một kỹ năng sinh tồn nhỏ có thể giúp bạn xác định phương hướng khi không có la bàn trong tay đó là chỉ cần sử dụng lá cây và một chút nước. Đầu tiên, hãy đổ ít nước vào một cốc hoặc bất kỳ vật chứa nước nào, để mặt nước trở nên yên tĩnh và đặt cẩn thận chiếc lá lên mặt nước. Tiếp theo, bạn đặt một que kim nhẹ nhàng lên lá và đợi cho chiếc kim xoay theo hướng Nam – Bắc dựa trên từ trường của Trái Đất là hoàn thành.

Kỹ năng tìm chỗ trú ẩn

Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, tìm kiếm nơi ẩn náu là điều rất quan trọng để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tấn công từ động vật hoang dã và yếu tố môi trường khắc nghiệt. Có nhiều cách để tìm chỗ trú ẩn, bạn có thể tự tạo lều bằng bạt, tìm những nơi tự nhiên như hang động để che chở. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối nhớ chọn một vị trí ẩn náu gần nguồn nước và thức ăn, đồng thời cách xa khỏi nguy hiểm tiềm ẩn.

Kỹ năng giữ nước cho cơ thể

Ở những tình huống sinh tồn, duy trì lượng nước cơ thể là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự sống. Với cơ thể chúng ta chứa tới 89% nước, do vậy việc cân bằng nước là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như mất nước do đổ mồ hôi có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, uể oải, mất tập trung, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Kỹ năng tránh ngạt khi gặp hoả hoạn

Trong các tình huống cháy nổ, nguy cơ ngạt khói là mối đe dọa đáng kể có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khói chứa nhiều khí độc như CO, CO2, axit hữu cơ khiến có thể thiếu oxy rất nguy hiểm tính mạng.

Khi xảy ra sự cố cháy, hãy lấy một tấm chăn mền đã nhúng nước để quấn quanh cơ thể hoặc sử dụng khăn ướt che kín mặt, việc này giúp hạn chế hít thở các khí độc. Không những vậy, bình tĩnh là yếu tố quan trọng, bạn cần tìm lối thoát ra khỏi nguy hiểm bằng cách xác định đường thoát hiểm. Hãy nhớ, bạn đừng nên hoảng loạn và không chạy lên những nơi cao, vì khói thường tập trung ở phía trên, điều này có thể giúp bạn tránh hít phải nhiều khí độc hơn.

Biết phân biệt chất chữa cháy cho từng loại như chỉ dùng nước để dập lửa cho chất cháy là gỗ nhựa, kim loại... chứ không được dùng đối với đám cháy do xăng, dầu, điện... phát sinh.

Kỹ năng giữ ấm cơ thể

Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định là vô cùng cần thiết cho kỹ năng sinh tồn. Vì chỉ sau ba giờ mất nhiệt, khả năng sống sót của bạn vô cùng thấp. Do đó, hãy luôn nỗ lực để bảo vệ thân nhiệt cơ thể, đặc biệt trong môi trường hoang dã hoặc hẻo lánh.

Một cách đơn giản để giữ ấm cơ thể là bạn hãy sử dụng lá cây để đắp lên người. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo lửa bằng cách sử dụng ma sát của đá để tạo nguồn nhiệt để sưởi ấm cơ thể. Ban đêm, nằm im, cuộn tròn người nơi góc khuất gió...

Kỹ năng tự vệ

Ngoài ra, kỹ năng sinh tồn tự vệ giúp bạn tăng cường khả năng quan sát và nhận thức về môi trường xung quanh. Qua đó, bạn sẽ cảnh giác hơn với những nguy cơ tiềm ẩn. Thay vì tham gia vào cuộc đấu thể lực, bạn có thể tìm cách tránh xa tình huống nguy hiểm một cách hiệu quả hơn.

Bộ Dụng Cụ Sinh Tồn Cá Nhân

Việc xây dựng một bộ dụng cụ sinh tồn cá nhân là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp. Bộ dụng cụ nên bao gồm các vật dụng cần thiết như:

·  Dao: Công cụ đa năng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, từ chế biến thực phẩm đến tự vệ.

·  Dây thừng: Cần thiết cho việc xây dựng trú ẩn, bẫy thú, hoặc leo núi.

·  Đèn pin: Cung cấp ánh sáng cần thiết vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.

·  Bộ sơ cứu y tế cơ bản: Gồm các vật tư như băng gạc, thuốc sát trùng, dầu gió và các dụng cụ cầm máu. Thuốc DEP phòng tránh côn trùng.

·  Phương tiện tạo lửa: Que diêm không thấm nước, bật lửa, hoặc bộ kích lửa.

·  Dụng cụ kêu gọi cấp cứu: Còi, đèn pin nhấp nháy, gương...

·  Phương tiện liên lạc, tìm kiếm thông tinĐiện thoại có kết nối và pin sạc.

Việc lựa chọn các vật dụng trong bộ dụng cụ phải cân nhắc đến yếu tố kích thước và trọng lượng để dễ dàng mang theo người trong mọi hoàn cảnh.

Dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ hàng ngày từ trong gia đình

Dạy kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày từ trong gia đình là cách hữu ích để trang bị cho họ những kỹ năng sinh tồn quan trọng trong cuộc sống. Những hoạt động như cắm trại, nấu ăn cơ bản, dự trữ thực phẩm, học cách định hướng và tìm kiếm thông tin là những điều mà phụ huynh nên hướng dẫn từng ngày cho con mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đăng ký lớp học kỹ năng sinh tồn cho trẻ chú trọng việc dạy kỹ năng giải quyết tình huống khẩn cấp, quản lý nguồn tài nguyên, phát triển tính cách độc lập. Những yếu tố đó giúp bé phát triển thành những người tự tin và kiên nhẫn, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức mà cuộc sống đưa ra.

Lời Kết 

Kỹ năng sinh tồn là một phần thiết yếu của việc chuẩn bị cho bất kỳ ai muốn đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân trong các tình huống khẩn cấp. Học hỏi từ các chuyên gia và tham gia các khóa học chuyên nghiệp có thể giúp bạn phát triển những kỹ năng quan trọng này. 

Đừng để đến khi cần mới tìm kiếm kiến thức; hãy chuẩn bị sẵn sàng từ bây giờ để sống sót sau thảm hoạ!

 

 


 

22/09/2024

Bão được hình thành...

  Thái Hạo



Tôi đọc được rằng, bão hình thành là do mặt biển bị đốt nóng, một lượng hơi nước khổng lồ bị bốc lên, lạnh đi, ngưng tụ, rồi lại bị hút xuống và mang theo hơi ẩm cùng nhiết độ bay lên.

Những quá trình này tạo thành gió xoáy quanh một cái tâm, hết hợp với sự quay của trái đất, tạo thành các cơn bão. Đây cũng là lý do mà bão chỉ xuất hiện trên biển và sẽ tan đi sau đó khi nó đã đổ bộ vào đất liền không lâu. Nôm na là bị mất nhiên liệu để tiếp tục hoạt động.

Như vậy, bão (sẽ kèm theo mưa lớn) vốn là một quy luật tất yếu và còn là cách thức để tự nhiên (trái đất) tự cân bằng và “sống sót”.

Nếu không có bão, tức là nước biển bị đốt nóng không được bốc hơi, thì theo thời gian chắc nó sẽ sôi ùng ục!?

Cũng tức là tình trạng nắng nóng sẽ lên cao mãi mà không hạ xuống được. Tình trạng ấy sẽ đe dọa tất cả, và chắc chắn là nguy hiểm hơn là những cơn bão.

Hình dung rằng, khi cơ thể người nóng bức, nó sẽ đổ mồ hôi để làm mát. Đó là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh. Một chiếc nồi khi sôi thì sẽ thoát hơi ra ngoài. Nếu nó không làm hoặc không làm được việc ấy trong khi cứ sôi mãi, thì nguy cơ sẽ là một vụ nổ. Tóm lại, mọi phản ứng vật lý ấy là cơ chế tự điều hòa hợp lý và kỳ diệu của tự nhiên.

Bão giúp “giải nhiệt” cho trái đất, cân bằng lại nhiệt độ và độ ẩm, rửa sạch bụi bẩn và trả lại không khí thanh sạch cho khí quyển mà chúng ta đang hít thở. Và còn nhiều tác dụng to lớn khác nữa. Nói cách khác, nếu trái đất không có bão thì chắc loài người sẽ không thể sống đến bây giờ (?).

Khi hiểu về bão và các hiện tượng thiên nhiên “cực đoan” theo hướng ấy, thì ta sẽ thấy rằng chúng không chỉ là “kẻ phá hoại” mà còn là “người hòa giải”. Giải pháp là con người cần tôn trọng thiên nhiên, nương vào thiên nhiên và chung sống hòa bình với thiên nhiên.

Không can thiệp thô bạo, không phá vỡ quy luật. Chọn nơi để sống, chọn việc để làm, chọn cách để nương, chọn lối để đi, chọn rừng để giữ, chọn đất để trồng..., tất cả những điều ấy cần phải được thực hiện trên tinh thần tôn trọng mẹ thiên nhiên, để tránh những thảm họa tự chuốc lấy.

04/09/2024

Chút chuyện về ấm và thú uống trà

Mấy mẫu ấm Tử sa  cổ

Cũng là người mê trà, nghiện trà và sưu tầm đồ pha trà nên mình có vài suy nghĩ lan man, chia sẻ cùng các đồng đạo.

Ấm Tử sa (cát - sét tím) có thể độ chục năm gần đây mới nhận được sự quan tâm, chú ý của giới trà đạo Việt. Có lẽ nhiều lý do, nhưng chắc có phần là hàng Trung Quốc vào nhiều, giá hợp lý; kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú hơn so với hàng trong nước nên được yêu thích, sưu tầm. 

Chứ ngày xưa, các cụ nhà ta khá giả dùng ấm cổ thường khoe ấm gan gà Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần cơ. Cũng là tử sa Nghi Hưng  nhưng nay không còn làm nữa.

Đất làm ấm là loại đất sét, đá, có chứa thạch anh, mica, cao lanh, sắt... gì đó tuỳ thuộc vào vùng gốm nhưng làm ra đất là một quá trình vô cùng cầu kỳ, mất thời gian lại dựa vào bí truyền của từng nghệ nhân: Đất mỏ các loại đem ngâm vào nước trong bể to theo một tỷ lệ nào đó trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn; hỗn hợp này bị nát ra được đánh tan trộn đều cho vào bể lắng, đất sét được lắng xuống đáy còn tạp chất nổi lên trên và bị loại bỏ; Chắt lọc ra đất tinh đem phơi trong râm khoảng 3 đến 5 ngày rồi cho vào bể ủ để đất lên men. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt, làm ra các sản phẩm tinh tế.

Ấm Tử sa là loại ấm đất, không tráng men được nung ở nhiệt độ cao trên 1.000 độ và thường có màu tím - Nó xuất sứ từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm xuất hiện từ thế kỷ 15 và nổi danh dưới thời nhà Thanh cho đến nay.

Ở Việt nam mình, cũng có loại ấm tương tự này gọi là ấm da chu (ấm đất nung, không tráng men màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm - nhỏ khoảng hơn 100ml) nhưng thường đi với bộ chén hạt mít từ 3 đến 7 cái; chứ ấm Tử sa thường dùng  chén sứ - nay cải lương nên có cả chén tử sa. Ngày xưa, ấm da chu thường có 2 lớp, về sau thất truyền. Nay ấm da chu ít được dùng và chỉ còn rải rác trong dân gian

Ấm da chu và ấm đất của Việt Nam có thiết kế giản dị, chú trọng đến sự tinh tế và công năng hơn là yếu tố trang trí. Những chiếc ấm này có bề mặt mộc, thường không trang trí, vẽ hình, phản ánh phong cách thưởng trà thanh nhã của người Việt. Ấm có dáng vẻ trầm lắng, cổ điển, phù hợp với phong cách uống trà mạn của dân ta. Ấm uống trà nhiều, lâu đời có vẻ ngoài mịn bóng.


Bộ ấm da chu 2 lớp do các Cụ truyền lại cho mình.


Ấm Tử sa được làm ra từ các nguyên liệu và cách nung khác nhau. Ví dụ như đất là: Đế Tào Khang, Tử Nê, Thanh thuỷ Nê, Ngọc sa liệu, Ngũ sắc thổ, Tử kim sa, Tử ngọc kim sa... nên tạo ra các sắc màu khác nhau cho ấm.

  

Một vài mẫu đất đá làm nguyên liệu tạo ấm Tử sa.

Ấm Tử sa có nhiều dáng kiểu, điển hình và phổ biến như: Tây thi, Thạch biều, Văn đán, Chuyết cầu, Đức chung, Phan hồ, Tiếu anh, Thuỷ bình, Long đán...



Nhưng nói thật với các bạn, qua tìm hiểu, tôi thấy: Với giá tiền tầm vài triệu trở xuống thì đều là ấm đất sét tím mà thôi chứ đừng mong có đất khoáng tử sa đâu ạ.


Ấm tử sa Phỏng cổ và bộ chén sứ Thanh Hoa - Cảnh đức 
mình đang dùng.



Nói ấm Tử sa pha trà là ngon nhất là điều cần phải nghĩ, bàn. Vì tuỳ nền văn hoá, phong cách uống trà và loại trà ta pha và cách pha trà sẽ có các đánh giá khác nhau. 

Mà muốn thưởng thức trà ngon ta phải quan tâm lần lượt: Nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm. Tỷ dụ như trà móc câu Tân Cương, thì nên ưu tiên ấm sứ, ấm có tráng men trước - còn ấm Tử sa là để dành cho những người sành trà hoặc pha các loại trà Tàu. 

Về nước pha trà, được nước mưa, nước giếng là tốt chứ nước nguồn thì chỉ có lên non mới có; nước máy muốn pha ngon phải để qua đêm ngoài sân mới dùng; chớ lấy nước đóng chai, bình pha mà nhạt thếch.

Những người có thú uống trà đã đưa ra 5 chuẩn mực như “Sắc-thanh-khi-vị-thần” để thưởng thức nhưng không phải lúc nào cũng tròn vị. Nói vậy thôi chứ, tìm bạn cùng thưởng trà còn khó hơn tìm bạn rượu nhiều.

Vậy nên, có trà, có ấm,... có bạn tri kỷ cùng nâng chén không dễ các bạn nhỉ.

Mời các bạn tham khảo thêm bài Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân:

https://trabavan.com/chen-tra-trong-suong-som/

24/07/2024

Vài nét về gốm sứ cổ

Theo truyền thống gia đình, mình cũng là người ham mê đồ cổ như tranh vẽ, văn thơ, vũ khí, tiền cổ,... trong đó quan tâm nhiều nhất là gốm sứ Tàu. 

Cũng chịu khó tìm hiểu, thưởng lãm, sưu tầm (một ít thôi, do kinh tế chưa phù hợp), còn có đồ gia truyền nên cũng có chút hiểu biết về gốm sứ.

Nói thật với các bạn, để biết và hiểu gốm sứ Tàu, có nhẽ chỉ có các bậc tựa ông Vương Hồng Sển mới có thành tựu chứ bây giờ mấy ai dám vỗ ngực.

Danh từ “ceramics” nghĩa là gốm sứ, xuất phát từ chữ “keramos” tiếng Hy Lạp nghĩa là “vật nung”. Ngày nay ở thủ đô Athens, Hy Lạp vẫn còn một khu phố tên là Kerameikos, nơi ngày xưa người ta sản xuất đồ gốm. Kỹ thuật làm đồ gốm Hy Lạp và Etruria được người La Mã tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ.

Gốm được cho là xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, tuy nhiên cũng có nguồn thông tin cho rằng đồ gốm đầu tiên được con người tạo ra cách đây khoảng 28.000 năm trước công nguyên trong thời kỳ đồ đá cũ, là tượng một người phụ nữ tên là thần vệ nữ của Dolní Věstonice ở gần Brno thuộc Cộng hòa Séc.


Gốm thì được làm từ đất sét, có độ kết dính và dẻo cao. Khả năng thấm hút nước yếu, khi đánh vào phát ra âm thanh rè rè. 

Sứ thì được làm từ đất sét, fenspar và thạnh anh. Không hút nước, chống ăn mòn và có kết cấu cứng, chắc, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh giòn.

Ở Trung quốc, thời kỳ đồ đá, đã có đồ gốm sơ thô và đồ gốm đen đơn giản.

Đến thời nhà Thương (tk XVI TCN – XI TCN), đồ gốm tráng men và gốm tráng men cứng bắt đầu xuất hiện với những đặc tính cơ bản của đồ sứ.

Đến thời nhà Ngụy và Tấn (220 – 429 sau CN), Trung Quốc đã hoàn thành phát minh quan trọng là dùng lửa nhiệt độ cao để làm ra đồ sứ rắn.

Vào thời nhà Đường (618 – 907), công nghệ sản xuất gốm sứ và sáng tạo nghệ thuật gốm sứ đã đạt đến trình độ rất cao.

Vào thời nhà Minh và Thanh (1368 – 1911), công nghệ gốm sứ tráng men đều vượt trội hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Thời Tống có 5 loại sứ “ Nhữ, Quân, Quan, Ca, Định” nổi tiếng và ảnh hưởng nhất định đến các dòng sứ sau này như sứ Cảnh Đức, Giang Tây...

Đồ gốm sứ Trung Quốc nổi bật do có chất lượng tốt. Tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú và độc đáo.

Đồ gốm sứ Trung Quốc cũng vô cùng nổi tiếng với gốm sứ trắng, dòng sứ tưởng chừng như dễ nhưng lại khó đẹp và đạt chất lượng nhất. Cần phải đạt tới tiêu chí “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.

Trung Quốc nổi tiếng với 4 loại gốm sứ trứ danh: Sứ thanh hoa, Sứ linh lung. Sứ men hồng (hồng nhung và hồng sậm) và Sứ men màu (đỏ, xanh, lam, vàng và đen).

Bôi uống rượu huynh đệ Mai Tử – Long Tuyền , sứ Thanh hoa màu ngọc bích
Sắc màu sứ Thanh hoa thời Nam Tống

Bát sứ Linh lung Cảnh Đức trấn
Lọ sứ Lung linh
Nai thuý hồng - sứ men hồng

Bình Mai men ngọc đời Đường
Nậm rượu sứ đời Càn Long
Bát sứ thời Minh
Chậu sứ đời Ung Chính


Ấm sứ tứ phương đời Thanh
Ấm sứ cổ mất nắp có giá tương đương 18 tỷ VND
"Bảo nguyệt bình" của vua Càn Long
Bát vẽ chim yến
v.v. 
Nhưng nói chung, về mặt giá cả, những thứ minh hoạ ở trên đều cao ngất ngưởng mà đa số nhà sưu tầm không với tới được.

Như trên mình đã nói, để hiểu về gốm sứ Tàu cổ ta phải chịu khó tham quan các bảo tàng, các triển lãm, các bộ sưu tập đồ cổ, các chợ...; được mạnh dạn tiếp xúc nhiều món cổ vật, kể cả đồ giả; phải vô cùng kiên trì tìm hiểu, ví dụ như các đường dẫn sau tạm để các bạn tham khảo. Còn thực tế, khó hơn nhiều lắm...:

   https://covattinhhoa.vn/news/detail/1203/dac-trung-cua-5-loai-su-nha-tong-va-phuong-phap-giam-dinh.cvth

https://nghethuatxua.com/hieu-de-tren-do-su-ky-kieu/

https://nguyenhadesign.wordpress.com/2024/03/23/van-tu-de-khoan-tren-vai-mon-su-co/

- ...

Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ vài nghìn năm trước đây, bao gồm một thời gian dài trước thời kỳ Bắc thuộc thông qua các chứng cứ khảo cổ học.

Ở Việt Nam mình, ngoài gốm, sứ thì còn có đồ sành (dù không phải chỉ riêng ta có và phát minh ra nhưng hay nói đến: sành sứ) vì nó được sử dụng nhiều, phổ biến trong dân gian cách đây chưa xa như các đồ gia dụng như chum, vại, chậu... và trang trí cùng đồ sứ trong các công trình kiến trúc như chùa, điện, phủ...

Nhiều đồ gốm sành sứ Việt Nam trong và sau thời kỳ Bắc thuộc bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật, kiểu dáng gốm TQ nhưng nguyên liệu chế tạo xương và men của đồ gốm thời kỳ này được khai thác tại chỗ; nhiều loại hình nồi, vò, vẫn giữ được nguyên dáng của truyền thống gốm Đông Sơn trước đó. 

Do vậy, gốm Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ sau CN, các nhà nghiên cứu quốc tế đã thừa nhận rằng, họ không nhìn thấy sự giống nhau giữa gốm thời Đông Hán ở Trung Nguyên với gốm Việt. Đây quả là sự tài tình của cha ông ta, vừa giữ gìn bản sắc, vừa lựa chọn tiếp thu kỹ thuật bên ngoài, để tạo nên nền móng vững chắc cho kỹ thuật gốm men truyền thống VN. Người Việt còn thêm vào những nét đặc sắc đến từ các nền văn hóa khác như là Kh'me, Ấn Độ và Chăm Pa...

Ở VN mình có các làng gốm truyền thống như Kim Lan, Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Phước Tích, Bạch Liên, Gia Thuỷ, Bàu Trúc, Chu Đậu, Biên Hoà...

Nhưng do mình ham thích đồ sứ Tàu nên không có nhiều kiến thức về đồ Việt Nam ta, thành ra cũng chả dám bi bô.

 

Vò gốm, thế kỷ 5 - 6 của VN
Liễn và ấm men trắng, thế kỷ 11 - 13 của VN

Ấm men trắng, thế kỷ 12 - 13 của VN

Bát men lục, thế kỷ 13 - 14của VN

Ấm men nâu, thế kỷ 13 - 14 của VN

Lư hương gốm men lam xám, thế kỷ 16 của VN
Cổng đồng ở hai đầu cầu Trung Đạo trong Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô Pháp lam.
Đồ sứ sử dụng kỹ nghệ Pháp lam thời Nguyễn đang được trưng bày trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ảnh minh hoạ là mình nhặt từ nhiều nguồn của các viện bảo tàng, các cuộc triển lãm, đấu giá... đăng trên net.