Hiển thị các bài đăng có nhãn TDTT và Dưỡng sinh.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TDTT và Dưỡng sinh.. Hiển thị tất cả bài đăng

27/02/2022

Đánh thức và nâng cao khí lực của cơ thể



Chân Âm là từ ngữ của Đông y, ám chỉ khí lực vô hình tiềm tàng của phần âm ở bên dưới cơ thể.

Trước hết, Âm có nghĩa là phần khuất kín. Dương có nghĩa là phần phô bày. Nơi con người, phần trước mặt mọi người nhìn thấy nhau là dương, phần lưng là âm; phần trên từ rốn trở lên là dương, và phần từ rốn xuống đến chân là âm; phần da vẻ bên ngoài là dương, và phần nội tạng là âm; phần hành vi lời nói bên ngoài là dương và tâm lý bên trong là âm…

Phần Dương là phần chúng ta trực tiếp sử dụng, tiếp xúc, và phần Âm là phần chúng ta ít để ý nhưng lại là gốc, là cơ sở, là nơi xuất phát của Dương. Âm càng to càng vững chừng nào thì Dương sẽ có điều kiện phát triển chừng nấy. Giống như bộ rễ to lớn là điều kiện cho cây trở thành đại thụ. Móng nhà sâu lớn là điều kiện cho nhà vươn cao. Một tâm lý độ lượng là điều kiện cho hành vi ngôn ngữ tốt đẹp…

Nếu phần Dương lớn hơn phần Âm thì toàn bộ cơ cấu đó bắt đầu có nguy cơ suy thoái sớm, không tồn tại lâu. Nếu bộ rễ của cây nhỏ hơn phần thân nhánh phía trên thì cây đó có tuổi thọ ngắn. Nếu đạo đức của một người ít thì Tài năng không phát triển lớn lao.

Hiểu được tính chất này, chúng ta phải luôn luôn củng cố phần gốc, nghĩa là phần Âm, của cuộc sống, của sức khỏe….



Theo hệ thống khí lực của cơ thể thì hoạt động của tâm ý ở trên đầu lại là phần cực Dương. Đối nghịch với Đầu là hai lòng bàn chân, phần cực Âm.

Vì Đầu là phần cực Dương nên nếu ta sử dụng đầu óc nhiều quá, phần Dương đang dần dần lấn phần Âm, và nguy cơ suy thoái bệnh tật đổ vỡ cũng đang tiến đến từ từ.

Hệ thống bụng dưới ở huyệt Đan điền cho đến bộ phận sinh dục với huyệt Hội âm, Dương cường, cũng là phần Âm cực kỳ quan trọng cho tinh thần và sức khỏe. Nếu hệ thống đó khỏe mạnh vững chắc thì con người sẽ ổn định và khoan khoái. Nếu hệ thống đó yếu thì con người sẽ èo uột và dễ dao động.

Những vị tu theo Tiên đạo luôn luôn xem việc luyện tập hệ thống bụng dưới là ưu tiên hàng đầu. Ngay cả những người tu thiền, nếu không có bụng dưới mạnh thì cũng không nhiếp tâm được. Trong pháp môn tu tập quán niệm hơi thở, Phật cũng dạy biết rõ toàn thân cũng có nghĩa là rèn luyện phần Âm ở dưới.

Có một phương pháp làm mạnh lên hai huyệt đạo quan trọng Hội Âm và Dương cường, và cũng làm cho đầu óc tỉnh táo hơn, đó là phương pháp cố căn. Vì hậu môn con người nằm giữa hai huyệt Hội Âm và Dương cường nên khi nhíu chặt hậu môn thì hay huyệt trên được củng cố. Khi hít vào, ta nín thở, và thực hiện cố căn ba lần, rồi thở ra. Tập cố căn như vậy tâm rất dễ nhiếp, và chữa được nhiều bệnh thuộc về thần kinh não. Nhiều người tập khí công có tập cố căn như thế, đến khi chuyển qua tu thiền luôn được kết quả tốt.

Ngoài lúc tập “cố căn”, chúng ta cũng thường xuyên để tâm ở phía dưới phần bụng, chân, hai lòng bàn tay khi đặt dưới bụng lúc ngồi kiết già, cũng là giúp củng cố thêm phần Âm của cơ thể.

Một số người bẩm sinh chân âm đã dồi dào, nên họ có sức khỏe tốt, có thể làm việc dẻo dai hơn người khác, đó cũng là những người có thể chất tốt, ít bị mệt mỏi, đầu óc tư duy sáng suốt.

Muốn bảo vệ Chân âm, cần lưu ý các vấn đề sau:

- Không hoạt động thái quá về đầu óc, hoặc giác quan trên đầu, mặt. Ngay cả việc xem Ti vi nhiều cũng làm khí lực bốc lên trên. Đọc sách, lắng nghe, viết sách, sáng tác… nhiều quá cũng khiến khí lực bốc lên. Là người phải sử dụng đầu óc, nhưng chúng ta phải biết cân đối vừa phải, và biết giải tỏa stress, nghĩa là phải biết vận động tay chân đơn giản, biết tọa thiền để tâm xuống dưới…

Theo học thuyết âm dương ngũ hành thì âm có thể chuyển hóa thành dương, vì vậy khi làm việc đầu óc quá nhiều là ta đang đốt mất dần âm lực ở phía dưới để chuyển hóa thành năng lượng dương ở trên đầu. Cũng giống như chiếc đèn dầu đang cháy, dầu hỏa là nhiên liệu âm chuyển hóa thành ngọn lửa dương, khi hết dầu là đèn tắt.

-Những thực phẩm cay nồng như ớt tiêu, rượu cũng làm hao bớt Chân Âm.

-Những hóa dược trị bệnh, trị bệnh nào đó nhanh chóng nhưng lạ phá dần Chân Âm, nhất là các loại thuốc giảm đau.

Nói tóm lại nếu phương pháp nào tập luyện làm cho đầu mát, chân nóng tức là ta đã đi đúng hướng. Điều này có nghĩa là làm cho phần nội lực bên dưới sung mãn, nhưng bên trên đầu óc lại thanh thoát nhẹ nhàng.

Những phương pháp tập luyện nào mà làm cho đầu nóng thì cần phải xét lại.

 

21/02/2022

4 tư thế yoga nam giới nên luyện tập thường xuyên

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tập các tư thế yoga cho nam giới không chỉ dừng lại ở việc giúp giảm stress, khiến cơ thể dẻo dai hơn mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở phái mạnh.
    Ngày nay có không ít đấng mày râu tìm đến các phòng tập yoga thay vì đến phòng gym. Rất nhiều cầu thủ bóng đá, huấn luận viên thể dục và những người đàn ông hiện đại khác đều đang tập yoga như một liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe.
    Một trong những tác dụng của yoga có thể khiến bạn ngạc nhiên là những người đàn ông tập Yoga thường có hình thể đẹp hơn những người tập gym. Trái ngược với những lầm tưởng rằng những động tác của yoga quá nhẹ, không thể tác động đến những lớp cơ. Thật ra, khi kết hợp với hơi thở đều và sâu, yoga cũng đòi hỏi một thể lực dẻo dai để thực hiện những động tác cân bằng hay căng cơ. Vậy những tư thế yoga cho nam giới nào nên được luyện tập thường xuyên?

    1. Tư thế đứa trẻ

    Tư thế yoga cho nam giới này giúp tiết kiệm sức lực và năng lượng mất đi trong quá trình tập luyện. Tư thế đứa trẻ đặc biệt có lợi khi bạn đang chịu đựng những cơn đau trên cơ thể. Đặc biệt là các triệu chứng đau lưng, đau đầu gối.
    Điểm danh 4 tư thế yoga cho nam giới nên được luyện tập thường xuyên - Ảnh 1.
    Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng nên luyện tập bài tập này - Ảnh Internet
    - Quỳ gối rộng ngang vai, các đầu ngón chân chạm đất.
    - Đặt trán trên sàn nhà.
    - Đưa 2 tay về phía trước hoặc di chuyển bàn tay ra phía sau và đặt trên sàn, dọc theo cơ thể.
    - Giữ tư thế này trong 15 phút và hít thở bằng mũi theo nhịp.

    2. Tư thế trăng lưỡi liềm trên cao (High Lunge)

    Đây là tư thế tuyệt vời cho những người thường xuyên đi bộ, chạy bộ. Nó giúp đôi chân nhanh chóng phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt để điều chỉnh sự cân bằng nâng đỡ cơ thể. Nó cũng có hiệu quả trong việc kéo dài cơ bắp dưới chân.
    Điểm danh 4 tư thế yoga cho nam giới nên được luyện tập thường xuyên - Ảnh 2.
    Tư thế trăng lưỡi liềm trên cao dành cho nam giới - Ảnh Internet
    Cách thực hiện:
    - Chuẩn bị tư thế như một vận động viên đang chạy nước rút.
    - Căn chỉnh tư thế để đầu gối trước vuông góc với mắt cá nhân và giữ yên tư thế.
    - Đùi trước phẳng. Mông đặt thẳng hàng với đầu gối. Có thể lùi lại vài milimet để làm được điều này.
    - Tập trung hơi thở vào phần lưng để phục hồi cơn đau và nâng tác dụng kéo dài cột sống.
    - Luôn hóp bụng và hít thở sâu hết mức có thể. Cố gắng giữ tư thế trong khoảng 5 đến 20 nhịp thở. Đổi chân.

    3. Tư thế trăng khuyết

    Tương tự với tư thế trăng lưỡi liềm trên cao, nhưng tư thế này có sự tinh chỉnh sức mạnh tinh tế và cân bằng hơn trên khắp cơ thể. Nó khiến người tập phải gập sâu các cơ hông để có thêm sức mạnh và sự linh hoạt. Đồng thời, tư thế yoga trăng khuyết còn giúp bạn tăng cường và kéo dài đôi chân.
    Điểm danh 4 tư thế yoga cho nam giới nên được luyện tập thường xuyên - Ảnh 3.
    Thực hiện tư thế vầng trăng khuyết là bài tập yoga phù hợp với cả nam giới - Ảnh Internet
    Cách thực hiện:
    - Chắp 2 bàn tay lại và giơ cánh tay vươn thẳng trong không trung.
    - Giữ thân và cột sống thẳng đứng, hóp bụng.
    - Bước chân trái lên. Từ từ hạ người xuống trong khi tay vẫn vươn thẳng. Điều chỉnh cho đầu gối phía trước nằm ngang mông.
    - Giữ tư thế trong 5-20 nhịp thở rồi đổi bên.

    4. Yoga Squat (tư thế ngồi xổm)

    Tư thế yoga squat này mang lại lợi ích to lớn trong việc phục hồi sự linh hoạt cho chân và đầu gối. Nó cũng giúp làm giảm triệu chứng táo bón.
    Điểm danh 4 tư thế yoga cho nam giới nên được luyện tập thường xuyên - Ảnh 4.
    Đều đặt tập yoga squat trong 10 phút mỗi ngày có thể giúp cơ thể nam giới có những thay đổi nhỏ và cải thiện sức khỏe đáng kể - Ảnh Internet
    Cách thực hiện:
    - Đặt 2 bàn chân ngang vai. Hạ đầu gối sao cho mông của bạn xuống ở mức thấp nhất có thể nhưng không được chạm sàn.
    - Giữ gót chân thăng bằng. Nếu bạn không làm được điều này, hãy thử đứng trên một chiếc khăn hoặc thảm yoga.
    - Hai tay chấp lại như đang cầu nguyện. Khuỷu tay ấn vào đầu gối. Trong một biến thể khác, bạn có thể đặt 2 tay ra phía sau đầu rồi thả lỏng đầu, cằm và cổ họng.
    Những tư thế yoga cho nam giới này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bạn tập đều đặn 10 phút mỗi ngày, kết hợp với việc hít thở sâu. Sau 1 tháng, bạn sẽ ngạc nhiên với những biến đổi nhỏ trên cơ thể và những cải thiện đáng kể cho sức khỏe của chính mình.