Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.
Đây là những loại binh khí có cán dài và
mũi kim loại nhọn gần giống như Thương. Phàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn
thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi
là Xà mâu.
Trong tác phẩm Thủy Hử của
Thi Nại Am, tác gia mô tả Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử
dụng thương và các biến thể của thương rất
điêu luyện, là món nghề gia truyền.
Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa
tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn
trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ
nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…
Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử
Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.
Chữ Bát trong tiếng Hán
Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…
Hai cách viết chữ Bát khác.
Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?
– Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:
– Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?
Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.
Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Với
chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng
Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường
nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã
Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình.
Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú
đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho
khiếp vía.
Xà
Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con
rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương
so với giáo (thương).
Bát Xà Mâu vì có chi
tiết như chữ Bát giống
hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát
Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ
Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay
thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người
mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.
Theo ý kiến chủ quan
của mình thì Bát
Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi.
Chữ Bát ở đây vừa
thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám),
vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng
tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét