18/12/2017

Massage bàn chân chữa bệnh

Tuyệt chiêu massage bàn chân giảm đau cơ thể & chữa bệnh - Ảnh 2.
Massage bàn chân có thể giúp bạn giảm đau mỏi vai gáy, nhức đầu hay đau dạ dày. Hãy day bấm các huyệt tương ứng với các mạch máu nuôi bộ phận cơ thể ở gan bàn chân để chữa bệnh như sau.
Bạn có biết rằng bàn chân đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người bởi nó có chứa các mạch máu và dây thần kinh nối với các cơ quan trong khắp cơ thể từ não bộ, tim gan, phổi, vùng xoang (niêm mạc mũi họng) cho đến đầu và cổ, dạ dày, ruột.
Cách massage gan bàn chân để chữa đau dạ dày, nhức đầu, viêm xoang
Bởi vậy, chăm sóc tốt đôi bàn chân là cách để bạn có một sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh tật.
Các huyệt tương ứng với các bộ phận cơ thể con người trên gan bàn chân
Khi mạch máu tới bàn chân được lưu thông tốt, nó có thể giảm nhẹ triệu chứng đau của các cơ quan trong cơ thể, từ đau dạ dày cho đến nhức đầu, viêm xoang.
Hãy làm theo kỹ thuật massage bàn chân tuyệt vời dưới đây để phòng và chữa bệnh, trong đó có nhiều căn bệnh mãn tính.
Massage từng phần của bàn chân tương ứng với mỗi bộ phận của cơ thể
Bạn hãy massage từng phần của bàn chân tương ứng với bộ phận cơ thể đang bị đau và nó sẽ giảm nhẹ dần dần triệu chứng đau và có thể giúp bạn giảm đau hoàn toàn sau một thời gian. Nó giúp thúc đẩy lưu thông máu tới từng bộ phận của cơ thể.

Đau đầu và viêm xoang

Hãy ấn mạnh vào các đầu ngón chân để giảm đau đầu và viêm xoang. Ấn mạnh nhưng không được làm đau ngón chân. Mỗi lần ấn huyệt khoảng vài giây.

Đau cổ vai gáy

Hãy ấn mạnh vào khu vực tròn nhỏ dưới ngón chân út (ngón chân nhỏ nhất) để giảm đau vai và mỏi cổ. Ấn huyệt trong vòng 20 giây.

Đau dạ dày

Ấn huyệt ở gan bàn chân để giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày. Mỗi lần giữ trong vài giây và lặp đi lặp lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa

Đau đầu gối

Ấn vào vùng đằng trước mắt cá chân thuộc gan bàn chân để giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu gối.


13/12/2017

Tác dụng của quả quýt

tác dụng của quả quýt
Quýt là một loại hoa quả phổ biến trong chúng ta và thường được biết đến với lượng Vitamin C dồi dào và các tác dụng chữa bệnh của vỏ. Nhưng đó chưa phải tất cả cũng như k phải lúc nào cũng nên ăn quýt.
Quýt là một loại hoa quả phổ biến trong chúng ta và thường được biết đến với lượng Vitamin C dồi dào và các tác dụng chữa bệnh của vỏ. Nhưng đó chưa phải tất cả cũng như k phải lúc nào cũng nên ăn quýt. Bài viết sau đây Goldsun sẽ nói rõ về tác dụng của quýt và những lúc không nên sử dụng quýt cũng như không phải ai cũng nên ăn loại hoa quả này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của quả quýt

Những loại trái cây thuộc họ cam quýt (Rutacea) rất đa dạng và phong phú. Trong đó, chi cam (còn gọi là chi Citrus) - bao gồm cam, chanh, quất, quýt, bưởi ... đều là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C.
Dưỡng chất chứa trong quýt là rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ giữa quýt và lê, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần, vitamin B1 gấp 8, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống lại sự phát triển của u bướu. 
Không những vậy, quýt có khả năng chống lại tia bức xạ của máy tính. Do chứa nhiều vitamin A và beta carotin nên quýt có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt rất tốt cho người già mắc bệnh tim.
Chưa hết, vỏ và hạt quýt cũng có rất nhiều tác dụng như:
- Chữa hói và gàu: Khi có tóc gàu, hãy nghiền nát một vỏ quýt (hoặc vỏ cam) cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện như thế 2-3 lần mỗi tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp.
- Chữa nhức đầu: Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng cholesterol gây hại cho cơ thể.
- Trị viêm tuyến sữa: Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau, dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày (có thể dùng thay cho nước lọc).
- Chữa ho: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô đun sôi cùng hai ly nước. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng, cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
- Trị say xe: Trước khi lên ô tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp dập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra. Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất. Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
- Tạo cảm giác ngon miệng: Bạn hay các thành viên trong gia đình cảm thấy chán ăn, không ngon miệng? Chỉ cần nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô băm nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
Mặc dù quýt là loại trái cây ngon, dễ ăn và có lợi cho sức khỏe nhưng nó lại là thực phẩm không có lợi cho một số người trong 1 vài trường hợp. Vì vậy, những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn quýt.

Những loại người không nên ăn quýt

1. Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa:
Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu. 
Vì vậy, những người mới phẫu thuật đường tiêu hóa xong như dạ dày, ruột... ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết... nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
2. Những người đang bị ho:
Các loại trái cây họ cam quýt có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong những ngày trẻ bị ho, những loại quả trên sẽ không giúp con trị ho mà còn khiến nặng hơn. Chúng có thể gây ảnh hưởng đế hệ hô hấp của trẻ. 
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt có chứa celluite (lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho cơ thể vận động một cách nặng nề, chậm chạp, vụng về) khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Bạn hãy thay thế bằng những loại quả nhiều nước như dưa hấu, dứa, táo, lê, hay nho. Tuy nhiên, chỉ nên uống với liều lượng hạn chế, tránh uống nhiều.

1 vài lưu ý

·         Không ăn củ cải và quýt cùng với nhau: Củ cải sau khi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hócmôn tuyến giáp là Thiocyanate. Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành  hydroxy axit và axit ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
·         Không ăn quýt khi đói: vì chứa axit nên khi đói ăn quýt sẽ không tốt cho dạ dày, và chúng ta cũng không nên ăn nhiều quýt trong 1 lần.

- Để bảo quản quýt tươi lâu, có thể ngâm quýt trong nước muối, sau đó, vớt ra và để khô ráo, cho chúng vào túi nhựa và buộc chặt. Một cách bảo quản đơn giản khác có thể áp dụng đó là gói quýt vào trong túi nhựa có đục lỗ và để vào ngăn mắt của tủ lạnh.

Giảm mỡ máu

Bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Nguyên liệu: 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội.
- Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ. Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ. Xay nhỏ nguyên liệu trên với 3 lít nước sôi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Chú ý: Bài thuốc trên cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 - 2 muỗng canh/lần.
Thông tin trên trang Eblogfa cho biết, nhiều nghiên cứu thấy rằng nước chiết từ tỏi có tác dụng làm giảm 30% lượng cholesterol, từ đó giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch. Hơn nữa, chiết xuất từ tỏi còn giúp phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải và hòa tan một loại protein dễ gây tắc. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tăng mỡ máu nên ăn từ 3 - 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

Trong khi đó, chanh ngoài công dụng phòng ngừa bệnh tim, còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể bao gồm ngăn ngừa lượng cholesterol bám dính vào các thành động mạch. Một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết limonin (một chất ô xy hóa mạnh) có trong chanh đã được chứng minh có thể làm giảm hàm lượng apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu); hay flavonoid, pectin và các sắc tố trong chanh cũng có đặc tính của chất ô xy hóa, có tác dụng làm tăng cholesterol tốt, giảm quá trình ô xy hóa cholesterol xấu, từ đó giảm lưu lượng cholesterol LDL trong máu. Ngoài ra, a xít xitric có trong nước chanh cũng được tìm thấy có vai trò chính trong việc tránh sự hình thành sỏi thận.