14/09/2015

QUAN NIỆM CƠ THỂ HỌC THEO ÐÔNG Y - Lục phủ, ngũ tạng


TẠNG PHỦ 

1. KHÁI NIỆM : 

Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ). 

Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyển hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào. 

Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu. 

Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch. 

2. CÁC TẠNG : 

A/ TÂM : 

Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v. 

Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu. 

Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau : 

Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn. 

Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ. 

Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm. 

Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm. 

B/ CAN : 

Thường chia hai loại : 

Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. 

Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ 

Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn. 

Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ. 

Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp. 

Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt 

C/ TỲ: 

Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về sinh lý, bệnh lý 

Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu. 

Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa. 

Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết. 

Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo. 

Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh. 

D/ PHẾ: 

Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân. 

Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng: 

Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt. 

Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ. 

Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước. 

Ð/ THẬN: 

Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả: Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ. 

Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương. 

Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương. 

Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai. 

Trên lâm sàng thường có hội chứng sau: 

Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế. 

Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn. 

3. CÁC PHỦ: 

A. ÐỞM : 

- Bài tiết ra chất mật. 

- Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm. 

B. VỴ : 

- Chứa đựng và nghiền nát thức ăn. 

- Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt. 

C. TIỂU TRƯỜNG : 

- Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang. 

D. ÐẠI TRƯỜNG : 

Truyến đạo để bài tiết cặn bã. 

Ð. BÀNG QUANG : 

Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu. 

E. TAM TIÊU : 

Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần. 

- Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm. 

- Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ. 

- Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận

12/09/2015

Kinh Pháp Diệt Tận

TÔI NGHE NHƯ VẦY:
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại thành Thượng Mao. Đức Như Lai trong ba tháng nữa sẽ vào Cứu Cánh Tịch Diệt. Lúc đó các vị Bhiku, chư Bồ-tát, cùng vô số chúng sinh đến chỗ của Phật và họ cúi đầu đỉnh lễ sát đất.
Đức Thế Tôn tĩnh lặng. Ngài không nói một lời, ánh hào quang cũng không hiện.
Bấy giờ Hiền giả Khánh Hỷ đỉnh lễ và thưa với Phật rằng:
"Thưa Thế Tôn! Từ trước đến nay, bất kỳ lúc nào Thế Tôn thuyết Pháp cũng đều có vầng hào quang uy nghi tự nhiên xuất hiện. Nhưng nay trong đại chúng, ánh hào quang ấy không hiển hiện nữa. Chắc hẳn, đây phải là do nhân duyên gì? Chúng con mong muốn được nghe nghĩa ý."
Đức Phật vẫn lặng yên không trả lời.
Như thế cho đến khi thỉnh cầu đến ba lần, lúc ấy Đức Phật mới bảo ngài Khánh Hỷ:
"Sau khi Ta vào tịch diệt, lúc Pháp bắt đầu diệt mất ở trong đời ác năm trược, tà ma sẽ rất hưng thịnh. Ma quỷ sẽ giả làm Đạo Nhân để phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc Pháp y sặc sỡ.
Chúng uống rượu ăn thịt, giết hại chúng sinh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, và còn sân hận đố kỵ.
Lúc bấy giờ sẽ có các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát. Họ tinh tấn tu đức và tôn kính hết thảy. Các ngài lấy nhân ái làm tông hướng, giáo hóa bình đẳng, thương mến người nghèo, lo lắng người già yếu, và giúp kẻ khốn cùng. Họ luôn khuyên bảo mọi người hộ trì Kinh tượng. Với tấm lòng hiền lành, các ngài làm mọi công đức, không làm hại người khác, luôn hy sinh giúp đỡ, không tự lợi, nhẫn nhục và hòa nhã.
Nếu có những vị như thế thì chúng ác ma Bhiku đều sinh lòng ganh ghét, phỉ báng bôi nhọ, xua đuổi trục xuất. Sau đó, do những ác ma này không tu Đạo lập đức nên chùa tháp bỏ hoang vắng, không người sửa sang, rồi sẽ bị hủy hoại. Chúng chỉ tham lam cất giữ tiền tài, không chịu phân phát, và không sử dụng vào việc để tạo phúc đức. Chúng sẽ mua bán nô tỳ để trồng trọt, đốt rừng, và giết hại chúng sinh; một chút lòng từ cũng chẳng có.
Sau đó, những nam nô sẽ thành Bhiku; những nữ tỳ sẽ thành Bhikuī. Chúng không có đức hạnh, dâm loạn ô uế, nam nữ không cách biệt. Chính những kẻ này sẽ làm Đạo suy yếu và phai mờ đi.
Hoặc có kẻ chạy trốn luật pháp. Chúng sẽ nương dựa vào Đạo của Ta và xin làm Đạo Nhân, nhưng không tu giới luật. Giữa tháng và cuối tháng tuy có tụng giới nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do vì chán ghét và lười biếng nên chẳng còn muốn nghe nữa.
Chúng không muốn tụng toàn bộ chính văn mà chỉ tóm lược phần đầu và đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh với tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Dẫu cho còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của câu văn rồi miễn cưỡng cho đó là đúng. Lại không hỏi các bậc minh sư, kiêu căng ngã mạn, cầu danh cầu lợi, và làm ra vẻ tao nhã vẻ vang để mong được người cúng dường.
Khi chúng ma Tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa Địa ngục Vô Gián. Bởi đã phạm năm tội ngỗ nghịch, nên chúng sẽ trải qua Hằng Hà sa kiếp để sinh làm ngạ quỷ và bàng sinh. Khi tội báo đã hết, lại sinh ra ở vùng biên địa--nơi không có Tam Bảo.
Khi Pháp sắp bị diệt, người nữ sẽ trở nên tinh tấn. Họ luôn làm các việc công đức. Ngược lại thì người nam lười biếng và không còn giảng Pháp nữa. Những vị Đạo Nhân sẽ bị xem như phân như đất và chẳng còn ai tin tưởng nơi các ngài.
Khi Pháp sắp bị mất, chư thiên khóc lóc, lũ lụt và hạn hán thất thường, ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan và giết đi vô số sinh mạng. Dân chúng lầm than, còn quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo Đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển. Người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.
Do kiếp sắp tận, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn. Thọ mạng của loài người lại giảm, 40 tuổi thì đầu bạc. Do người nam dâm dục quá độ, tinh dịch cạn kiệt nên phải chết sớm, hoặc chỉ sống đến 60 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người nam giảm thì tuổi thọ của người nữ gia tăng đến 70, 80, 90, hoặc đến 100 tuổi.
Lúc bấy giờ, nước lớn sẽ hốt nhiên khởi lên và kéo dài đến vô hạn kỳ, nhưng người đời không tin mà lại xem là việc bình thường. Các loại chúng sinh hỗn tạp, không phân sang hèn quý tiện, chết đuối, chìm đắm nổi trôi, và bị cá rùa ăn nuốt.
Khi ấy các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát sẽ bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong chúng hội nữa. Giáo Pháp của ba thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phúc đức.
Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Bấy giờ chư thiên sẽ hộ vệ cho Đồng tử Nguyệt Quang xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta.
Nhưng 52 năm sau đó, Kinh Śūragama và Kinh Phật Lập Chính Định sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi sau đó diệt mất. 12 Bộ Kinh cũng từ từ biến mất và không bao giờ còn xuất hiện, văn tự cũng không còn thấy nữa. Pháp y của Đạo Nhân sẽ tự nhiên biến thành màu trắng.
Khi Pháp của Ta sắp diệt, nó sẽ như ngọn đèn dầu bừng sáng lên trong chốc lát rồi tắt mất. Khi Pháp của Ta đã diệt, thì nó cũng như ngọn đèn đã tắt. Từ đó về sau, thật khó mà nói chắc điều gì sẽ xảy ra.
Và như thế cho đến mười triệu năm sau, lúc Từ Thị Bồ-tát sắp hạ sinh ở thế gian để làm Phật, thiên hạ sẽ thái bình, độc khí tiêu trừ, mưa thấm nhuần điều hòa, ngũ cốc tươi tốt, cây cối to lớn. Loài người sẽ cao đến tám trượng và sống đến 84.000 tuổi. Chúng sinh được độ thoát nhiều không thể tính đếm kể."
Lúc bấy giờ, Hiền giả Khánh Hỷ đỉnh lễ và bạch Phật rằng:
"Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì, và chúng con phụng trì như thế nào?"
Đức Phật bảo:
"Này Khánh Hỷ! Kinh này tên là Pháp Diệt Tận. Hãy lưu truyền rộng rãi, công đức có được sẽ nhiều vô lượng không thể tính kể."
Khi bốn chúng đệ tử nghe Kinh này xong, lòng buồn bã và thương xót thảm thiết. Tất cả đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Sau đó, họ đỉnh lễ Đức Phật, rồi cáo lui.

*****

Kinh Pháp Dit Tn

Hán dịch: Xuất xứ từ sao lục của Tăng Hữu, tên người dịch đã thất lạc, nay được liệt vào bản ghi chép của đời Tống
Việt dịch: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 24/4/2010 ◊ Cập nhật: 27/9/2014


11/09/2015

Kinh Nhân - Quả

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.
Khi ấy A Nan Đà tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:
- Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng, cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế? Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.
Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: "Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ."
Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sanh, và thứ tư cần ăn chay, bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:
Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân
Ai thọ trì Kinh nầy,
Đời đời hưởng phước lộc.
Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
Suy nhớ Kinh Nhân Quả Ba Đời,
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,
Phật nói lời thật chớ chê khinh.
1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp tự thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu, phước ấy đến từ đâu?
2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.
4. Có ăn, có mặc do nhân gì?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?
Kiếp trước một nửa không xả thí.
6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì?
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
7. Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?
Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)
8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.
9. Thông minh trí tuệ do nhân gì?
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.
10. Người thấy vui mừng do nhân gì?
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.
11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì?
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.
12. Cha mẹ song toàn do nhân gì?
Đời trước kính trọng người cô độc.
13. Không cha mất mẹ do nhân gì?
Kiếp trước là người đánh bẫy chim.
14. Con cháu đông nhiều do nhân gì?
Đời trước mở lồng thả chim thú.
15. Nuôi con không được do nhân gì?
Xưa sinh con gái dìm cho chết (2).
16. Đời nay không con do nhân gì?
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa. (hoa biết nói)
17. Đời nay sống lâu do nhân gì?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.
18. Đời nay mạng yểu do nhân gì?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.
19. Đời nay không vợ do nhân gì?
Kiếp trước tham mưu gian vợ người.
20. Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
21. Làm thân tôi đòi do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.
22. Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
23. Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.
24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?
Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.
25. Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.
26. Đời nay lưng gù do nhân gì?
Kiếp trước chê cười người lễ Phật.
27. Tay bị cong quẹo do nhân gì?
Đời trước đều là người tạo nghiệp.
28. Chân bị co rút do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
30. Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
Xưa đem rượi thịt bày cúng Phật.
32. Đời nay không bệnh do nhân gì?
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.
33. Hằng bị lao tù do nhân gì?
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.
34. Đời nay chết đói do nhân gì?
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột.
35. Bị thuốc độc chết do nhân gì?
Kiếp trước dăng lưới giết hại cá.
36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.
37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem Kinh để dưới đất. (3)
38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng Kinh. (4)
39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?
Kiếp trước tụng Kinh chẳng lắng nghe.
40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
41. Thân có mùi hôi do nhân gì?
Xưa bán hương thơm trọn dối gian.
42. Đời nay chết treo do nhân gì?
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.
43. Quan quả, cô độc do nhân gì?
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.
44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?
Cân non, giạ thiếu lòng gian xảo.
45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ địa ngục oán trách ai?
Đừng nói nhân quả người không thấy.
Xa trả con cháu, gần trả mình.
Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
Sẽ tin bố thí với trì trai.
Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.
Đời này tu tích để về sau.
Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả
Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả
Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh
Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả,
Truyền đời tu học, đạo nhà hưng.
Ai mà mang đội Kinh Nhân Quả,
Tai hung, hoạnh họa chẳng vào thân.
Nếu người giảng nói Kinh Nhân Quả,
Đời đời kiếp kiếp được thông minh.
Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả
Đời sau người thấy sinh cung kính
Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả
Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước
Chính sự thọ hưởng của đời nay.
Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau
Chính sự gây nhân của kiếp này.
Nếu như nhân quả không cảm ứng,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả,
Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc.
Nhân quả ba đời nói không hết
Thiên long chẳng bỏ ý người lành.
Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn,
Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.
Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.
Muốn biết nhân đời trước
Xem sự hưởng đời nầy.
Muốn biết quả đời sau
Xem việc làm kiếp nầy.
 ***
BÁT NHÃ TÂM KINH
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng! Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô Nhãn Giới, nãi chí vô Ý Thức Giới; vô Vô Minh, diệc vô Vô Minh tận; nãi chí vô Lão Tử, diệc vô Lão Tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. 
   Tức thuyết chú viết: 
   "Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha." ( 3 lần)
***
TÁN PHẬT
Đại Từ, Đại Bi thương chúng sanh
Đại Hỷ, đại Xả cứu muôn loài
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm
Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật. ( 3 lần)
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. ( 3 lần)
Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. ( 3 lần)
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. ( 3 lần)
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. ( 3 lần)
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. ( 3 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. ( 3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. ( 3 lần)
Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)
***
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN:
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lan đế. A di rị đa tỳ ca lan đa. Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha. ( 3 lần)
 ***
SÁM HỐI
Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,
Đều do vô thỉ tham, sân, si,
Từ thân, miệng, ý phát sanh ra,
Đệ tử thảy đều xin sám hối.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. ( 3 lần)
***

THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN:

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế, Ny ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha dà đế, Chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần)
Cúi đầu quy y phép Tô Tất Đế
Thành tâm đảnh lễ đấng Thất Cu Chi
Đệ tử xưng tán đức Đại Chuẩn Đề
Nguyện Đức Từ Bi xót thương gia hộ.
 ***
CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
Nam mô tát đa nẫm, Tam miệu Tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ, chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha. ( 7 lần)
 ***
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN
Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế, tóa ha. ( 3 lần)
 ***
TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN
Chúng sanh không số lượng,
Thề nguyện đều độ khắp.
Phiền não không cùng tận,
Thề nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể xiết,
Thề nguyện đều tu học.
Phật Đạo không gì hơn,
Thề nguyện được viên thành.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)
 ***
SÁM HỐI NGUYỆN
Cúi đầu đảnh lễ Như Lai,
Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền.
Con xin đem dạ chí thiền,
Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm.
Bởi xưa chưa rõ dạ phàm,
Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,
Gây ra tội lỗi vô ngần,
Luân hồi trả quả lắm phần đớn đau,
Vào sanh ra tử đã lâu,
Dấn thân lao khổ gẫm âu khó lường,
Xuống lên ba cõi sáu đường,
Đền bù với những vết thương lỗi lầm,
Trả vay vay trả trầm luân,
Gian nan thống khổ vô ngần vô biên,
Cũng vì nghiệp báo oan khiên,
Do mình kết tạo triền miên nối đời,
Nếu nay chẳng biết quy hồi,
Ắt thời khó tránh qua đời kiếp sau,
Vậy con thi lễ cúi đầu,
Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn,
Như xưa có phạm điều răn,
Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng,
Thì nay lòng dạ ân cần,
Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa,
Bao nhiêu nguyện quấy xin chừa,
Bao nhiêu điều thiện sớm trưa phụng hành,
Ngày đêm giữ dạ sắt đinh,
Trau dồi đạo đức Sử Kinh bền lòng,
Nguyện thân ra khỏi bụi hồng,
Muối dưa chay lạt nhiệt lòng say sưa,
Tỉnh hồn chuông sớm mõ trưa,
Nguyện tâm ra khỏi nắng mưa cõi trần,
Xin nhờ Tam Bảo ai lân,
Từ bi hỷ xả thi ân dắt dìu,
Nay con tỉnh biết mọi điều,
Thế gian là khổ, nghiệp chiêu bởi mình,
Từ nay nguyện dứt sự tình,
Say sưa ảo ảnh mến hình mộng du,
Bền lòng giữ chặt điều tu,
Thề không sai lạc mặc dù gian nan,
Chí tâm vững dạ bền gan,
Nguyện không cảm kích thế gian mộng đời.
Nguyện xa bể khổ chơi vơi,
Nguyện thành Phật đạo đến nơi mãn nguyền,
Nguyện cùng cắt đứt dây duyên,
Nguyện rằng dứt khỏi oan khiên kéo dời.
Lòng không say đắm sự đời,
Chuyên cần tu niệm chẳng rời một khi,
Dứt điều luyến ái mê si,
Noi gương bác ái, từ bi trau lòng,
Sửa tâm như đóa liên hồng,
Luôn luôn trong sạch thoát vòng nhiễm ô,
Chí thành miệng niệm Nam mô,
Nguyện lòng con được tính vô hoàn toàn,
Nguyện về nơi cõi Lạc bang,
Nguyện cho ra khỏi những đàng tử sanh,
Cúi nhờ chư Phật chứng minh,
Bao lời sám hối con xin nguyện cầu.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)
***
Kệ Kiết Thính Chúng
Chư Thiên, A Tu La
Và Dược Xoa vân vân,
Ai đến nghe Phật Pháp,
Tất cả hãy hết lòng,
Hộ trì Phật Pháp ấy,
Làm cho trường tồn mãi,
Bằng cách thường tinh tấn,
Thực hành lời Phật dạy.
Những người có đức tin,
Đến đây nghe Phật Pháp.
Hoặc ở trên mặt đất,
Hoặc ở trong không gian,
Với thế giới loài người,
Hãy thường hành từ tâm,
Bản thân thì ngày đêm,
Sống đúng với Phật Pháp.
Nguyện cầu mọi thế giới,
Luôn luôn được yên ổn,
Bằng cách phước và trí,
Đều đem làm lợi người,
Để bao nhiêu vọng nghiệp,
Đều được tiêu tan cả,
Siêu thoát mọi khổ đau,
Qui về Đại Niết Bàn.
Hãy xoa khắp cơ thể,
Bằng hương thơm giữ Giới,
Lại mặc cho cơ thể,
Bằng y phục Thiền Định,
Rồi trang điểm tất cả,
Bằng bông hoa Tuệ Giác,
Thì bất cứ ở đâu,
Cũng thường được an lạc.
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.
***
HỒI HƯỚNG
Tụng Kinh công đức khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng,
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,
Đều được vãng sanh về Cực Lạc.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ,
Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,
Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát Đạo.
Nguyện sanh Cực Lạc, cảnh Tây Phương,
Chín phẩm Hoa Sen là cha mẹ,
Hoa nở thấy Phật, chứng Vô Sanh,
Bồ Tát Bất Thối là bạn hữu.
 ***
TAM TỰ QUY
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo Đạo cả, phát lòng Vô Thượng. ( 1 lần)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. ( 1 lần)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. ( 1 lần)
 ***
HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH
Nguyện đem công đức nầy,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật Đạo.

 **********

Chú Thích: Kinh Nhân Quả Ba Đời

(1) Nhà dưỡng Lão, cô nhi.
(2) Thuở xưa từ Ấn Độ, cho đến Trung Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra.
(3) Ngồi dưới đất xem kinh, nên để kinh trên một cái bệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật, khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.
(4) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau. Tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà, sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhava suddhà hàma.
(5) Gởi kho đây không phải đốt giấy tiền vàng bạc gởi vào kho, mà ý nói tiền của thế gian không bền, khi chết rồi phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm lành ăn chay, tụng kinh, tham thiền, niệm Phật, là kho.
Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


16 mẹo giúp mọi nhà tự chữa bệnh

Những phương pháp rất đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm giúp mọi người tự chữa bệnh tại nhà đã được lương y Nguyễn Hữu Khai chia sẻ trên trang cá nhân.

 - Chữa chứng bệnh trào ngược dịch vị (bị ợ chua, ợ hăng lên cổ): Lấy quả bàng xanh ăn cả vỏ và phần cùi (bỏ hạt). Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 5-6 quả.
Mùa có bàng xanh có thể lấy nhiều để dự trữ trong ngăn tủ đá hoặc gọt phần cùi phơi khô cho vào lọ nút kín để sử dụng khi cần thiết.
- Chữa chứng bệnh thấp mề gà (ở dưới lòng bàn chân mọc lên những chùm da dày cộm, đi lại rất đau, cắt đi lại mọc, khoét sâu tới xương rồi cũng bị mọc lại): Lấy vôi tôi hoặc vôi để ăn trầu bôi vào vùng da bị bệnh ngày 1 - 2 lần hoặc 1 lần trước khi đi ngủ.
Kiên trì như vậy 1 thời gian bệnh sẽ tiêu hết.
- Hôi nách: Lấy vôi tôi hoặc vôi ăn trầu bôi một lớp mỏng vào nách sau mỗi lần tắm hoặc 2 - 3 ngày bôi một lần.
- Chứng khô cổ, khô miệng, khô nước miếng: Lấy lá nhãn thêm chút muối nhai hoặc giã nhỏ để ngậm.
- Trong miệng mọc cục thịt dư rất đau đớn: Lấy tóc người một nắm đốt thành than, tán thành bột mịn rồi hòa nước uống.
- Môi miệng lở loét: Lấy sữa ngựa cho vào đĩa phơi nắng là thành bột. Khi trong miệng bị nhiệt sưng, lở loét hòa bột ấy với nước bôi lên là khỏi.
- Khi không may nuốt phải kim khí hoặc thủy tinh: Lấy ống xương chân trước của con dê đốt thành than hòa với nước cơm sôi rồi uống. Vật thủy tinh và kim loại sẽ ra dễ dàng theo đường đại tiện.
- Không may nuốt phải kim khâu: Lấy 3 con ếch sống dùng mắt của nó nuốt vào trong bụng, Kim khâu sẽ gim vào mắt ếch mà theo ra đường đại tiện.
- Khi bị hóc xương: Bắt con vịt buộc chân treo ngược lên lấy nước dãi của nó cho người bị hóc ngậm.
- Trẻ em nuốt phải đồng tiền: Lấy nước sạch đựng trong bát đứng ngoảnh mặt vào vách tường để chén nước ở trước miệng đọc liền một hơi liên tục "Gần thì ra xa thì vào". Không cứ đọc mấy lượt mà khi hết hơi thì thôi.
Sau đó hà hơi vào trong bát nước. Lấy nước đó cho trẻ uống từ từ là đồng tiền sẽ bị khạc ra ngay kể cả đồng tiền ở lâu trong họng đã bị mỡ bám vào.
Đây là phương pháp của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông được ông Lãi Đồi truyền cho.
- Chứng đau do sưng tai (tai sưng cả trong lẫn ngoài đau đớn vô cùng): Lấy móng tay người cho lên hòn ngói hoặc hòn gạch sạch rồi nướng cho giòn. Sau đó tán với một ít băng phiến (mua ở tiệm thuốc Bắc).
Lấy một chút bột ấy thổi vào trong tai là khỏi.
- Thối tai chảy mủ: Lấy tóc rối đốt thành than, tán thành bột mịn. Rửa sạch, lau khô lỗ tai sau đó lấy một chút bột thổi vào.
- Trong lỗ tai mọc mụn, sưng đau kể cả khi đã vỡ mủ: Lấy đào nhân (mua ở tiệm thuốc bắc) giã nát, cho chút nước vào ép lấy dầu rồi nhỏ vào trong lỗ tai.
- Răng bị sâu, đau nhức sưng tấy: Lấy rau húng chó, thêm một chút muối giã nát rồi đặt vào chỗ đau.
- Nhức răng, sâu răng có mủ: Lấy một chút bột ngọt (mì chính) đặt vào chỗ đau có thể cho bột ngọt vào bông đặt vào.
- Khi ngủ hay nghiến răng: Khi đi ngủ lấy một chút đường ngậm sẽ không nghiến răng nữa.