05/08/2022

BỘ TRANH CHÂM CỨU BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

 HUYỆT VÙNG ĐẦU (MẶT TRƯỚC)

 

HUYỆT VÙNG ĐẦU (MẶT BÊN)

 

HUYỆT VÙNG ĐẦU (MẶT SAU)

 

HUYỆT VÙNG NGỰC - BỤNG

 

HUYỆT VÙNG LƯNG – MÔNG

 

HUYỆT VÙNG CHÂN (MẶT TRƯỚC TRONG)

 

 

HUYỆT VÙNG CHÂN (MẶT SAU NGOÀI)

 

 

 

HUYỆT VÙNG CHÂN (MẶT BÊN)

 

 

 

HUYỆT VÙNG TAY (MẶT TRƯỚC TRONG)

 

 

HUYỆT VÙNG TAY (MẶT SAU NGOÀI)

 

 

2. Vùng phản xạ bàn chân (theo y học truyền thống Tây Tạng).

 


https://hahoangkiem.com/tu-van-va-chia-se-thong-tin/huyet-cham-cuu-va-tac-dung-chua-benh-368.html


 

04/08/2022

Tham khảo “Thuật xem tướng” của Tăng Quốc Phiên: Từ 40 chữ có thể nhìn thấu người trong thiên hạ

st trên net



 Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872) tên tự là Bá Hàm, hiệu là Điều Sinh, người Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, đỗ Tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một Nho gia theo phái Đông Thành, nhân vật tiêu biểu của địa chủ người Hán, sau được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh. Ông là tướng lĩnh chỉ huy Tương quân (đoàn quân khởi phát ở Tương Hương), cánh quân chủ lực trong cuộc chiến chống quân Thái Bình Thiên Quốc. Tăng Quốc Phiên cùng với Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương là ba nhân vật là người Hán có quyền thế và ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc cuối thời nhà Thanh.

“Thuật xem tướng” của Tăng Quốc Phiên: Từ 40 chữ có thể nhìn thấu người trong thiên hạ

Liên quan đến việc nhìn người, dùng người, Tăng Quốc Phiên có một luận điểm nổi tiếng: “Biện sự bất ngoại dụng nhân, dụng nhân tất tiên tri nhân”. Nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng phải học cách dùng người, mà muốn dùng được người phải học cách thấu lòng người.

Vậy làm thế nào để thấu lòng người? Tăng Quốc Phiên có một phương pháp đặc biệt được người đời tôn là “Thuật xem tướng”, được tóm gọn chỉ trong 8 câu và 40 chữ:

Tà chính khán nhãn tị, chân giả khán chủy thần. Công danh khán khí vũ, sự nghiệp khán tinh thần. Thọ yểu khán chỉ trảo, phong ba khán cước cân. Nhược yếu vấn điều lý, toàn tại ngữ ngôn trung”.

(Chính tà xem mắt mũi, thật giả xem môi. Công danh xem khí khái, phú quý xem tinh thần. Chủ kiến xem tay, phong ba xem bàn chân. Muốn xem quy củ, nhìn vào lời ăn tiếng nói).

1. Chính tà nhìn mắt mũi

Tăng Quốc Phiên cho rằng, chính và tà của một người, từ mắt và mũi có thể biết chút ít. Nếu mắt lé mũi lệch, người này chắc chắn lòng dạ không ngay thẳng.

Lý Ngư, một văn nhân cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh cũng từng nói: Muốn biết lòng người chính hay tà, ít nhất có thể quan sát con mắt.

Con mắt là cửa sổ tâm hồn. Phẩm hạnh của một người như thế nào, từ ánh mắt của người đó có thể đoán định được.

Những người có thói quen liếc nhìn người khác, hoặc khi cùng người khác nói chuyện, ánh mắt lúc nào cũng láo liên, không dám nhìn thẳng vào đối phương, thì kiểu người này có thể là người không chân thành.

 

2. Thật giả xem môi

Muốn biết một người có chân thành đôn hậu hay không, từ những biến đổi nho nhỏ trên môi là có thể biết được.

Vì miệng là cơ quan “ra vào” chủ yếu của cơ thể, nên những người ăn nói từ tốn, thành thật là những người có đạo đức cao quý, trung thành và đáng tin cậy. Ngược lại, người ‘mồm mép tép nhảy’, đâm bị thóc chọc bị gạo, thì không nên kết giao.

Tương tự, những người có đôi môi dày phần lớn là người cởi mở, hướng ngoại và nhiệt tình; còn những người có đôi môi mỏng phần lớn là người hay giảo biện, kiêu căng và ngạo mạn.

 

3. Công danh xem khí khái

Tăng Quốc Phiên cho rằng, một người có được công danh hay không, chủ yếu là xem người đó có khí khái hay không.

Khí khái là gì? Nói chung, khi một nhóm người không quen biết tập hợp lại, sẽ có một ai đó có thể nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Bởi vì một người có khí khái, thường khiến mọi người cảm phục. Người như vậy, tự nhiên sẽ được nhiều người ủng hộ, muốn thành đại sự, giành được công danh, cũng thuận buồm xuôi gió.

 

4. Phú quý xem tinh thần

Trong cuộc sống, có những người luôn chán nản, buồn phiền. Một người như vậy thường được mô tả là “mặt mày ủ rũ”.

Một người “mặt mày ủ rũ” rất khó có được đại phú đại quý. Ngược lại người phú quý thì tinh thần lúc nào cũng phấn chấn sục sôi, tâm tình khoáng đạt, cơ thể đầy đặn.

Ngoài ra, phú quý cát tường không chỉ nằm ở tinh thần phấn chấn, mà còn ở sự chăm chỉ cầu tiến. Một người chăm chỉ cầu tiến, tinh thần sung mãn, càng có thể lập nên đại nghiệp, giành được phú quý cát tường.

 

5. Chủ kiến xem tay

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Lòng bàn tay, những người có đường chỉ tay rõ ràng và có lòng bàn tay nông thì tâm định”, trái lại, “những người có đường chỉ tay nhạt và không trật tự, thì tâm rối rắm, không ổn định”.

Cái gọi là “tâm định” chính là nói đến chủ kiến của nội tâm, khi gặp chuyện hay lúc lâm nguy thì tâm không loạn, bình tĩnh vững vàng.

Tăng Quốc Phiên cũng cho rằng, một người có chủ kiến hay không, có thể nhìn vào ngón tay của họ. Những người có ngón tay dài và lòng bàn tay dày dặn phần lớn là người kiên định tự tin, biết liệu trước tính sau, vì vậy họ có thể dựng nên đại nghiệp.

 

6. Phong ba xem bàn chân

Đời người khó tránh khỏi phong ba. Có người cả đời thuận lợi, không gặp sóng gió nhiều, nhưng cũng có người thì đường đời muôn vàn trắc trở, gặp nhiều biến cố trở ngại.

Dưới con mắt của Tăng Quốc Phiên, muốn biết một người có gặp phong ba khó khăn hay không, chủ yếu là xem bàn chân của họ.

Người có bàn chân thô, chắc khỏe, chứng tỏ người đó có sức khỏe hơn người, nhưng người như vậy thường không chịu ngồi yên, dễ tự tạo phong ba cho mình.

 

7. Muốn xem quy củ, nhìn lời ăn tiếng nói

Nghiêm túc mà nói, hai câu này không được coi là “thuật xem tướng”, nhưng cũng được Tăng Quốc Phiên coi là một cách quan trọng để dùng người và hiểu lòng người.

Muốn phán đoán một người có quy củ, tư duy rõ ràng mạch lạc hay không, thì xem cách biểu đạt ngôn ngữ của người đó.

Người nói ngắn gọn, súc tích, lại có thể nhắm đúng trọng tâm, cho thấy người này là người có đầu óc tổ chức và quy củ.

Ngược lại, nếu ngôn ngữ không mạch lạc và nói không đúng trọng tâm, đó thường là biểu hiện tư duy hỗn loạn, không có tổ chức.

 

Cảm ngộ

Người xưa có câu “tướng từ tâm mà ra”, tướng mạo của một người cũng có thể phản ánh ra tâm tính của họ. Bộ “Thuật xem tướng” của Tăng Quốc Phiên dù chỉ vỏn vẹn trong 40 chữ, nhưng lại bao hàm được rất nhiều phương diện như tướng mạo, hành động, ngôn ngữ…

Những lời đúc kết này không những hữu dụng trong nhiều khía cạnh, mà còn trùng khớp với các lý thuyết của tâm lý học hiện đại.

Do đó nếu bạn có thể hiểu được 40 chữ này, thì không khó để nhìn thấu người trong thiên hạ.