Dựa vào các tài liệu, báo thời Pháp
thuộc và hồi ức của các Việt kiều.
Hồi đầu thế kỷ 20, Hàm Long bắt đầu hình thành với tên gọi phố
Doudard de Lagrée (năm 1945 đổi tên thành phố Hàm Long và giữ
nguyên tên phố đến nay), được trải lèn đá răm và có đèn đường; song phía sau vẫn còn làng xóm thuộc các thôn Hàm Châu,
Phương Viên, Đức Viên.
Đi vào các xóm ấy là những
con đường đất nhỏ quanh co cạnh các nhà đều là nhà tranh lụp xụp với những hàng
rào cây xanh. Nhà ở xen lẫn với vườn rau và ao chuôm đầy bè muống, bèo lộc
bình. Bấy giờ, ta
muốn đi từ chợ Hôm sang Lò Đức phải đi vòng lên
phố Hàm Long cho dễ đi, khỏi phải len lỏi qua bờ ao cống rãnh.
Năm 1907, trên bản đồ Hà Nội,
phố Doudard de Lagrée chỉ là một đoạn đường từ ngã tư phố Gia Long (Bà Triệu)
đến phố Đồng Khánh (Hàng Bài); đoạn nối tiếp đến đầu phố Lò Đúc chưa rải đá và
ghi tạm là phố đi Lò Lợn (Rue de l''Abattoir).
Đại lộ Gambetta - phố Trần Hưng Đạo nay, coi như
giới hạn phía nam của thành phố thì Hàm Long là vùng ngoại ô, nhà cửa hãy còn
loáng thoáng. Nổi lên ở giữa phố Doudard de Lagrée có khu dinh cơ của Đô thống
Đỗ Đình Thuật. Một khu nhà đất rộng, choán một phần mặt đường Reirnach (Trần Quốc
Toản), cổng sau mở ra lối Hàm Long.
Nhà của Đỗ Đình Thuật là một
ngôi nhà kiểu Tây, xây bề thế, nhà hai tầng nhưng tầng dưới là tầng hầm, cầu
thang xây gạch bên ngoài lên xuống cả hai phía đằng trước và đằng sau.
Qua ngã tư Hàng Bài - Chợ Hôm, phố Hàm Long còn một đoạn dài mới được mở mang trong những năm mưòi và hai mươi. Ở đoạn này đáng kể có Trường Hậu bổ (sau là trường PT cấp 1, 2; nay là trường PTCS Ngô Sỹ Liên) và nhà thờ Hàm Long.
Trường Hậu bổ còn gọi
là Trường Sĩ hoạn, mục đích là bổ túc cho con các quan tỉnh Bắc kỳ và các ông
cử ông tú nho học biết thêm tiếng Tây để ra làm quan.
Giáo viên Truờng Hậu bổ
là những người có Tây học lớp đầu tiên như Trần Văn Thông, Đỗ Văn Tâm. Trần Văn
Thông có nhà ở ngay bên cạnh trường. Đỗ Văn Tâm nhà ở dốc Hàng Gà, chợ Hôm. Sau
khi bỏ khoa thi chữ nho được ít lâu, Trường Hậu bổ cũng giải tán, bọn giáo viên
Thông, Khánh, Tâm cũng ra làm quan, chức đến tuần phủ, tổng đốc. Trường Hàm
Long được dùng làm trường tiểu học Pháp-Việt, và còn có tên là trường Quy Thóc,
vì các lớp ở trường này đều là nơi thực tập của các giáo sinh học các lớp sư
phạm ngắn hạn để ra làm thày giáo, trước ngày mở trường sư phạm chính quy (trường
Sư phạm mở năm 1921 trong trường Bưởi, đến năm 1923 mới xây trường riêng ở phố
Cửa Bắc).
Đoạn phố Hàm Long giữa ngã tư
Hàng Bài và ngã tư Ngô Quyền, ngoài trường Quy Thức ra còn ba ngôi nhà xây vào
những năm sau (một nhà là của bác sĩ Nguyễn Vãn Luyện số 23), nhà to có
gác và cả ở hai bên mặt đường, nhiều nhà chỉ có một tầng, có cả mấy dãy nhà
nhiều gian cho từng gia đình công chức thuê để ở. Phố Hàm Long không phải là
một phố buôn bán, không có cửa hàng lớn.
Có một ngõ đi vào bên
trong khá rộng, có một dãy nhà một tầng, nhiều gian của một chủ cho thuê, gọi là ngõ Đức
Khánh (nay là ngõ Hàm Long 3) ở cạnh nhà số 23.
Đoạn phố Hàm Long thứ
ba từ ngã tư Ngô Quyền đến đầu phố Lò Đúc, ở ngay góc đường là nhà thờ Hàm Long, có
tên là nhà thờ thánh Antoine (Ăngtoan).
Nhà thờ Hàm Long, số nhà 21 xây sau Nhà thờ Lớn độ mươi năm (do do cha cố Despaulis Joseph - cố Hương xây và hoàn chỉnh 1934 - 1939). Cuối thế kỷ XIX khi người Pháp mới sang, khu nam Hà Nội chưa có nhà thờ, các giáo dân ở rải rác các phố Lò Lợn, Lò Đúc phải lên Nhà thờ Lớn chầu lễ khá xa. Các họ đạo có dựng một nhà nguyện ở chỗ này để làm lễ, đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ ở phía nam đường Hàm Long đối diện với ngôi chùa cổ Hàm Châu. Ít lâu sau, chiếc nhà gỗ được thay thế bằng một ngôi nhà thờ xây gạch hẳn hoi (khoảng năm 1905); một gác chuông được xây riêng bên cạnh nhà thờ. Năm 1936, nhà thờ Hàm Long được sửa lại, mở rộng thêm, có nhiều nhà phụ.
Chung quanh nhà thờ Hàm Long
hình thành một xóm đạo. Nhà Chung đuợc chính quyền thành phố cắt cho đất công
hoặc được mua nhiều đất với một giá rẻ, nhà thờ bỏ vốn làm một dãy nhà nhiều
gian cho giáo dân thuê. Nhà của nhà thờ ở liền cạnh khu nhà thờ dãy 8 gian ở
ngoài mặt đường (từ số 15 đến số 19b); ở trong ngõ Thuận Đức (số 13
nay là ngõ Hàm Long 1) có dãy nhà 7 gian có gác ở đằng sau dãy nhà
quay ra mặt đường phố; ở bên phố Laveran (nay là Lê Văn Hưu) một bên mặt
phố có một dãy nhà một tầng 25 gian (từ số 14 đến số 64), một bên mặt
phố có một dãy nhà thứ hai giống y hệt 15 gian (từ số 19 đến số 45) trên
miếng đất giáp liền ngay đằng sau nhà thờ: tiền cho thuê nhà là nguồn lợi tức
khá lớn gây thêm quỹ cho nhà thờ.
Từ năm 1922, phố
Doudart de Lagrée là một đường phố có chiều dài 570 mét đi từ ngã ba phố Gia Long kéo dài (phố Bà Triệu)
đến ngã năm Lò Đúc. Hai hàng cây phượng che mát, mùa hè hoa nở đỏ rực. Hai bên
mặt đường nhà cửa đã xây kín và những khu đất lọt vào bên trong các dẫy nhà cũng đã được sử dụng để xây
dựng, như ngõ Tràng Khánh (tên hiệu trà đầu ngõ, nay là ngõ Hàm Long 2) ở cạnh nhà số 10 Hàm Long.
Ngõ 18 Hàm Long mới có từ năm
1954, trong khu vực chùa Hàm Long chỉ còn nền chùa; trong ngõ có một trường phổ
thông cơ sở Lý Tự Trọng và ngôi nhà của chùa mới làm với ba tấm bia đá chơ vơ ở cạnh đường đi.
Nói chung, phố Hàm Long
là phố nhà ở, chỉ có một ít cửa hàng nhỏ ở chỗ gần ngã năm Lò Đúc. Dân phố là
những công chức lương trung bình, một số đông là làm ở nhà Gôđa, hiệu thịt bò Tràng Tiền...,
hoặc làm bồi bếp cho Tây, phụ nữ nhiều người làm nghề “cô khâu”, “chị hai"
vì ngưòi có đạo đuợc cha cố giới thiệu đi làm cho Tây, hoặc người họ hàng với
nhau dắt díu bà con kiếm ăn làm cùng một nghề.
Dân phố Hàm Long còn có những
nghề có dính dáng đến tôn giáo, như nghề vẽ tranh nặn tượng thờ, tranh các
thánh vẽ vào kính tô màu; những nghề đó được nhà thờ đỡ đầu, giới thiệu chỗ mua
nguyên liệu và khách tiêu thụ.
Ngoài ra, phố Hàm Long
còn có nghề hàng nan, tức là đồ đan tre mây; lúc đầu là các hàng được tiêu thụ
ở các chợ Hà Nội, sau trở thành một số đồ hàng được những hãng Tây mua để xuất
khẩu.
Quãng đầu phố Hàm Long
giáp Lò Đúc, gốc phố là một ngôi nhà hai tầng là một hiệu Khách bán tạp hóa và
đồ hộp. Còn từ số 3 đến số 11 là ba nhà gồm từ 2,3 đến 7 gian những gian nhà
một tầng nhỏ hẹp kiểu sơ sài cũ kỹ, làm đã từ lâu cho những gia đình nghèo thuê
(thợ thủ công, nhân viên đi làm ít lương). Nhà số 5 là 4 căn nhà cấp bốn tương đối giống nhau đánh
số 5A, 5B, 5C, 5D. Trong đó, nhà 5D là di tích cách mạng - chi bộ cộng sản đầu
tiên ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét