26/11/2018

Các bước làm dao cơ bản

   Thích chơi dao nên tự làm dao, vì thông thường các con dao tốt, dáng đẹp rất hiếm (hiện nay) mà toàn nhập ngọai. Vì thế mới mày mò tìm kiếm các tài liệu và thông tin của các anh em chơi dao, tập hợp lại làm thông tin của mình. 
     Đầu tiên, việc nhiệt luyện kim loại, nói chung rất phức tạp. Tìm hiểu cho tới ngọn nguồn chi li thì khó, cần nhiều kiến thức phổ thông lẫn chuyên ngành. Ở đây chỉ viết ra cách làm và giải thích đơn giản về những phần dễ áp dụng cho việc LÀM DAO THÉP, hạn chế và bỏ qua những cái kiểu như pha, lập phương diện tâm, lập phương thể tâm, dung dịch rắn,... và những phương pháp dùng trong công nghiệp sản xuất hàng loạt. Kèm theo đó là liên hệ nó với những nguồn tài liệu trên mạng mà chẳng may anh em có thể gặp phải trên youtube, google...
   Thứ nữa, cũng như một em bé Tây nếu bị người lớn nói toạc ra là ông già Nô-en không có thật thì sẽ bị shock, anh em nào chưa sẵn sàng, vẫn còn tin tưởng vào sự huyền bí thâm sâu của tôi kiếm rèn dao thì không nên đọc tiếp, sẽ bị shock.
   NHiệt luyệt thép thông thường có 5 thứ sau: Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram, Thấm. 
   1-Ủ: Nung thép đến trên nhiệt độ tới hạn dưới (bắt đầu mất từ tính) tới nhiệt độ tới hạn trên (hoàn toàn mất từ tính), hoặc cao hơn tới hạn trên một chút, hoặc cao hơn rất nhiều (tùy mục đích). Giữ nhiệt độ đó. Rồi làm nguội thật chậm.
   Thường nung trong lò, rồi tắt lò để nguội theo lò, hoặc bỏ vào thùng vôi bột để nguội chậm.
   Trên youtube đôi khi thấy mấy anh tây râu ria vứt cái giũa vào đống lửa, rồi moi trong đống tro ra cái giũa màu đen đem đi mài chính là bước này.
   Đây là bước đầu tiên, dùng để đưa thép về trạng thái mềm, loại bỏ căng thẳng bên trong chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
   Đối với người làm dao, nếu để rèn thì dùng nhiệt độ trên giới hạn trên một chút, gọi là "Ủ hoàn toàn", đôi khi không cần. Nếu để cắt gọt(stock-removal) thì dùng nhiệt độ giữa tới hạn dưới đến tới hạn trên sẽ dễ cho công việc, gọi là "Ủ không hoàn toàn".
   Tuy nhiên khác biệt không quá lớn đối với sản xuất thủ công nhỏ lẻ, đừng quá câu nệ như bọn mọt sách.
   2-Thường hóa: Nung thép trên nhiệt độ tới hạn trên một chút, làm nguội chậm, đối với thép carbon, thép hợp kim thấp, thường là để nguội trong không khí.
   Mục đích là làm nhỏ hạt thép, loại bỏ căng thẳng do rèn đập vặn xoắn, dùng sau khi rèn hoàn chỉnh, trước khi tôi.
   Thường trên youtube, đặc biệt là mấy anh làm kiếm dài bằng thép damascus xoắn,trước khi tôi nung đỏ kiếm lên, quay quay lắc lắc trong không khí,lặp lại vài lần chính là bước này.
   3-Tôi: Đây là bước trông lãng mạn nhất, dễ hấp dẫn trẻ con nhất, các video về rèn dao kiếm thường không cắt đi. Nước lửa tương tranh, âm thanh kích động, sương khói mịt mù...Cũng bị thiên hạ, nhất là các bác không biết gì sáng tác linh tinh nhiều nhất.
   Nâng lưỡi dao đến nhiệt độ thích hợp do nhà sản xuất thép quy định, hoặc do người làm dao dùng kinh nghiệm quy định, hoặc dùng cục nam châm thử xem nó hết hút thì dừng. Ở các phần cần tôi hoặc toàn bộ dao nhiệt độ phải thật đồng đều, thường là dùng mắt đánh giá độ đều màu trên thép núng đỏ. Sau đó làm nguội nhanh trong môi trường tôi, nhanh bao nhiêu thì tùy loại thép mà chọn môi trường tôi thích hợp. Môi trường làm nguội nhanh gọi là "môi trường tôi mạnh", làm nguội chậm gọi là "môi trường tôi yếu". Một vài môi trường tôi xếp từ mạnh đến yếu (tương đối thôi): Nước muối, nước tiểu, máu, nước lã, nước nóng, dầu thực vật, dầu nhớt nóng, dầu nhớt lạnh, không khí động(gió), không khí tĩnh...ngoài ra thiên hạ còn dùng các tấm kim loại, muối nóng chảy, cây chuối, con bò...làm môi trường tôi.
   Môi trường tôi càng mạnh, khả năng dao được tôi cứng càng cao, thấm tôi càng sâu, nhưng khả năng nứt gãy biến dạng cũng cao theo. Nếu môi trường tôi quá yếu so với loại thép đang dùng, thép sẽ không được tôi cứng.
   Sau khi tôi có thể xử lý lạnh để tăng thêm độ cứng một chút ở một số loại thép, vd 440C, cái này em chỉ nghe nói thôi.
   Sau khi hoàn tất các quá trình trên (mà dao vẫn còn nguyên) thì thép đạt độ cứng rất cao, giòn , ứng suất cực cao, phải tiếp tục bước Ram tiếp theo càng sớm càng tốt đề phòng một lát sau tự nhiên thấy dao nứt, hoặc va đập mạnh vỡ như cái chén sứ.
   4-Ram: Trái lại với bước Tôi, theo phong tục cổ truyền thì thiên hạ hay giấu giếm bước này đi, vì nó là bước cuối cùng quyết định chất lượng dao, làm ra sự khác biệt giữa đục thợ mộc với liễu điệp đao. Lên youtube xem các video nhất là của Nhật bản hay giấu đi, những cái không quan trọng thì tập trung làm ra vẻ nghệ thuật để người không tinh sẽ rẽ vào ma đạo(cái này không trách các cụ làm gì, cũng như trong Binh Thư Yếu Lược của họ Trần, chế thuốc nổ cũng phải xem tuổi người giã và quy định số nhát giã than củi vậy).
   Sau khi làm nguội hoàn toàn ở bước tôi, phần cần xử lý sẽ được nung nóng đến một nhiệt độ nhất định và giữ một khoảng thời gian, sau đó đưa về nhệt độ thường, nhanh chậm không quan trọng.
   Bước này sẽ làm dao mềm bớt lại, dịu đi ứng suất bên trong lưỡi dao, đưa dao đến độ cứng độ bền độ dẻo...mong muốn, tùy vào nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt độ đó, càng cao càng mềm dẻo, càng lâu càng mềm dẻo.
   May mắn cho loài người là ở bước này nhiệt độ thích hợp trên dao có thể dựa vào màu trên lớp ô-xít mà đánh giá bằng mắt thường, nên dù thời xưa không có máy móc vẫn làm được. Sau khi tôi, làm sạch vùng tôi và nung nóng lại, hoặc theo cổ truyền để nhiệt phần không nhúng nước chạy lên (gọi là tôi tự ram). Quan sát dưới ánh sáng, nhiệt độ tăng, màu sắc sẽ đi từ vàng đến đỏ rồi tím, xanh biển, xanh nhạt, xám (200độ C đến 450độ C). 
   Dao nhỏ bình thường thì để đến vàng, đỏ. Dao to, dao phát thì đỏ, tím. Liễu kiếm, lò xo thì để đến màu xanh biển, sống dao muốn thật khỏe thì cho nó ra màu xám...(Thường thế thôi, dao nhỏ của em cứ thích để màu tím, làm gì được em) Được màu chắc ăn rồi thì quẳng vào nước đề phòng các phần khác nóng hơn có thể truyền thêm nhiệt, hoặc nếu áng nhiệt độ không tăng nữa thì cứ để kệ nó cũng được. Nếu dùng lò nướng để ram, nung lâu thì giảm màu xuống.
   ****Chú ý những bước trên coi như các bác đã dùng đúng chủng loại thép, ở đây không bàn về chủng loại thép.
   5-Thấm: Nung dao đến nhiệt độ cao 900-1000 độ C, nóng hơn tôi ram thường hóa nhiều, trong môi trường không có chất ô xi hóa, chỉ có khí CO do các chất cho vào sinh ra đối với thấm C, hoặc N2 đối với thấm Ni-tơ. Cái này chả có ý nghĩa với làm dao mấy, thấm chỉ dành cho thép carbon thấp, lớp thấm rất mỏng, nhiệt độ cần cao và ổn định trong thời gian rất dài, dụng cụ phức tạp, đôi khi người ta dùng phương pháp tương tự để tạo một lớp màu mè cho dao thôi. Vì sao em lại cho cái này vào, vì trước đây vài năm em đọc trên mạng thấy có một bác nào đó nói tôi kiếm trong máu chẳng qua là một biện pháp thấm thêm carbon cho lưỡi kiếm, em định vào diễn đàn đấy viết vào là: "Thấm carbon cho con mẹ bác ý, chém gió lung tung." Nhưng do lúc đấy không rảnh nên thôi, bây giờ rảnh viết ra.
   Bài viết hay thấy trên mạng có nhiều cái rất tệ, nhiều người chưa từng mài một thanh thép, chưa từng chạm chân vào một lò rèn, nhưng viết bậy rất nhiều và nghe rất văn nho. Nhiều người học về kĩ thuật ở trường có lẽ được điểm rất cao, lý thuyết làu thông, nhưng chỉ biết máy móc áp dụng, không biết sự khác biệt giữa con dao gọt táo và con dao doa, dao tiện, cái gì áp dụng được cái gì không, cái gì quan trọng cái gì không cần thiết rất mù mờ, nhiều khi đưa ra kiến giải khó mà theo được.
   



24/11/2018

Nỗi buồn thiếu quê hương



…Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu…
(Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!)

Trích Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu


Mùa Xuân đầu tiên


Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người .
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.



Văn Cao

13/11/2018

Thất Tình - Lục Dục


Thất Tình:
Nhiều sách kể ra 7 thứ tình cảm của con người như sau:
- Phật học Từ Điển của Đoàn Tị: Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng,giận, thương, ghét, buồn. vui, muốn)
- Kinh L cùa Nho giáo: Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn).
- Đại Thừa Chân Giáo: Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ (mừng, giận, thương ghét, buồn, vui, sợ).
- Đường Chân Tập: Thất tình gồm: Hỷ. Nộ. Ai. Lạc. Ưu, Khủng, Kinh (mừng, giận, buồn. vui. lo. sợ. hoảng sợ).
- Thuyết Đạo cùa Đức Hộ Pháp: Thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui. muốn).

Lục dục:
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thính dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngửi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.