08/05/2016

Hình ảnh hiếm về Đông Dương trước năm 1880

Hình ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880. Bản điện tử được giới thiệu trên trang Gallica.bnf.fr.
Phố Hàng Chiếu ở Hà Nội.
Toàn cảnh thành Hà Nội .
Cửa Bắc thành Hà Nội.
Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng trong quá trình xây dựng.
Sông ở Nam Định.
Chùa Báo Ân , Hà Nội.
Làng Gò Vắp, đặt tên dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp, gần Sài Gòn.
Thác Trị An trên sông Đồng Nai.
Rừng rậm bên sông Sài Gòn.
Xe bò trong rừng cây dầu, Nam Kỳ .
Thân cây bằng lăng cổ thụ bị đốn hạ ở rừng Phước Linh.
Làng ven sông ở Nam Kỳ khi thủy triều xuống.
Toàn cảnh sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé nhìn từ nóc Nhà Rồng.
Một ngôi làng ở Nam Kỳ.
Bờ sông Sài Gòn.
Một góc Phnom Penh, Campuchia.
Xóm làng ven sông ở Nam Kỳ.
Đồn bốt của Pháp ở Vĩnh Long.
Bến thuyền ở Sa Đéc, Đồng Tháp.
Sông nước Vĩnh Long.
Lò vôi của người Hoa ở Chợ Lớn.
Chợ ven sông ở Mỹ Tho.
Chùa của người Hoa ở Chợ Lớn.
Dinh Toàn quyền, Sài Gòn.
Khu phố Tây ở Sài Gòn.
Doanh trại trong thành Sài Gòn.
Khu vực cảng Sài Gòn.
Một góc khác của cảng Sài Gòn.
Xóm chài ở Nam Kỳ.
Những con thuyền đã xếp buồm nằm trên bến, Nam Kỳ.
Bến cảng ở Bắc Kỳ .
Khung cảnh Tây Nam Bộ.

03/05/2016

Phân biệt Tam Thất Bắc và Nam

Mình vừa đi vùng Hoàng Liêm Sơn tỉnh Lào Kay về, có tìm hiểu thực địa và học hỏi đồng bào H'Mong và Dao đỏ về cây Tam thất, thấy nhiều điều thú vị, viết ra đây mong cung cấp cho các bạn những thông tin tối thiểu về Tam thất để mong mọi người không bị lạm dụng.

Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất).

Tam thất bắc  tam thất nam là hai loại dược liệu có tên gọi gần giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn về đặc điểm thực vật và tác dụng chữa bệnh.
Hiện nay trên thị trường, có nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất). Nguy hiểm hơn, khi mua bột tam thất nghiền sẵn, rất nhiều nơi quảng cáo bán bột tam thất bắc, nhưng bên trong chỉ toàn bột của củ tam thất nam loại rẻ tiền. Khiến ta mua nhầm phải một loại cây thuốc với giá quá đắt lại không có giá trị.
Ở đây mình xin trình bày những kiến thức về 2 loại cây thuốc này.
Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, điền thất nhân sâm, kim bất hoán (vàng cũng không đổi được), tên tiếng Anh là Panax pseudoginseng, thuộc họ Nhân sâm (họ cuồng cuồng) (Araliaceae). Loài này được (Burkill) F.H.Chen miêu tả khoa học đầu tiên năm 1975. Tam thất là tên gọi từ tiếng Trung san qi (三七) hoặc điền thất là tên gọi có nguồn gốc từ 田七.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất bắc

Cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 - 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 - 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae
Củ tam thất bắc

Phần lớn củ Tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất bắc


Sơ chế tam thất
Để đảm bảo hiệu quả cao trong chữa bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất bắc

Tác dụng của tam thất
- Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Cách dùng tam thất
- Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống
- Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.

Liều lượng
Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 -  20 g, chia làm 4 - 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 - 6 g, chia hai lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 - 1/2 liều người lớn.

Một số bài thuốc có tam thất bắc:
- Chữa băng huyết. Băng huyết là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ sau sinh. Biến chứng tiền sản này rất có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sản phụ trong tương lai thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài cách sắc thuốc uống, bạn cũng có thể nghiền thành bột và pha nước sôi để uống.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu. Tích tụ máu là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Khối máu tích tụ có thể nhỏ. Tuy nhiên, nếu ở kích thước đủ lớn chúng có thể chèn ép các dây thần kinh hay hạn chế sự hoạt động của các cơ quan xung. Việc lấy máu tụ bằng phẫu thuật, hút hay các biện pháp Tây y rất phức tạp và có độ nguy hiểm cao. Bạn có thể chữa việc máu bầm hay cả những vết máu ứ bằng cách uống bột tam hất 3 lần/1 ngày mỗi lần từ 2-3g. Mỗi lần cách đều nhau từ 6-8 giờ.
Tam thất Bắc có tác dụng tốt nhất khi uống với nước ấm 4 phần.
- Chữa đau thắt lưng. Bạn nên uống 4g  1 ngày và chia làm 2 lần với nước ấm. Ngoài việc chữa đau thắt lưng, tam thất còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh hay phụ nữ sau sinh.
- Chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Những căn bệnh trên đều là những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến máu. Để chữa những căn bệnh này bạn có thể uống sống tam thất Bắc dưới dạng bột (mỗi ngày 20g).
- Để cầm máu bạn cũng có thể rắc trực tiếp tam thất vào vết thương.
- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành. Đau thắt ngực là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Để giảm tình trạng này bạn có thể uống hoặc nấu cháo 20g tam thất trong vài tháng. Tình trạng đau thắt ngực chắc chắn sẽ được cải thiện.
- Giảm tốc độ phát triển của khối u và sự di căn của các tế bào ung thư. Một số trường hợp mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư máu đều có kết quả tích cực khi điều trị kết hợp với Tam thất Bắc.
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Ngoài những phương thuốc trên còn có rất nhiều cách chữa trị khác lấy tam thất Bắc là chủ đạo. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng tam thất đặc biệt tốt cho máu và các bệnh về máu. Nếu có vấn đề về đường máu, bạn hãy tìm đến tam thất như một dược liệu bổ dưỡng.

2. Tam thất nam
Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông, tên khoa học: Stahlianthus thorelii, tên tiếng Anh: zingiber ginseng, là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được Gagnep. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1907.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất gừng

Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng. Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.
Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Cây tam thất gừng

Tam thất,cây tam thất,tam thất bắc,tam thất nam,sâm tam thất,điền thất nhân sâm,kim bất hoán,Panax pseudoginseng,tam thất gừng,khương tam thất,ngải năm ông,thổ tam thất,bạch truật nam,Stahlianthus thorelii,zingiber ginseng,họ nhân sâm,Araliaceae,họ cuồng cuồng,họ gừng,Zingiberaceae

Củ tam thất gừng

Củ Tam thất gừng có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên.
Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.

Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe. Thường được trồng lấy củ làm thuốc. Mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu của củ Tam thất.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, hơi đắng, tính ấm; có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, thông kinh, hoạt huyết, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng chữa:
1. Ðòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương;
2. Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều;
3. Trùng độc cắn và rắn cắn. Cũng dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu, nôn đầy. Liều dùng 4-8g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài lấy củ tán bột rắc, đắp.
Đơn thuốc:
Chữa kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng, người gầy da xanh sạm, hoặc sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt. Tam thất gừng, Hồi đầu, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, dùng mỗi lần 2-3g, ngày uống 2-3 lần, với nước chín, vào khoảng giữa buổi, và trước khi đi ngủ. Uống 5-7 ngày liền (Lê Trần Ðức).
Ghi chú: ở Trung Quốc, người ta sử dụng một loài khác gọi là Tam thất khương - Stahlianthus involucratus (King ex Baker) Craib., mà rễ có vị cay, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng giảm đau, dùng trị thổ huyết, ói ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và đòn ngã tổn thương.



29/04/2016

KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHI CHƠI PHONG LAN - DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

Cảm ơn bạn Nguyễn Đức Toàn
Bạn yêu và bạn đã đam mê hoa lan? Chắc rồi, và bạn luôn muốn sở hữu những giò lan đẹp, đúng vậy chứ?
Bạn có tiền, có thể bỏ tiền ra mua ngay giò lan mình thích, nhưng rồi chơi hoa xong thì cây lan của bạn lại lụi dần. Bạn có ít tiền, chỉ biết ngắm và ước ao. Dù thế nào thì bạn sẽ đều sẽ có thể được sở hữu những giò lan đẹp, chỉ cần bạn biết cách ghép và chăm sóc lan, việc này không khó khi bạn chịu đọc hết bài viết này, hihi (vì đây là mình cũng học hỏi của các bậc cao thủ lan nhiều nơi).
1. Chọn lan để chơi
Mới chơi, theo mình chọn lan rừng là phù hợp nhất và cũng đẹp nhất, rừng có nhiều loại, có loại dễ thuần, có loại khó thuần, có loại gần như không thể thuần, có loại hợp khí hậu vùng này, có loại hợp khí hậu vùng khác, tuỳ sở thích, điều kiện khí hậu mà chơi. 
Lan rừng nhiều loại nhưng tựu chung lại có 4 nhóm chính: Thân thòng ( như Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, kèn, hạc vỹ...), giáng hương, đơn thân (quế, nhạn, tam bảo sắc, đai châu, cáo, sóc, hải yến...) địa lan và hài.
Trong nhóm này theo mình có 3 loai nên trồng nhất đó là Phi điệp (giả hạc), Đai Châu (nghinh xuân, ngọc điểm, tai trâu) và Quế vì 3 loại này hội đủ các yếu tố dễ trồng chăm sóc, hoa đẹp, thơm, màu hoa và hình dáng hoa đa dạng, giá vừa phải, riêng đai châu nở vào Tết cổ truyền nên càng quý. Chỉ cần bạn có một giò phi điệp quý, một trụ đai châu khủng, hay giò Quế lớn là bạn đủ để người khác phải nể rồi. Sau đây là cách trồng, chăm sóc từng loại. Không khó chỉ cần kiên nhẫn. 
2. Ghép, chăm sóc
2.1. PHI ĐIỆP TÍM
2.1.1. Vì sao chọn Phi Điệp (Giả hạc ) để trồng.
Vì sao tôi lại đặt nó lên hàng đầu, tất nhiên là có lý do của nó. 
Thứ nhất, nó dễ trồng, ai đã chơi rồi đều biết, Phi điệp cực kỳ dễ trồng, các cụ xưa đã đem ở rừng về cột vào thân cây trong vườn chả tưới tắm gì mà vẫn xanh tốt, ra hoa đều đặn. Tôi đã gặp ở nhiều nơi, chỉ cột vào thân nhãn, mít, thậm chí cau nắng chiếu gần như trực tiếp vẫn to đẹp. Nó phù hợp với mọi vùng miền, từ miền bắc , núi cao khí lạnh, đến miền nam mưa nhiều, miền trung khô nóng, vùng biển mặn mòi đến tây nguyên nắng gió, đều trồng và ra hoa được, có thể treo dưới gốc cây, ghép cây sống, treo giàn, ghép dớn, gỗ, chậu đều ok, có thể chịu nắng tới 100% ( trừ nơi nắng gắt). Có nơi tôi thấy người dân còn dùng thau nhôm thủng, lốp ô tô, giỏ xe đạp, máng lợn hỏng... Trồng cũng ok.
Thứ hai, hoa đẹp, hoa phi điệp là loại hoa đẹp với màu sắc quyến rũ, từ tím đến hồng nhạt, trắng, Phi điệp là loại đa dạng nhất về màu hoa. Hiện nay, loại 5 cánh trắng và trắng tuyền là loại đặc biệt được ưa chuộng và cũng đẹp, nhưng toi vẫn thích màu tím đậm hơn. Hình dạng hoa cũng có nhiều hình dáng khác nhau như cánh cong hay cụp, kích cỡ to hay nhỏ, môi hoa hình bầu hay nhọn... Mới chơi chúng ta sẽ tìm hiểu dần về mặt hoa.
Thứ ba, hương hoa phi điệp rất thơm, mùi thơm quyến rũ mà ai thưởng rồi sẽ không quên, gần như hương Trầm, cũng tương tự lan Trầm. Một giò phi điệp nở sẽ thơm cả khu vườn, đem vào nhà treo thì tuyệt.
Thứ tư, hoa phi điệp rất bền, của nhà mình có cây gần một tháng mới tàn.
Thứ năm, ít sâu bệnh, thối nhũn, đây là vấn đề lớn với ng mới chơi lan, các loại khác thường hay bị nấm, thối nhũn, nhưng phi điệp thì rất khoẻ rất ít khi sâu bệnh, nấm vì mùa đông rụng lá nên không lưu mầm sâu bệnh, chỉ khi mưa xong nắng to dễ bị thối nhũn mầm non thôi.
Thứ sáu, phi điệp đa dạng về vùng miền xuất xứ như Hoà bình, Thái nguyên, Phú thọ, Cao bằng, Lạng sơn, Cát bà, Thái nguyên, Ninh bình, Phong nha, Daklay, Chumoray, Hòn hèo, Di linh... Mỗi nơi có đặc sắc riêng về màu và kết cấu hoa. Do vậy, nó được giới chơi lan thích thú sưu tầm vùng miền.
Thứ bẩy, về giá cả, đây là vấn đề ai cũng quan tâm vì đa phần chúng ta đều chưa khá giả, và bao giờ cũng thích rẻ, hiện nay do nhưng ưu điểm của Pđ nên trong rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, mặt khác do nhu cầu cao, các nhà vườn đẩy giá nên giá pđ khá cao nếu mua giò đã thuần ( đã ghép ra rễ bám giá thể) trung bình khoảng 100k/ thân trưởng thành tuỳ loại (trừ giá 5 cánh trắng, trắng tuyền, di linh xuân...
Giá quá cao, chúng ta mới chơi sẽ kg nên mua loại này, khi có đủ kinh nghiệm và tiền bạc ta sẽ bàn về nó). Giá hàng kg có lúc khoảng 350-450 k/kg, nhưng hiện nay do có nguồn hàng từ tây nguyên, campuchia, lào về nên giá khoảng 250-300 k/ kg.
Thứ tám, rất dễ nhân giống, ai cũng có thể làm được, bà con ta đã làm từ nhiều đời nay rồi ( mình sẽ chia sẻ ở phần sau về kinh nghiệm nhân giống).
2.1.2. Chọn thời điểm ghép
Đây là vấn đề khá quan trọng...
Vì sao, trước hết bạn nên hiểu đặc tính của phong lan thân thòng thường ra mầm mới, ra hoa vào mùa xuân, mùa hè tiếp tục phát triển đến cuối thu thì bắt đầu xuống lá, thắt ngọn (ngọn thắt mập lại, lá vàng và rụng dần đến hết, vài trường hợp, giống có thể còn lá xanh), mùa đông thì nghỉ chờ và mùa xuân lại chu kỳ mới, cây sẽ ra hoa ở thân đã rụng lá (chỉ ra một năm, năm sau sẽ thành thân già). Như vậy, chúng ta nên ghép mùa đông là thuận lợi và phù hợp nhất, vì sao không phải mùa khác? Khi mùa đông cay đã nghỉ, lá đã rụng, và dinh dưỡng đã tích đủ chỉ chờ mùa xuân ấm áp là nảy mầm, mọc rễ và bung hoa, ghép mùa này cây sẽ không bị dập lá, đứt rễ, gãy ngọn ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, hơn nữa, mua giống sẽ rất dôi vì lá đã rụng, rễ khô, nên sẽ được nhiều hơn. Nếu bạn ghép mùa xuân, rất có thể sẽ vo tình làm hỏng mầm tơ rất mong manh, nó sẽ chột cây, mùa hè khi ghép cay đang sinh trưởng sẽ bị chột do bị bóc rễ ra, lá rất dễ bị dập, mùa thu là giai đoạn quan trọng tích dưỡng chất mà ghép cây sẽ không mập mạp đủ dưỡng chất cho mùa hoa năm tới.
2.1.3. Chọn giống
Mới chơi, bạn nên mua lan rừng đã trưởng thành, nếu thành giề ( cả khóm), đã được trồng trong vườn nhà càng tốt vì dễ trồng, dễ sống, cây khỏe. Cũng có thể mua ky (cây con mọc từ thân già) về trồng nhưng một là sẽ rủi ro vì bạn chưa có kinh nghiệm nên dễ chết, khó phát triển, và phải chờ vài mùa mới có hoa ngắm, dễ nản.
Còn mua lan trưởng thành sẽ được chơi hoa ngay năm đầu, sẽ cho bạn thêm hứng thú (giữ được hứng thú lâu dài cũng là vấn đề quan trọng đó nhé, không chỉ chơi lan, hihi). Hiện thị trường có nhiều nguồn cung cấp, có thể mua trực tiếp hoặc qua mạng, trên các hội lan cũng rao bán nhiều.
Về loại mua, mới chơi chúng ta không cần tìm hiểu nhiều về vùng, miền, sau khi chơi có kinh nghiệm chúng ta sẽ tìm hiểu sau, nó là cả một vấn đề lớn. Hiện người chơi lau năm thường sưu tầm vùng miền. Cá nhan tôi, không thấy vấn đề gì nhiều về vùng miền, quan trọng là thân dài, mập, hoa sai, dầy, càng tím sậm càng đẹp, mặt hoa rạng rỡ ( tất nhiên vùng miền có ảnh hưởng, nhưng giờ ai biết đc nó xuất xứ vùng nào, trừ khi bạn tận mắt thấy nó đang mọc ở đó, đây là quan điểm cá nhân).
2.1.4. Chọn giá thể 
Giá thể là chỗ cho lan bám vào phát triển, giá thể có thể cũng là nơi cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho cây lan, tóm lại như ngôi nhà của chúng ta vậy, phải an cư mới lạc nghiệp.
Giá thể trồng Phi điệp rất dễ, nếu nhà bạn có cây sống thì tuyệt vời rồi, ghép trực tiếp vào cây sống là phương pháp ông cha ta đã làm từ bao đời, cũng là cách hợp tự nhiên nhất như trong thiên nhiên lan Pđ sinh sống, cây sống sẽ cung cấp độ ẩm cho rễ của lan, vỏ cây mục sẽ cho lan dưỡng chất (nên nhớ lan không làm hại cây chủ vì lan không phải loại ký sinh, không ăn bám vậy Lan mới quý). Chúng ta sẽ không phải chăm sóc nhiều, tôi đã thấy bà con ta cứ bỏ mặc mà em nó vẫn xanh tốt và hoa sai đẹp. Cách này có hạn chế khi mưa nhiều, nắng to, gío bão có thể làm hỏng cây, vì không treo vào nơi an toàn được. (Năm ngoái bão mình cũng bị thiệt hại một ít).
Gỗ khô, đây là giá thể phổ biến nhất, dễ kiếm, rẻ tiền, dễ ghép, dễ tạo hình nghệ thuật. Bạn nên chọn gỗ chắc, khó mục thì giá thể sẽ bền, lưu ý vài loại gỗ đắng, độc không nên dùng như xoan, bạch đàn. Chúng ta hiện sử dụng phổ biến nhất là nhãn, vải, vú sữa... Một trào lưu đang thịnh hành là dùng gỗ lũa để ghép, như vậy giá trị giò lan sẽ tăng lên nhiều lần cả về thẩm mỹ và giá thành. Vậy tuỳ bạn chọn nhé.
Dớn, mới chơi, nhiều bạn chưa hiểu là gì vì trc mình cũng vậy, thực ra nó đơn giản là thân cây Dương Xỉ rừng, được cắt khúc phơi khô, có thể xẻ thành tấm, hoặc làm hình chậu, với đặc tính thoáng, thoát nước nhanh, bền, rẻ nên cũng đc ưa chuộng trồng nhiều loại lan, trong đó có Pđ.
Chậu đất nung, ưu điểm bền, nhưng theo mình thân thòng trồng loại này nhìn không đẹp (đây là quan điểm và thẩm mỹ của riêng mình). Có thể trồng ngang, dốc ngược chậu, hoặc khoét ngang để trồng, cũng lạ mắt.
Chậu gỗ, mới xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng chậu gỗ nhanh chóng được yêu thích (loại chậu đóng nghệ thuật hình trụ, bầu, nón cụt, sen... Chứ không phải dạng khay như dân tự đóng trước kia) mình cũng thích chơi loại chậu này.
Tận dụng vật hư hỏng của gia đình bạn cũng có thể làm một giá thể độc cho giò lan của bạn như can hỏng, xô chậu hỏng, bạn đục lỗ xung quanh, lốp ô tô, xe máy, bình muối dưa, có bạn còn dùng cả vạt giường... Miễn đừng lấy đồ dùng đang tốt ra làm là bị vợ xử đó, không có cơ hội chơi lan nữa đâu (sự ủng hộ của một nửa là nhân tố lớn tới đam mê và khả năng hiện thực của bạn đấy). Mệt rồi, nghĩ đã.
Tiếp nhé!
Bạn có thể sáng tạo giá thể nào tuỳ bạn, miễn đủ tiêu chí: có chỗ cho lan bám rễ, giữ ẩm tốt mà thoát nước nhanh (thế mới khó), bền, thẩm mỹ.
Về chất trong chậu, do chậu gỗ và đất nung hay chậu gì khác cần chất trồng để bám rễ, cung cấp nước và dinh dưỡng. Mình thấy mỗi người , mỗi nơi một cách, chả có công thức chung nào, người cho than hoa, người cho dớn, người cho vỏ cây, rêu rừng, bã chè, sơ dừa, hoặc tổng hợp, ... Nói chung không quan trọng lắm miễn là đủ tiêu chí như trên và có thể cung cấp hoặc dự trữ nước , dinh dưỡng cho lan là ổn.
Mình dã thấy có nhà người hoà bình trồng băngf thau nhôm thủng, cho gỗ mục cây trồng chui xuống qua lỗ thòng xuống mà dài cả 2 mét, hỏi họ bảo chả chăm sóc gì, chỉ thỉnh thoảng tưới nước gạo ( vấn đề phân bón ta sẽ bàn sau).
Vậy là cơ bản OK rồi, bây giờ vào việc chính là ghép lan.
2.1.5. Ghép lan
Trước khi ghép ta phải có dụng cụ , các bạn nên mua một súng bắn ghim giá từ 80-110k làm sẽ nhàn và đẹp nếu không có vẫn OK , ngày đầu mình chả có cũng làm đc, dây buộc có thể dùng day ni lông , dây vải, chun, ( mình thích dùng day ống nước mềm cắt dọc to khoảng ngón út là vừa bền, có độ co giãn vừa phải, tận dụng ống nước hỏng), dây thép treo giá thể, vậy là OK .
Khi mua bạn nên chọn thân mập, đã thắt ngọn, nhiều thân tơ (thân hoa), chú ý thân già trước xem mùa hoa trc nở từ đâu ta có thể đánh giá được độ sai hoa của cây, kinh nghiệm thân càng sẫm thì hoa càng tím, lá vàng úa, rụng bạn cũng đừng lo mà càng vui vì nhẹ cân, dôi ra có lợi, trc sau lá này vào mùa nghỉ nó cũng rụng thôi.
Lan mua về mùa này ( chú ý mùa rụng lá và rễ đã khô nhé, còn mùa xuân, hè sẽ khác) bạn sẽ ít phải xử lý nhiều. Bạn cắt rễ gọn gàng, còn lại khoảng 2-3 cm, cứ mạnh tay vào đừng sợ, vì rễ này nếu để sẽ chết thoi, khó ra rễ mới mà lại đọng nước dễ gây ra thối rễ. Cắt tỉa thân đã già héo khô.
Chú Ý, chỉ than héo khô thôi nhé, còn thân vẫn tươi bạn phải để lại vì nó chính là nơi dự trữ dinh dưỡng cho cây non sau này đấy nhé, có bạn không biết thấy lằng ngoằng cắt đi cho đẹp, thế là mầm non không đc cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ èo uột, không to, dài đc , ( lan Pđ và thân thòng nói chung đều có đặc điểm này.
Sau khi cắt tỉa gọn bạn bắt tay vào ghép. Mình đi từ dễ đến khó, có chi tiết nào chưa rõ cứ bình luận để mình sửa ngay bài viết.
+ Ghép cây tươi .
Dễ nhất rồi, bạn nên chọn các loại cay sau để ghép, theo kinh nghiệm sẽ tốt: Nhãn, Vú sữa, Vải (cây phải cao, thoáng, chứ loại vải đồi thấp, tán lá dầy thì cay ít ánh sáng sẽ èo uột), mít, cau, lộc vừng, sưa, ...
Đây là phổ biến còn tuy bạn, có thể thử nghiệm cay khác như doi, ổi, sung... Nói chung là có gì ghép nấy trừ xoan, bạch đàn, cay gỗ dầu ( mình chưa thấy ở thông, tùng, bạn nào ghép rồi cho ý kiến.)
Bạn lựa chọn sao cho ngọn cây quay xuống đất, áp rễ (có khi là cả búi rễ) vào thân cây, thân tơ hướng ra ngoài ( khi hoa nở sẽ khoe hoa, thân non mọc ra bên ngoài thuận hướng. Dùng dây cố định chặt vào than cay sống, lưu ý chỉ buộc phần gốc, chú ý tránh mắt ngủ để cay dễ ra mầm mới năm sau. Nên nhờ người giữ, người buộc. Nên buộc vào vị trí cách mặt đất từ 2 mét trở lên, để cay còn thòng xuống, vừa đủ ẩm và đủ thoáng, buộc vào cành to.
+ ghép gỗ, đây là kiểu ghép phổ biến nhất. Có 3 hình thức là gỗ tròn, gỗ tấm (thớt), và đẳng cấp nhất là lũa.
Ta bắt đầu với gỗ tròn, về chất liệu đã nói ở trên, còn kích thước thì tuỳ vật liệu sẵn có, thường thì to bằng khoảng cặp giò của Hoa hậu Kỳ Duyên là đẹp, dài cũng vậy nhé ( không tưởng tượng thêm), nếu bé quá sẽ khó ghép, nhanh kín rễ, giữ ẩm kg tốt. To nặng khó treo. Nên phơi cho gỗ khô mới ghép, phơi nắng cũng làm cho gỗ tiệt trùng, bớt nấm bệnh. Nhà vườn trồng nhiều họ phải xử lý thuốc , ta ít kg cần, bạn nào có nc vôi trong ngâm 1 ngày rồi ngâm sang nc sạch 1 ngày vớt lên là ok, đây là kinh nghiệm riêng tôi.
Gỗ tròn có 2 kiểu ghép
Ghép đứng lan xoè hình nơm như cái váy của mấy cô múa ba lê, hay ghép ngang kiểu rèm che của đều hay.
Cũng như cây sống, bạn úp rễ vào gỗ, cho xuoi than, dùng dây cột chặt, mình thích dùng súng bắn ghim để găm dây buộc sẽ dẹp và chặt chẽ, không nên đóng đinh, buộc dây thép dễ làm tổn thương cây, sau han gỉ. Tuỳ số luọng lan bạn có mà bố trí cho đẹp là được.
Gỗ tấm, hiện bán sẵn trên thị trường, bạn có thể tự làm, cắt lát khúc gỗ to dày 3-5 cm là vừa, nếu gỗ nhỏ cưa chéo vát sẽ dc bản rộng hơn và hình thức đẹp, khoan lỗ thủng cho lan dễ bám rễ, thoáng gốc, khoảng cách 5-7 cm một lỗ, bố trí lỗ sao cho đẹp. Lỗ này cũng dễ buộc dây cho các b kg có súng ghim. 
Bạn dùng dây thép to làm dây treo, nên chọn dây không gỉ, cứng hơi khó buộc nhưng việc treo sau này sẽ tiện, (phần gỗ tròn cũng tương tự nhé ), bền.
Bạn chỉ nên ghép vào 1 mặt gỗ, vì như vậy dễ điều chỉnh hướng đón ánh sáng cho cây.
Dùng dây luồn qua các lỗ cột chặt gốc lan vào thớt, tuỳ hình dạng của giề lan, gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ, chỗ nào trống có thể lót sơ dừa, than, rêu vào cho chắc và cũng là để giữ ẩm. Bạn có thể dùng cả thớt gỗ hỏng nhà bạn để ghép trông cũng hay.
Ghép lũa, đây là vấn đề sáng tạo của mỗi bạn, tuỳ thế lũa mà ghép cho thẩm mỹ.
Nói về ghép lũa thì thật đa dạng, mình đã thấy có nhiều giò cực ấn tượng có giò hoa không nhiều nhưng kết hợp cùng lũa thành tác phẩm tuyệt vời ( các bạn tham khảo trên các hội và tự sáng tạo theo cách riêng của mình nhé).
Ghép dớn, cách phổ thông nhà vuòn hay làm
Bạn mua dớn ở cửa hàng vật tư cho lan, có 2 loại là dớn bảng và dớn chậu, giá tuỳ loại từ 10-50k là ok. Dớn bảng thì bạn ghép như thớt gỗ, nên dùng dây đồng, hoặc thép mềm xuyên qua dớn để cột lan vào bảng là ok.
Với chậu dớn cách trồng phổ thông là ngửa chậu lên cho khóm lan thẳng đứng hoặc xoè ngang. Có thể úp ngược và cho quay xuống, ghép vào xung quanh bên ngoài. Có bạn dùng rêu, sơ dừa phủ quanh rễ lan cho giữ ẩm, cái này tuỳ bạn, tôi thấy không cần thiết vì khi trồng lan là ta phải tứoi ẩm thương xuyên rồi.
Hiện có loại giá thể đặc biewtj là cây tổ quạ, bạn có thể ghép xung quanh rễ cây như với dớn,
Chậu gỗ, đất , nhựa bạn cũng có thể trồng 3 tư thế, thẳng, ngang và thòng. Bạn phải cố định lan vào chậu trước khi cho giá ther vào. Lấy cục gỗ lọt trong chậu, cố định lan xung quanh cục này bằng dây như ghép gỗ tròn tôi đã trình bày, cho vào chậu buộc cục gỗ chặt vào đáy chậu qua các lỗ của chậu, cho giá thể vào (chú ý gốc lan cần hở nhé đừng lấp kín rễ và gốc bị bí gốc, thối rễ. Nếu để thẳng thì bạn dùng dây nhỏ buộc thân lan vào các dây của móc treo. Nếu để ngang , up, bạn cần có vỉ hay thanh nép mặt chậu để giá thể không bị rơi nhé. Có ngừoi dùng thanh gỗ cài vào, có ngừoi cắt miếng rổ tre nẹp, bạn làm thế nào cũng được, sau ra rễ thì nó sẽ bám hết khg sợ rơi.
Các loại khác thì cũng tương tự nhé. Muôn vàn kiểu, từ gốc tre, ống bương, vỏ ti vi, bình ắc quy, gáo dừa, xô chậu, hòm đạn, bình hoa, ... Có bác chơi cả xong nhôm thủng mới kinh chứ.
Vậy là ok phần ghép rồi nhé. 
Bây giờ treo vào đâu, giàn thế nào, nắng gió ẩm ra sao.
2.1.6. Nơi treo lan
Các bạn nhà có vuòn rộng, sân rộng thì đó là tuyệt vời rồi, bạn thats hạnh phúc đó kể cả là bạn vẫn còn ghèo vi nhiều bạn ở thành phố nhà tiền tỷ mà mơ uóc một không gian vài mét vuông làm giàn treo lan cũng không có đâu. 
Nhà bạn có cây xanh treo vào tán cây là tốt nhats vì bạn ít cây nên tiện chăm sóc, không có cáy xanh bạn có thể tận dụng mái hiên, ô văng cửa treo lan cũng dc, với mái tôn thì hơi kho nhưng cũng vẫn có khả năng. Bạn muốn trồng nhiều nên làm giàn cho đẹp, chăm sóc đại trà, (cách làm giàn bạn tham khảo thêm ) nhưng nguyên tắc nơi treo lan là :
1. Tránh nắng trực tiếp, nếu giàn phải có lưới che.
2 phải đủ nắng cây mới khoẻ mạnh, sai hoa,
3. Phải ẩm sinh truỏng dc
4 phải thoáng mới không sâu bệnh và lưu thông không khí để cung cấp dinh dưỡng cho cây (gọi là phong lan mà).
Giàn nên làm mái cuốn hoặc bán mái để nước dóc nước nhanh, tránh xối trực tiếp vào giò lan. Lan trồng bảng, hay kiểu rèm treo nên để theo hướng cố định thì thân lan sẽ đều đẹp, không bị uốn éo, mất mỹ quan. Lan giò xoè xung quanh thì thường xuyên đổi hướng để giò phát triển đều. Với các bạn nhà ở phố có thể tận dụng sân thượng và ban công đe treo lan, làm giàn trên sân thượng các bạn nên chú ý che bớt nắng và gió , cần tăng độ ẩm bằng cách trồng các chậu sen, súng, hoặc cây cảnh bên dưới, hoặc kết hợp trồng địa lan hoặc lan hài. Một kiểu trồng sân thượng mình thấy phi điệp phát triển tốt đó là làm giàn lưới che trên, rủ xung quanh 70, xung quanh bên dưới trồng trúc trong các thùng xốp cao khoảng hơn 1 m, dưới nền lót ni lông (để chống thấm) và trải cát tạo độ ẩm cho lan bên trên.
Vấn đề treo lan ban công thì phi điệp cũng dễ xử lý. Có người nói lan pđ không ưa nắng hướng tây nhưng thực tế nhà ông cậu mình đã trồng treo ban công huóng tây lại rất tốt và khoẻ, giàn nhà mình có mấy giò bên cạnh giàn nắng huóng tây chiếu xiên lại thấy dài và mập hơn bên trong ( tuy nhiên chỉ chiếu xiẻn vào thân lan từ 5 giờ trở đi và kg chiếu vào gốc lan) .
Như vậy, theo mình nhà bạn ban công hướng tây vãn treo lan PĐ được, vấn đề là khg cho lan chiếu trực tiếp trc 4 giờ chiều, như vậy bạn chỉ cần treo cao gần giáp trần là ok, bạn hình dung đc chứ. Tốt nhất là bạn nên có tấm lưới che là ngon nhất, nếu nắng gắt quá ta kéo xuống che vừa tốt cho lan vừa bảo vệ bộ cửa gỗ tiền triệu của bạn. Vậy cơ bản xong phần nhà cho lan rồi, sở dĩ tôi phải nói kỹ vì sau với các loại lan khác sẽ kg cần nói lại nữa.
2.1.7. Chăm sóc
Đây mới là nội dung quan trọng chúng ta cần nhất, nhưng sẽ là đơn giản nếu chúng ta đã nắm chắc phần trên và đọc tiếp phần này, có lẽ cứ theo tiến trình sinh trưởng của lan nhé.
Như vậy, sau khi chúng ta đã ghép xong (như phần trên đã nói ghép vào mùa đông), đặc tính của phi điệp là ngủ đông khá dài (từ 2 tháng trở lên) lên thời gian này ta chỉ cần chăm sóc đơn giản là treo chỗ mát, tứoi phun sương tuần 1-2 lần cho thân khỏi teo tóp sẽ ảnh hưởng số lượng và chất lượng hoa sau này. ( các bạn chưa có giàn phun sương thì có thể dùng bình xịt loại nhỏ, giá khoảng 100k là ok), tuỳ thời tiết mà tưới cho phù hợp. Khi trời quá hanh thì có thể cách ngày tứoi một ngày (đối với miền Bắc).
Hết sức lưu ý không nên tưới quá nhiều và đậm cây sẽ ra ít hoa mà sẽ mọc ky ở thân ( tuy nhiên có bạn lại thích có ky để nhân giống). Cũng cần kiểm tra thân hoa, đừng để teo tóp nhé.
Có lẽ đây là giai đoạn chờ đợi lâu nhất và sốt ruột nhất với người mới chơi vì lan hầu như không thay đổi gì, rễ không mọc, lá trụi lủi. Đây là lúc thử thách sự kiên trì và đam mê của bạn nhất. Bạn chỉ có thể cảm nhận dc sự thay đổi rất chậm, rất chậm của thân hoa, bạn sẽ thấy lớp áo (màng) của thân hoa co lại, mắt hoa sẽ sưng lên, chậm lắm nhé, nhưng đó là sự thay đổi kỳ diệu để mùa xuân về sẽ bật lên sức sống mãnh liệt.
Có bạn hỏi mùa này có bón phân gì không. Câu trả lời là không kể cả giò ghép mới cũng như đã thuần vì lúc này cây vào giai đoạn ngủ, như chúng ta ngủ ăn sao dc nhỉ.
Vậy là các bạn đã yên tâm rồi nhé, đừng thấy giò lan của mình xơ xác mà buồn chán. Đúng là có lúc nhìn cũng nản nản thật, vào các mùa khác thì thi thoảng thấy cái rễ nhú ra, cái chồi mới mọc, cái hoa to dần vui sướng bao nhiêu. Thôi cứ chờ nhé, chờ đợi rồi phát hiện ra sự thay đổi mới vui thích bao nhiêu (ng mới chơi chưa nắm dc quy luật của lan nên mong từng ngày lan ra hoa).
Điều mình cần lưu ý các bạn phía bắc là cần tránh treo chỗ gió may quá mạnh sẽ làm cây nhanh mất nước, thân hoa sẽ bị teo tóp. Còn vấn đề nữa, nếu mua thân còn chưa thật đứng ngọn cây sẽ gặp tình trạng này. Đối với giò đã thuần thì có thể gặp trường hợp cây không chịu chút lá , hoặc trút lá không đều, ta nên can thiệp bằng cách cắt lá để cho hoa ra sai và đều, vậy mới đẹp (cắt lá có thể cắt 2/3 lá cho phần còn lại tự rụng, hoạc bẻ gập 2/3 lá cũng dc, cách này nó sẽ tăng cường dc phần dinh dưỡng vào thân hơn là cắt chụi luôn).
Các bạn có thể nghiên cứu thêm các tài liệu về cắt nuóc cho phi điệp, phần này mình sẽ nói sau ở giai đoạn cắt nước cho cây vào trạng thái ngủ.
Đến đaay các bạn cứ yên tâm ăn tết ngon lành nhé, ra xuân lan mọc chồi ta tìm hiểu tiếp.
Để có thêm kiến thức, tài liệu trao đổi cùng các bạn, thời gian vừa qua mình đã đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm thực tế với một số vườn lan và tìm đọc nhiều tài liệu về lan, vào cả thư viện quốc gia để tìm, nhưng thực sự là sách viết về chăm sóc lan nói chung và lan rừng Việt Nam nói riêng là rất ít, đa phần là tài liệu dịch của nước ngoài về nên không phù hợp với Việt Nam. Mặt khác, mình chưa có điều kiện để thăm và trao đổi với các vườn phía Nam nên thực sự là với điều kiện thời tiết các tỉnh phía nam thì các bạn nên xem đây chỉ là tài liệu tham khảo và chỉ áp dụng những vấn đề mang tính nguyên tắc còn chi tiết tỷ mỷ mình sẽ không giúp các bạn nhiều được.
Mùa xuân đem đến cho chúng ta những niềm vui và cũng là mùa lan Hoàng thảo rừng đua nhau khoe sắc, những ngày này các vườn lan, chợ lan ngập trong sắc hoa từ U lồi, Hạc vỹ, Long tu, Đùi gà, Vôi, Kèn, vảy rồng, kiều, hoàng lạp... Thật sự chúng ta phải thấy tự hào và hạnh phúc vì nước ta được thiên nhiên ban cho những loài lan đẹp và quý (và cũng rất lo rằng một ngày nào đó rừng không còn nữa thì chúng ta không giữ được moi trường tự nhiên để bảo tồn những loài lan quý nữa nên chúng ta trồng lan trong vườn là góp phần bảo tồn lan rừng Việt Nam chứ không phải là làm cạn kiệt lan như một số người nghĩ đâu nhé, hihi, vậy chúng ta sẽ thêm vui các bạn nhỉ vì việc làm của mình không chỉ cho bản than mình mà có ý nghĩa cho xã hội).
Hơi lan man một tý nhưng là để tạo hứng khởi cho chúng ta tiếp tục, những ngày qua miền Bắc mưa xuân nhiều, trời nồm ẩm ướt rất khó chịu với chúng ta nhưng lại là điều kiện rất thuận lợi để cho lan PĐ nói riêng và các loại hoàng thảo rụng lá nói chung nảy mầm mới. Đến giờ thì hầu hết các giò lan đã thuần hay mới ghép đều đã nảy chồi ở gốc, một số loại có nguồn gốc từ tây nguyên hoặc Lào, cpc có thể chưa nảy mầm thì các bạn cũng yên tâm chờ đợi, tươi đủ ẩm là chồi non sẽ mọc thôi.
Với các giò chưa ra chồi thì các bạn nên tham khảo sử dụng kích chồi có thể dùng Atonic để đánh thức trạng thái ngủ của lan, hoặc dùng B1 (loại cho phong lan) pha tỷ lệ loãng để tưới. Cũng chưa có một công thức chung nào cả, mỗi vườn có một bí quyết riêng, các bạn nên nhớ dùng kích thích hay phân bón là con dao 2 lưỡi, quá liều lượng sẽ gây sốc, thậm chí làm cây chết.
Vì vậy, các bạn luôn pha với liều lượng loãng hơn so với hướng dẫn và chỉ nên thử với một giò nếu thành công thì năm sau sẽ áp dụng đại trà còn không thì cũng còn có giò khác mà chơi. Và chúng ta mới chơi nên cứ thuận lẽ tự nhiên là an toàn nhất,chỉ cần tưới đủ ẩm hàng ngày. riêng bản thân tôi thì chỉ dùng B1 pha loãng phun tuần một lần là OK, hàng ngày tưới đủ ẩm.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về từng vấn đề về chăm sóc Pđ, có mấy vấn đề lớn cần thực hiện khi chăm sóc đó là ÁNH SÁNG, TƯỚI NƯỚC, BÓN PHÂN, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH, CẮT NƯỚC. Mình sẽ viết lồng ghép theo từng giai đoạn sinh trưởng của lan.
- ÁNH SÁNG
Như đã nói , lan Pđ khá ưa ánh sáng nên bạn để cay nơi có đủ ánh sáng cay mới khỏe, mầm to dài, mới hình thành hoa được ( đủ nắng cây sẽ ra hoa, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy). Vì vậy bạn hãy để ý cây của bạn nếu lá xanh thẫm, thân nhỏ vươn dài, mọc loằng ngoằng là thiếu sáng rồi đấy bạn phải nhanh chóng đưa ra chỗ nhiều nắng hơn.
Với lan ghép cây sống bạn phải chặt tỉa bớt cành lá xum xê để nắng chiếu vào giò lan nhiều hơn, 
Ngược lại, nếu lá màu cỏ úa, đầu lá khô héo, vàng, thân tóp là nắng quá, nhất là vào mùa hè nắng gắt bạn nén đưa ngay vào chỗ dâm mát hơn, nếu ghép thân cau, hay nơi không xe dịch được thì bạn cần che được phần gốc.
Với các bạn có giàn có mái che bắng lưới chống nắng thì quá OK rồi, Pđ khá hợp moi trường nắng trong giàn dùng lưới che này. Tuy nhiên cần có thời gian sáng hoặc chiều cho nắng chiếu xiên trực tiếp thì cay sẽ khỏe đẹp, mập hơn.
Đặc biệt lưu ý tránh ánh nắng gắt khi bạn vừa tưới hay vừa mưa xong nắng bừng nên, cây rất dễ bị thối nhũn mầm, cái này miền Bắc hay bị vào tháng 7-8 âm lịch, trong nam cũng hay có kiểu khí hậu này nên các bạn cần chú ý phòng tránh nhé.
TƯỚI NƯỚC
đây có lẽ là công việc cần làm nhất và thường xuyên nhất của một người chơi lan, tưới cây vừa là cong việc cần nhưng cũng là thời gian thư giãn hàng ngày của chúng ta, thật thư thái khi vừa tưới lan vừa ngắm nghía cái lá , cái rễ cái mầm, cái nụ phát triển hàng ngày. 
Nước là một thành phần cơ bản của lan, là điều kiện tiên quyết để lan sinh sống, trong moi trường tự nhiên, lan hấp thụ nước chủ yếu qua bộ rễ cay và qua lá, rễ và lá lan hút hơi ẩm trong không khí là chủ yếu, hút nước ẩm ở những vỏ cây ẩm mục mà lan bám và nước mưa tự nhiên. Khi chúng ta đem về trồng ở nhà thì dù để ở ngoài trời hay dưới tán cay, có mưa tự nhiên thì gần như vẫn không đủ ẩm để cung cấp nước cho lan (ngoại trừ lan ghép cay sống) do vậy ta phải tưới nước cho lan, nhưng tưới nước gì và tưới thế nào, tưới bao nhiêu là đủ.?
Nói chung là Pđ không quá khó tính về việc tưới như toi đã nói ở phần đầu, nhưng rõ ràng là có chăm sóc tốt thì cay vẫn đẹp hơn, đó là điều đường nhiên. Bạn nén dùng nước sạch để tưới cho lan nói chung.
Nếu bạn có nước giếng khơi , hoặc sông, suối là ổn nhất, hợp tự nhiên nước không bị hoá chất, trong nước có thêm các yếu tố dinh dưỡng và khoáng chất cho lan, nước ao cũng được nhưng không nên dùng nước ao tù sẽ dễ gây nấm bệnh. Nước máy thì bạn nên xả vào một thùng to để vài ngày cho bay hơi hết flo rồi hãng dùng tưới , nếu không hoá chất làm sạch nước sẽ hại cho lan. Đối với giếng khoan cũng vậy, cần được lọc kỹ, sợ nhất là nước giếng khoan nhiều sắt vàng khè mà tưới lan thì dễ ra đi lắm. Có bạn tận dụng được nguồn nước chảy từ điều hoà ra dùng tưới lan cũng tốt, vì nó chính là hơi ẩm trong tự nhiên.
Vấn đền có nên dùng nước vo gạo tưới lan hay không cũng là chủ đề tranh luận nhiều trên các diễn đàn lan. Nước vo gạo có nhiều tác dụng như chúng ta đã biết, trong nước vo gạo có thành phần của vỏ hạt gạo phai ra, chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho các loai cây trồng nói chung, lan cũng vậy, tuy nhiên đi kèm với đó lại là vấn đề vi khuẩn, nấm bệnh phát sinh vì vậy cũng có thể lại làm hại lan. Do đó bạn có thể dùng thử và tự đúc rút kinh nghiệm cho mình. Nếu không thì cứ nước sạch cho an toàn.
Câu hỏi tưới nước thế nào luôn đc người mới chơi đặt ra, không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này mà chỉ có những nguyên tắc bạn cần nắm. Như các cụ đã đúc rút đó là lan chết đa phần là do tưới nước quá nhiều chứ không phải do khô hạn, nên cũng không cần quá chăm tưới nước. Tuy nhiên, pđ là loại lá to, nhiều lá nên bị bay hơi nc nhanh, nên phải cung 
(Do dài quá mình tạm dừng, rảnh rỗi viết tiếp) mong các bác chơi lan có nhiều kinh nghiệm cùng đóng góp để thêm đam mê cho một thú vui tao nhã và văn minh).