Đây là bài viết hay, thông tin phong phú, giúp người đọc hiểu được nhiều hơn các vấn đề về chủ quyền của Việt Nam với 7 nước láng giềng. Rất trân trọng giới thiệu.
Để hiểu rõ hơn vấn đề, tôi xin trích đăng một số bản đồ thời kỳ trước 1975:
Để hiểu rõ hơn vấn đề, tôi xin trích đăng một số bản đồ thời kỳ trước 1975:
Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1891.
Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879 bao gồm cả thị trấn Đông Hưng và mũi Bạch Long, đến năm 1887 bị Pháp cắt cho nhà Thanh
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1905. Bản đồ này bao gồm cả lãnh thổ của Xiêm (màu tím) thuộc "vùng ảnh hưởng" của Pháp.
Địa hình và phân vùng hành chính trong Liên bang Đông Dương thời kỳ ổn định.
Bản đồ Liên bang Đông Dương 1930
Nước Đại Nam của nhà Nguyễn vào thời điểm kết thúc độc lập năm 1883-1884, lãnh thổ chính bị chia thành 3 xứ Nam Kỳ thuộc địa (Cochinchina), Trung Kỳ (Annam), Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc Pháp. Lãnh thổ cực đại của nhà Nguyễn thời độc lập tương đương với 3 xứ này và những vùng hay vương quốc mà nhà Nguyễn từng sáp nhập ở xung quanh: Trấn Ninh, Tây Nguyên (Pays de Mois), và Trấn Tây (Cambodge1834-1840).
Bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Francaise) cuối thế kỷ 19.
Hoàng Sa (Paracels) trong Đông Dương thuộc Pháp (French Indo-China) vào năm 1914.
Bản đồ Hành chính của VNCH năm 1972
Trong bối cảnh địa lý và
chính trị của nước ta sau năm 1975, trước sự phát triển của luật pháp quốc tế
về biển, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn
đề biên giới – lãnh thổ với các nước láng giềng.
Trích báo cáo của tác giả
Lê Minh Nghĩa (Cố Trưởng ban Ban Biên
giới của Chính phủ) tại Hội Thảo mùa Hè về “Phát triển khu vực châu Á Thái
Bình Dương và tranh chấp Biển Đông” tổ chức tại New York City vào ngày 15 và 16
tháng 7, 1998.
1. Giữa Việt Nam, Lào,
Campuchia cần có một đường biên giới có giá trị pháp lý quốc tế do các nhà nước
có thẩm quyền ký kết, tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng một đường biên giới
hữu nghị lâu dài giữa ba dân tộc.
2. Việt Nam cần xác định
ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Indonesia, Thái Lan,
Malaysia; vì theo các quy định mới của luật biển quốc tế thì vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước đó chồng lên nhau.
3. Việt Nam cần giải quyết
vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển với Philippines, Malaysia vì hai nước này
có yêu sách về chủ quyền đối với một phần hoặc đại bộ phận quần đảo Trường Sa.
4. Với Trung Quốc, Việt Nam
phải giải quyết các vấn đề sau:
– Đường biên giới trên
đất liền;
– Đường biên giới trong
Vịnh Bắc bộ;
– Các vấn đề chủ quyền
lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông: từ năm 1909 Trung Quốc bắt đầu có
tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 bắt đầu có hành động tranh
chấp quần đảo Trường Sa (sẽ trình bày cụ thể ở dưới).
– Vấn đề ranh giới vùng
thông báo bay (FIR) ngoài khơi Trung bộ – Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề nghị
lập FIR Sanya lấn vào phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh mà Hàng không dân dụng quốc
tế giao cho Hong Kong tạm thời quản lý năm 1975 chủ yếu là họ muốn quản lý toàn
bộ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa và lấn vào phần phía Đông FIR Hà Nội trên
Vịnh Bắc Bộ.
Với chủ trương nhất quán
là giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng bằng
thương lượng hoà bình, Việt Nam đã và đang giải quyết các vấn đề được đặt ra
như sau:
1. Với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Các Trấn của Việt Nam nay thuộc lãnh thổ Lào
Tháng 2/1976, lãnh đạo
hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên giới trên bản đồ của Sở Địa
dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước tuyên bố
độc lập).
Như vậy là lãnh đạo Việt
Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước theo nguyên
tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có), một nguyên tắc đã được áp
dụng ở Châu Mỹ la tinh trong thời kỳ phi thực dân hoá và đã được Tổ chức thống
nhất Châu Phi chấp nhận với nội dung “tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào
lúc mà các nước Châu Phi giành được độc lập”.
Dựa trên nguyên tắc Uti
possidétis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt – Lào về hoạch định
biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân
giới cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và
đến 24/8/1984 thì kết thúc.
Ngày 24/1/1986 hai nước
ký Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm điều chỉnh đường biên giới đã hoạch
định năm 1977, ký nghị định thư ghi nhận kết quả phân gìới cắm mốc. Ngày
1/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy chế biên giới. Thi hành Hiệp định này, hàng
năm có cuộc họp giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước với sự có mặt của đại
diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm điểm
việc thi hành Hiệp định quy chế biên giới.
2. Với Campuchia
Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch sọc là phần đất lập trấn Tây Thành.
Trước năm 1964, quan điểm
cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam
trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.
Từ năm 1964 – 1967, Chính
phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề
nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là
đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng
trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển,
phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm
1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo
Hải Tặc.
Trong năm 1967, Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã chính thức
công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên
giôi hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các
đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên
bộ).
Ngày 27/12/1985 Việt Nam
và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia
trên cơ sở thoả thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân
giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 được
207 km/1137 km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng
việc phân giới cắm mốc.
Trên biển, ngày 7/7/1982
hai Chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và
thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên
giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất
là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.
Với Chính phủ Campuchia
thành lập sau khi ký Hiệp ước hoà bình về Campuchia năm 1993, năm 1994, 1995
Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp
chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo
luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên
giới nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai
nước. Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng
về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.
Thực hiện thoả thuận giữa
Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu
tháng 6/1998, nhóm chuyên viên liên hơp về biên giới Việt Nam – CPC đã họp tại
Phnom Pênh từ ngày 16 – 20/6/1998. Trong cuộc họp này hai bên đã trao đổl về
việc tiếp tục thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa hai nước đã
ký trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận
một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên
giớl trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành
đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
Hai bên đã thống nhất
kìến nghị lên Chính phủ hai nước tiến hành thành lập Uỷ ban liên hơp với những
nhiệm vụ:
– Soạn thảo Hiệp ước về
hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới
quốc gia trình lên chính phủ hai nước.
– Chỉ đạo việc phân giới
trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
– Giải quyết mọi vấn đề
liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.
Qua trao đổi về đường
biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền
Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước.
Ta đã nói rõ là ta không
chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì:
1. Đường Brévié không
phải là một văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam
Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết
vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết
vấn đề quy thuộc lãnh thổ;
2. Cả hai bên không có
bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể
hiện đường Brévté khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam
Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó
được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học
giả Hoa Kỳ.
3. Nếu chuyển đường
Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực
tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật
pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân
định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa.
Phía Việt Nam đã đề nghị
hai bên thoả thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiển quốc tế,
tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp
công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa của hai nước.
3. Với Indonesia
Việt Nam và Indonesia
cách nhau 250 hải lý vùng biển tính từ Côn Đảo và Natuna Bắc là hai đảo xa nhất
của hai nước đối diện nhau do đó trước kia không có vấn đề biên giới giữa hai
nước (nếu tính từ bờ biển Việt Nam và bờ biển Bornéo thì cách nhau trên 400 hải
lý). Đến nay do sự phát tnển của luật pháp quốc tế về biển, hai bên phải phân
định ranh giới vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Năm 1972, Indonesia và
chính quyền Sài Gòn đàm phán 1 vòng, quan điểm của Indonesia là phân định theo
trung tuyến giữa các đảo xa nhất của hai bên, quan điểm của Sài gòn là trung
tuyến Giữa bờ biển Việt Nam và Bornéo, hai quan điểm tạo nên vùng chồng lấn
rộng khoảng 37.000 km2. (Đảo Natuna Bắc là đảo xa nhất của Indonesia đối diện
với miền Nam Việt Nam cách Bornéo 320 km; Côn Đảo, đảo đối diện với Natuna bắc
chỉ cách đất liền 90 km).
Từ năm 1978 CHXHCN Việt
Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán. Indonesia giữ quan điểm cũ, quan điểm của ta
dựa vào định nghĩa thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lục địa, do đó ranh
giới nên theo đường rãnh ngầm ngăn cách sự kéo dài tự nhiên của hai thềm lục
địa, hai quan điểm tạo ra vùng tranh chấp lúc đầu rộng khoảng 92.000 km2.
Qua 10 vòng đàm phán hai
bên đã dần dần thu hẹp được vùng tranh chấp xuống còn khoảng 4.500 km2 nhưng
đầu năm 1993 Indonesia đề nghị huỷ bỏ toàn bộ kết quả đàm phán từ 1978 dến 1992
và đàm phán lại từ đầu.
Cho đến nay, qua 5 vòng
trao đổi không chính thức, hai bên chưa đi đến thoả thuận nối lại đàm phán.
4. Với Malaysia
Giữa Việt Nam và Malaysia
có một vùng chống lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này
hình thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm
1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự
khác nhau đó là do Sài Gòn có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất liền 6,5 hải lý
còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.
Tháng 5/1992 Việt Nam và
Malaysia đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, giao
cho các công ty dầu lửa của hai bên ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp
tác thăm dò, khai thác rồi phân chia sản phẩm; việc phân định vùng chồng lấn sẽ
giải quyết sau. Việc hơp tác giữa hai ngành aầu khí đang tiến triển bình thường.
Ngoài ra vùng khai thác
chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800 km2 liên quan đến Việt
Nam. Ba nước đã thoả thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này và cuộc họp đầu
tiên đã diễn ra tháng 2/1998 vòng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998 để bàn về
khả năng khai thác chung vùng chồng lấn.
Giữa Việt Nam và Malaysia
còn có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa do Malaysia
có yêu sách đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa và trên thực tế trong 2
năm 1993-1994 Malaysia đã cho quân chiếm ba bãi đá ngầm ở Nam quần đảo Trường
Sa: Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa.
Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ Malaysia nhiều lần khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai
nước bằng thương lượng hoà bình.
5. Với Thái Lan
Giữa Việt Nam và Thái Lan
có hai vấn đề trên biển phải giải quyết:
a) Phân định vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
b) Giải quyết vấn đề tầu
thuyền đánh cá Thái Lan thường xuyên vi phạm vùng biển Việt Nam và có trường
hợp Thái Lan đã dùng hải quân, không quân bảo vệ các hoạt động này.
Về vấn đề thứ nhất giữa
hai nước có một vùng chồng lấn rộng khoảng 6000 km2 do Việt Nam có tính đến
hiệu lực của đảo Thổ Chu còn Thái Lan thì phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu.
Từ năm 1992 hai bên đàm
phán qua 9 vòng cấp chuyên viên.
Ngày 9/8/1997 hai nước ký
Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước. Theo hiêp định, Việt
Nam được 32,5% diện tích vùng chồng lấn.
Về vấn đề thứ hai: Uỷ ban
hỗn hợp Việt Nam – Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển đã họp hai vòng. Hai
bên đã thoả thuận phối hơp trong việc giáo dục ngư dân, đi tới tổ chức tưần tra
chung, thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm, hơp tác tổ chức điều tra nguồn
lợi biển giữa hai nước.
Việc giải quyết dứt điểm
vấn đề này cũng còn đòi hỏi một thời gian.
6. Với Philippines
Philippines vốn là nước
không có quyền gì đối với quần đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 giữa
Mỹ và Tây Ban Nha theo đó Tây Ban Nha giao Philippines cho Mỹ đã xác định phạm
vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó nước
Philippin không bao gồm 1 đảo nào của quần đảo Trường Sa.
Từ năm 1951, Philippines
bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhẩy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa với lời
tuyên bố của Tổng thống Philippin Quirino rằng quần đảo Spratly (tức Trường Sa)
phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.
Từ năm 1971-1973, Philippines
cho quân đội ra chiếm đóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa và năm 1977-1978 chiếm
thêm hai đảo nữa. Cả 7 đảo nằm ở phía Bắc quần đảo. Họ ra sức cửng cố vị trí
trên quần đảo: Chở đất ra đảo để trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đường
băng cho máy bay chiến đấu mở đường hàng không thường kỳ, tổ chức đánh cá, xây
dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm dò, khai thác dầu khí ở Đông Bắc quần đảo (có
tin nói là sản lượng dầu khai thác ở đây đảm bảo 10% nhu cầu dầu của
Philippines).
Đầu năm 1979, Philippines
công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1978 coi toàn bộ quần đảo
Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin và đặt tên cho quần đảo là
Kalayaan.
Năm 1980 Philippines mở
rộng lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo, chiếm đóng đảo Công Đo cách đảo gần
nhất mà họ chiếm đóng cũ gần 150 hải lý.
Từ năm 1978 đến 1994 Việt
Nam và Philippines đã thoả thuận ở cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính
phủ, Tổng thống và Chủ tịch nước là sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước
bằng thương lượng hoà bình trên tinh thần hữu nghị, hoà giải, tin cậy lẫn nhau.
Ngày 7/11/1995 hai Bộ
Ngoại giao Việt Nam – Philippines đã đạt được thoả thuận về 9 nguyên tắc ứng xử
cơ bản đối với vùng tranh chấp trong đó có các điểm chính là
– Hai bên đồng ý thông
qua thương lượng, hoà bình tìm kiếm giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chủ
quyền trên quần đảo Trường Sa.
– Kiềm chế không sử dụng
hay đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác song phương hoặc đa phương về bảo
vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, khí tượng, chống thảm hoạ, tìm kiếm cứu
nạn, chống cướp biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên biển ở
quần đảo Trường Sa.
– Bảo đảm tự do hàng hải
theo quy định của luật quốc tế.
– Từng bước tăng cường
hợp tác và giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Cuối tháng 4 đầu tháng
5/1996, hai bên đã thực hiện thành công chuyến khảo sát chung về khoa học biển
tại khu vực quần đảo Trường Sa và Biển Đông. Hai bên sẽ tiếp tục tổ chức khảo
sát khoa học chung trên khu vực quần đảo và trên Biển Đông. Uỷ ban hỗn hơp Việt
Nam – Philippin do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước dẫn đầu họp tại Hà Nội tháng
1/1997 đã thoả thuận về một số biện pháp xây dựng lòng tin trên quần đảo, trong
đó có việc trao đổi các cuộc viếng thăm của các chỉ huy quân sự và lực lượng đồn
trú của hai bên trên quần đảo.
7. Với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Năm 1957-1958, có sự trao
đổi giữa Trung ương Đảng hai nước về biên giới. Ngày 2/11/1957 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đề nghị: “Vấn đề biên giới là một vấn đề quan trọng cần
giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do
Chính phủ hai nước quyết định; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn
thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm lại mốc giới hoặc cắt
nhượng đất cho nhaư”. Hàm ý của bức thư là hai bên cần căn cứ vào các Công ước
về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để giải
quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
Tháng 4/1958 Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trả lời đồng ý với ý kiến của Trung ương Đảng Việt
Nam về công tác biên giớl Việt – Trung.
Cuộc đàm phán đầu tiên về
biên giới giữa hai nước là về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ 15/8/1974 – 22/11/1974 tại
Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc đàm phán mới chỉ có tính cách tìm
hiểu quan điểm của nhau và không đi tới thoả thuận nào.
Cuộc đàm phán thứ hai về
biên giới là về đường biên giới trên bộ và về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ tháng
10/1977 đến tháng 6/1978 tại Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán
này cũng không đi tới thoả thuận nào.
Từ tháng 2 năm 1979 đến
1986 diễn ra chiến tranh và xung đột quân sự trên vùng biên giới đặc biệt là
trên biên giới các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, ác liệt và kéo dài nhất là ở biên
giới tỉnh Hà Giang.
Từ năm 1991 hai nước khôi
phục quan hệ bình thường. Qua hai vòng đàm phán về biên giới cấp chuyên viên và
một vòng đàm phán cấp Chính phủ trong hai năm 1992, 1993, ngày 19/10/1993 hai
nước ký “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh
thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”.
Thực hiện thoả thuận
trên, hai bên đã tổ chức 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên: về biên giới trên
bộ; về biên giới trong Vịnh Bắc bộ; về các vấn đề trên Biển Đông và một diễn
đàn đàm phán cấp Chính phủ để xem xét các vấn đề do các nhóm chuyên viên trình
lên.
7.1. Về biên giới trên bộ
Thực hiện thoả thuận ngày
19/10/1993 là căn cứ vào các Công ước 1887 và 1895 mà Pháp và Trung Quốc đã ký
cuối thế kỷ trước để “xác định lại toàn đường biên giới trên bộ giữa hai nước
Việt Nam – Trung Quốc”, hai bên đã họp 12 vòng nhóm công tác về biên giới trên
bộ trước năm 2000.[4]
7.2. Về đường biên giới
trong Vịnh Bắc Bộ
Hai bên đã họp 10 vòng
nhóm công tác về Vịnh Bắc bộ và 6 vòng tổ chuyên gia về Vịnh Bắc Bộ để thực
hiện thoả thuận về nguyên tắc phân định Vịnh Bắc bộ là “áp dụng luật biển quốc
tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, để tiến hành đàm phán phân định Vịnh Bắc
bộ”, “theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh
Bắc bộ để đi đến một giải pháp công bằng”.
Cuộc đàm phán có tiến
triển và hai bên đang cùng cố gắng để có thể ký Hiệp ước về phân định Vịnh Bắc
bộ cũng trước năm 2000. Vấn đề lớn nhất mà hai bên phải giải quyết là vấn đề
hiệu lực các đảo ven bờ của Việt Nam và đảo Bạch Long Vĩ cách Hải Phòng 130 km.
7.3. Về các vấn đề trên
Biển Đông
Trên Biển Đông, vấn đề
tranh chấp phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa, bởi vì hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu
trên Biển Đông. Nếu như nước ngoài chiếm cả hai quần đảo thì nước Việt Nam
không còn thế đứng trên Biển Đông và bị bao vây trên hướng biển.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm
trên 30 đảo, bãi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 – 16.000 km2
cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi, đá
ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 – 180.000 km2, đảo gần nhất của quần
đảo cách Vũng Tầu khoảng 250 hảì lý. (Trung Quốc quan niệm quần đảo Trường Sa
rộng hơn nhiều quan niệm của ta là điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 6o50′
Bắc trong khi Trung Quốc coi điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 4o Bắc giáp
Bornéo).
Theo những tài liệu chính
thức, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo từ thế
kỷ thứ 17, tiếp đó Chính quyền Đông Dương đã củng cố chủ quyền Việt Nam trên
hai quần đảo: thành lập bộ máy hành chính thuộc hai tỉnh Thừa Thiên và Bà Rịa,
cho cảnh sát ra đồn trú, lập đài khí tượng, trạm vô tuyến điện, xây đèn biển.
Cho đến đầu thế kỷ 20
không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối với Việt Nam.
Đại Thanh đế quốc toàn đồ
xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến Hải
Nam.
Trung Quốc địa lý học
Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: “Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ
biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18o13′ Bắc”.
Đầu năm 1907, Nhật Bản
chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm
đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5 năm 1909 Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân
Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo
trên quần đảo Hoàng Sa rồi về. Năm 1921 Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra
quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam.
Từ đó bắt đầu có sự tranh
chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ những
năm 1930 trên quần đảo Trường Sa. Năm 1935 lần đầu tiên Trung Quốc chính thức
công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc (công hàm
của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng:
“Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam”).
Nếu không có chiến tranh
thế giới thứ hai thì chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa là liên tực và thật sự từ thế kỷ 17.
Nhưng năm 1939, Nhật Bản
đã chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Pháp và đã biến quần đảo
Trường Sa thành căn cứ hải quân trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Tháng 11/1943, Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ, Anh, Trung (Tổng thống Roosevelt, Thủ tướng Churchill, Tổng
thống Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo có bàn về các lãnh thổ mà Nhật chiếm của
Trung Quốc. Tuyên bố của Hội nghị viết: “Các vùng lãnh thổ mà Nhật chiếm của
Trung Quốc phải trả lại cho Trung Quốc gồm Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành
Hồ”. Như vậy rõ ràng là cả 3 người đứng đầu 3 cường quốc trong đó có Tổng thống
Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không
phải là lãnh thổ của Trung Quốc.
Tháng 7, tháng 8 năm 1945
Tuyên ngôn của Hội nghị Potsdam với sự tham gia của 4 nước Mỹ, Anh, Trung, Liên
Xô lại viết: “Các điều khoản của bản tuyên bố Cairo sẽ được thi hành”. Như vậy
cả 4 cường quốc trong đó có Trung Quốc đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa không phải là lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 1947, cuốn Nam Hải
chư đảo địa lý Chí lược do Bộ Nội Chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản có bản đồ
“Nam hải chư đảo vị trí lược đồ” thể hiện một đường 11 đoạn coi 80% Biển Đông
và cả 4 quần đảo trên Biển Đông là thuộc Trung Quốc.
Năm 1950 trên bản đồ
Trung hoa Nhân dân Cộng hoà Quốc phân tỉnh tinh đồ có một phụ đồ thể hiện quốc
giới của Trung Quốc gồm 11 đoạn coi cả 4 quần đảo và 80% Biển Đông là lãnh thổ
Trung Quốc. Điểm cực nam của Trung Quốc là 4o Bắc giáp Bornéo..
Ngày 15/8/1951, Chu Ân
Lai Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: “Các quần đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như các
quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc.”
Năm 1951 tại Hội nghị San
Francisco với sự tham gia của 51 nước, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ
với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của Hội nghị ký ngày 8/9/1951 chỉ
ghi về hai quần đảo là “Nhật bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với
2 quần đảo”. Tại Hội nghị này, ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã trịnh trọng tuyên bố “Khẳng định chủ
quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa”.
Đối với Tuyên bố đó không một nước nào phản đối hoặc bảo lưu. Như vậy là Cộng
đồng quốc tế đã thừa nhận hai quần đảo không phải là lãnh thổ Trung Quốc.
Trong Hoà ước giữa Trung
Quốc và Nhật Bản ngày 28/4/1952, Trung Quốc ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi
quyền đối với hai quần đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San
Francisco mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo.
Tuy vậy, trên thực tế,
lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam chưa tiếp quản hai quần
đảo, năm 1956 Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng
Sa, Đài Loan cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng Giêng năm 1974, lợi
dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc dùng một lực lượng hải
quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa khi đó
do quân đội của Chính quyền Sài Gòn bảo vệ. Chính quyền Sài Gòn đã liên lạc với
Mỹ yêu cầu giúp đỡ. Theo báo cáo của Trần Kim Phượng, Đại sứ Sài gòn tại Mỹ
ngày 2/2/1974 thì “Ngoại trưởng Kissinger chỉ coi cuộc tranh chấp đảo Hoàng Sa
như là một vấn đề ngoài lề thậm chí là điều bất lợi trong khung cảnh của sự
phối hợp với Trung Cộng để hạn chế Băc Việt Nam” và phía Mỹ “không muốn nhúng
tay vào”.
Thái độ của Mỹ khiến cho
ông Nguyễn Văn Thiệu phải bộc lộ lo ngại với các cận thần về khả năng Trung
Cộng sẽ đánh Trường Sa và chiếm Par Force giống như Paracel (có Complicité hoặc
bằng Laisser-faire của Mỹ), những chữ Pháp nói trên là theo bút tích của ông
Thiệu.
Năm 1988 Trung Quốc lại
huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm 6 điểm trên quần đảo
Trường Sa, từ đó ra sức củng cố các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến
mới.
Ở Trung Quốc đã có những
dư luận về những bước tiến tiếp bằng vũ lực trên quần đảo khiến cho năm 1997
hai tác giả người Mỹ Humphrey Hawksley và Simon Holberton đã viết cuốn Dragon
Strike coi là “một lời cảnh báo” về “một sự kiện lịch sử sắp diễn ra trong vài
năm sắp tới”. “Tuy chỉ là một kịch bản suy tưởng nhưng dựa trên hàng trăm sự
kiện có thật xảy ra những năm qua và trong những ngày gần đây. Vì vậy nó cung
cấp cho các nhà chiến lược của nhiều quốc gia một tầm nhìn và nhiều điều đáng
suy nghĩ”.
Và ở Trung Quốc năm 1993
hai tác giả Hiểu Bình và Thanh Ba đã biên soạn và xuất bản cuốn “Quân đội Trung
Quốc liệu có đánh thắng trong cuộc chiến tranh tới không?”.
Cuốn sách viết: “Nếu nhà
cầm quyền Việt Nam không có nhượng bộ gì trong vấn đề Nam Sa thì Trung Quốc và
Việt Nam nhất định sẽ có đánh nhaư”; “Thập kỷ 90 là thời kỳ then chốt để giải
quyết vấn đề Nam Sa. Thời kỳ này qua đi, có thể Trung Quốc sẽ mất một dịp may
lịch sử”.
Cuốn sách còn cho biết
rằng năm 1992, một hội nghị quân sự của Trung Quốc họp ở miền Nam Tnmg Quốc đã
định ra những nguyên tắc tác chiến, kết hợp thủ đoạn đánh và doạ, “nhanh chóng
… đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa (tức Trường Sa)”.
Tình hình tranh chấp phức
tạp trên Biển Đông khiến cho dư luận quốc tế lo ngại, ngày 22/7/1992, các Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã ra
tuyên bố của Hiệp hội ASEAN về vấn đề Biển Nam Trung Hoa, bản tuyên bố viết:
“Cho rằng các vấn đề Biển Nam Trung Hoa chứa đựng những vấn đề nhậy cảm thuộc
về chủ quyền và quyên tài phán của các bên ưực tiếp liên quan.
Lo ngạì rằng bất kỳ diễn
biến có tính chất thù địch nào trong Biển Nam Trung Hoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hoà bình và sự ổn định trong khu vực.
Dưới đây:
1. Nhấn mạnh sự cần thiết
phải giải quyết bằng phương thức hoà bình, không dùng vũ ìực, đối với tất cả
các vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán trong Biển Nam Trung Hoa.
2. Khẩn thiết yêu cầu các
bên liên quan tự kiềm chế, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giải quyết
tận gốc tất cả các cuộc tranh chấp.”
Trong tưyên bố ngày
10/5/1995, Mỹ cũng tỏ ra lo ngại về tình hình khu vực và “cực lực phản đối việc
sử dụng vũ lực hay đe doạ để giải quyết những yêu sách đối nghịch”.
Về phía Việt Nam, chúng
ta kiên trì thực hiện nguyên tắc đã thoả thuận ngày 19/10/1993 là “tiếp tực đàm
phán về các vấn đề trên biển (Biển Đông) để đi đến một giải pháp cơ bản lâu
dài. Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên đều không tiến hành các hoạt
động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực”.
Tuyên bố của Quốc hội
Việt Nam tháng 6/1994 nhân dịp phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật
biển đã cụ thể hoá quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là:
“Quốc hội một lần nữa
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và
chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương
lượng hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển
năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tàí phán của các nước ven biển đối với
vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán
để từn gìảì pháp cơ bản, lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ
sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực”.
Quốc hội Việt Nam nhấn
mạnh:
“Cần phân biệt vấn đề
giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ
các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước
của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982″.
Sở dĩ có điều nhấn mạnh
này là để đối phó với sự việc năm 1992 Trung Quốc đã ký với Công ty Crestone
của Hoa Kỳ cho công ty này thăm dò khai thác một lô rộng 25.500 km2 trên thềm
lục địa Việt Nam cách đường cơ sở của Việt Nam 84 hải lý và cách Hải Nam 570
hải lý. Theo tin nước ngoài ngày 4/12/1996 Công ty Benton Oil và Gas có trụ sở
ở Califomia đã mua lại Công ty Crestone với giá 15,45 triệu USD vâ do đó đã
thay thế Công ty Crestone trong quan hệ với Trung Quốc để thực hiện hợp đồng mà
Crestone đã ký với Trung Quốc.
Ngày 10/6/1994 Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố rằng lô Thanh long, phía Tây khu vực
Tư Chính cách đảo Hòn Hải nằm trên đường cơ sở của Việt Nam 90 hải lý cũng
thuộc chủ quyền của Trung Quốc vì đó là vùng phụ cận của quần đảo Nam Sa.
Về yêu sách của Trung
Quốc đối với thềm lục địa Việt Nam ở khu vực Tư Chính, Thanh Long, xin giới
thiệu một số ý kiến của Luật sư Brice Clagett Văn phòng luật sư Covington và
Burling ở Washington đăng trên tạp chí Dầu mỏ và khí đốt của Anh (các số 10 và
11 năm 1995) để tham khảo, Clagett viết: “Lô Thanh Long nằm ngay trên thềm lục
địa Việt Nam, thậm chí cả trong nghĩa hẹp của từ ngữ này”; “Theo bất kỳ định
nghĩa nào về thềm lục địa hoặc theo bất kỳ quan điểm hơp lý nào của Luật quốc
tế, yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực Thanh Long là lố bịch”, “Có thể kết
luận rằng yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực Tư Chính cũng bất hợp lý
không hơn không kém yêu sách của họ đối với khu vực Thanh Long. Khu vực Tư
Chính tiếp giáp với khu vực Thanh Long về phía Đông, nằm chủ yếu trên dốc lục
địa và (có lẽ) bờ lục địa của Víệt Nam. Khu vực Tư Chính bắt đầu từ quãng đường
đẳng sâu 150m và tựt xuống rồi kết thúc ở khu vực đồng bằng ở sâu 1800-2000m
tách khỏi đảo Trường Sa”. “Bờ dốc của đảo Trường Sa nằm đối diện chứ không tiếp
liền với bờ dốc của lục địa Việt Nam”.
“Yêu sách của Trung Quốc
về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết Biển Đông và/hoặc đối với đáy
biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc
tế hiện đại và không thể được coi là một vấn đề luật pháp nghiêm chỉnh”.
Chúng ta đang cố gắng
cùng Trung Quốc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn
đề biên giới lãnh thổ” giữa hai nước, thực hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước
là đẩy nhanh tiên tnnh đàm phán nhằm sớm đi đến ký Hiệp ước về biên giới trên
bộ và Hiệp ước phân định Vịnh Bắc bộ để khi bước sang thế kỷ 21 hai nước Việt
Nam và Trung Hoa đã có biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài trên đất
liền và ở Vịnh Bắc bộ, đồng thời kiên trì đàm phán về các vấn đề trên Biển Đông
để đi đến một giải pháp cơ bản, lâu dài. chúng ta cững chân thành và kiên trì
thực hiện thoả thuận “Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên đều không
tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe
doạ dùng vũ lực”.
Nhưng chúng ta cũng hiểu
rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, giữ vững vị trí của nước Việt Nam trên Biển Đông là một cuộc đấu
tranh kết hợp các hoạt động của tất cả các ngành trong đó mặt pháp lý là rất
quan trọng, một cuộc đấu tranh phức tạp và lâu dài nhưng vô cùng quan trọng và
thiêng liêng của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ
quốc. Các ngành trong nước đang cùng nhau thực hiện ý kiến thống nhất trong Hội
nghị biển toàn quốc tháng 2/1995 là: “Chúng ta phải thức tỉnh ý thức về biển
của cả dân tộc, làm chủ được biển của mình, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển gắn
liền với bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi của nước ta trên biển, một lần nữa
vươn lên trở thành một quốc gia mạnh về biển ở Đông Nam Á”.