31/01/2023

Nghĩ khi say

 Người say phần lớn không tỉnh táo, nhưng đôi khi trong một số trường hợp, họ cũng có thể thốt ra những lời tận tâm can (do họ đã trải nghiệm và nung nấu suy nghĩ khi tỉnh), thể hiện triết lý nhân sinh cũng hay hay.

Dưới đây là một trong những chia sẻ hiếm hoi ấy, đúng hay sai dùng tâm mà cảm nhận vậy.

Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tiền làm trung tâm, bạn sẽ phải sống rất khổ.
Nếu cuộc đời của bạn mà lấy con cái làm trung tâm, bạn sẽ sống rất mệt mỏi.
Nếu cuộc đời của bạn mà lấy tình yêu làm trung tâm, bạn sẽ sống rất đau đớn.
Nếu cuộc đời của bạn mà lấy vượt lên người khác làm trung tâm, bạn sẽ sống rất buồn khổ.
Nếu cuộc đời của bạn mà lấy sự khoan dung làm trung tâm, bạn sẽ sống rất hạnh phúc.
Và…
Nếu như cuộc đời của bạn mà lấy việc tự cho là đủ làm trung tâm, bạn sẽ sống rất vui vẻ.
Nếu cuộc đời của bạn lấy cảm ân làm trung tâm, bạn sẽ sống rất thiện lương.
Làm người, cung kính bề trên, không khinh bề dưới, đấy chính là Lễ;
Làm việc, việc lớn không hồ đồ, việc nhỏ không tính toán, đấy chính là Trí;
Đối với lợi ích, có thể lấy sáu phần mà chỉ lấy bốn phần, đấy chính là Nghĩa;
Về phẩm cách,  thân tựa như sen, gần bùn chẳng hôi, đấy chính là Liêm (trong sạch);
Đối nhân xử thế, trước sau như một, chân thành đối đãi, đấy chính là Tín;
Tu tâm, hòa ái từ bi, kính trời yêu người, đấy chính là Nhân.
Khi không có tiền, hãy cho đi sự chuyên cần, tiền tài tất sẽ đến, đây gọi là đạo trời không phụ kẻ siêng năng.
Khi có tiền rồi, hãy cho đi tiền tài, như vậy người sẽ đến, đây gọi là của đi người tụ hợp.
Khi đã có người rồi, hãy cho đi yêu thương, sự nghiệp tất sẽ đến, đây gọi là bác ái dẫn dắt lòng người.
Sau khi sự nghiệp thành công rồi, hãy cho đi thật nhiều trí huệ, tất niềm vui sẽ đến, đây gọi là đức hạnh thiên hạ.
Không có mất, thì sẽ không có được!
Nhất định hãy nhớ kỹ………thế gian vốn vẹn toàn.
Bạn đối với người khác như thế nào, người khác sẽ đối với bạn như vậy……..

Thôi đi kềnh đã.


27/01/2023

Loạt ảnh của người Pháp về Hà Nội xưa

dinhhop-baothudo

Loạt ảnh để đời của người Pháp về Hà Nội xưa

Loạt ảnh do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.

Chợ Đồng Xuân năm 1931.

Loạt ảnh để đời của người Pháp về Hà Nội xưa

Ga xe lửa Trung tâm (ga Hà Nội), 1931.

Ga Hà Nội khoảng năm 1898-1901.

Đại học Đông Dương trên đại lộ Bobillot năm 1931, nay Đại học Tổng hợp Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông.

Nhà thờ Thánh Giuse hay Nhà thờ Lớn Hà Nội, 1931.

Phố Jean Dupuis, nay là Phố Hàng Chiếu, 1931.

Cửa ô Quan Chưởng trên Phố Hàng Chiếu, 1931.

Phố Hàng Đường, 1931.

Phố Hàng Buồm, 1931.

Phố Hàng Bạc, 1931.

Phố Hàng Thiếc, 1931.

Phố Hàng Hòm, 1931.

Phố Bát Đàn, 1931.

Phố Hàng Đồng, 1931.

Họp chợ ngoài trời ở khu phố cổ Hà Nội, 1931.

Hồ Hoàn Kiếm năm 1938.

Hồ Hoàn Kiếm năm 1930.

Bảo tàng Maurice Long – viện bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất của Đông Dương, còn gọi là Nhà Đấu xảo, năm 1930. Công trình này bị bom Mỹ phá hủy khi Nhật chiếm đóng Hà Nội (1945), đến thập niên 1980 trở thành nơi xây Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

Khu vực Yên Phụ, nơi có nhà máy thuốc lá và nhà máy nước, 1937.

Một góc ảnh khác về khu vực Yên Phụ, phía Bắc Hà Nội năm 1930. Cầu Long Biên nằm ở góc phải phía trên.

Các dinh thự ở khu người Âu, 1930. Trục đường bên phải là đại lộ Rollandes, nay là đường Hai Bà Trưng. Trục bên trái um tùm cây xanh, là các đường Borgnis Desborder, Paul Bert (nay là trục Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền) hướng về Nhà hát Lớn.

Toàn cảnh Trường Trung học Albert Sarraut (nay là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1938.

Khu vực bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn) năm 1930. Các trục đường ngang theo thứ tự từ dưới lên ngày nay là Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Hồng Phong. Hai trục đường dọc từ trái sang phải nay là đường Hùng Vương và Chu Văn An. Khu nhà chính giữa bức ảnh là trụ sở Bộ Tư pháp hiện tại.

Cầu Paul Doumer hay cầu Long Biên năm 1932.

Sân bay Bạch Mai và khu vực lân cận năm 1932.

Một góc nhìn khác về sân bay Bạch Mai, 1932.

Các khu nhà của sân bay Bạch Mai.

Cầu Long Biên thập niên 1950.

Hồ Hoàn Kiếm thập niên 1950.

19/01/2023

Thời khóa biểu vàng giúp bạn bài xuất độc tố trong cơ thể một cách tốt nhất

Trong cơ thể mỗi người đều có rất nhiều chất cặn bã mà chúng ta không nhìn thấy. Khi các chất phế thải này được tích tụ lại quá nhiều trong cơ thể, sẽ khiến cơ thể bị một loạt các bệnh “không mời mà đến” như trúng độc, táo bón, béo phì, bệnh tim mạch…

Một chuyên gia sức khỏe cho biết: Từ góc độ Trung y mà nói thì độc tố trong cơ thể được chia làm hai loại. Một loại là “độc tố từ ngoài vào” và “độc tố sinh ra từ bên trong”. “Độc tố từ ngoài vào” là chỉ việc độc tố đến từ sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thuốc trừ sâu trong nông sản, khói xe ô tô… “Độc tố sinh ra từ bên trong” là chỉ những chất thải do quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh ra.

Độc tố trong cơ thể người được tích tụ lại chủ yếu là do hai nguyên nhân: Một là do cơ thể hấp thụ quá nhiều. Hai là do người lớn tuổi hoặc người bị bệnh không thể kịp thời bài xuất độc tố ra ngoài. Kỳ thực, việc bài xuất độc tố cũng cần chú ý đến “thời gian”. Nếu việc bài xuất này được thực hiện vào những khoảng thời gian phù hợp sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Dựa vào quy luật dưỡng sinh của các giờ trong ngày, các bác sĩ Trung y đã đưa ra những khoảng thời gian mà các cơ quan trong cơ thể bài xuất độc tố tốt nhất như sau:

Từ 5 giờ – 7 giờ sáng: Đây là thời gian đại tràng bài độc. Nếu như đại tràng không thể bài độc và phục hồi tốt thì khi độc tố tích tụ tới một mức độ nhất định sẽ khiến làn da mọc mụn, vết đốm thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng. Vì vậy, hãy cố gắng bài xuất độc tố trong khoảng thời gian này. Nếu để thời gian càng trễ thì độc tố tích tụ lại càng nhiều. Nếu bị táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như bánh mỳ lúa mạch hoặc kết hợp với mát xa sẽ có hiệu quả tốt cho đại tràng.

Từ 7 giờ – 9 giờ sáng: Đây là thời gian dạ dày bài độc. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của cơ thể. Nó có chức năng tích trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, vào lúc sáng sớm có thể lựa chọn tư thế ngồi xổm để tập thể dục bụng. Kiên trì mỗi ngày, sẽ thúc đẩy sự tuần hoàn của huyết dịch dạ dày, cải thiện sự trao đổi chất, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, bữa sáng nhất định phải ăn uống đa dạng, tốt nhất là nên ăn một số thực phẩm bổ dưỡng cho dạ dày như đậu phộng, hạt óc chó, quả táo tầu, củ cà rốt … Hơn nữa, thường ngày cũng có thể ngâm nước hồng trà mật ong uống sẽ rất có ích cho dạ dày. Việc bảo trì tâm thái vui vẻ cũng rất quan trọng. Bởi vì, việc lo lắng, suy nghĩ, buồn ưu tư cũng sẽ kích thích xấu đến dạ dày.

Từ 11 giờ – 13 giờ: Đây là thời gian trái tim bài độc. Trái tim là trung tâm của tất cả các cơ quan bên trong cơ thể người. Bữa trưa nên ăn một số thực phẩm bổ dưỡng cho tim như long nhãn, có tác dụng bổ tì ích tim. Đây còn là khoảng thời gian nhịp tim nhanh nhất vì vậy đừng vận động mạnh. Tốt nhất nên nghỉ ngơi một lát sẽ khiến trái tim bài độc được thuận lợi nhất.

Từ 13 giờ – 17 giờ: Đây là thời gian ruột non và bàng quang bài độc. Ruột non sẽ đưa nước tiểu đến bàng quang, chất thải đến đại tràng và những chất tinh túy được chuyển đến lá lách. Nếu trong khoảng thời gian này, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ khiến cho khả năng hoạt động của ruột non giảm xuống. Việc phân loại này không được làm tốt sẽ không chỉ khiến chất dinh dưỡng không được vận chuyển kịp thời mà chất thải cũng không được vận chuyển kịp thời đến đại tràng. Trong khoảng thời gian này có thể làm một số vận động đơn giản như đá chân sẽ có tác dụng tốt cho ruột non. Đồng thời uống nhiều nước sẽ khiến bàng quang bài xuất độc tố nhanh hơn.

Từ 17 giờ -19 giờ: Đây là thời gian thận bài độc. Thận có độc tố sẽ biểu hiện rõ nhất ở khuôn mặt hoặc ở bệnh phù, cảm giác mệt mỏi gia tăng. Thời gian này thích hợp nhất với việc tập luyện thể thao, giúp thận bài độc nhanh hơn. Ngoài ra, bữa tối có thể ăn chút mộc nhĩ đen, rong biển, nó không những bổ thận mà còn giúp thận bài độc.

Từ 19 giờ – 21 giờ: Đây là thời gian màng tim bài độc. Lúc này “tâm hỏa” của con người thăng lên cao. Nếu như không thể bài xuất được độc tố này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm xuất hiện khó chịu, hay hiện tượng nhói nhói. Đây cũng là khoảng thời gian huyết dịch tuần hoàn mạnh nhất, nên bạn có thể vỗ nhẹ vào vị trí màng ngoài tim để giúp việc bài xuất được tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mát xa ngón giữa của tay bởi vì ngón giữa đối ứng với kinh mạch của màng ngoài tim.

Từ 21 giờ – 23 giờ: Đây là thời gian tuyến hạch và hệ thống nội tiết bài độc. Trong thời gian này nhớ để cơ thể thư giãn, duy trì một tâm trạng thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể massage hoặc xoa bóp cơ thể sẽ giúp tuyến hạch bài độc tốt hơn.

Từ 23 giờ – 5 giờ sáng: Đây là thời gian túi mật, lá gan, phổi bài độc. Quá trình bài độc của túi mật, gan, và phổi đều cần được tiến hành trong lúc ngủ. Do đó chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng. Các cách dưới đây sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và giúp chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.

1.   Trước khi ngủ có thể ăn một chút thức ăn tốt cho giấc ngủ như bột yến mạch, hạt óc chó, hoặc uống một cốc sữa ấm.

2.   Mát xa, bấm huyệt. Trước khi ngủ có thể xoa bóp huyệt bách hội (nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con người), huyệt dũng tuyền (nằm ởchỗ lõm giữa lòng bàn chân), huyệt tam lý túc (nằm ở dưới đầu gối) 30 lần sẽ giúp hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.

3.   Khi ngủ nhất định nên tắt đèn, bởi ánh sáng đèn sẽ khiến não bộ bị kích thích, làm bạn khó ngủ hơn.

4.   Ngủ trước 23 giờ bởi vì thời gian từ 23 giờ – 2 giờ sáng là thời gian bài độc tốt nhất của cơ thể, giúp bạn có sức khỏe tốt và làn da đẹp.

17/01/2023

Quá trình đi đến âm gian sau khi con người chết đi

Sau khi con người chết rồi sẽ đi đâu, sẽ trải qua những điều gì, và lại đầu thai như thế nào? Dưới đây là kể lại toàn bộ quá trình đi đến âm gian sau khi người ta chết đi.

Bài viết này không phải gieo rắc hoang mang cũng không phải là mê tín, những ai tin thì hoàn toàn có thể lý giải được, còn những ai không tin thì cũng có thể xem đây như là một truyền thuyết vậy. Sau khi chết chúng ta sẽ trải qua điều gì, xin hãy xem tiếp …

Dựa vào các nền văn hóa của tôn giáo phương Đông (Phật giáo và Đạo giáo), tương truyền rằng sau khi thọ mệnh người ta kết thúc, sẽ có quỷ sai của âm gian, cũng chính là Hắc Bạch Vô Thường đến dẫn hồn phách người ta xuống Quỷ Môn quan. Sau đó lại được Tứ đại Sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến Âm Tào Địa Phủ; tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận. Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là bị đánh vào mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết để chịu khổ hình.

Chặng đường đi xuống âm gian sau khi con người chết đi

Tương truyền, trong quá trình đi xuống âm gian sau khi người ta chết đi thì quan ải đầu tiên là qua Quỷ Môn quan rồi, liền phải đi qua một con đường gọi là đường Hoàng Tuyền, hai bên đường nở rộ một loại hoa đẹp, chỉ thấy hoa nở không thấy lá xanh, người cõi Dương gian gọi là hoa Bỉ Ngạn (hoa của cõi bên kia).

Con đường này cần phải đi rất lâu rất lâu, đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá gọi là cầu Nại Hà, bờ đối diện bên kia của cây cầu có một gò đất gọi là Vọng Hương đài, bên cạnh Vọng Hương đài có một cái đình nhỏ gọi là đình Mạnh Bà. Ở đó có một người tên là Mạnh Bà trông chừng và đưa cho mỗi người qua đường một chén canh Mạnh Bà. Uống canh Mạnh Bà sẽ khiến người ta quên hết tất cả mọi chuyện.

Bên bờ sông Vong Xuyên còn có một tảng đá, gọi là Tam Sinh thạch (đá ba đời), ghi chép lại đời trước, đời này và đời sau của mỗi một người. Đi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương đài nhìn nhân gian một lần cuối cùng, sau đó mới đi vào cõi Âm Tào Địa Phủ.

Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan


Sau khi con người chết đi, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan –  một quan ải cần phải đi vào cõi âm gian.

Ngạn ngữ có câu: “Quỷ Môn quan, mười người đi, chín người trở về”.

Trước Quỷ Môn quan có mười sáu quỷ lớn, truyền thuyết kể rằng Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm ác quỷ để trấn giữ cửa ải này, họ tra xét vô cùng hà khắc, nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.

Lúc còn sống bất luận là quan chức quyền quý hay bá tánh bình dân, ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không, đây là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.

Lộ dẫn dài 3 thước (90 cm), rộng hai thước (60 cm), được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến Địa phủ chuyển thế thăng thiên”.

Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng ba dấu ấn của “thành hoàng Âm ty, phủ huyện Phong Đô”.

Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ nó, thì sẽ theo linh hồn đến Địa phủ.


Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền


Qua khỏi Quỷ Môn quan, tiếp đó chính là phải đi qua một con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.

Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Cũng bởi nó là cảnh vật và màu sắc duy nhất trên con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng này, nên mọi người cứ đi theo hoa này mà thông đến địa ngục của cõi u minh.

Dương thọ của con người đến rồi thì sẽ chết, đây là cái chết bình thường; người chết bình thường trước hết cần phải đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách của người ta đi qua quan này rồi liền sẽ biến thành quỷ. Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết mà chết bất đắc kỳ tử; họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.

Ải thứ ba: Tam Sinh thạch

Trên đường đến âm gian sau khi con người chết sẽ qua một ải gọi là Tam Sinh thạch 

Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh tên Tam Sinh thạch (đá ba đời), chữ trên đá đỏ như máu, mặt trên có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Nghe nói rằng, tảng đá này ghi chép lại đời trước, đời này và đời sau của mỗi một người. Nhân của đời trước, quả của kiếp này, duyên khởi duyên diệt, đều chất chồng mà khắc trên tảng đá ba đời.

Trăm nghìn năm nay, nó đã chứng kiến sầu khổ và mừng vui, bi ai và hạnh phúc, nụ cười và nước mắt, cho đến hết thảy những món nợ và những tình cảm phải trả của tầng tầng lớp lớp chúng sinh. Đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết.

Ải thứ tư: Vọng Hương đài


Vọng Hương đài, cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu.

Vọng Hương đài lại gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê).

Ở nơi này, có thể lên đài nhìn về ngôi nhà nơi dương thế, vậy nên nơi đây đã trở thành cửa sổ nhìn về Dương gian của quỷ hồn và Thánh địa, là nơi liên lạc tình cảm giữa người sống và người chết.

Truyền thuyết kể rằng, sau khi con người chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua Âm Dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết.”

Quỷ hồn đến trước địa phủ báo cáo, rất nhớ mong người thân nơi dương thế. Dù cho quỷ tốt giận dữ quát mắng, vẫn nhất quyết muốn lên Vọng Hương đài nhìn về quê nhà, khóc lớn một trận mới hết hy vọng và đi đến “Âm Tào Địa Phủ”.

Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy.

Ải thứ năm: Vong Xuyên hà


Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và Âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi, những trận gió tanh hôi tạt thẳng vào mặt.

Đương nhiên, sau khi con người chết vì để kiếp sau có thể gặp lại người mình yêu thương nhất trong kiếp này, người ta có thể không uống canh Mạnh Bà, vậy cần phải nhảy vào Vong Xuyên hà, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.

Trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn. Trong nghìn năm đó, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.

Sau nghìn năm, nếu như lòng nhớ nhung của bạn không hề giảm đi, còn có thể nhớ được chuyện của đời trước, vậy thì có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm người mà bạn yêu nhất trong đời trước.

Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà


Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Mạnh Bà phân phát canh Mạnh Bà ở đầu cầu Nại Hà, chứ không phải ở trên cầu.

Sau khi con người chết mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.

Mỗi một người trong Dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời của bản thân người ta khi còn sống. Mỗi một người khi còn sống, đều sẽ chảy nước mắt: hoặc vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương …

Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh, v.v…

Không phải mỗi người đều sẽ cam tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà. Bởi vì một đời này, sẽ luôn có người từng yêu không muốn quên đi. Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”.  Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.

Uống canh Mạnh Bà rồi, có thể quên đi hết thảy sầu khổ, buồn vui nơi trần thế, chỉ uống canh thuốc của bà, mối thù trong đời này kiếp này sẽ quên sạch đi, đến thế gian làm một con người hoàn toàn mới.

Những người mong nhớ, những người thống hận, đời sau đều sẽ là người xa lạ; loại canh khiến người ta gặp nhau mà chẳng biết nhau này chính là canh Mạnh Bà.

Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà



“Đi qua đầu cầu Nại Hà, một đi không ngoảnh đầu nhìn lại.”

Cây cầu chia thành ba tầng, tầng trên đỏ, tầng giữa màu vàng đen, tầng dưới cùng là màu đen, càng ở tầng thấp thì càng chật, càng hung hiểm vô cùng. Khi sống làm việc thiện thì đi tầng trên, người nửa thiện nửa ác thì đi tầng giữa, những người hành ác thì chính là đi tầng dưới cùng.

Bên dưới cầu là con sông có vô số cô hồn dã quỷ không được đầu thai; những quỷ hồn chết đuối kia đều là ở trên dưới nhịp cầu hoặc trái phải đầu cầu, mong tìm thế thân cho mình, để bản thân có thể đầu thai chuyển thế.

Những người đi tầng dưới sẽ bị quỷ hồn chặn lại, lôi vào trong sóng lớn bẩn thỉu, bị rắn đồng chó sắt cắn xé, chịu đủ thống khổ dày vò không được giải thoát.

Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng goi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.

Trong đó, người trời, A-tu-la là cõi người thuộc về ba đường trên, còn súc sinh, ác quỷ, địa ngục thì thuộc về ba đường dưới.

Còn về đi về cõi nào, là dựa vào nghiệp thiện ác tích được của vong hồn lúc còn sống mà phân loại. Người thiện nghiệp nhiều luôn luôn sẽ được bố trí ba đường trên, những người ác nghiệp nhiều luôn luôn được bố trí ba đường dưới.

Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc; những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.

Đây là truyền thuyết lưu truyền hàng ngàn năm nay. Khoa học ít nhiều đã chứng thực qua các công trình nghiên cứu rất nghiêm túc các hiện tượng như nhớ lại kiếp trước, nhớ lại những cảnh tượng mô tả dưới địa phủ sau khi chết đi sống lại, ở nhiều địa phương và quốc gia.

Theo bạn có tồn tại thế giới sau khi chết không?

Bất luận đáp án của bạn là gì, lựa chọn tốt nhất đều nên là hãy sống thật tốt trong hiện tại và nếu được, hãy tu tập tâm tính của bản thân để không phải hối hận về sau này.

14/01/2023

Hà Nội và miền Bắc Việt Nam khoảng năm 1900.

Tạp trí Đáng nhớ - Saigonxua

 

Loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về miền Bắc Việt Nam khoảng năm 1900.

Vùng ngoại ô Hà Nội.

Một khu chợ ở ngoại ô Hà Nội.

Phố Hàng Đào ở trung tâm Hà Nội.

Một con đường trong khu phố cổ Hà Nội.

Làng xóm bên sông ở Hà Nội.

Một góc hồ Gươm, Hà Nội.

Một góc hồ Gươm, Hà Nội.

Cảnh sinh hoạt bên bờ sông Hồng, Hà Nội.

Một con đường ở vùng nông thôn Hà Nội.

Bánh xe dẫn nước ở ngoại ô Hà Nội.

Trong vườn Bách Thảo, Hà Nội.

Trẻ em bơi lội dưới mương ở ngoại vi Hà Nội.

Tắm cho trâu ở vùng nông thôn Hà Nội.

Bên giếng nước của một ngôi chùa.

Con đường chính của làng Bưởi, làng nghề làm giấy dó nổi tiếng Hà Nội xưa.

Một khu nhà ở ngoại vi Hà Nội.

Rặng núi đá ở Kỳ Lừa tỉnh Lạng Sơn.

Thành Bắc Ninh.

Khu công thự bên đường xe lửa ở Bắc Ninh.

Ngư dân kéo lưới ở bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng.

Một ngôi đền ở Hài Phòng, gần nơi nhịp quay của cầu xe lửa đang được xây dựng.