18/01/2017

Băn khoăn tại sao bản đồ thường lấy hướng Bắc làm đỉnh ?

Sưu tầm từ nhiều nguồn

La Tierra desde el espacioBản quyền hình ảnhNASA

Hãy tưởng tượng là bạn từ trên vũ trụ nhìn xuống Trái Đất. Đâu là đỉnh của hành tinh này?
Nếu bạn nói là Bắc Cực, thì có lẽ bạn không phải là người duy nhất. Nhưng nếu suy xét thật chính xác, thì bạn trả lời chưa đúng.
Sự thật là tuy hầu hết mọi người đều tưởng tượng rằng thế giới này nằm ở vị trí Bắc Cực ở phía trên, nhưng chẳng có lý do khoa học xác đáng nào cho thấy phía bắc là mái nhà của thế giới cả.
Vì sao phía bắc lại được coi là ở phía trên? Đây là kết quả của sự kết hợp giữa lịch sử, vật lý học thiên thể và tâm lý học. Và nó dẫn tới một kết luận quan trọng: hoá ra cách chúng ta quyết định vẽ bản đồ thế giới đã tạo ra những hậu quả về cách chúng ta cảm nhận thế giới.

Khả năng định hướng

Việc hiểu được là mình đang đứng ở đâu trên thế giới là một kỹ năng sinh tồn căn bản. Đó là lý do khiến chúng ta, giống như hầu hết các giống loài khác, có những vùng não bộ đặc biệt có khả năng nhận biết, định hướng bản đồ về những thứ xung quanh.
Con người là loại động vật đặc biệt, có khả năng giao tiếp với nhau về khả năng nhận biết thế giới. Có lẽ ngoài con người thì chỉ có loài ong là có khả năng này.
Con người đã có lịch sử dài lâu với việc vẽ bản đồ - những bản đồ đầu tiên được phát hiện ra là những nét khắc lên vách hang động hồi 14 ngàn năm trước.
Trong các nền văn hoá khác nhau, con người đã vẽ bản đồ lên bàn đá, lên lá cói, lên giấy và nay là trên những màn hình máy tính.
Với lịch sử vẽ bản đồ dài lâu như vậy, có lẽ ta sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng chỉ mới vài trăm năm nay hướng bắc mới được thường xuyên chọn làm hướng phía trên của bản đồ.
Thật ra thì trong hầu hết lịch sử con người, hướng bắc hầu như chưa bao giờ được xuất hiện ở trên, theo Jerry Brotton, sử gia chuyên về bản đồ tại Đại học Queen Mary Univeristy, London và là tác giả cuốn A History of the World in Twelve Maps (Lịch sử Thế giới qua 12 Bản đồ), nói.
"Hướng bắc hiếm khi được đưa lên trên bởi một thực tế giản dị là hướng bắc chính là nơi bóng tối xuất hiện," ông nói. "Hướng tây cũng rất khó được chọn để làm hướng phía trên bản đồ, bởi hướng tây là hướng mặt trời đi mất."

Mapa KagnidoBản quyền hình ảnhWIKIPEDIA
Image captionBản đồ Kangnido, một bản đồ Triều Tiên chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ 1402

Vì sao Trung Quốc chọn hướng Bắc?

Điều khá gây ngạc nhiên là các bản đồ đầu tiên của Trung Quốc có vẻ như lại không theo khuynh hướng này.
Nhưng, như Brotton nói, ngay cả vào lúc Trung Quốc đã có la bàn thì đó cũng không phải là lý do khiến hướng bắc được để ở trên.
Các la bàn thời đầu của Trung Quốc thực ra được thiết kế để trỏ về hướng nam, là hướng được ưa hơn so với hướng bắc tối tăm.
Nhưng trong các bản đồ Trung Quốc, các vị hoàng đế sống ở miền bắc đất nước và luôn được đặt ở phía trên của bản đồ, còn những kẻ bầy tôi thì từ phía dưới ngước nhìn lên.
"Trong văn hoá Trung Hoa, Hoàng Đế nhìn về hướng Nam bởi đó là nơi gió thổi đến, là hướng lành. Hướng Bắc thì không thật tốt bởi mọi thần dân đều phải thần phục Hoàng Đế, cho nên tất cả đều phải ngước nhìn lên Hoàng Đế," Brotton nói.

Đông, Tây hay Nam, hướng nào mới là quan trọng nhất?

Do mỗi nền văn hoá lại có một cách nhận thức rất khác nhau về người hay vật mà con người cần ngước nhìn lên, có lẽ không phải là điều gì gây ngạc nhiên khi ta thấy không có mấy sự nhất quán trong việc lựa chọn hướng nào là hướng ở phía trên trong những tấm bản đồ sơ khai ban đầu.
Trong thời Ai Cập cổ đại, phần đỉnh của thế giới là hướng Đông, nơi mặt trời mọc.
Các bản đồ Hồi giáo thời đầu đặt hướng Nam lên trên, bởi hầu hết các nền văn hoá Hồi giáo thời đầu đều nằm về phía bắc của thánh địa Mecca, cho nên người ta liên tưởng tới việc nhìn lên hướng Nam, như trong tấm bản đồ dưới đây:

Muhammad Al Idrissi's map Tabula Rogeriana from 1154, upside down with north at the topBản quyền hình ảnhWIKIPEDIA
Image captionBản đồ Tabula Rogeriana của Muhammad Al Idrissi từ 1154, trong hình này là đã được lộn ngược lại để hướng bắc ở phía trên

Các bản đồ Thiên chúa giáo trong cùng kỷ nguyên này (được gọi là Mappa Mundi) thì đặt hướng đông ở trên, hướng về Vườn Địa đàng và đặt Jerusalem vào chính giữa.

The Hereford Mappa Mundi from 1300Bản quyền hình ảnhWIKIPEDIA
Image captionBản đồ Hereford Mappa Mundi từ 1300

Vậy từ khi nào mọi người cùng thống nhất chọn hướng Bắc làm phía trên của bản đồ? Có vẻ như đó là ý tưởng từ các nhà thám hiểm châu Âu như Christopher Columbus và Ferdinand Magellan, những người xác định phương hướng dựa vào sao Bắc Đẩu.
Nhưng Brotton nói rằng những nhà thám hiểm tiên phong này không hề nghĩ về Trái Đất theo cách đó.
"Khi Colombus mô tả thế giới là khi ông ấy dựa vào cách hiểu hướng Đông là phía trên," ông nói. "Colombus nói ông ấy đi về phía thiên đàng, cho nên về mặt tâm lý nhận thức là ông ấy dựa vào một tấm bản đồ thời Trung Cổ, mappa mundi."
Chúng ta nên nhớ rằng, Brotton nói thêm, thời đó, "không ai biết họ đang làm gì và họ đang đi về đâu."

Quy chuẩn đầu tiên

Bản đồ thế giới của Mercator, có từ 1569, gần như chắc chắn là thời điểm xác định việc chọn hướng Bắc làm hướng chuẩn để vẽ bản đồ.
Bản đồ của ông nổi tiếng là tấm bản đồ đầu tiên tính đến đường cong của Trái Đất, cho nên các thuỷ thủ có thể đi vượt biển tới những nơi xa xôi mà không bị ra khỏi bản đồ.
Tuy nhiên, một lần nữa Brotton nói rằng hướng Bắc cũng không đóng vai trò gì nhiều trong chuyện này.
"Mercator ước tính hai cực của Trái Đất là ở điểm vô hạn. Ông nói rằng việc mô tả của ông không thành vấn đề, bởi chúng ta không quan tâm tới việc ra khơi đi đến tận những chỗ đó. Hướng Bắc nằm ở trên, nhưng không ai bận tâm về Bắc Cực bởi chúng ta sẽ chẳng tới đó."
Ngay cả như vậy thì ông lẽ ra cũng có thể vẽ bản đồ theo hướng ngược lại. Có lẽ ông chọn cách lấy hướng Bắc làm chuẩn chỉ đơn thuần là bởi người châu Âu khi đó chủ yếu thám hiểm ở phần phía bắc bán cầu, nơi nhiều đất đông dân hơn nhiều so với phần phía nam.

Mapa MercatorBản quyền hình ảnhWIKIPEDIA
Image captionBản đồ thế giới Mercator 1569

Bất kể lý do là gì, việc chọn hướng Bắc làm hướng ở trên là một ý tưởng có vẻ bế tắc.
Ta hãy xem tấm ảnh chụp hồi 1973 của Nasa, rất nổi tiếng dưới đây. Bức ảnh được chụp với hướng nam nằm ở trên, bởi nhà du hành vũ trụ vào lúc chụp tấm hình thì đang bị xoay vòng vòng. Nasa quyết định lật ngược nó lại để mọi người đỡ nhầm lẫn, bối rối.

This image of Earth was photographed this way round, but flipped before publicationBản quyền hình ảnhNASA
Image captionẢnh do Nasa chụp hồi 1973

Khi bạn từ vũ trụ nhìn vào Trái Đất thì ý tưởng chọn hướng cụ thể nào đó làm hướng ở trên thậm chí lại còn ngớ ngẩn hơn nữa.
Sự thật là đúng như chúng ta đều đã được học ở trường, Trái Đất nằm ở vị trí xác định so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Và sự thật nữa là tấm hình dưới đây cũng có thể được lật ngược lại, hoặc đảo hướng để Mặt Trời nằm ở phía trên, hoặc ở phía dưới, tuỳ vào vị trí của bạn trong vũ trụ, nơi bạn nhìn vào hệ mặt trời.

Sistema SolarBản quyền hình ảnhNASA
Image captionVị trí các hành tinh trong hệ Mặt trời

Và nếu so sánh với phần còn lại của Dải Ngân hà, thì toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta lại nghiêng thêm 63 độ nữa.
Trong lúc các nhà thiên văn học thấy rằng các vì sao và các hành tinh luôn đứng trong những trật tự nào đó so với các vì sao, hành tinh láng giềng, thì Daniel Mortlock, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Imperial College London, nói rằng điều này chỉ đúng trong một quy mô nhỏ xíu nếu đem so sánh với cả vũ trụ rộng lớn.
"Trong phạm vi các nhà thiên văn học chúng tôi có thể nói được, thì thực sự là không hề có thứ 'trên' hay 'dưới' trong vũ trụ," ông nói.
Cho nên lời đáp cho câu hỏi Trái Đất có hướng nào là phía trên sẽ rất đơn giản: chẳng có hướng nào là ở trên cả, và chẳng có lý do xác đáng nào từ những phức tạp mang tính lịch sử để lại để cho rằng hướng Bắc chính là đỉnh của thế giới.

Thói quen định hướng và thói quen trong nếp nghĩ

Liệu nay đã phải là lúc để chúng ta nêu ra quan điểm khác về hành tinh của chúng ta so với những gì ta đã coi là quen thuộc?
Có lẽ vậy, bởi những bằng chứng về tâm lý học cho thấy thói quen coi hướng Bắc là phía trên mà ta đã quen chấp nhận có thể đang làm hỏng cách chúng ta suy nghĩ về việc coi cái gì là giá trị trên thế giới.

Foto del planetaBản quyền hình ảnhNASA
Image captionHình ảnh Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ

Một cách suy nghĩ mang đầy tính thành kiến là hầu hết mọi người đều cho rằng Bắc có nghĩa là 'lên' còn Nam có nghĩa là 'xuống'.
Brian Meier, nhà tâm lý học tại Đại học Gettyberg College ở Pennsylvania, cũng phát hiện ra rằng mọi người thường đón nhận một cách vô thức các từ ngữ có tính tích cực dễ dàng hơn là những từ ngữ tiêu cực.
Cho nên ông đặt câu hỏi về việc liệu hai thứ này, 'Bắc tương đương với lên' và 'tốt tương đương với lên', có ảnh hưởng tới giá trị mà con người mặc định thừa nhận ở những khu vực khác nhau trong cùng một bản đồ hay không.
Một điều khá rõ nhận thấy là khi được cho xem tấm bản đồ về một thành phố giả định và được hỏi họ muốn sống ở đâu, thì đa phần những người được hỏi sẽ chọn một khu vực ở phía bắc thành phố.
Và khi một nhóm người khác được hỏi nơi những con người giả định với những địa vị xã hội khác nhau sống ở đâu, thì họ sẽ chỉ trên bản đồ rằng những người giàu có nhất sống ở phía bắc còn những người nghèo nhất sống ở phía nam thành phố.
Cũng không phải là có gì quá mức khi nghĩ rằng con người ta thường ít quan tâm tới những gì xảy ra tại các quốc gia hay các khu vực nằm 'dưới' họ trên bản đồ hoặc trên thế giới.
Tin tốt là các thử nghiệm của Meier về mối quan hệ giữa 'Bắc' và 'tốt' đã bị bác bỏ bởi một thứ đơn giản - lộn ngược bản đồ lại. Cho nên có lẽ thế giới sẽ trở nên công bằng hơn nếu chúng ta nhìn bản đồ theo cách khác.
Các bản đồ có hướng Nam ở trên có khá nhiều trên mạng. Đó cũng là điều mà Mortlock mạnh mẽ hưởng ứng.
"Là một người Úc, tôi nghĩ rằng điều này cần phải được thực hiện thường xuyên hơn," ông nói. Hẳn là điều này sẽ khiến thế giới trông mới mẻ, một lần nữa trông như vẫn chưa được khám phá.

Sử dụng khăn ăn một cách lịch sự


   Khăn ăn là thứ không thể thiếu trong bàn tiệc, dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị vấy bẩn và lau miệng khi ăn. Có 2 loại thường được sử dụng là khăn vải và khăn giấy. Trong đó, khăn vải luôn được gấp cẩn thận, sử dụng tại nhà hàng sang trọng với nhiều món ăn phục vụ lần lượt, còn khăn giấy chỉ phù hợp trong các bữa ăn nhẹ hoặc cà phê sáng.
7-quy-tac-su-dung-khan-an-de-tro-thanh-nguoi-lich-su
Khăn ăn là thứ không thể thiếu trên bàn tiệc. 
Ảnh: Food Science.

   Dưới đây là 7 quy tắc sử dụng khăn ăn thực khách cần nhớ:
   Đặt khăn ăn trên đùi khi ngồi vào ghế. Nếu bạn ngồi cùng bàn với chủ nhân bữa tiệc, hãy đợi người đó trải khăn trước, sau đó bạn mới bắt đầu làm.
   Mở khăn nhẹ nhàng và quan sát kích cỡ của khăn. Không giũ để khăn rơi ra. Với khăn to, bạn chỉ mở một nửa, còn khăn nhỏ sẽ được trải ra hoàn toàn và phủ kín đùi của bạn.
   Tuyệt đối không quấn khăn quanh cổ hoặc nhét khăn vào giữa cổ áo. Nó sẽ khiến bạn trở nên nực cười trong mắt người khác.
7-quy-tac-su-dung-khan-an-de-tro-thanh-nguoi-lich-su-1
Tuyệt đối không nhét khăn vào cổ áo. Ảnh: Wikihow.
   Sử dụng khăn để lau miệng trước khi dùng đồ uống. Điều này giúp tránh vụn thức ăn dính trên miệng ly. 
   Vòng đánh dấu khăn ăn giúp bàn tiệc thêm thịnh soạn và tươm tất. Theo đó, khi tháo khăn ra khỏi vòng, hãy đặt chiếc vòng ở phía trên bên trái và lồng khăn vào vòng, đặt tại vị trí cũ sau khi dừng bữa.
7-quy-tac-su-dung-khan-an-de-tro-thanh-nguoi-lich-su-2
Vòng đánh dấu khăn ăn rất đa dạng về chủng loại và màu sắc. Ảnh: Jackson.
   Khi tạm thời rời khỏi bàn, gấp khăn ăn lại, để lên ghế hoặc phía bên trái đĩa.
   Kết thúc bữa ăn, gập khăn và để gần đĩa, giấu đi phần khăn bẩn đã sử dụng.

15/01/2017

Vẻ đẹp đầy đặn của người mẫu không theo mẫu


   Ai bảo người béo không làm được người mẫu nào? Hãy xem người mẫu béo nước Anh, bạn sẽ thấy cô vô cùng quyến rũ. Nhiều người phải xuýt xao với vẻ đẹp nóng bỏng, như "viên kẹo" xứ sở sương mù. Cô được mệnh danh là "người mẫu béo quyến rũ nhất thế giới".

Iskra Lawrence là nàng mẫu béo nổi tiếng trong cộng đồng mạng.

Dù thân hình khá "phì nhiêu" song bông hồng nước Anh vẫn được nhiều người hâm mộ dành tặng danh xưng "người mẫu béo quyến rũ nhất thế giới".

Vẻ đẹp gợi cảm đầy sức sống của nàng mẫu béo 9X khi diện bikini.

Đi ngược với trào lưu "cò hương" trong làng mẫu, Lawrence 
nhận được nhiều lời khen ngợi với ngoại hình đẫy đà, khỏe khoắn.

Cô là minh chứng hoàn hảo cho thông điệp 
những cô gái béo vẫn có thể trở thành người mẫu.

Iskra Lawrence khởi nghiệp từ những bức ảnh nổi tiếng trên mạng xã hội.

Tươi mới, gợi cảm và tràn đầy sức sống là những mỹ từ dành cho Iskra Lawrence.

Cô trở thành gương mặt được nhiều tạp chí săn đón. Người đẹp cho biết, những bức ảnh cô đăng tải trên mạng xã hội đều là tự nhiên và chưa qua chỉnh sửa.

Người mẫu 26 tuổi là hiện tượng mới trong làng thời trang xứ sở sương mù.

Nhiều phụ huynh đều lấy Iskra Lawrence làm hình mẫu lý tưởng cho 

con gái và đề cao vẻ đẹp hiện đại mà khỏe mạnh, gợi cảm như cô nàng.

14/01/2017

Kiến trúc cổ Việt Nam





Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam'

Iris Leung - BBC Travel


Dành cho các bạn không vào được trang http://www.bbc.com/vietnamese.

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là nơi sinh ra món phởBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là nơi sinh ra món phở

Khi chủ quán ăn David Huỳnh quyết định đi chuyến hành hương ẩm thực tới Việt Nam thì ông đi với đầu óc mở và lưỡi nếm sẵn sàng.
Chủ nhà hàng người Canada gốc Việt, mở quán Civil Liberties ở Toronto tìm cách phát triển thêm món ăn qua việc đi sâu tìm hiểu gốc gác của món này ở quê nhà. Cha mẹ ông từ Sài Gòn di cư tới Toronto trong chiến tranh Việt Nam, có nghĩa là ông đã quen với các các món ăn Nam Việt Nam. Nhưng ông muốn học thêm. Ông dự định mở cửa hàng phở ăn nhanh do cảm kích về cách chế biến và thưởng thức món ăn nổi tiếng này ở Việt Nam.
Phở, món quốc thực của Việt Nam, được ưa thích ở khắp Việt Nam và trên thế giới. Ở thể đơn giản nhất, phở là nước dùng thơm ngon đổ lên các sợi bánh tươi bằng gạo, trên cùng có chút hành lá, một số rau, và các lát thịt ngon ngọt. Trong khi phở bò được ưa chuộng nhất và được ăn ở mọi lúc trong ngày, thì phở gà cũng được yêu thích. Người ta bảo phở gà được tạo ra năm 1939 khi chính phủ muốn ngăn chặn việc giết bò bằng cách cấm bán thịt bò vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu. Vì nó không đậm bằng phở bò nên nó thường để ăn sáng. Nhưng phở có vô vàn cách biến thể và mỗi người có nơi ăn ưa thích riêng của mình.
Chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam kéo dài một tháng của Huỳnh đã đưa anh từ Bắc xuống Nam và qua các tỉnh ở miền trung để tìm món phở nào mà anh cho là lý tưởng.
Trước tiên anh dừng chân ở Hà Nội, nơi khai sinh ra món này vào đầu thế kỷ 20. Khi Huỳnh tới vào lúc 6 giờ sáng, vừa ra khỏi xe buýt giường nằm, anh được tiếp đón nồng nhiệt ở quán 10 Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, một quán bính dân chuyên bán phở bò mà các bạn ở Việt Nam khuyên nên đến.
“Bát phở làm chúng tôi tỉnh người. Chúng tôi đến lúc tinh mơ mờ đất và đây là điểm dừng đầu tiên ở Hà Nội. Ở đây chỉ có phở bò và tỷ lệ giữa thịt và bánh là mỹ mãn. Những thứ đi kèm là chanh, ớt, và trên bàn có hành muối mà trước đó tôi chưa từng thấy,” ông nói. Đi với phở đơn giản chỉ có hành lá, rau mùi, hành, chanh và ớt, tỷ lệ nước dùng và bánh là 2/1, nước dùng thì đơn giản nhưng đậm đà. Thế thôi,” ông nói.
Sự đơn giản của món này ở bắc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh sau 1954 và những năm sau thống nhất năm 1975. Trong thời gian đó, thực phẩm ở bắc Việt Nam phải định xuất và được Liên Xô trợ cấp, do vậy các cửa hàng phở là quốc doanh và bán phở với nước dùng nhạt nhẽo, bánh phở bằng gạo mốc và rất ít thịt.
Một số hàng rong có tiếng có nâng cấp món này tý chút, và Andrea Nguyen, tác giả cuốn “Vào Bếp Việt Nam” giải thích rằng có những quán phở “bí mật” bán bánh phở ngon cho “khách quen”. Những quán không có được bánh phở ngon thì chào mời món quẩy ăn phụ thêm để bù trừ. Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam trong nhiều thế kỷ, như việc người Việt cũng ăn cháo (món ăn sáng phổ biến của Trung Quốc) và ăn quẩy trong thời kỳ đó, do vậy ăn quẩy với phở cũng là tự nhiên.

Phở là món ăn nhanhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhở là món ăn nhanh

Khi phở trở lại với xuất xứ ban đầu của nó với những đổi mới trong cải cách kinh tế ở những năm đầu 1980 thì quẩy đã ở lại như bản di chúc của những thời kỳ khó khăn và ngày nay nó vẫn được ăn cùng với phở.
Vài hôm sau, Huỳnh được trải nghiệm một bát phở tuyệt vời nữa ở Blue Butterfly (69 Mã Mây) có đầu bếp là người Pháp. Mặc dù Huỳnh thích phở cổ điển Lý Quốc Sư hơn nhưng bánh phở ở Blue Butterfly có độ tinh tế hơn và nước dùng đậm hơn, gia vị tốt hơn; ta có thể thấy nó có “hơi hướng của đầu bếp được Pháp đào tạo”, ông nói.
Huỳnh thấy ngay là nước dùng là yếu tố then chốt của thành công của món tưởng chừng đơn giản này. Việc nấu nước dùng phải rất kiên nhẫn, cần đun từ 3 tiếng cho tới đun thâu đêm.
“Việc đun nước dùng lâu là bước quan trọng nhất trong việc làm phở. Trong khi phở gà chỉ cần đun xương gà lăm tăm từ 3 đến 4 tiếng, thì phở bò cần thời gian gấp đôi hoặc thậm chí suốt đêm.” Nguyễn Văn Khu, một đầu bếp ở Hà Nội, đã làm ở các nhà ăn hơn 10 năm, nói với tôi rằng thành phần truyền thống là sự kết hợp phức tạp các gia vị, gồm cả hoa hồi, quế, hạt tiêu rang, rễ rau mùi, sa trùng và hỗn hợp nướng của hẹ, hành và gừng.
Những xương trong đồ nấu có thể gồm cả vó bò, sườn bò và khớp xương mà nó, theo ông Khu, có nguồn gốc từ người Pháp ở đầu thế kỷ 20.
“Thực dân Pháp ở Bắc Việt Nam cho giết bò để làm thịt nướng và những món khác mà họ say mê. Xương xẩu và những thứ khó gậm được để lại cho đầu bếp Việt mà chẳng mấy họ tìm ra cách biến các thứ đầu thừa đuôi thẹo thành món phở ngon,” ông nói.
“Phở được bán như món ăn đường phố không đắt mà người bán thay đổi tùy theo bữa ăn, và những người thích phở đầu tiên chắc hẳn là những người làm việc trên thuyền buôn ngược suôi sông Hồng.”
Sự ưa thích phở nhanh chóng lan từ Hà Nội tới Sài Gòn (nay là TP HCM) mà ở đây người miền Nam tiếp thu nó với quan điểm hiện đại hơn.
“Người Hà Nội thích nước dùng trong không có mỡ, có rắc hành lá, húng Láng, một ít rau mùi, khi ăn có thêm ớt, dấm tỏi và nước chanh vắt. Nhưng ở Sài Gòn, nước dùng sánh hơn, mỡ hơn và ăn kèm với giá đỗ, húng ngọt, bạc hà, nước sốt chua ngọt, tương ớt, và họ cho thêm khá nhiều đường vào nước dùng,” ông Khu nói.
Trong chặng đi miền Nam, ông Huỳnh học thêm một lớp làm phở nữa ở Vietnam Cookery (26 Lý Tử Trọng, Bến Nghé, TP HCM) mà ông thấy có sự khác biệt rất lớn so với phở miền Bắc. Nó phong phú và ngọt vì cho thêm đường phèn vào nước dùng, và có thêm các miếng củ cải, giá đỗ, một số rau và sốt chua ngọt. Huỳnh thấy nó giống phở bán ở Bắc Mỹ.

“Việc chuẩn bị nước dùng lâu công là bước quan trọng nhất để làm phở.”Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption“Việc chuẩn bị nước dùng lâu công là bước quan trọng nhất để làm phở.”

“Gia vị ở miền Bắc thường nhẹ hơn và chú ý để nó tinh tế hơn. Với người không sành vị thì họ có thể nói nước dùng của miền Bắc là nhạt, nhưng hoàn toàn không phải thế. Phần cơ bản của nước dùng của miền Bắc và miền Nam là như nhau, nhưng họ dùng gia vị rất khác nhau,” Huỳnh nói.
Chuyến hành hương này cũng đưa ông tới Hội An, một thành phố cổ ở bờ biển miền Trung. Ở đây ông đã dùng thử một bát ở nhà hàng Morning Glory (106 Nguyễn Thái, Minh An) và thấy nó có vị ngọt như trước đó ông đã biết, nhưng cho biết là có thêm lạc rang, một thứ thường rắc lên các món bún/bánh canh ở Hội An.
Mặc dù là gốc miền Nam, đến cuối chuyến đi ông Huỳnh cảm thấy hiểu thấu hơn triết lý ẩm thực của miền Bắc. Ông ưa thích quan điểm cổ điển và đơn giản, và cảm kích việc chiến tranh và sự khan hiếm lương thực đã hình thành nên cách nấu nướng Bắc Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm, ông dự kiến sử dụng phương pháp Bắc Việt thuần túy nhất khi xây dựng thực đơn cho dự án mới của mình.
“Về phở, để chọn giữa Bắc và Nam, cái nào hơn, thì đúng là phở Bắc ngon hơn, mặc dù tôi là người Nam và quen với kiểu cách miền Nam,” ông nói.
Nhưng khi xét việc hình thành món ăn hình tượng này đã trải qua suốt thời chiến và thành phần nước dùng (mặc dù có sự khác biệt ở sản phẩm đầu ra) vẫn giữ được nguyên vẹn, ta mới rõ món phở này có nhiều cách thể hiện biết nhường nào.
Nó là món ăn của mọi người, thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nó có thể được dùng cho cả người thanh cảnh ở miền Bắc cũng như người nhạy bén hiện đại ở miền Nam. Trên hết, nó là hiện thân của lịch sử hiện đại của đất nước này và của tinh thần kiên cường và bất khuất của Việt Nam.

Năm người thầy trong cuộc đời

Sưu tầm từ nhiều nguốn


Trên đường đời, mỗi bước đi đều không hề dễ dàng, sẽ luôn có những vấp váp, tổn thương… Ở mỗi giai đoạn, sẽ luôn có những vị “thầy” xuất hiện giúp bạn vượt qua. Họ không ở đâu xa, nhưng bạn nhất định cần nắm chắc.

1. Tri thức

Người thầy đầu tiên, là tri thức.

Tri thức chính là bảo bối của vận mệnh, nó sẽ dạy bạn làm thế nào để thay đổi cuộc sống của mình!

2. Cảm hứng

Người thầy thứ hai, chính là cảm hứng.

Cảm hứng là người thầy tốt nhất của bạn, nó sẽ dạy cho bạn cách để theo đuổi lý tưởng của riêng mình.

3. Nỗ lực

Người thầy thứ ba, chính là nỗ lực.

Nỗ lực giúp bạn tiến về phía trước. Nó sẽ dạy cho bạn biết rằng đằng sau thành quả đạt được là những giọt mồ hôi!

4. Lạc quan

Người thầy thứ tư là lạc quan.

Lạc quan là vị thuốc tốt cho cuộc đời của bạn, nó sẽ dạy bạn biết làm thế nào để đối mặt với cuộc sống!

5. Tự tin

Người thầy thứ năm là tự tin.

Tự tin là bạn đã thành công một nửa, nó sẽ dạy cho bạn biết rằng chỉ cần một chút tự tin + nỗ lực = thành công!

Hãy thử kiểm tra con đường nhân sinh của bạn, xem thử có phải đã từng nhận sự trợ giúp của 5 người thầy này hay không?

Năm vị “thầy” này lúc nào cũng xuất hiện trong tâm chúng ta, là một phần trong sinh mệnh của chúng ta, chính là để giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vững vàng hơn trên con đường phía trước.

12/01/2017

5 loại binh khí nguy hiểm của Ninja Nhật Bản

Tổng hợp từ nhiều nguồn

   Nhiều vũ khí huyền thoại của Ninja Nhật Bản khiến kẻ thù khiếp sợ bởi chúng có khả năng gây sát thương lớn.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban

Manriki Gusari là một trong những vũ khí huyền thoại của Ninja Nhật Bản thường sử dụng. Với chiều dài khoảng 70 - 90 cm, Manriki Gusari là một sợi xích với hai đầu được thiết kế 2 vật nặng.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-2

Với kích thước nhỏ nhưng vô cùng linh hoạt nên Manriki Gusari thường được các Ninja ở Nhật Bản mang theo bên mình.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-3

Kama hay còn gọi là Liềm. Vũ khí huyền thoại này thực chất là một công cụ lao động của những người nông dân. Tuy nhiên, khi đem vào chiến đấu, nó đã thể hiện được khả năng sát thương cao.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-4

Ninja đã chế tạo Kama với tay cầm dài, lưỡi sắc nhọn. Vũ khí này được sử dụng trong cả tấn công lẫn phòng thủ hay khi trèo tường, lẻn vào hang ổ, sào huyệt của kẻ thù.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-5
Neko - te là một vũ khí nguy hiểm của các Ninja. Trong tiếng Nhật, neko có nghĩa là "con mèo", còn "te" là "bàn tay". Thông thường, các Ninja nữ thường sử dụng vũ khí có hình dáng giống bao tay với những móng vuốt kim loại sắc nhọn để có thể đeo vào tay làm vũ khí khi tấn công kẻ thù.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-6
Một ưu điểm khác của Neko - te là nó khá gọn nhẹ nên rất tiện dụng để các Ninja mang theo bên mình.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-7

Nhẫn Kakute là vũ khí thường được các Ninja đeo một hoặc hai chiếc ở ngón cái và ngọn giữa hay ngón trỏ. Nó thường được chế tạo từ sắt, có từ 1 - 3 đinh nhọn.

 Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-8

Trong một số trường hợp, Ninja có thể tẩm thuốc độc lên đinh nhọn của chiếc nhẫn Kakute khiến kẻ thù mất mạng nhanh chóng.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-9

Kusari-gama có một số điểm khá giống vũ khí Kama mà các Ninja sử dụng. Nó có một đầu là lưỡi hái trong khi đầu còn lại là một quả chùy. Hai đầu này được nối với nhau bằng một sợi dây xích sắt.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-10

Để sử dụng Kusari-gama, các Ninja sẽ thực hiện cuộc tấn công chí mạng khi ném một đầu của vũ khí này về phía kẻ thù. Nếu đòn tấn công này không hiệu quả khi kẻ thù không bị vô hiệu hóa ngay lập tức thì Ninja sẽ gặp bất lợi do vũ khí này quá dài nên sẽ mất thời gian để thu chúng về.