29/03/2022

Món ăn Sài gòn (một phần tỷ thôi)

Năm ngoài vào thăm Sài Gòn, ấn tượng lắm. Nhớ cảnh và người Sài Gòn và nhớ thêm những món ăn ở Sài Gòn riêng có (vì được chế biến theo giai vị người Nam - Sài Gòn rất hay).

Tất nhiên còn nhiều, nhiều lắm nhưng tớ chỉ loáng chút này thôi (không biết bây giờ còn không vì dịch dã mà). Xin giới thiệu tới các bạn:






































 









Đà lạt, nơi duy nhất ở Việt Nam ta, mùa hè có 5 sắc hoa Phượng

 ST trên net.

5 sắc hoa phượng cùng tụ hội ở thành phố Đà Lạt làm say lòng người yêu hoa mỗi dịp hè về: Đỏ thắm, tím biếc, vàng kiêu sa, hồng trang nhã và trắng tinh khôi

Phượng Tím

 





Phượng Vàng

Phượng vàng (có nguồn gốc từ Brasil) là một trong những loài cây khá hiếm ở Việt Nam, đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt – Lâm Đồng. Loài phượng vỹ này cùng họ với cây phượng đỏ; thân, lá, hoa gần giống như phượng đỏ; thời gian nở hoa cũng vào mùa hè.

Khi phượng vàng nở rộ, các đóa hoa ken dầy kết thành những chùm sum suê màu vàng tươi trông thật cuốn hút, sau đó nhẹ nhàng rơi theo làn gió dệt nên những thảm hoa vàng trên cỏ xanh. Miền đất cao nguyên này còn có loài phượng vàng khác thuộc họ đậu nở hoa vào mùa xuân.




Phượng Đỏ

Phượng vĩ đỏ rực vốn là đặc sản vùng nhiệt đới nhưng những thập niên gần đây cũng đã nở hoa ở Đà Lạt vào mùa hè, mùa nóng nhất trong năm, góp thêm một sắc màu tươi thắm cho Đà Lạt. Phượng đỏ nở hoa ở Đà Lạt cũng là dấu hiệu cho thấy xứ lạnh đang ngày càng nóng lên.





 

Phượng Hồng

Hiện phượng hồng đang nở hoa sum suê trong công viên đầu đường Nguyễn Du, nơi tiếp giáp với đường Quang Trung. Loài phượng với sắc hồng trang nhã này làm phong phú thêm bộ “sưu tập” hoa phượng độc đáo trên cao nguyên.

Đây vốn là loài hoa dại trong các cánh rừng ở Tây Nguyên, được di thực về trồng trong công viên nhiều năm qua, mỗi độ hè về lại khoe sắc thắm, thu hút các loài chim đến hút mật, hót líu lo.




 

Phượng Trắng

Quý hiếm nhất là loài phượng trắng. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một cây phượng trổ hoa trắng tinh khôi trên đường Phù Đổng Thiên Vương (TP Đà Lạt). Tiến sĩ sinh học Hà Ngọc Mai cho biết đã mua cây phượng hiếm hoi này trong một vườn cây cảnh ở Sydney (Australia) cách đây hơn 20 năm. Người bán hoa nói rằng đây là cây được ghép bởi phượng tím và cây phượng bị đột biến cá thể có hoa trắng trong rừng.

TS Mai cũng đã thu hạt của cây phượng trắng và tiến hành nhân giống để tặng bạn bè và cung cấp cho người yêu hoa ở một số tỉnh thành trong nước. Nhiều cây phát triển tốt nhưng trổ hoa màu tím chứ không có được sắc trắng tinh khiết như cây mẹ.

 




Phượng tím

Nhiều du khách chọn mùa phượng tím đến Đà Lạt, để được chụp ảnh với những tán hoa phượng tím ngát. Loài hoa màu xanh tím dịu dàng này được cố kỹ sư Lương Văn Sáu mang hạt giống từ Pháp về trồng vào năm 1962.

Điều nan giải là cây ra hoa nhưng không cho quả, không có khả năng sinh sản tự nhiên bởi phượng tím cần những chú chim mỏ công đưa phấn vào đài hoa để thụ phấn nhưng tiếc thay, loài chim này không có ở Việt Nam.

Sau hơn 30 năm không ngừng tìm kiếm, học hỏi qua sách báo, Kỹ sư Sáu mới thành công trong việc nhân giống bằng biện pháp chiết cành để Đà Lạt rợp trời hoa phượng tím.

Phượng tím làm nên một mùa hoa ấn tượng ở Đà LạtSự phong phú sắc màu hoa phượng trên cao nguyên Đà Lạt, là kết quả dày công tìm tòi, nghiên cứu của các nhà sinh học, những nghệ nhân đầy tâm huyết và có tình yêu sâu nặng với xứ sở ngàn hoa.






 

Đôi chút về nước mắm truyền thống

 


Mình là người Việt nên rất nghiện nước mắm. Đa số các món chấm mình đều dùng nước mắm dù được cảnh báo là không nên, ví dụ: bánh trưng, thịt gà… Nên viết về nước mắm cũng là sự tri ân với nó.

Có thể các bạn đã sử dụng nước mắm làm gia vị cho món ăn của mình từ rất lâu, nhưng liệu bạn đã biết hết những điều thú vị về nước mắm chưa? Mình sưu tầm trên net một ít thông tin để chia sẻ.

Nước mắm cá cơm thơm ngon nhất vì cá cơm là loại cá ăn tầng nổi, ít mỡ, khi sản xuất nước mắm sẽ không nổi váng mỡ lên, không có mùi ôi khét như các loại cá khác. Cá cơm thủy phân triệt để hơn các loại cá khác nên sau thời gian ủ từ 6 – 12 tháng, nước mắm đã không còn mùi tanh hôi nữa.

Nước mắm đầu tiên gọi là nước mắm cốt, mắm nhỉ. Sở dĩ gọi là mắm nhỉ, vì khi đó nước mắm được ủ 1 – 2 năm, thu hoạch từng giọt đầu tiên, thơm ngon quý giá lắm, bây giờ không có trên thị trường đâu, mà người làm nước mắm cất kỹ để dùng riêng nhé, thứ nữa là người dùng hiếm có người phân biệt được.

Mắm nhỉ

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107: 2003, nước mắm được chia thành 4 loại:

- Loại đặc biệt: Có độ đạm >30N g/l.

- Loại thượng hạng: Có độ đạm >25 N g/l.

- Loại hạng 1: Có độ đạm >15N g/l.

- Loại hạng 2: Có độ đạm >10N g/l.

Dưới 10 độ đạm, không được gọi là nước mắm, mà chỉ là nước chấm.

Không phải cứ độ đạm cao thì tốt vì khi ủ nước mắm, đạm cá phân hủy thành nhiều loại axit amin, đó là đạm hữu cơ, cũng có một phần đạm cá phân hủy thành Amoniac, muối Amonium, là đạm vô cơ. Đạm tổng là tổng của hai loại đạm nói trên, được thể hiện trên bao bì chai nước mắm.

Chỉ có đạm hữu cơ là tốt cho sức khỏe và mang lại hương vị đậm đà thơm ngon cho nước mắm. Nước mắm truyền thống cũng không đạt được độ đạm quá 40N g/l. Do đó, nên chọn nước mắm có độ đạm hữu cơ cao chứ không phải độ đạm tổng cao.

Nước mắm có độ đạm tổng cao thường được bổ sung ure, mì chính, hoặc được cô đặc chân không, không còn thơm ngon nguyên chất.

Muối biển tinh khiết sẽ cho ra nước mắm ngon nhất vì muối biển tinh khiết thường có nồng độ NaCl trên 95%, phải được lưu kho ít nhất một năm để vị mặn, đắng và chát chảy hết đi, khi đó, muối sẽ đem lại hương vị mặn ngọt dịu cho nước mắm.



Nên cho nước mắm vào món ăn trước khi tắt lửa. Không nên ướp thịt bằng nước mắm, sẽ làm thịt bị cứng.

Với các món canh, thịt, xào, chỉ nên cho nước mắm vào sau cùng, trước khi bắc xuống khỏi bếp khoảng 1 phút để giữ lại dinh dưỡng và vị ngọt của nước mắm.

Không thể dùng nước mắm thay đạm thịt, cá vì mặc dù nước mắm có độ đạm tương đối, nhưng không thể dùng nước mắm thay cho đạm thịt, cá, do nước mắm là gia vị dùng để nêm nếm cho thức ăn thêm thơm ngon nên chúng ta chỉ có thể dùng một lượng rất ít, không đủ cung cấp đạm cho cơ thể, và không thể thay thế đạm thịt cá.

Nước mắm đổi màu là bình thường do lâu ngày có thể bị oxy hóa, nước mắm truyền thống thường không chứa chất tạo màu, do đó, nếu nước mắm bị đổi màu thì đó là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng chất lượng nước mắm.

Asen trong nước mắm truyền thống không đáng lo ngại nó làm từ thủy sản, vốn dĩ đã chứa thành phần asen tự nhiên, độ đạm càng cao càng nhiều asen.

Asen là kim loại nặng có hai dạng là asen hữu cơ và vô cơ. Asen từ thủy sản là asen hữu cơ, không gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, asen vô cơ sẽ gây hại.

Không nên bảo quản nước mắm trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có thể làm muối lắng xuống đáy chai nước mắm, phần nước mắm bên trên sẽ bị nhạt và không được bảo quản tốt. Khi đó axit amin sẽ chuyển sang màu đen do bị phân hủy.

Không phải nước mắm truyền thống nào cũng nặng mùi do trong thời gian ủ, sử dụng muối bão hòa một lần sẽ ức chế thành phần và vi khuẩn gây mùi trong cá, do đó, nước mắm truyền thống thường không có mùi thối của cá ươn.

Ngược lại, nếu dùng phương pháp đánh khuấy, cho muối nhiều lần thì sẽ khó ức chế vi khuẩn gây mùi, hoặc dùng cá ươn để làm nước mắm, nước mắm sẽ có mùi hôi đặc trưng của cá ươn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn và sử dụng nước mắm đúng cách.


Nước mắt của Đức Phật

  


Trong những năm quảng truyền Phật Pháp, Đức Thích Ca Mâu Ni phải đối mặt với sự can nhiễu của rất nhiều quỷ ma, nhưng mỗi lần như vậy lại là một lần Ngài thể hiện uy đức và sức mạnh của Phật Pháp.

Một lần khi Phật Thích Ca Mâu Ni chuẩn bị thuyết Pháp, quỷ vương dẫn theo con cháu đến đấu pháp với Ngài.

Quỷ vương nói: “Ta sẽ phái người đến phá hoại giáo đoàn của ông bằng những con dao dài”.

Phật Thích Ca Mâu Ni đáp: “Dùng dao dài có thể làm thân thể đại chúng bị thương, nhưng không thể lay động niềm tin kiên cố của họ đối với Phật Pháp”.

Quỷ vương lại nói: “Ta sẽ lan truyền tin đồn xấu về ông khắp nơi, làm tổn hại danh tiếng của ông, khiến người ta tránh xa ông”.

Đức Phật lại mỉm cười và nói: “Chỉ trích, vu khống, hay phỉ báng không thể làm tổn hại một vị Thánh, giống như trong cõi hư không rộng lớn, những lời bôi nhọ là mũi tên bắn tên lên trời rồi rơi xuống đất”.

Bất luận quỷ vương dùng những thủ đoạn nào để làm tổn thương Đức Phật, Ngài đều đáp lại bằng một nụ cười.

Quỷ vương lại nói: “Ông luôn muốn giáo hóa hết thảy mọi chúng sinh, phải không?”.

Đức Phật nói: “Đúng vậy”.

Quỷ vương nham hiểm nói: “Vậy thì, đợi đến thời mạt Pháp, ta sẽ sai con cháu của ta xuất gia, làm đệ tử của ông, mặc áo cà sa, làm bại hoại Phật Pháp của ông. Chúng ta sẽ xuyên tạc kinh sách, phá vỡ giới luật, làm những điều trái với luân thường đạo lý và làm hoại Pháp, như thế chúng ta có thể đạt được mục đích mà hôm nay dẫu có dùng vũ lực cũng không đạt được”.

Đức Phật nghe những lời ấy, Ngài trầm ngâm không nói gì, một lúc lâu sau hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Chúng quỷ nhìn thấy cười phá lên một cách thích thú và bỏ đi.

Nước mắt của Đức Phật nói với chúng ta rằng: Hãm hại từ bên ngoài không thể đánh gục một đoàn thể một khi người ta có được sự kiên trì bền bỉ từ bên trong.

Nhìn thấu quỷ kế của quỷ vương, Đức Phật đã rơi lệ.

 Ngài biết rằng người phàm trần khó có thể phân biệt được chính hay tà, chân tu hay giả tu, nên mới dễ dàng bị lừa dối bởi những kẻ khoác áo cà sa nhưng thực tế lại làm những điều của ma quỷ. Bởi vậy yêu ma mới có cơ hội mà qua mắt người trần, và đạt được mục đích phá hoại.

Đức Phật từng nói: Sư tử bị côn trùng làm cho nhức nhối, nó liền tự cắn vào da thịt mình. Sư tử cho dù dũng mãnh đến đâu, thì cũng đành phải bó tay bất lực trước những con côn trùng trên thân thể.



 

 

 

28/03/2022

Mê-Ngộ

 



 Nguyễn Bảo Sinh

Khi mê bùn chỉ là bùn

Ngộ ra mới biết trong bùn có sen

Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

Khi mê dâm chỉ là dâm

Ngộ ra mới biết trong dâm có tình

Khi mê tình chỉ là tình

Ngộ ra mới biết trong tình có dâm

Khi yêu cái xích dưới chân

Thì xiềng xích ấy là thần Tự do.