30/12/2014

Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay

Thị trấn du lịch Sapa, Lào Cai hiện lên thật đẹp và quyến rũ khi chụp ảnh từ trên cao.

Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, cách TP Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km. Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm tại độ cao lớn nên không khí mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là 15 °C.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Khu vực chợ tình nằm ở trung tâm thị trấn Sapa. Chợ tình diễn ra vào tối thứ 7, sáng chủ nhật sẽ có phiên chợ buôn bán đầy đủ các mặt hàng. Người tham dự chợ chủ yếu là người H'mong, Dao, Tày, Giáy...
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Nhà thờ đá Sapa (còn gọi nhà thờ Đức Mẹ Mân) góc nhìn từ trên cao. Nhà thờ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Với tổng diện tích khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2 bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Dãy núi phía xa là Hàm Rồng (nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn). Núi Hàm Rồng nằm ở độ cao 1.850 m so với mực nước biển. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên, đây là một trong những địa điểm di lịch nổi tiếng của Sapa.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Trạm nghỉ dừng và khu vườn địa lan và các loại hoa khác trên đường lên đỉnh Hàm Rồng. Toàn bộ khu du lịch được khởi công vào năm 1996, có diện tích 148 ha.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Hồ Sapa nằm sát liền kề các khu hành chính của thị trấn Sapa. Đây được coi là lá phổi xanh của thiên đường du lịch này, du khách lưu trú tại nhà nghỉ xung quanh, phóng tầm mắt ra hồ giữa tiết trời 2-3 độ C là một cảm giác thú vị.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Những dãy nhà thuộc khu hành chính Sapa nằm sát nhau được xây dựng quy củ.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Cách trung tâm thị trấn Sapa không xa là các điểm du lịch nổi tiếng như Tả Van, Bản Hồ, Trung Chải, Cát Cát... đây là những địa điểm được quy hoạch trở thành các bản du lịch.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Những mảng màu của ruộng bậc thang hiện lên thật đẹp từ chiếc camera bay.

Mỹ-phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?


   Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những “cá mập tài chính” làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.
   Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ “gia truyền” của Mỹ-phương Tây. Nói là “gia truyền” vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ “knock out” Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những “cá mập tài chính”.
   Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát.
   Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng. Tuy nhiên, ngày 18/12, Putin trong cuộc họp với hơn 1200 phóng viên báo chí vẫn tươi cười và cho rằng: “Nền kinh tế Nga như hiện nay thì chỉ chừng 25-30% là do Mỹ-EU cấm vận và giá dầu giảm”. Vậy còn 70% là tại đâu? Có liên quan gì đến “những cá mập tài chính”?

1- Doanh vụ chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính(!)
   “Trước đây, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) - điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính" của châu Âu, Mỹ.
   Khi Mỹ-phương Tây ra đòn, đồng ruble bất ngờ giảm sút, nhưng ngân hàng trung ương không làm gì được để duy trì tỷ giá đồng ruble, xuất hiện những tin đồn đại rằng Nga không có dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá đồng ruble. Những tin đồn này và tuyên bố của Putin rằng ông sẵn sàng và sẽ bảo vệ người dân sử dụng tiếng Nga ở Ucraina đã đưa đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và "những cá mập tài chính" bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.
   Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi "những cá mập tài chính" nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và bây giờ Nga kiếm được hơn 20 tỷ dollars. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nhiều 20 tỷ dollars là người Nga đã lấy lại hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga, giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó, còn những "cá mập tài chính" của châu Âu, chỉ trong vài phút họ đã bị mua sạch các cổ phần và không còn doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt”. (theo Kichbu)
   Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật. Tuy nhiên, doanh vụ tiếp theo của Nga sau đây là hiện thực.

2- Dùng vàng để triệt tiêu sự thống trị của dollars


   Trong thế giới tài chính, vàng được coi như antidoollars (kháng dollars), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố thì chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của dollars. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được dollars để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.
   Nhưng là quốc gia bá chủ thế giới, Mỹ buộc thế giới phải coi tờ dollars của Mỹ là thứ giao dịch mạnh nhất, có giá trị nhất và thực tế, với một nền kinh tế hàng đầu thế giới, dollars của Mỹ có sức mạnh như hiện nay là tất yếu. Và đương nhiên, để bảo vệ quyền thống trị của dollars trên thị trường tiền tệ toàn cầu, Mỹ có những chính sách, luật, để “đàn áp” buộc giá trị vàng phụ thuộc vào dollars tức phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Mỹ.
   Năm 1971, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đóng “cửa sổ vàng”, chấm dứt việc trao đổi tự do vàng với dollars.
   Năm 2014 khủng hoảng Ukraine, Mỹ-phương Tây, bằng các nổ lực và nguồn lực của mình đã can thiệp vào giá dầu và vàng để làm tăng sức mạnh của dollars nhằm đánh sập nền kinh tế Nga. Tổng thống Nga V. Putin lập tức mở “cửa sổ vàng” bắt đầu trao đổi tự do giữa vàng và dollars mà không cần “xin phép Mỹ”.
   Thứ nhất, về xuất khẩu. Nga không coi dollars là phương tiện thanh toán cuối cùng, không coi dollars là nguồn tích lũy chính mà thay vào đó là VÀNG. Tiền dollars thu được từ bán dầu, khí đốt…cho phương Tây đều được Nga quy ra vàng và biến thành vàng ngay và luôn.
Điều thú vị, trớ trêu ở đây là Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng dollars, mà giá trị thực của dollars đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng (giả tạo), trong khi đó, Nga thì sử dụng tiền dollars thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp giả tạo đó. Rốt cuộc, “Nga đã đưa Mỹ-phương Tây vào vị trí của một con rắn, mạnh mẽ và siêng năng nuốt đuôi của chính mình”. Đây là lời bình mà tôi cho rằng hay nhất trong năm bởi Golbal Research thay vì như “tự ghè đá vào chân mình”, “gậy ông lại đập lưng ông”…
   Chúng ta còn nhớ, vào những năm 70-80, Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ, vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã trắng trợn “quịt” 50% số nợ với Nhật.
   Mỹ tuy chưa làm được điều này với Trung Quốc nhưng hơn 3000 tỷ dollars trái phiếu sẽ bị FED thao tác “bốc hơi” lúc nào là chuyện dễ như trở bàn tay. Trung Quốc thừa biết nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên buộc phải chấp nhận “lót tay”, chấp nhận có thể bị “quỵt nợ” ,“cố đấm ăn xôi”mà thôi.
   Rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đã đem của cải, tài nguyên của mình đổi lấy những tờ dollars của Mỹ, do Mỹ in và phát hành, nhưng Nga thì không, Nga đem những thứ đó để đổi lấy vàng. Đây là những con số nói lên tất cả: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua. Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Trong quý 3 năm nay, khi giá vàng đã giảm 1,9%, tất cả ngân hàng trên thế giới mua vào 93 tấn thì Nga chiếm một con số kinh ngạc là 55 tấn.
   Thứ hai là về thanh toán nhập khẩu. Nga tuyên bố thanh toán bằng vàng được quy đổi theo dollars. Tuyên bố này gửi đến các nước BRICS và Trung Quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố “Dừng việc tăng dự trữ quốc gia bằng đồng dollars”. Điều này có nghĩa là cũng như Nga, vẫn chấp nhận lấy dollars làm phương tiện trung gian thanh toán hàng hóa, nhưng sau đó sẽ loại bỏ nó bằng một thứ khác trong cơ cấu dự trữ quốc gia.
   Có thể nói quan hệ Nga-Trung được coi là thành công nhất trong vụ hạn chế, tiến tới triệt tiêu sự bá chủ của đồng dollars mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Hàng hóa của Trung Quốc và năng lượng của Nga được thanh toán cuối cùng bằng vàng. Trong cuộc chơi này, trong rổ tiền tiền tệ của nhóm nước BRICS sẽ không có sự xuất hiện của đồng dollars.
   Châu Âu phải mua năng lượng của Nga bằng vàng và mua hàng hóa của Trung Quốc cũng phải bằng vàng và chắc chắn lúc đó vàng từ nguồn dự trữ của phương Tây sẽ chảy vào kho của các quốc gia BRICS, những quốc gia mà họ không dùng đồng dollars làm phương tiện thanh toán cuối cùng.
   Vàng không dễ sản xuất như in ấn dollars, với sự giảm mạnh lượng dự trữ vàng hiện nay, phương Tây chỉ có thể chờ ngày dollars rời khỏi vũ đài lịch sử khi nó không còn là một phương tiện thanh toán, dự trữ cuối cùng cho các quốc gia trên thế giới. Những gì Nga và Trung Quốc đang làm cùng các nước BRICS đã thực sự thay đổi dần vị thế, vai trò của đồng dollars trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.
   Khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất, Liên Xô lúc đó, đã bán vàng trong kho của mình. Kết quả là Liên Xô bị tan rã. Mỹ-phương Tây lên ngôi, đồng dollars đã trở thành chúa tể thế giới.
   Còn bây giờ, khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình. Kết quả sẽ ra sao? Đó sẽ là sự sụp đổ sự bá quyền của dollars-dầu lửa, mô hình thống trị thế giới của Mỹ-phương Tây?
   Mỹ và phương Tây sẽ làm gì? Theo truyền thống, để loại bỏ mối đe dọa quyền bá chủ và lợi ích quốc gia, Mỹ-phương Tây sẽ tiến hành lật đổ chế độ Nga-Putin (cách mạng màu) hoặc tấn công bằng quân sự vào Nga, nhưng cả hai cách này xem ra đều không thể.
   Mỹ-phương Tây đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tuyệt vọng trong “cái bẫy vàng” tiền tệ của Putin sau khi đã quá hiểu quy tắc vàng: “Ai có nhiều vàng ra những quy định” và chưa biết làm gì để thoát ra.

Lê Ngọc Thống (Tổng hợp và bình luận)

28/12/2014

Kỹ năng của lính đặc nhiệm áp dụng trong cuộc sống


Một thành viên của đội đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ chia sẻ thói quen về cách suy nghĩ và tổ chức công việc trong chiến đấu, qua đó giúp cuộc sống của mọi người thành công hơn, mà từ đó có thể giúp ích cho cuộc sống thường ngày.

Thực ra, trong cuộc sống thường ngày, những người đã trải qua quân ngũ, trong các đơn vị tác chiến đặc biệt đều giữ được các thói quen này như là một bản năng, dù rằng với họ, thói quen đó không đem lại lợi nhuận mà chỉ là 1 khả năng tồn tại khả dụng nhằm tránh được tối thiểu rủi ro mà thôi (TuanLong).

Lòng trung thành

Lòng trung thành không chỉ là tiêu chuẩn trong môi trường quân đội mà mọi công việc đều cần có đức tính đó.

Trong một tổ chức, doanh nghiệp hay một nhóm nghiên cứu có thể thành công nếu mọi thành viên đều có lòng trung thành.

Trung thành với đội trong môi trường hợp tác chặt chẽ có lẽ là một triết lý chết chóc, nhưng đó là yêu cầu hàng đầu đối với một đặc nhiệm.

Ví dụ, lính đặc nhiệm phải cung cấp cho đội sự hỗ trợ vô điều kiện và không bao giờ đẩy một thành viên trong đội vào tình huống khó khăn vì lòng ích kỷ cá nhân.

Coi trọng người khác hơn bản thân

Trong môi trường chiến đấu đặc biệt của Navy SEAL, các binh sĩ luôn phải đặt nhiệm vụ lên hàng đầu.

Thói quen của họ cho thấy, trong cuộc sống thường ngày nếu mọi người đều vì mục tiêu chung thì chắc chắn sẽ thành công.

Hãy thức dậy mỗi ngày và tự hỏi, bạn sẽ làm gì để tăng thêm giá trị cho đội của bạn, chẳng hạn như tăng cường sự hỗ trợ của bạn đối với kế hoạch.

Bạn phải khắc phục những thách thức về sự sợ hãi mà các thành viên trong đội có thể gặp. Ví dụ như những câu nói: "Vâng, tôi thực sự cần sự giúp đỡ của bạn cho kế hoạch tối nay".

Suy nghĩ kỹ

Áp dụng những thói quen của Navy SEAL vào cuộc sống có thể giúp cho mọi người thành công hơn trong công việc.

Những sai lầm của Navy SEAL thường phải trả giá bằng tính mạng của chính họ, đồng đội hay sự thất bại của nhiệm vụ.

Do đó, họ luôn phải suy nghĩ về những điều đã xảy ra, đặc biệt là những sai lầm để không lặp lại nó.

Trong cuộc sống nếu mọi người luôn suy nghĩ về những gì đã xảy ra sẽ cho phép họ không lặp lại những sai lầm của quá khứ.

Con người thường mất quá nhiều thời gian để phân tích hành động của họ, nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn có thể khai thác kỹ năng này vào một cái gì đó có giá trị cao.

Suy nghĩ về những sai lầm của mình đảm bảo cho bạn không lặp lại điều đó trong tương lai.

Tổ chức công việc

Tổ chức công việc là một kỷ năng quan trọng không chỉ đối với các lính đặc nhiệm mà của tất cả mọi người.

Họ thường xuyên thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm nên mọi thứ phải được lên kế hoạch một cách chi tiết.

Từng thành viên trong đội phải tuân theo kế hoạch từ đầu cho đến kết thúc nhiệm vụ.

Một số người trong chúng ta bẩm sinh đã có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học. Một số người cần phải tập thói quen lập kế hoạch. Bạn phải tìm ra một quá trình tổ chức công việc cho bạn.

Tôi đã biết nhiều người thường đặt ra một cái gì đó về danh sách công việc mà họ phải làm sau đã đạt được một số thành tựu nhất định. Dù hệ thống của bạn như thế nào, hãy làm cho nó phục vụ bạn.

Hiểu biết không bao giờ đủ

Bất kỳ thành viên trong đội cần phải hiểu rằng, quá trình đào tạo không bao giờ giúp bạn hiểu biết hết mọi thứ, ngay cả trong đội SEAL, đội ngũ của những người ưu tú.

Sau mỗi nhiệm vụ lại phát sinh những vấn đề mới, do đó đào tạo liên tục trong suốt quá trình làm nhiệm vụ là điều cần thiết để mỗi thành viên hoàn thiện kỷ năng bản thân.

Những người cho rằng, họ biết tất cả mọi thứ nên loại ra khỏi đội ngũ.

Những người dành nhiều thời gian ở trong và ngoài nơi làm việc để tìm kiếm và phát triển các kỹ năng của họ sẽ mang lại động lực cho sự tiến bộ của toàn đội.

Đi vào chi tiết

Chú ý đến từng chi tiết là một trong những cách để nhóm của tôi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng có được điều đó.

Sự thiếu chú ý của cá nhân trong vụ việc ở Iraq có thể đã dẫn đến hậu quả thảm khốc. Đừng hỏi bạn sẽ làm gì hôm nay để thành công, hãy hỏi bạn sẽ làm điều đó như thế nào.

Không bao giờ thỏa mãn

Luôn luôn đẩy mình vượt qua sự thỏa mãn của bạn. Nếu bạn làm điều này một cách liên tục với một công việc mà bạn đưa vào, ranh giới đó sẽ tiếp tục được mở rộng.

Quá trình này sẽ đảm bảo bạn đang liên tục tối đa hóa tiềm năng của bạn mà điều đó sẽ tác động tích cực đến nhóm của bạn.

 




26/12/2014

DANH SÁCH CÁC VỊ VUA - CHÚA VIỆT NAM TA TỪ KHI HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẾN HẾT THỜI KỲ QUÂN CHỦ



Cố công tìm kiếm và tập hợp từ nhiều nguồn để mạo muội cung cấp ra đây một phần lịch sử nước nhà qua Danh sách các vị Vua – Chúa Việt Nam từ khi lập nước đến hết thời kỳ quân chủ nhằm để khỏi hổ câu “Dân Ta chỉ thuộc sử Tàu”.
Ở đây, do kiến thức hạn hẹp và nông nổi nên chắc sẽ có thiếu xót, rất mong được lượng thứ và bổ sung cho hoàn chỉnh hơn.
  
1- HỒNG BÀNG
- Kinh Dương Vương (Lộc Tục), thế kỷ thứ 7 TCN.
- Lạc Long Quân (Sùng Lãm).
- Hùng Vương thứ 1, thế kỷ thứ 7 TCN.
- Hùng Vương thứ 2 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 3 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 4 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 5 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 6 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 7 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 8 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 9 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 10 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 11 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 12 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 13 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 14 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 15 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 16 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 17 (không rỏ).
- Hùng Vương thứ 18, năm 208 TCN.

2- NHÀ THỤC: An Dương Vương (Thục Phán), 208-179 TCN.

3- NHÀ TRIỆU
- Triệu Vũ Đế (Khai Thiên Thế Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế – Triệu Đà), năm 179-137 TCN.
- Triệu Văn Vương (Văn Đế – Triệu Hồ, Triệu Mạt), năm 137-125 TCN.
- Triệu Minh Vương (Minh Đế – Triệu Anh Tề), năm 125-113 TCN.
- Triệu Ai Vương (Ai Đế – Triệu Hưng), năm 113-112 TCN.
- Thuật Dương Vương (Triệu Kiến Dức) 112- 111 TCN.

4- TRƯNG VƯƠNG (Trinh Linh Chi Phu Nhân – Trưng Trắc), năm 40-43.

5- NHÀ TIỀN LÝ
- Lý Nam Đế (Nam Việt Hoàng Đế, hiệu Thiên Đức – Lý Bí, Lý Bôn), năm 544-548.
- Triệu Việt Vương (Nam Việt Quốc Vương Thánh Liệt Thần Vũ Khai Cơ Minh Đạo Hoàng Đế – Triệu Quang Phục), năm 548-571.
- Đào Lang Vương (Lý Thiên Bảo), năm 549-555.
- Hậu Lý Nam Đế (Nam Việt Hoàng Đế – Lý Phật Tử), năm 571-603.

6- LỆ THUỘC NHÀ ĐƯỜNG
- Mai Hắc Đế (Hắc Đế – Mai Thúc Loan), năm 713-723.
- Mai Thiếu Đế (Thiếu Đế – Mai Thúc Huy), năm 723-723.
- Bạch Đầu Đế (Mai Kỳ Sơn), năm 723-723.
- Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương), năm 779-791.
- Phùng An, năm 791-791.

7- THỜI KỲ TỰ CHỦ (TIẾT ĐỘ SỨ)
- Khúc Thừa Dụ (Tiên Chủ - Tỉnh Hải Quân Tiết Độ Sứ), năm 905-907.
- Khúc Hạo, Khúc Thừa Hạo (Trung Chủ - Tỉnh Hải Quân Tiết Độ Sứ), năm 907-917.
- Khúc Thừa Mỹ (Hậu Chủ - Tỉnh Hải Quân Tiết Độ Sứ), năm 917-930.
- Dương Chính Công (Tỉnh Hải Quân Tiết Độ Sứ – Dương Đình Nghệ), năm 930-937.
- Kiều Công Tiễn (Tỉnh Hải Quân Tiết Độ Sứ), năm 937-938.

8- THỜI KỲ ĐỘC LẬP
a) NHÀ NGÔ
- Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền), năm 939-944.
- Dương Bình Vương (Bình Vương – Dương Tam Kha), năm 944-950.
- Hậu Ngô Vương (Thiên Sách Vương – Ngô Xương Ngập), năm 951-954.
- Hậu Ngô Vương (Nam Tấn Vương – Ngô Xương Văn), năm 950-965.
- Ngô Sứ Quân (Ngô Xương Xí), năm 965-?

b) NHÀ ĐINH
- Đinh Tiên Hoàng (Tiên Hoàng Đế, Thái Bình – Đinh Bộ Lĩnh), năm 968-979.
- Đinh Phế Đế (Phế Đế, Thái Bình – Đinh Toàn, Đinh Tuệ), năm 979-980.

c) NHÀ TIỀN LÊ
- Lê Đại Hành (Đại Hành Hoàng Đế, Thiên Phúc, Hưng Thống, Ứng Thiên – Lê Hoàn), năm 980-1005.
- Lê Trung Tông (Trung Tông Hoàng Đế, Ứng Thiên – Lê Long Việt), 1005.
- Lê Ngọa Triều (Ngọa Triều Hoàng Đế, Ứng Thiên – 1905-1907, Lê Long Đỉnh) năm 1005-1909.

d) NHÀ LÝ
- Lý Thái Tổ (Thần Vũ Hoàng Đế, Thuận Thiên, Lý Công Uẩn – 1009-1028).
- Lý Thái Tông (Thiên Thành 1028-1033, Thông Thụy 1034-1038, Càn Phù Hữu Đạo 1039-1041, Minh Đạo 1042-1043, Thiên Cảm Thánh Võ 1044-1048, Sùng Hưng Đại Bảo 1049-1054, Lý Phật Mã - Lý Đức Chính) năm 1028-1054.
- Lý Thánh Tông (Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế, Long Thụy Thái Bình 1054-1058, Chương Thánh Gia Khánh 1059-1065, Long Chường Thiên Tự 1066-1068, Thiên Huống Bảo Tượng 1068-1069, Thần Vũ 1069-1072, Lý Nhật Tôn) năm 1054 – 1072.
- Lý Thần Tông (Quảng Nhân Sùng Hiếu Văn Vũ Hoàng Đế, Thiên Thuận 1128-1132, Thiên Chương Bảo Tự 1133-1138, Lý Dương Hoán) năm 1127 – 1138.
- Lý Anh Tông (Thể Thiên Thuận Đạo Duệ Văn Thần Võ Thuần Nhân Hiển Nghĩa Huy Mưu Thánh Trí Ngự Dân Dục Vật Quần Linh Phi Ứng Đại Minh Chí Hiếu Hoàng Đế, Thiệu Minh 1138-1139, Đại Định 1140-1162, Chính Long Bảo Ứng (1163-1173, Thiên Cảm Chí Bảo 1174-1175, Lý Thiên Tộ), năm 1128 – 1175.
- Lý Cao Tông (Trinh Phù 1176-1185, Thiên Tư Gia Thụy, 1186-1201, Thiên Gia Bảo Hựu, 1202-1204, Trị Bình Long Ứng 1205-1210, Lý Long Cán - Lý Long Trát), năm 1176 – 1204.
- Lý Thẩm, năm 1209.
- Lý Huệ Tông (Kiến Gia, Lý Sảm - Lý Hạo Sảm) năm 1211 – 1224.
- Lý Nguyên Vương (Nguyên Đế, Càn Ninh0, năm 1214 – 1216.
- Lý Chiêu Hoàng (Thiên Chương Hữu Đạo, Lý Phật Kim - Lý Thiên Hinh), năm 1224 – 1226.

e) NHÀ TRẦN
- Trần Thái Tông (Thống thiên Ngự cực Long công Mậu đức Hiền hòa Hựu thuận Thần văn Thánh võ Nguyên hiếu Hoàng đế, Kiến Trung 1225-1237, Thiên Ứng Chính Bình 1238-1350, Nguyên Phong 1251-1258, Trần Cảnh), năm 1258 – 1279.
- Trần Thánh Tông (Huyền công Thịnh đức Nhân minh Văn vũ Tuyên hiếu Hoàng đế, Thiệu Long 1258-1272, Bảo Phù 1273-1278, Trần Hoàng), năm 1258 – 1279.
- Trần Nhân Tông (Pháp thiên Sùng đạo Ứng thế Hóa dân Long từ Hiển hiệu Thánh văn Thần vũ Nguyên minh Duệ hiếu Hoàng đế, Thiệu Bảo 1278-1285, Trùng Hưng 1285-1293, Trần Khâm), năm 1278 – 1293.
- Trần Anh Tông (Hiển văn Duệ vũ Khâm minh Nhân hiếu Hoàng đế, Hưng Long 1293-1314, Trần Thuyên), năm 1293 – 1314.
- Trần Minh Tông (Văn Triết Hoàng Đế, Đại Khánh 1314-1323, Khai Thái 1324-1329, Trần Mạnh), năm 1314 – 1329.
- Trần Hiến Tông (Khai Hựu 1329-1341, Trần Vượng), năm 1329 – 1341.
- Trần Dụ Tông (Thiệu Phong 1341-1357, Đại Trị 1358-1369, Trần Hạo), năm 1341 – 1369.
- Dương Nhật Lễ (Hôn Đức công, Đại Định 1369-1370, Dương Nhật Lễ), năm 1369 – 1370.
- Trần Nghệ Tông (Quang nhiên Anh triết Hoàng đế, Thiệu Khánh 1370-1372, Trần Phủ), năm 1370 – 1372.
- Trần Duệ Tông (Long Khánh 1373-1377, Trần Kính), năm 13721377.
- Trần Phế Đế (Phế Đế - Linh Đức vương, Xương Phù 1377-1388, Trần Hiện), năm 1377 - 1388.
- Trần Thuận Tông (Quang Thái 1388-1398, Trần Ngung), năm 1388 – 1398.
- Trần Thiếu Đế (Bảo Ninh Đại vương - Thiếu Đế, Kiến Tân 1398-1400, Trần An), năm 1398 – 1400.

f) NHÀ HỒ
- Hồ Quý Ly (Thánh Nguyên, Hồ Quý Ly - Lê Quý Ly) năm 1400.
- Hồ Hán Thương (Thiệu Thành 1401-1402, Khai Đại 1403-1407, Hồ Hán Thương), năm 1400 – 1407.

g)- NHÀ HẬU TRẦN
- Giản Định Đế (Hưng Khánh 1407-1409, Trần Ngỗi - Trần Quỹ), năm 1407 – 1409.
- Trùng Quang Đế (Trùng Quang, Trần Quý Khoáng - Trần Quý Khoách), năm 1409 – 1414.

9- THỜI KỲ THUỘC NHÀ MINH (1407 – 1427).
- Trần Cảo (Thiên Khánh), năm 1426 – 1428.

10- NHÀ HẬU LÊ SƠ
- Lê Thái Tổ (Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế, Thuận Thiên, Lê Lợi), năm 1428 – 1433.
- Lê Thái Tông (Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn Hoàng đế, Thiệu Bình 1434-1439, Đại Bảo 1440-1442, Lê Nguyên Long), năm 1433 – 1442.
- Lê Nhân Tông (Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên Hoàng đế, Thái Hòa 1443-1453, Diên Ninh 1454-1459, Lê Bang Cơ), năm 1442 – 1459.
- Lê Nghi Dân (Lệ Đức hầu, Thiên Hưng 1459-1460, Lê Nghi Dân), năm 1459 – 1460.
- Lê Thánh Tông (Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng đế, Quang Thuận 1460-1469, Hồng Đức 1470-1497, Lê Tư Thành - Lê Hạo), năm 1460 – 1497.
- Lê Hiến Tông (Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thành Chương Hiếu Duệ Hoàng đế, Cảnh Thống, Lê Tranh - Lê Tăng), năm 1497 – 1504.
- Lê Túc Tông (Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Hiếu Doãn Cung Khâm Hoàng đế, Thái Trinh, Lê Thuần), năm 1504.
- Lê Uy Mục (Uy Mục Đế, Đoan Khánh, Lê Tuấn), năm 1504 – 1509.
- Lê Tương Dực (Tương Dực Đế, Hồng Thuận), năm 1509 – 1516.
- Lê Quang Trị, năm 1516.
- Lê Chiêu Tông (Thần Hoàng đế, Quang Thiệu, Lê Y - Lê Huệ), năm 1516 – 1526.
- Lê Bảng (Đại Đức, Lê Bảng), năm 1518 – 1519.
- Lê Do (Thiên Hiến, Lê Do) năm 1519.
- Lê Cung Hoàng (Cung Hoàng đế, Thống Nguyên, Lê Xuân - Lê Lự), năm 1522 – 1527.

11- THỜI KỲ NAM- BẮC TRIỀU
a)- BẮC TRIỀU NHÀ MẠC
- Mạc Thái Tổ (Nhân Minh Cao Hoàng đế, Minh Đức, Mạc Đăng Dung), năm 1527 – 1530.
- Mạc Thái Tông (Khâm Triết Văn Hoàng đế, Đại Chính, Mạc Đăng Doanh), năm 1530 – 1540.
- Mạc Hiến Tông (Hiển Hoàng đế, Quảng Hòa, Mạc Phúc Hải), năm 1540 – 1546.
- Mạc Chính Trung (Hoằng Vương, Mạc Chính Trung), năm 1546 – 1547.
- Mạc Tuyên Tông (Anh Nghị Duệ Hoàng đế, Vĩnh Định 1547, Cảnh Lịch 1548-1553, Quang Bảo 1554-1561, Mạc Phúc Nguyên), năm 1546 – 1561.
- Mạc Mậu Hợp (Thuần Phúc đế, Thuần Phúc 1562-1565, Sùng Khang 1566-1577, Diên Thành 1578-1585, Đoan Thái 1586-1587, Hưng Trị 1588-1590, Hồng Ninh 1591-1592, Mạc Mậu Hợp), năm 1561 – 1592.
- Mạc Toàn (Vũ An Đế, Vũ An, Mạc Toàn), năm 1592.
- Mạc Kính Chỉ (Hùng Lễ công, Bảo Định 1592–1593, Khang Hựu 1593 –1593, Mạc Kính Chỉ), năm 1592 – 1593.
- Mạc Kính Cung (Đôn Hậu vương, Càn Thống), năm 1592 – 1625.
- Mạc Kính Khoan (Khánh vương, Long Thái), năm 1623 – 1638.
- Mạc Kính Vũ (Thuận Đức), năm 1638 – 1677

b)- NAM TRIỀU NHÀ LÊ TRUNG HƯNG
- Lê Trang Tông (Dụ Hoàng đế, Nguyên Hòa, Lê Duy Ninh), năm 1533 – 1548.
- Lê Trung Tông (Vũ Hoàng đế, Thuận Bình, Lê Duy Huyên), năm 1548 – 1556.
- Lê Anh Tông (Tuấn Hoàng đế, Thiên Hựu 1556-1557, Chính Trị 1558-1571, Hồng Phúc 1572-1573, Lê Duy Bang), năm 1556 – 1573.
- Lê Thế Tông (Nghị Hoàng đế, Gia Thái 1573-1577, Quang Hưng 1578-1599, Lê Duy Đàm), năm 1573 – 1599.
- Lê Kính Tông (Giản Huy Huệ Hoàng đế, Thận Đức 1600-1600, Hoằng Định 1601-1619, Lê Duy Tân), năm 1599 – 1619.
- Lê Thần Tông (Uyên Hoàng đế, Vĩnh Tộ 1620-1628, Đức Long 1629-1634, Dương Hoà 1635-1643, Lê Duy Kỳ) năm 1619 – 1643.
- Lê Chân Tông (Thuận Hoàng đế, Phúc Thái, Lê Duy Hữu), năm 1643 – 1649.
- Lê Thần Tông (Uyên Hoàng đế, Khánh Đức 1649-1652, Thịnh Đức 1653-1657, Vĩnh Thọ 1658-1661, Vạn Khánh 1662-1662, Lê Duy Kỳ), năm 1649 – 1662.
- Lê Huyền Tông (Mục Hoàng đế, Cảnh Trị, Lê Duy Vũ), năm 1663 – 1671.
- Lê Gia Tông (Mỹ Hoàng đế, Dương Đức 1672-1673, Đức Nguyên 1674-1675, Lê Duy Hội), năm 1671 – 1675.
- Lê Hy Tông (Chương Hoàng đế, Vĩnh Trị 1678-1680, Chính Hòa 1680-1705, Lê Duy Hợp - Lê Duy Cáp), năm 1675 – 1705.
- Lê Dụ Tông (Hòa Hoàng đế, Vĩnh Thịnh 1706-1719, Bảo Thái 1720-1729, Lê Duy Đường), năm 1705 – 1729.
- Lê Đế Duy Phường (Vĩnh Khánh đế - Hôn Đức Công, Vĩnh Khánh, Lê Duy Phường), năm 1729 – 1732.
- Lê Thuần Tông (Giản Hoàng đế, Long Đức, Lê Duy Tường), năm 1732 – 1735.
- Lê Ý Tông (Huy Hoàng đế, Vĩnh Hữu, Lê Duy Thìn), năm 1735 – 1740.
- Lê Hiển Tông (Vĩnh Hoàng đế, Cảnh Hưng, Lê Duy Diêu), năm 1740 – 1786.
- Lê Mẫn Đế (Mẫn Hoàng đế, Chiêu Thống, Lê Duy Khiêm - Lê Duy Kỳ), năm 1786 – 1788.

12- THỜI KỲ TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
a)- CHÚA TRỊNH
- Trịnh Kiểm (Thế Tổ - Minh Khang Thái vương), năm 1545 – 1570.
- Trịnh Cối (Tuấn Đức hầu), năm 1570.
- Trịnh Tùng (Thành Tổ - Bình An vương), năm 1570 – 1623.
- Trịnh Tráng (Văn Tổ - Thanh Đô vương), năm 1623 – 1652.
- Trịnh Tạc (Hoằng Tổ - Tây vương), năm 1653 – 1682.
- Trịnh Căn (Chiêu Tổ - Định vương), năm 1682 – 1709.
- Trịnh Cương (Hy Tổ - An Đô vương), năm 1709 – 1729.
- Trịnh Giang (Dụ Tổ - Uy Nam vương), năm 1729 – 1740.
- Trịnh Doanh (Nghị Tổ - Minh Đô vương), năm 1740 – 1767.
- Trịnh Sâm (Thánh Tổ - Tĩnh Đô vương), năm 1767 – 1782.
- Trịnh Cán (Tôn Đô vương), năm 1782.
- Trịnh Khải (Đoan Nam vương), năm 1782 – 1786.
- Trịnh Bồng (Án Đô vương), năm 1786 – 1787.

b)- CHÚA NGUYỄN
- Chúa Tiên (Liệt Tổ - Thái Tổ, Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ Hoàng đế, Nguyễn Hoàng), năm 1545 – 1613.
- Chúa Sãi (Tuyên Tổ - Hy Tông, Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng đế, Nguyễn Phúc Nguyên), năm 1613 – 1635.
- Chúa Thượng (Thần Tổ - Thần Tông, Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu Hoàng đế, Nguyễn Phúc Lan), năm 1635 – 1648.
- Chúa Hiền (Nghị Tổ - Thái Tông, Tuyên Uy Kiến Vũ Anh Minh Trang Chính Thánh Đức Thần Công Hiếu Triết Hoàng đế, Nguyễn Phúc Tần), năm 1648 – 1687.
- Chúa Nghĩa (Anh Tông, Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa Hoàng đế, Nguyễn Phúc Trăn), năm 1687 – 1691.
- Quốc Chúa (Hiển Tông, Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng đế, Nguyễn Phúc Chu), năm 1691 – 1725.
- Chúa Ninh (Túc Tông, Tuyên quang Thiệu liệt Tuấn triết Tĩnh uyên Kinh văn Vĩ vũ Hiếu Ninh Hoàng đế, Nguyễn Phúc Trú), năm 1725 – 1738.
- Vũ Vương (Thế Tông, Kiền Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu Vũ Hoàng đế, Nguyễn Phúc Khoát), năm 1738 – 1765.
- Định Vương (Duệ Tông, Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định Hoàng đế, Nguyễn Phúc Thuần), năm 1765 – 1777.
- Tân Chính Vương (Cung Mẫn Anh Đoán Huyền Mặc Vĩ Văn Mục vương, Nguyễn Phúc Dương), năm 1776 – 1777.
- Nguyễn Vương (Thế Tổ, Khai Thiên Hoằng Đạo Lập Kỷ Thùy Thống Thần Văn Thánh Vũ Tuấn Đức Long Công Chí Nhân Đại Hiếu Cao Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ánh), năm 1780 – 1802.

13- PHONG KIẾN TÁI THỐNG NHẤT
a)- NHÀ TÂY SƠN
- Thái Đức Đế 1778-1788 (Minh Đức Hoàng đế, Nguyễn Nhạc), năm 1778 – 1793.- Quang Trung (Thái Tổ, Vũ Hoàng đế, Nguyễn Huệ), năm 1788 – 1792.
- Cảnh Thịnh (Cảnh Thịnh Hoàng đế, Cảnh Thịnh 1792-1801, Bảo Hưng 1801-1802, Nguyễn Quang Toản), 1792 – 1802.

b)- NHÀ NGUYỄN
- Gia Long (Thế Tổ, Khai Thiên Hoằng Đạo Lập Kỷ Thùy Thống Thần Văn Thánh Vũ Tuấn Đức Long Công Chí Nhân Đại Hiếu Cao Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ánh - Nguyễn Phúc Chủng - Nguyễn Phúc Noãn), năm 1802 – 1820.
- Minh Mạng (Thánh Tổ, Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoán Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng đế, Nguyễn Phúc Đảm - Nguyễn Phúc Kiểu), năm 1820 – 1841.
- Thiệu Trị (Hiến Tổ, Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng đế, Nguyễn Phúc Miên Tông - Nguyễn Phúc Tuyền - Nguyễn Phúc Dung), năm 1841 – 1847.
- Tự Đức (Dực Tông, Thể Thiên Hanh Vận Chí Thành Đạt Hiếu Thể Kiện Đôn Nhân Khiêm Cung Minh Lược Duệ Văn Anh Hoàng đế, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - Nguyễn Phúc Thì), năm 1847 – 1883.
- Dục Đức (Cung Tông, Huệ Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ưng Chân.
- Nguyễn Phúc Ưng Ái), năm 1883.
- Hiệp Hòa (Văn Lãng Quận vương, Nguyễn Phúc Hồng Dật - Nguyễn Phúc Thăng), năm 1883.
- Kiến Phúc (Giản Tông, Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ưng Đăng), năm 1883 – 1884.
- Hàm Nghi (Xuất Đế, Nguyễn Phúc Ưng Lịch - Nguyễn Phúc Minh), năm 1884 – 1885.
- Đồng Khánh (Cảnh Tông, Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ - Nguyễn Phúc Đường), năm 1885 – 1889.
- Thành Thái (Hoài Trạch công, Nguyễn Phúc Bửu Lân - Nguyễn Phúc Chiêu), năm 1889 – 1907.
- Duy Tân (Phế Đế, Nguyễn Phúc Vĩnh San - Nguyễn Phúc Hoảng), năm 1907 – 1916.
- Khải Định (Hoằng Tông, Tuyên Hoàng đế, Nguyễn Phúc Bửu Đảo - Nguyễn Phúc Tuấn), năm 1916 – 1925.
- Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy - Nguyễn Phúc Thiển), năm 1925 – 1945.
*****
Do hoàn cảnh lịch sử, vua Việt Nam có thể có những danh hiệu khác nhau: Cao nhất là Hoàng đế, thấp hơn là "vương", thấp nữa là "công" hoặc "Tiết độ sứ".
Sau thời kỳ Bắc thuộc, bắt đầu với triều đại nhà Đinh, các vua người Việt đã xưng Hoàng đế, đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời (thiên tử), vâng mạng trời (thiên mệnh) cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng “chư hầu đặc biệt” mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực ... Nhưng ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền, con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc.
Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được “Việt hóa” và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt.
Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt (có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi). Có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc ... Ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt-Hoa.
Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử.
Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất. Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc ; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung.
Vào những lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh.
Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu.