Hãy xem những bức ảnh dưới đây để biết rằng "ở ác gặp quả báo" là như thế nào nhé mọi người .
07/06/2015
04/06/2015
Những bức ảnh mới về hang Sơn Đoòng (sưu tầm trên net)
Hang Sơn Đoòng với chiều rộng 150 m, cao hơn 200 m, dài xấp xỉ 9 km và có một dòng sông chảy trong lòng hang... hiện lên thật hũng vĩ qua ống kính của nhóm nhiếp ảnh gia 500px.
Rừng trong hang. Ảnh: John Spies.
Khu vực có tên Coi chừng khủng long! Ảnh: Ryan Deboodt.
Thác nước “ở một thế giới khác”. Ảnh: Ryan Deboodt.
Một người vận chuyển đi vào khu vực Vườn Địa Đàng. Ảnh: Dinh Anh Cuong Nguyen.
Deb Limbert (người cùng khám phá Sơn Đoòng với Howart Limbert) trong khu vực Coi chừng khủng long. Cảm giác được miêu tả khi đứng ở đó là "nghẹt thở". Ảnh: Mike Rowbottom.
Cột thạch nhũ lớn nhất thế giới: 80 m. Ảnh: John Spies.
Dòng sông trong lòng hang. Ảnh: Ryan Deboodt.
Thế giới kỳ diệu dưới lòng đất. Ảnh: Ryan Deboodt.
Thạch nhũ trong hang. Ảnh: John Spies.
Ở một tầng khác. Ảnh: John Spies.
Vườn Địa Đàng. Ảnh: Ryan Deboodt.
Chiều sâu của Sơn Đoòng. Ảnh: Mike Rowbottom.
Hang có hệ thống khí hậu riêng. Ảnh: John Spies.
Ánh sáng lọt xuống. Ảnh: Ryan Deboodt.
03/06/2015
Ảnh về Hà Nội - Hải Phòng năm 1979
Trẻ em "bám càng" xe điện, xe đạp tràn ngập phố phường, những khu chợ vỉa hè nhộn nhịp... là những hình ảnh đặc sắc ở Hà Nội năm 1979.
Cuộc sống ở Hà Nội năm 1979 toát lên vẻ mộc mạc và giản dị với những ngôi nhà cũ kỹ, đường phố đầy xe đạp.
Phố Tràng Tiền và Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1979.
Xe đạp tràn ngập trên phố Tràng Tiền.
Những đứa trẻ "bám càng" xe điện là hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội thời bao cấp.
Xe điện chạy qua Bờ Hồ.
Đường xe điện trên phố Nguyễn Thái Học, phía bên trái là Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Xe điện trên đường Kim Mã.
Khu vực bến xe Kim Mã.
Một góc phố ở trung tâm Hà Nội.
Em bé ăn kem ở ga xe điện Bờ Hồ.
Giờ ngoại ngữ trong một lớp học ở Hà Nội.
Bên ngoài Tòa án Nhân dân Tối cao, đường hai Bà Trưng, Hà Nội.
Một chợ cóc ở vỉa hè Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai.
Cảnh họp chợ buổi sáng sớm hai ở bên đường.
Phố Hàng Giấy với đoàn tàu hỏa đang chạy qua cầu đường sắt.
Những đứa trẻ trên hè phố Hà Nội.
Mọi ngả đường tràn ngập xe đạp.
Trên cầu Long Biên.
Bến đò ở ngoại thành Hà Nội.
Cảnh làm ruộng tập thể tại một hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội.
Quốc lộ 32 gần thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ.
Cầu Thượng Lý bắc qua sông Thượng Lý ở Hải Phòng.
Phố Trần Quang Khải ở Hài Phòng.
Một đơn vị quân đội diễu hành ở Hải Phòng.
Đoàn xe side-car xuất hiện trên đường phố Hải Phòng.
27/05/2015
Ram dao
Bài viết của Aboo Phạm:
Ram là công đoạn cực kì quan trọng sau khi trui, nó làm ổn định thép, khử ứng suất dư do quá trình trui tạo ra. Ngoài ra nó còn giúp gia cố thêm ranh giới cứng mềm trên lưỡi dao, giúp dao chịu lực uốn ngang tốt hơn.
Phạm xin chia sẻ một cách ram trong chậu cát ướt mà Phạm hay dùng. Cách này khá dễ dành cho những ai mới tập nhiệt luyện, nhưng cũng cực kì hiệu quả.
1. Phạm dùng hộp khuôn làm bánh bông lan, cùng với loại cát trắng cúng bàn thờ (vì độ mịn và sạch, tuy nhiên lại không quá mịn như đất sét, giúp trở lật dễ hơn). Cắm mép lưỡi dao vào trong cát ướt sâu khoảng 5-7mm. Với nguồn nhiệt để ram từ đèn khò gas mini, Phạm để ngọn lửa vuông góc với mặt phẳng cát, tức từ trên sống lưng dao khò xuống. Chú ý quan sát màu cầu vòng chuyển động trên lưỡi thép, sao cho phần màu xanh tím chạy tới gần mép cát thì chuyển nhiệt sang vị trí bên cạnh, bắt đầu từ gốc bén (plunge) cho tới mũi dao, khi dải màu truyền xuống tới gần mép cát ướt, thì phần thép từ dải màu tới mép bén sẽ tự động chuyển sang màu nâu (~200 độ C), đây là một trong những lý do Phạm thích sử dụng cát ướt hơn là nước không - bùn - nẹp thép (nước thường làm nguội nhanh, nên phần thép chìm trong nước thường lâu chuyển màu, hoặc phải nâng lên hạ xuống trong không khí để nó chuyển màu, quá trình này có thể bị quá nhiệt, làm mềm lưỡi - Cát ướt sẽ trung hòa điều này).
2. Tới vị trí mũi dao, vì phần này mỏng nên cần chú ý nhiệt thật cẩn thận, KHÔNG BAO GIỜ KHÒ TRỰC TIẾP LỬA VÀO MŨI, và giữ ngọn lửa cách mũi khoảng 15-20mm và theo dõi màu di chuyển trên thép, giữ dải màu xanh tím dừng cách mũi chừng 7-10mm, và xem tiếp coi phần thép từ sau dải màu đó tới mũi đã chuyển sang màu nâu chưa (~200 độ C). Nếu phần thép đó đã chuyển sang màu nâu thì lập tức nghiên mũi dao cắm xuống cát ướt theo cung cong của mũi, tránh cho nhiệt chạy quá lố lên làm mềm mũi. Phần này phải đặc biệt cẩn thận, chú ý, thao tác thật nhanh gọn để mũi không bị mềm do quá nhiệt. Sau đó thì ta dùng tay nâng lên xuống để lưỡi dao di chuyển trong cát ướt theo cung cong của nó, giảm tải bớt nhiệt.
Trong các chi tiết cơ khí, người ta thường ram 02 lần, lần đầu để khử ứng suất vĩnh viễn, lần hai để khử ứng suất tạm thời. Dao cũng có thể làm vậy, hoặc không cũng không sao. Nếu muốn ram lần hai thì nên sử dụng lò nướng, ở 200 độ C trong 10-20' tùy vào màu thép trên lưỡi dao khi ram lần đầu trong cát ướt.
Cây dao trong ảnh minh họa, Phạm bị lật tay khi mài nên nó hư mất phần lưng, tuy nhiên vẫn ram để làm dao phóng. Anh em đừng tập trung vô cây dao, chú ý phần màu thôi nhé.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)