Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.
Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán.
Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai…
Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.
Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.
Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa.
Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.
Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.
Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…
Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.
Trong
cuốn "Thọ thế truyền chân", chuyên gia dưỡng sinh
thời nhà Thanh là Từ Văn Bật đã từng đề cập tới "thập kỵ" (10 điều
cấm kỵ) cần phải tránh nếu muốn sống trường thọ.
Theo danh họ Từ, dưỡng sinh lấy thói quen sinh hoạt làm đầu, điều
chỉnh những hành vi hàng ngày thiếu lành mạnh là có thể giúp con ngườitrường thọ.
1. Tránh để "đầu trần" vào buổi sáng sớm
"Đầu trần" ở đây có nghĩa là không đội mũ.Theo Từ Văn Bật, buổi sáng là lúc dương khíkhởisinh.
Lúc này, dươngkhí giốngnhư
cây non, tuy rằng phát triển rất nhanh nhưng lại yếu ớt, dễ bị khí lạnh làm tổn
thương.
Dương khí có đặc tính "đi lên". Vì vậy, trên cơ
thể con người, đầu chính là nơi hội tụ "dương khí".Do đó, nếu sáng sớm ra ngoài không chú ý giữ ấm phần đầu, khí
lạnh rất dễ xâm nhập vào não, gây ra tật bệnh.
2. Không nên ở trong những căn phòng âm u, thiếu sáng
Theo cổ nhân, thân thể con người muốn khỏe mạnh thì dương
khí phải luôn tràn đầy, mà dương khí lại rất sợ bị "âm tà" xâm nhập.
Nếu một căn phòng không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, âm
khí sẽ nặng. Tương tự như vậy, nếu nhiệt độ phòng khá thấp, hàn khí sẽ dễ xâm
nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, trong thời đại "đất chật người đông"
như hiện nay, tìm được một ngôi nhà sở hữu các phòng đều đón nắng là điều không
dễ dàng.
Đối với những căn phòng không có ánh nắng, chủ nhà có thể
lắp hệ thống sưởi hoặc điều hòa để duy trì nhiệt độ phòng ấm cúng.
3.
Không ngồi lâu ở nơi ẩm ướt
Trong các bệnh "lục dâm", dạng bệnh bắt nguồn từ
"thấp" tương đối phổ biến, có tên gọi là "thấp tà".
"Thấp tà" thường có nguyên nhân từ việc sinh sống
hoặc làm việc trong một môi trường ẩm thấp, hoặc có thể hiểu là tình trạng chất
lỏng trong cơ thể bị trì trệ hoặc xáo trộn.
Nhiều người không quan tâm nhiều đến những căn bệnh
"thấp tà", chủ quan cho rằng cơ thể của mình không dễ dàng nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, những căn bệnh "thấp tà" sinh ra là do
sự kết hợp từ các yếu tố bên trong cơ thể với những tác nhân từ bên ngoài môi
trường.
Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, chúng ta không nên
dừng chân hay ngồi ở những nơi ẩm ướt quá lâu, càng nên hạn chế sinh hoạt lâu
dài ở những địa phương ẩm thấp.
4.
Tuyệt đối không mặc đồ lót đang ướt
Vào mùa lạnh, sau khi vận động, đồ lót và trang phục mặc
trong của chúng ta thường bị mồ hôi thấm ướt. Lúc này, lỗ chân lông trên cơ thể
đang mở rộng, khả năng bị nhiễm lạnh tăng lên rất nhanh.
Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể đã ra quá nhiều mồ hôi, đồ lót
hay quần áo đã ướt, chúng ta nên nhanh chóng lau mồ hôi và thay trang phục khô.
5.
Không nên vội mặc quần áo vừa phơi ngoài nắng
Danh y Từ Văn Bật cho rằng, trang phục phơi nắng quá lâu sẽ
bị nhiễm "nhiệt độc", tuyệt đối không nên mặc ngay lên người. Bạn nên để quần áo vừa
phơi nắng có thời gian hạ nhiệt cho tới khi hết nóng để tránh làm hại cho cơ
thể.
6. Đang ra mồ hôi không nên ngồi quạt gió
Vào mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều, ngồi quạt gió để làm
mát là một thói quen hết sức bình thường, cũng không gây hại đối với thân thể.
Tuy nhiên, khi trời trở lạnh, nhiệt độ không khí xuống thấp,
cơ thể vừa mới vận động mà ra nhiều mồ hôi, bạn tuyệt đối không nên ngồi quạt
hoặc uống đồ lạnh.
Tuy hành động này dễ chịu, làm khiến quần áo khô nhanh,
nhưng gió phả trực diện vào người dễ tạo điều kiện cho hàn khí xâm nhập, gây
tổn hại đối với thân thể.
7.
Khi ngủ không nên bật đèn
Có không ít thường thường duy trì thói quen mở đèn khi ngủ.
Trên thực tế, ánh đèn ngủ vào buổi tối cũng có tính chất tương tự như ánh nắng
ban ngày.
Khi ngủ, cơ thể con người cần dương khí nhập "âm",
mà ánh sáng lại khiến dương khí khó có thể "lặn xuống", dễ khiến tâm
thần bất an, ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ.
8.
Không làm chuyện phòng the vào giờ Tý
Giờ Tý là khoảng thời gian từ 23:00 – 1:00. Đây là lúc dương
khí trong cơ thể đang trong thời gian sinh sôi.
Vào thời điểm khởi sinh, dương khí vô cùng yếu ớt. Sinh hoạt
vợ chồng trong lúc này sẽ làm tổn thương dương khí, khiến cơ thể mệt mỏi, rã
rời.
9.
Mùa hè đừng lạm dụng khí lạnh, mùa đông đừng phụ thuộc khí ấm
Ngày nay, nhiều người có thói quen mùa hè mở điều hòa ở
nhiệt độ thấp, còn mùa đông lại dùng máy sưởi ở mức nhiệt tương đối cao.
Hai thói quen này hoàn toàn đi ngược lại với quy luật của
hai mùa. Vào mùa hè, để điều hòa quá lạnh sẽ khiến cơ thể không được phát
nhiệt, làm suy giảm khả năng thanh nhiệt.
Ngược lại, vào mùa đông, khi bật máy sưởi quá cao, cơ thể sẽ
ra mồ hôi, khiến tinh khí bị rò rỉ ra ngoài.
10. Đừng xem các chương trình giải trí quá lâu
Cổ nhân có câu: "Dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần".
Khi chúng ta quá chú tâm vào các chương trình giải trí, tinh thần dễ bị cuốn
theo, sự chú ý dành cho tình trạng sức khỏe cũng bị giảm sút.
Đông y quan niệm Tâm
là "vua của cơ thể". Nhưng nếu như "vua" cả ngày ham
chơi, những cơ quan khác không nhận được sự chăm sóc sẽ gây mất cân bằng với cả
cơ thể.
Số điện thoại giả thường có dấu (+) ở đầu, nếu bạn bất ngờ bị "công an" gọi, nói đang trong diện tình nghi liên quan án ma tuý, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì hãy cảnh giác.
Ngày 23 tháng Chạp tức ngày cúng ông
Công ông Táo theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời". Vì sao lại có cách
gọi này ?
Nhiều
người quan niệm, nên cúng ông Công
ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc
nhiều hơn. Vậy có đúng?
"Hồn đi mây về gió"
Dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước
tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra
chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi
trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu
"hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và
phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm,
không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ".
Ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt
trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến
con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với
chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày, là 1 năm. Lấy đó
làm Lịch Dương - Lịch theo Mặt Trời. Ba hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất
có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ
Tý đến giờ hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác.
Hơn nữa, hiện nay khoa
học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà
dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.
Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại... từ cổ
xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của
"Quỹ đạo vô hình" này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao
Chổi khi nào, ở đâu thì "thấy nó"... Đến ngày mồng Một, hôm rằm, ngày
Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy "xá tội vong nhân", ngày
23 tháng Chạp là ngày ông Táo "chầu Trời"... đến ngày giỗ
của người chết... Tháng sau - tháng trước, năm trước - năm sau... đến ngày đó
thì Trái Đất - Mặt Trăng lặp lại.
Hàng ngàn đời nay, người phương Đông quy định ra thủ tục cúng
lễ, giỗ, Tết vào các ngày đó từ giờ Tý đến giờ Hợi. Việc cúng trước - cúng sai
ngày - chính là chệch quỹ đạo thì tâm nguyện của ta với ngày đó không còn giá
trị nữa.
Chẳng hạn, theo quy luật ngày Rằm tháng Bảy là ngày "xá tội vong nhân" cõi âm mở ngục
cho các vong đi kiếm ăn. Cửa ngục được mở từ giờ Tý đến giờ Hợi cho các vong ra
về ăn và nhận. Hết ngày Rằm các linh hồn lại phải quay lại ngục. Vậy cúng trước
sao nhận được.
Tương tự, ngày 23 tháng Chạp theo
cổ nhân là ngày "mở cổng trời"
tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ
đạo nào đó.
Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở
không.
Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng,
chưa mở. Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc
Hoàng...? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp
chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không?...
Vì vậy, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.
Gây xáo trộn âm dương không tốt
Tâm linh có trước khoa học, tâm linh là cơ sở của tín ngưỡng
và nhờ tâm linh tín ngưỡng ra đời và phát triển. Tục thờ cúng phát triển từ sự
nghiên cứu, đúc kết trong thực tiễn... nên dù chưa được chứng minh bằng thực
nghiệm khoa học hiện đại, nhưng có cơ sở của khoa học, triết học phương Đông,
không nên phủ nhận.
Do đó, không phải ngày nào tổ chức cúng lễ cầu ông bà, tổ
tiên và thần linh cũng được toại nguyện. Thậm chí, ngày tổ chức tế lễ, cúng bái
không phù hợp còn gây họa cho bản thân gia đình. Nghĩa là không phải bất cứ
ngày nào cầu cúng lễ bái cũng được, cũng phù hợp nên phải chọn ngày và cúng
đúng ngày.
Bởi các ngày như rằm, mồng 1... là ngày thân xác được về cửa
quan, thiên quan hay về hạ giới... nên nếu cầu cúng thì mới "tiếp nhận
được", cầu cúng sai gây xáo trộn âm dương, không có lợi.
Người và vong hồn, vong linh, siêu linh luôn có mối quan hệ
giao thức sóng, do đó có cùng nguồn gốc tần số xung động nào đó của các hạt
điện sinh học thì bắt được và dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ
cho là thế". Tuy nhiên, những vong yếu thì dù muốn tạo xung đến người thân
thì cũng không được. Đó là cảnh "lực bất tòng tâm". Do đó, cúng lễ là
cung cấp nguồn năng lượng mạnh làm vong hồn có năng lực phát huy tương tác cộng
hưởng.
Nhưng việc cúng lễ không phải là "mâm cao cỗ đầy"
mà là sự thành tâm, đặc biệt, nguồn năng lượng mà vong hồn tiếp thu nhiều nhất
chính là các loại thực vật, cây cỏ hoa lá...
Con người sau khi chết sống ở thế giới khác cao hơn, tốt đẹp
hơn và vẫn làm các công việc của mình. Vì vậy, họ cũng có thời gian biểu cụ thể
cho từng công việc, ta chớ nên làm xáo trộn công việc của họ. Vì như vậy có thể
làm "họ" bực mình không có lợi.
Việc thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu
hình và thế giới tâm linh, là tấm lòng và nghĩa vụ của người sống, ăn quả nhớ
kẻ trồng cây. Tuy nhiên, tín ngưỡng chân chính không coi sùng bái thượng đế,
thần linh... là mục tiêu số một, ngược lại nhấn mạnh rằng điều quan trọng là
mỗi tín đồ phải quan tâm phát triển cái gì ở trong chính họ để làm cho mình trở
lên tốt đẹp hơn trước, gần hơn với lý tưởng hoàn thiện. Những gì còn lại phải
là thứ yếu. Những ai biết rút ra những yếu tố cần thiết từ bên trong chính mình
thì người ấy tất được hưởng hạnh phúc.
Theo
hòa thượng Thích Thanh Huân, Trụ trì chùa Pháp Vân, Thư ký văn phòng 1, T.Ư
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu không bận rộn thì cúng lễ đúng ngày, còn nếu
có việc bận thì ta thành tâm trước.
Bởi
nghi lễ thờ cúng theo đạo Phật và sau - Luật nhân quả trong Đạo Phật chính là
hướng niềm tin của phật tử, nhắc nhở phật tử và trợ giúp tinh thần cho phật tử
trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa con người làm điều xấu. Khi có niềm tin,
hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp và
hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ
tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến.
"Hành
lễ, thờ cúng thành tâm, đúng tục lệ là thể hiện đúng lòng thành kính tôn thờ.
Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc thờ cúng, đó mới thực sự có hiệu quả của
việc thờ cúng. Những việc làm và các cung cách "biến thái dị đoạn",
bày vẽ bậy bạ của những người lợi dụng tín ngưỡng, những người bán thần, bán
thánh vì những mục địch vụ lợi đều là những việc làm sai trái".
Hãy tưởng tượng là bạn từ trên vũ trụ nhìn xuống Trái Đất. Đâu là đỉnh của hành tinh này?
Nếu bạn nói là Bắc Cực, thì có lẽ bạn không phải là người duy nhất. Nhưng nếu suy xét thật chính xác, thì bạn trả lời chưa đúng.
Sự thật là tuy hầu hết mọi người đều tưởng tượng rằng thế giới này nằm ở vị trí Bắc Cực ở phía trên, nhưng chẳng có lý do khoa học xác đáng nào cho thấy phía bắc là mái nhà của thế giới cả.
Vì sao phía bắc lại được coi là ở phía trên? Đây là kết quả của sự kết hợp giữa lịch sử, vật lý học thiên thể và tâm lý học. Và nó dẫn tới một kết luận quan trọng: hoá ra cách chúng ta quyết định vẽ bản đồ thế giới đã tạo ra những hậu quả về cách chúng ta cảm nhận thế giới.
Khả năng định hướng
Việc hiểu được là mình đang đứng ở đâu trên thế giới là một kỹ năng sinh tồn căn bản. Đó là lý do khiến chúng ta, giống như hầu hết các giống loài khác, có những vùng não bộ đặc biệt có khả năng nhận biết, định hướng bản đồ về những thứ xung quanh.
Con người là loại động vật đặc biệt, có khả năng giao tiếp với nhau về khả năng nhận biết thế giới. Có lẽ ngoài con người thì chỉ có loài ong là có khả năng này.
Con người đã có lịch sử dài lâu với việc vẽ bản đồ - những bản đồ đầu tiên được phát hiện ra là những nét khắc lên vách hang động hồi 14 ngàn năm trước.
Trong các nền văn hoá khác nhau, con người đã vẽ bản đồ lên bàn đá, lên lá cói, lên giấy và nay là trên những màn hình máy tính.
Với lịch sử vẽ bản đồ dài lâu như vậy, có lẽ ta sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng chỉ mới vài trăm năm nay hướng bắc mới được thường xuyên chọn làm hướng phía trên của bản đồ.
Thật ra thì trong hầu hết lịch sử con người, hướng bắc hầu như chưa bao giờ được xuất hiện ở trên, theo Jerry Brotton, sử gia chuyên về bản đồ tại Đại học Queen Mary Univeristy, London và là tác giả cuốn A History of the World in Twelve Maps (Lịch sử Thế giới qua 12 Bản đồ), nói.
"Hướng bắc hiếm khi được đưa lên trên bởi một thực tế giản dị là hướng bắc chính là nơi bóng tối xuất hiện," ông nói. "Hướng tây cũng rất khó được chọn để làm hướng phía trên bản đồ, bởi hướng tây là hướng mặt trời đi mất."
Vì sao Trung Quốc chọn hướng Bắc?
Điều khá gây ngạc nhiên là các bản đồ đầu tiên của Trung Quốc có vẻ như lại không theo khuynh hướng này.
Nhưng, như Brotton nói, ngay cả vào lúc Trung Quốc đã có la bàn thì đó cũng không phải là lý do khiến hướng bắc được để ở trên.
Các la bàn thời đầu của Trung Quốc thực ra được thiết kế để trỏ về hướng nam, là hướng được ưa hơn so với hướng bắc tối tăm.
Nhưng trong các bản đồ Trung Quốc, các vị hoàng đế sống ở miền bắc đất nước và luôn được đặt ở phía trên của bản đồ, còn những kẻ bầy tôi thì từ phía dưới ngước nhìn lên.
"Trong văn hoá Trung Hoa, Hoàng Đế nhìn về hướng Nam bởi đó là nơi gió thổi đến, là hướng lành. Hướng Bắc thì không thật tốt bởi mọi thần dân đều phải thần phục Hoàng Đế, cho nên tất cả đều phải ngước nhìn lên Hoàng Đế," Brotton nói.
Đông, Tây hay Nam, hướng nào mới là quan trọng nhất?
Do mỗi nền văn hoá lại có một cách nhận thức rất khác nhau về người hay vật mà con người cần ngước nhìn lên, có lẽ không phải là điều gì gây ngạc nhiên khi ta thấy không có mấy sự nhất quán trong việc lựa chọn hướng nào là hướng ở phía trên trong những tấm bản đồ sơ khai ban đầu.
Trong thời Ai Cập cổ đại, phần đỉnh của thế giới là hướng Đông, nơi mặt trời mọc.
Các bản đồ Hồi giáo thời đầu đặt hướng Nam lên trên, bởi hầu hết các nền văn hoá Hồi giáo thời đầu đều nằm về phía bắc của thánh địa Mecca, cho nên người ta liên tưởng tới việc nhìn lên hướng Nam, như trong tấm bản đồ dưới đây:
Các bản đồ Thiên chúa giáo trong cùng kỷ nguyên này (được gọi là Mappa Mundi) thì đặt hướng đông ở trên, hướng về Vườn Địa đàng và đặt Jerusalem vào chính giữa.
Vậy từ khi nào mọi người cùng thống nhất chọn hướng Bắc làm phía trên của bản đồ? Có vẻ như đó là ý tưởng từ các nhà thám hiểm châu Âu như Christopher Columbus và Ferdinand Magellan, những người xác định phương hướng dựa vào sao Bắc Đẩu.
Nhưng Brotton nói rằng những nhà thám hiểm tiên phong này không hề nghĩ về Trái Đất theo cách đó.
"Khi Colombus mô tả thế giới là khi ông ấy dựa vào cách hiểu hướng Đông là phía trên," ông nói. "Colombus nói ông ấy đi về phía thiên đàng, cho nên về mặt tâm lý nhận thức là ông ấy dựa vào một tấm bản đồ thời Trung Cổ, mappa mundi."
Chúng ta nên nhớ rằng, Brotton nói thêm, thời đó, "không ai biết họ đang làm gì và họ đang đi về đâu."
Quy chuẩn đầu tiên
Bản đồ thế giới của Mercator, có từ 1569, gần như chắc chắn là thời điểm xác định việc chọn hướng Bắc làm hướng chuẩn để vẽ bản đồ.
Bản đồ của ông nổi tiếng là tấm bản đồ đầu tiên tính đến đường cong của Trái Đất, cho nên các thuỷ thủ có thể đi vượt biển tới những nơi xa xôi mà không bị ra khỏi bản đồ.
Tuy nhiên, một lần nữa Brotton nói rằng hướng Bắc cũng không đóng vai trò gì nhiều trong chuyện này.
"Mercator ước tính hai cực của Trái Đất là ở điểm vô hạn. Ông nói rằng việc mô tả của ông không thành vấn đề, bởi chúng ta không quan tâm tới việc ra khơi đi đến tận những chỗ đó. Hướng Bắc nằm ở trên, nhưng không ai bận tâm về Bắc Cực bởi chúng ta sẽ chẳng tới đó."
Ngay cả như vậy thì ông lẽ ra cũng có thể vẽ bản đồ theo hướng ngược lại. Có lẽ ông chọn cách lấy hướng Bắc làm chuẩn chỉ đơn thuần là bởi người châu Âu khi đó chủ yếu thám hiểm ở phần phía bắc bán cầu, nơi nhiều đất đông dân hơn nhiều so với phần phía nam.
Bất kể lý do là gì, việc chọn hướng Bắc làm hướng ở trên là một ý tưởng có vẻ bế tắc.
Ta hãy xem tấm ảnh chụp hồi 1973 của Nasa, rất nổi tiếng dưới đây. Bức ảnh được chụp với hướng nam nằm ở trên, bởi nhà du hành vũ trụ vào lúc chụp tấm hình thì đang bị xoay vòng vòng. Nasa quyết định lật ngược nó lại để mọi người đỡ nhầm lẫn, bối rối.
Khi bạn từ vũ trụ nhìn vào Trái Đất thì ý tưởng chọn hướng cụ thể nào đó làm hướng ở trên thậm chí lại còn ngớ ngẩn hơn nữa.
Sự thật là đúng như chúng ta đều đã được học ở trường, Trái Đất nằm ở vị trí xác định so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Và sự thật nữa là tấm hình dưới đây cũng có thể được lật ngược lại, hoặc đảo hướng để Mặt Trời nằm ở phía trên, hoặc ở phía dưới, tuỳ vào vị trí của bạn trong vũ trụ, nơi bạn nhìn vào hệ mặt trời.
Và nếu so sánh với phần còn lại của Dải Ngân hà, thì toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta lại nghiêng thêm 63 độ nữa.
Trong lúc các nhà thiên văn học thấy rằng các vì sao và các hành tinh luôn đứng trong những trật tự nào đó so với các vì sao, hành tinh láng giềng, thì Daniel Mortlock, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Imperial College London, nói rằng điều này chỉ đúng trong một quy mô nhỏ xíu nếu đem so sánh với cả vũ trụ rộng lớn.
"Trong phạm vi các nhà thiên văn học chúng tôi có thể nói được, thì thực sự là không hề có thứ 'trên' hay 'dưới' trong vũ trụ," ông nói.
Cho nên lời đáp cho câu hỏi Trái Đất có hướng nào là phía trên sẽ rất đơn giản: chẳng có hướng nào là ở trên cả, và chẳng có lý do xác đáng nào từ những phức tạp mang tính lịch sử để lại để cho rằng hướng Bắc chính là đỉnh của thế giới.
Thói quen định hướng và thói quen trong nếp nghĩ
Liệu nay đã phải là lúc để chúng ta nêu ra quan điểm khác về hành tinh của chúng ta so với những gì ta đã coi là quen thuộc?
Có lẽ vậy, bởi những bằng chứng về tâm lý học cho thấy thói quen coi hướng Bắc là phía trên mà ta đã quen chấp nhận có thể đang làm hỏng cách chúng ta suy nghĩ về việc coi cái gì là giá trị trên thế giới.
Một cách suy nghĩ mang đầy tính thành kiến là hầu hết mọi người đều cho rằng Bắc có nghĩa là 'lên' còn Nam có nghĩa là 'xuống'.
Brian Meier, nhà tâm lý học tại Đại học Gettyberg College ở Pennsylvania, cũng phát hiện ra rằng mọi người thường đón nhận một cách vô thức các từ ngữ có tính tích cực dễ dàng hơn là những từ ngữ tiêu cực.
Cho nên ông đặt câu hỏi về việc liệu hai thứ này, 'Bắc tương đương với lên' và 'tốt tương đương với lên', có ảnh hưởng tới giá trị mà con người mặc định thừa nhận ở những khu vực khác nhau trong cùng một bản đồ hay không.
Một điều khá rõ nhận thấy là khi được cho xem tấm bản đồ về một thành phố giả định và được hỏi họ muốn sống ở đâu, thì đa phần những người được hỏi sẽ chọn một khu vực ở phía bắc thành phố.
Và khi một nhóm người khác được hỏi nơi những con người giả định với những địa vị xã hội khác nhau sống ở đâu, thì họ sẽ chỉ trên bản đồ rằng những người giàu có nhất sống ở phía bắc còn những người nghèo nhất sống ở phía nam thành phố.
Cũng không phải là có gì quá mức khi nghĩ rằng con người ta thường ít quan tâm tới những gì xảy ra tại các quốc gia hay các khu vực nằm 'dưới' họ trên bản đồ hoặc trên thế giới.
Tin tốt là các thử nghiệm của Meier về mối quan hệ giữa 'Bắc' và 'tốt' đã bị bác bỏ bởi một thứ đơn giản - lộn ngược bản đồ lại. Cho nên có lẽ thế giới sẽ trở nên công bằng hơn nếu chúng ta nhìn bản đồ theo cách khác.
Các bản đồ có hướng Nam ở trên có khá nhiều trên mạng. Đó cũng là điều mà Mortlock mạnh mẽ hưởng ứng.
"Là một người Úc, tôi nghĩ rằng điều này cần phải được thực hiện thường xuyên hơn," ông nói. Hẳn là điều này sẽ khiến thế giới trông mới mẻ, một lần nữa trông như vẫn chưa được khám phá.
Khăn ăn là thứ không thể thiếu trong bàn tiệc, dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị vấy bẩn và lau miệng khi ăn. Có 2 loại thường được sử dụng là khăn vải và khăn giấy. Trong đó, khăn vải luôn được gấp cẩn thận, sử dụng tại nhà hàng sang trọng với nhiều món ăn phục vụ lần lượt, còn khăn giấy chỉ phù hợp trong các bữa ăn nhẹ hoặc cà phê sáng.
Khăn ăn là thứ không thể thiếu trên bàn tiệc.
Ảnh: Food Science.
Dưới đây là 7 quy tắc sử dụng khăn ăn thực khách cần nhớ:
Đặt khăn ăn trên đùi khi ngồi vào ghế. Nếu bạn ngồi cùng bàn với chủ nhân bữa tiệc, hãy đợi người đó trải khăn trước, sau đó bạn mới bắt đầu làm.
Mở khăn nhẹ nhàng và quan sát kích cỡ của khăn. Không giũ để khăn rơi ra. Với khăn to, bạn chỉ mở một nửa, còn khăn nhỏ sẽ được trải ra hoàn toàn và phủ kín đùi của bạn.
Tuyệt đối không quấn khăn quanh cổ hoặc nhét khăn vào giữa cổ áo. Nó sẽ khiến bạn trở nên nực cười trong mắt người khác.
Tuyệt đối không nhét khăn vào cổ áo. Ảnh: Wikihow.
Sử dụng khăn để lau miệng trước khi dùng đồ uống. Điều này giúp tránh vụn thức ăn dính trên miệng ly.
Vòng đánh dấu khăn ăn giúp bàn tiệc thêm thịnh soạn và tươm tất. Theo đó, khi tháo khăn ra khỏi vòng, hãy đặt chiếc vòng ở phía trên bên trái và lồng khăn vào vòng, đặt tại vị trí cũ sau khi dừng bữa.
Vòng đánh dấu khăn ăn rất đa dạng về chủng loại và màu sắc. Ảnh: Jackson.
Khi tạm thời rời khỏi bàn, gấp khăn ăn lại, để lên ghế hoặc phía bên trái đĩa.
Kết thúc bữa ăn, gập khăn và để gần đĩa, giấu đi phần khăn bẩn đã sử dụng.