27/12/2021

Bát quái trên lòng bàn tay

ST.

Bát quái trên bàn tay được đề cập tới trong thuật xem tướng tay Trung Quốc về đại thể giống với vị trí các gò trên bàn tay được đề cập tới trong thuật xem tướng tay phương Tây, duy chỉ có một vài vị trí công trong thuật xem tướng tay Trung Quốc hơi khác một chút. Ngoài ra, sự phân tích về Bát quái trên bàn tay cũng tương tự như việc suy đoán với các gò trên bàn tay.

Thuật xem tướng tay đã dùng tên của Bát quái trong “Chu Dịch” để phân biệt ra 8 vị trí trên bàn tay, tức là 8 khu vực Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn, mỗi vị trí này đều mang những ý nghĩa vận mệnh riêng, lần lượt tương ứng với 8 loại phúc lộc của con người là thế, tài, tử, lộc, điền, trạch, phụ, mẫu.

Trong đó vị trí khá cao phía dưới gò Nguyệt là Càn, là cổng trời, đại diện cho quan hệ cha con, chủ về xuất thân của cha mẹ có ảnh hưởng tới con cái, địa chi thuộc Tuất Hợi, ngũ hành thuộc Kim; vị trí gần với cổ tay là Khảm, thuộc cửa biển, chủ nền tảng, đại diện cho tình trạng di sản do tổ tiên để lại cho con cháu, địa chỉ thuộc Tý Sửu, ngũ hành thuộc Mộc; ở giữa gò Kim tinh là vị trí Cấn, đại diện cho quan hệ anh chị em, chủ điền trạch, lăng mộ, địa chỉ thuộc Sửu Dần, ngũ hành thuộc Thổ; gò Hoả tinh thứ nhất là vị trí Chấn, đại diện cho quan hệ vợ chồng, chủ tình trạng lập thân, địa chi thuộc Mão, ngũ hành thuộc Mộc.

Vị trí nối liền gò Mộc tinh với gò Thổ tinh là Tốn, đại diện cho tình trạng tiền bạc, của cải, công việc tốt xấu, địa chỉ thuộc Thìn Tỵ, ngũ hành thuộc Mộc; vị trí nối liền gò Thổ tinh và gò Thái dương là Ly, đại diện cho quyền lực, chủ công danh, bổng lộc, địa chỉ thuộc Ngọ, ngũ hành thuộc Hoả; vị trí giữa gò Thái dương và gò Thuỷ tinh là Khôn, đại diện cho quan hệ mẹ con, chủ phúc đức và tình trạng con cái, địa chỉ thuộc Mùi Thân, ngũ hành thuộc Thổ; gò Hoả tinh thứ hai là vị trí Đoài, chủ nô bộc, đại diện cho mối quan hệ với người xung quanh và tính nết bẩm sinh của bản thân, địa chỉ thuộc Dậu, ngũ hành thuộc Kim.

BỐN PHƯƠNG TÁM HƯỚNG TRÊN LÒNG BÀN TAY

CUNG CÀN

Nếu vị trí này nhô cao trên bàn tay thì cho thấy người này suy nghĩ linh hoạt, nhạy bén, khả năng tư duy tốt, có thể phân tích chính xác mọi thông tin thu được, từ đó thực hiện được mơ ước của mình. Ngược lại, nếu vị trí này hõm xuống thì có thấy không có quan niệm về văn hoá, không biết tiếp thu tri thức, thường suy nghĩ vô căn cứ.

CUNG KHẢM

Nếu vị trí này nhô cao chứng tỏ người này được tổ tiên che chở, phù hộ, từ nhỏ đã được giáo dục tốt, sống trong gia đình giàu có, lớn lên cũng sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, nếu vị trí này lõm xuống lại cho thấy tổ tiên phá tài, gia cảnh nghèo khổ, từ nhỏ đã phải sống cơ cực, kiếm ăn bằng chính sức lao động của mình, không có điều kiện học hành, gặp nhiều thất bại và khó khăn hơn những người khác.

CUNG CẤN

Nếu vị trí này nhô cao chứng tỏ người này có nhu cầu mạnh về tình cảm, thích kiểm soát người khác, yêu ghét rõ ràng, thích chiếm hữu, không biết kiềm chế. Nếu vị trí này lõm xuống cho thấy tình cảm của người này biến đổi thất thường, lúc thờ ơ lúc nhiệt tình, chỉ vì bản thân mà sẵn sàng tỏ thái độ lạnh lùng với người khác, thậm chí trong tình yêu cũng cảm thấy chán nản.

CUNG CHẤN

Nếu vị trí này nhô cao cho thấy người này lạc quan, yêu đời, có chí tiến thủ, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ, giỏi tổng kết kinh nghiệm và khắc phục khó khăn, có thể xây dựng được rất nhiều mối quan hệ giao tiếp từ trong công việc thực tế, đặc biệt rất được người khác giới chú ý. Ngược lại, nếu vị trí này lõm xuống, cho thấy đây là người yếu đuối, nhu nhược, làm việc thiếu tính quyết đoán, thường để lỡ cơ hội tốt, đặc biệt là khi tình cảm bị tổn thương, phải khá lâu mới có thể lấy lại được trạng thái cân bằng.

CUNG TỐN.

Nếu vị trí này nhô cao cho thấy đây là người thông minh, tài giỏi bẩm sinh, tích cực tìm kiếm tri thức, có thể kiếm sống bằng ngòi bút, khi giao tiếp với mọi người, luôn tỏ ra cởi mở, phóng khoáng, do vậy thường để lại ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Ngược lại, nếu vị trí này lõm xuống thì lại cho thấy người này xử lý công việc với thái độ tiêu cực, sống được chăng hay chớ, làm việc không đạt hiệu quả, không có thành tích nào đáng kể, vì kinh tế túng quẫn mà liên lụy tới bạn bè, khiến mọi người xa lánh.

CUNG LY

Nếu vị trí này nhô cao cho thấy người này học hành xuất sắc ngay từ nhỏ, thi cử luôn đứng nhất nhì, khi lớn lên, nhờ có năng lực và ý chí vươn lên nhất định, lại thêm tinh thần làm việc hăng say nên sẽ có thể gặt hái thành công lớn, chân trời sự nghiệp rộng mở, hơn nữa còn có thể tìm được người bạn đời phù hợp với mình, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn. Tuy nhiên, nếu vị trí này lõm xuống lại cho thấy tính tình lạnh lùng. không thích hoà nhập với mọi người. Quan hệ giao tiếp thường không tốt nên ít được quý nhân giúp đỡ, hôn nhân cũng gặp nhiều sóng gió.



CUNG KHÔN

Nếu vị trí này nhô cao cho thấy là người thông minh nhanh trí, tính toán rất giỏi, nếu theo đuổi công việc liên quan tới kinh doanh hay khoa học kỹ thuật thì sẽ dễ dàng gặt hái thành công, có được địa vị và danh tiếng tốt đẹp, được mọi người yêu mến và kính trọng. Ngược lại, vị trí này lõm xuống thì cho thấy người này không có chí tiến thủ, chỉ thích cuộc sống an nhàn, hưởng lạc, không phải vất vả lao động. Tuy rất thông minh, song không thể làm nên thành tựu nào đáng kể.

CUNG ĐOÀI

Nếu vị trí này nhô cao cho thấy thể lực dồi dào, tính tình nóng vội, có thể ứng phó với mọi tình huống xảy ra bằng niềm tin cao độ, thân thiết và cởi mở với mọi người xung quanh, cũng thường giúp đỡ những người gặp khó khăn, đối với con cái cũng rất quan tâm yêu mến mà không đòi hỏi được đền đáp lại. Ngược lại, vị trí này lõm xuống thì cho thấy thái độ tiêu cực, thiếu tính tích cực, gặp việc thì trốn tránh, thường từ chối yêu cầu của người khác, không quan tâm tới con cái, là người lạnh lùng, vô cảm.

 


25/12/2021

Vu vơ ngày mưa nhỏ

 

Hắt hiu giọt mưa thưa

Cũng làm rét mướt, cũng vừa tái tê

Buồn chi vây kín, bâng khuâng

Như bao nhiêu sợi tơ buông mịt mùng

 

Vu vơ một chút lan man

Lòng như chùng xuống, ưu tư thật nhiều

Đâu còn gì để mà mơ

Qua rồi kỷ niệm ngây thơ thuở nào ?

 

Ngõ nhỏ buồn tênh, quạnh quẽ mưa

Mình ta độc bước, ngõ đi rộng

Cành khô gẫy đổ bên đường vắng

Rũ rụng hoa tàn, lối nhỏ xưa.

 

Lặng lẽ đi vào con ngõ khuất

Âm thầm rẽ bước nẻo nhà thưa

Đìu hiu lạnh lẽo làn mưa khẽ

Ngõ nhỏ buồn tênh, quạnh quẽ mưa.

 

23/12/2021

Chuyện Giang hồ - Cổ vật. - ST

 

Sau ánh hào quang: Muôn mặt thế giới ngầm

Tư vấn pháp luật”, “cán bộ ngoại giao”, “cán bộ đường lối”... thiếu các “cán bộ” này cùng những bộ quân phục rằn ri, nón cối... thợ đào đồ cổ khó bề hoạt động.



Đất Thanh Hóa lắm đồ cổ, thợ đào từng có thời đông như quân Nguyên, tạo nên nhiều giai thoại đầy bi hài. Theo luật Di sản, khi phát hiện cổ vật dưới sông, lòng đất, phải có nhiệm vụ báo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Với giới đồ cổ Thanh Hóa, việc trình báo được làm từ trước khi phát hiện đồ cổ, do những nhà “tư vấn pháp luật” và “cán bộ ngoại giao” xử lý, lo lót, dàn xếp êm xuôi phía chính quyền, người dân, và cả giới đầu gấu. Xong xuôi mọi thứ, thợ xăm, thợ dò mới bắt đầu tiếp cận địa bàn, hành nghề chớp nhoáng.

Trăm chiêu vạn phép

Lang thang các bãi đồ cổ vùng Thanh Hóa hơn 20 năm, H.T tâm sự: “Bãi ở khắp Thanh Hóa, Nghệ An tôi đều làm qua, nhưng không động đến xăm, máy, việc của tôi là ngoại giao địa phương sao cho anh em khi làm không bị bắt máy móc, không bị dân tình nhòm ngó”. Hỏi cặn kẽ hơn, H.T tiết lộ: “Lo nhất cho anh em thợ đào là chính quyền thôi, còn với dân hay đầu gấu thì đơn giản, có cách xử hết. Mỗi khi đi máy dò, bọn tôi mặc quần áo quân đội, dân hỏi thì bảo là bộ đội dò mìn, nếu không dân không cho làm đâu, sợ đụng chạm mồ mả tổ tiên”.

Ban ngày đi dò, đi xăm, khi phát hiện vị trí đồ cổ không vội lấy lên ngay. Lý do được H.T giải thích: “Có những bãi hai ba đội cùng dò, trúng ai người nấy hưởng. Khi anh em đi làm, dân làng, rồi đám ma cô cũng hay đu bám theo, nhất là những bãi ở gần dân. Xăm hoặc dò trúng đồ, anh em sẽ đánh dấu, đợi đêm xuống mới ra đào lên. Ban ngày mà đào lên, gặp đồ tốt dân túa ra xin đểu, cướp ngay trên tay, làm nghề ai cũng ít nhiều bị vài lần”.

Một quy luật ngầm trong giới thợ đào, hễ đi máy là đào trộm, nếu đi xăm thì ăn chia với chủ đất, như vậy dân mới cho làm. Thợ đào T.V kể kỷ niệm với cái trống đồng ở Văn Giang: “Anh em đi dò, gặp cái trống sâu khoảng hơn mét đất, ngay dưới cửa sổ nhà dân. Chưa gặp đồ thì thôi, chứ bọn này hễ đã gặp bằng mọi giá sẽ lấy lên được”.

Cách nào để lấy lên mà tránh bị dân phát hiện? T.S, người mua cái trống ấy, tiết lộ: “Dễ lắm, anh em cho đoàn chèo về xã hát, rồi đi mời từng gia đình, riêng nhà có trống là thành phần ưu tiên số một, phải làm sao mời cả nhà đi. Khi họ về đến nhà thì cái trống đã lên gọn gàng từ lâu”.

Chuyện tranh giành, đấu trí giữa các nhóm thợ làm cùng một bãi cũng đầy ly kỳ. H.T kể: “Hồi tháng 8.1993, đội tôi và đội Nghệ An đang làm ở Cầu Thiều, đùng cái thấy đội Nghệ An lẳng lặng bỏ về hết, nghi ngay gặp đồ chày (đồ quý hiếm - PV) nên giả vờ bỏ bãi đánh lạc hướng. Tôi vẫn theo, cho anh em lúc đấy là Q. và L. dò tiếp, cuối cùng ra cái trống. Đợi đêm xuống, bọn tôi cho đèn pin vào bao thuốc, khoét lỗ nhỏ bằng hạt đậu, rồi đào dần, lên cái trống Mường khủng, đường kính 83 phân. Năm đấy bán cho Bình béo được 14,5 triệu”.

Đi một đường, về ba đường

Một bài học truyền khẩu dân đồ cổ thuộc nằm lòng: Chớ dại đi một đường, về một đường. Mua bán đồ cổ trong nhà xong, chưa ra khỏi làng đã bị chặn đường, cướp trắng, hoặc có mật báo, chính quyền ập đến bắt người, tịch thu đồ, còn bị nộp phạt. Dân buôn các tỉnh khi về vựa đồ cổ xứ Thanh hầu như ai cũng hơn một lần “dính chưởng”. Ngặt nỗi nghề buôn bán, đào bới đồ cổ là phi pháp nên chỉ có cách tự bảo vệ mình, mua lén lút, dương đông kích tây đủ trò mới mang được đồ ra khỏi tỉnh. Đấy là bài thợ đào quây thợ chạy.

Dĩ nhiên trong nghề, thợ chạy cũng có cách quây lại thợ đào. V.T kể: “Tôi đi đánh mót ở hố đã lên hai cái trống đồng, tính là mót đá thôi. May sao lên con dao Hán, đá đỏ au, đẹp cực kỳ. Mang về nhà, tôi đòi 60 triệu, thợ S.L đồng ý mua, dền dứ một hồi, gọi điện lung tung, xong đổi ý, bỏ về không mua nữa. Chỉ loáng sau, bao cuộc điện thoại ngã giá, nhưng tất cả trả đúng phân nửa. Tôi biết là dính bài quây đồ, có người điều khiển cho thợ chạy ép giá, nhưng không còn cách nào khác, cuối cùng phải cắn răng bán”. Con dao ấy, khi về đến Hà Nội, một lái buôn tiết lộ giá lên tiền tỉ.



Thợ chạy S.T kể lại câu chuyện khách mua đồ đồng ở nhà L.T, một tay buôn quái quỷ xứ Thanh. Khách Hải Phòng lên, vào nhà T., nổi tiếng chuyên bán đồ gài, thấy trên bàn thờ gia tiên có mấy món hay ho, hỏi mua. T. bảo phải mua đồ về thắp hương cho ông bà tổ tiên để xin phép, nếu họ đồng ý sẽ bán. Khách tin lời, cúng bái, hết tuần nhang, T. gật gù bảo ông bà tổ tiên đồng ý. Thỏa thuận giá cả xong, lấy đồ xuống gói, khách phát hiện đồ giả, không mua nữa, ấy thế mà không được, T. bắt khách phải lấy vì ý ông bà đã quyết, không thay đổi. Khách cuối cùng phải cắn răng trả tiền cho mấy món đồ đểu cài cắm trên bàn thờ”.

Chơi đồ ma ám

Thợ đồ cổ rất sợ dính vào đồ vàng. Những phi vụ mua bán đồ vàng từ nam chí bắc, người liên quan đều gặp kết cục xấu, kể cả bỏ mạng. Vụ nổi tiếng là chuyện S.Đ sát hại em họ T.N chỉ vì chuyện cái mặt nạ bằng vàng, nặng gần 1 kg. Hai người hùn vốn, gom tiền mua, chuyển sang Thái Lan thì bị giới buôn cổ vật phỗng tay trên, cướp mất. Dân trong nghề tiết lộ giá trị cái mặt nạ vàng ở thời điểm cách đây gần 20 năm là 1,5 tỉ, tính ra bây giờ phải trên chục tỉ. Về lại VN, hai anh em cãi nhau chuyện bị lừa tiền, N. đòi Đ. bồi thường phần hùn của mình, trong lúc cãi vã, va chạm, N. bị ngã chết. Đ. hoảng sợ, phân xác N., bỏ thùng xốp đưa từ Sài Gòn ra tận Hà Nội đem chôn. Vụ việc bị phát hiện, Đ. lãnh án tù.

Một vụ xâm phạm mồ mả xảy ra đầu năm 2020, bán ra thị trường nhiều đồ sứ ký kiểu bốn chữ. Vụ việc bị phát hiện, người thu mua lô đồ là D. bị bắt. Huyệt mộ bị đào bới được cho là của nhân vật S.Đ năm nào, khi mất vì bạo bệnh, vợ đem chôn cùng những món đồ cổ lúc sinh thời Đ. mua bán còn giữ lại trong nhà. Dân thợ đào đến nhà, thắp hương, vờ hỏi han người thân về đồ cổ, khi biết đã chôn theo mộ, vậy là bị quật mồ lên ngay.

Thợ nghề T.S chia sẻ kinh nghiệm: “Mua vàng đào lên đen lắm. Có lần tôi mua được đôi bông tai, đi đường về, đang rất bình thường, vậy mà cứ xây xẩm, xe nổ lốp mấy lần, lạc tay lái suýt toi mạng. Tôi xâu chuỗi lại, trong giới hễ ai dính vào đồ vàng, cuối đời đều khổ cả, con cái nghiện ngập, cờ bạc, cháu chắt thì dở dở ương ương, tài sản lụn bại, ngay cả bản thân người đấy lúc nào cũng lơ mơ như trên mây”.

Dân chơi mới coi chừng “no đòn”

Một cao thủ đồ cổ khuyên: “Đồ hiếm dần, món đẹp giá trị kinh tế cao lại nhiều đồ giả. Người chơi về sau có tiền, nhưng vội nên dính đồ giả nhiều lắm. Nếu chơi kỹ, nên bắt đầu từ các tiêu bản, mảnh vỡ, đồ rẻ tiền, khi đã thấm và có kiến thức ổn mới chơi đồ to. Mới vào nghề mà cứ săn đồ tiền tỉ, chỉ có no đòn thôi”.

Thợ đào, thợ chạy thâm niên trong nghề cho biết cổ vật dường như cũng có linh hồn. Để một hiện vật cả ngàn năm tuổi tồn tại đến ngày nay cũng phải là nhân duyên, phúc đức mới tồn tại được. Người buôn, người chơi môn này tham thì trước sau cũng bị nó đập vào thân.

Môn chơi cổ ngoạn thực đầy tính văn hóa, phong lưu, nhưng đằng sau giá trị bề nổi ấy là cả một thế giới ngầm đầy cạm bẫy, lừa lọc, chụp giựt. Bởi những tăm tối, tù mù của luật lệ, của góc độ quản lý, cộng với tính thiếu minh bạch trong kiểm soát, mua bán, giám định, đấu giá… khiến cho sân chơi này từ bao năm qua vẫn là một “tử địa”.

Lam Phong

 

12/12/2021

Cái nhìn chủ quan cho bài hát Chênh vênh - Lê Cát Trọng Lý

Tính cớ và cũng lâu lắm rồi lại được tiếp xúc với bài hát Chênh vênh của Lê Cát Trọng Lý; nhạc thì chắc tìm trên mạng sẽ thấy, còn đây là mình giới thiệu phần lời:

 

Thương em anh trèo non cao

Mua mưa thâu mây - tan mệnh bạc.

 

Thương anh em lội sông sâu

Trôi hương, trôi hoa - tan phận ngọc.

 

Còn chần chừ chi? Hỡi anh!

Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh.

 

Ừ, tình là điên – khát - say.

 

Hôn em, ôm em sao nát chênh vênh?

 

Thương em - thương tình đa mang

Yêu trăng 30, quên mình.

 

Thương tôi thương phận long đong

Yêu tan mong manh, tan nhật - nguyệt

Thương tâm!

 

   Lúc này và ở đây mình coi lời bài hát là một bài thơ hoàn chỉnh và muốn viết vài cảm nghĩ về bài thơ này. Cũng xin nói rõ với mọi người rằng, những phân tích dưới đây không hề liên quan đến ý đồ sáng tác của tác giả hoặc cá nhân tác giả - người mà tôi ngưỡng mộ, mà chỉ là những cảm nghĩ chủ quan về một bài thơ qua lời bài hát Chênh vênh của nhạc sỹ Lê Cát Trọng Lý.

   Với Lê Cát Trong Lý, một nhạc sỹ - ca sỹ trẻ thì mình đã coi là thần tượng từ lâu lắm rồi và cũng từ bài Chênh vênh này. Có lẽ đây là bài hát khẳng định tên tên tuổi và tài năng của Lý.

   Trước đây, mình hiểu bài hát này như là nỗi niềm của những đôi lứa trắc trở nên vô cùng mãnh liệt khi được đến với nhau. Bài hát làm mình liên tưởng đến nhân vật Carmen của nhà văn  Prosper Mérimée, một phụ nữ Gypsy xinh đẹp với tính khí bốc lửa.

   Nhưng rồi, qua thời gian mình thấy lời thơ là lời nhắn gửi, sự khẳng định, những tâm sự gửi gắm đến tình nhân và cũng là lời bao biện của người phụ nữ ngoại tình.

   Lời thơ thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt, khiêu khích, tha thiết và đắm đuối. Đó là ngôn từ của Thị Mầu thế kỉ XXI, là cái thế kỉ mà, có lẽ, sự lẳng lơ, táo bạo trong việc thể hiện tình yêu của người phụ nữ Việt không còn bị phán xét bởi góc nhìn đạo lí hà khắc hoặc như là cho mình có quyền đó. Hơn thế, một khi thừa nhận rằng “tình là điên – khát – say” thì cái áo nữ nhi thường tình phỏng có ý nghĩa gì trước những trạng thái bất khả kháng do một tình yêu mãnh liệt, si mê mù quáng đến điên gây ra ?

   Người đàn bà khi yêu thường xem tình yêu là tất cả, họ coi đó là hơi thở, là nguồn sống, là chỗ dựa duy nhất của họ vào cuộc sống vì thế khi yêu họ mù quáng đến mức quên mất đâu là sai là đúng nên “Điên – khát – say”.  Họ  "lội sông sâu" nên nghĩ rằng hoặc khẳng định là tình nhân của mình "trèo non cao" để đến với mình

   “Điên – khát – say” như là chân vạc để “em”, nhờ một tình yêu, muốn vượt thoát khỏi chênh vênh. Hai động từ “hôn” và “ôm” đặt đầu câu và đặt trước tính từ được động từ hóa “nát” khiến cái ước nguyện đó, dường như bất thành dù vô cùng tha thiết.

   “Sao nát chênh vênh ?”, với ngữ điệu hỏi tu từ, rõ ràng, là một lời khẳng định. Nó khởi sự cho những cảm xúc buồn. Cảm xúc này nếu có còn may thì cũng là đâu đó trong sâu thẳm của trái tim đã thấy nhen nhóm cái sự không bền vững của cuộc tình và có chút gì đó thoảng qua rất nhẹ của trách nhiệm với người chồng.

   Trong nội cảm của người phụ nữ ở xã hội hiện đại, vẫn còn nguyên khối sự mềm yếu, đa cảm, cả tin và… phi logic. Chính bởi thế, đôi khi, thương mình chưa đủ, người phụ nữ thương cả lòng mình nữa: thương tâm! Đó là lối tự hát, tự ru, tự kể chuyện của người phụ nữ. Cái chung nhất của các hình thức ấy vẫn là buồn.

Chênh vênh, tự nó, gây nên hình dung về tư thế. Một tư thế không vững chãi. Nhưng ở đây, Chênh vênh lại là một phát hiện về tâm thế. Một tâm thế không điểm tựa do cái mà đạo đức và trách nhiệm bị phủ nhận đến mù quáng, nên cố phải là: Yêu tan mong manh, tan nhật - nguyệt.

Không điểm tựa, dù đó là điểm tựa vay mượn hay tự lập lên, thì vẫn đầy bất an, hoảng loạn. Vì thế rất chênh vênh... để rồi thương tâm.

(sẽ tiếp khi lại có cảm hứng vậy).

24/11/2021

Ảnh hiếm về Việt Nam thời thuộc Pháp

Những hὶnh ἀnh tư liệu quу́ về kiến trύc, cἀnh quan và đời sống ba miền Việt Nam được in trong sάch “Thuộc địa cὐa Phάp” (Les Colonies françaises), xuất bἀn nᾰm 1931.

Ảnh: Gallica.bnf.fr.

Từ bờ hồ Hoàn Kiếm nhὶn ra đền Ngọc Sσn, Hà Nội.

36 phố phường Hà Nội xưa.

Khuê Vᾰn Cάc ở Vᾰn Miếu – Quốc Tử Giάm Hà Nội.

Thάp Diệu Quang cὐa chὺa Liên Phάi, Hà Nội.

Xόm chài ven sông Hồng ở Hà Nội thời điểm nước lên cao.

Động Long Châu ở Chὺa Trầm, huyện Chưσng Mў, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Sân trước cὐa chὺa Thiên Trὺ, danh thắng Hưσng Sσn, Hà Tây.

Một cây cầu ngόi ở Bắc Ninh.

Đền Quan Lớn Tuần Chanh ở huyện Ninh Giang, Hἀi Dưσng.

Lối vào đền Kiếp Bᾳc mὺa lễ hội nhὶn từ mάy bay, Hἀi Dưσng.

Phố người Hoa ở Hἀi Phὸng, nay là một phần cὐa phố Lу́ Thường Kiệt.

Khung cἀnh Vịnh Hᾳ Long.

Phίa trước lối vào một hang động ở vịnh Hᾳ Long.

Thuyền buồm cὐa ngư dân Hᾳ Long.

Khai thάc than lộ thiên ở mὀ than Hὸn Gai.

Cἀnh đồi nύi ở Lᾳng Sσn, gần biên giới Trung Quốc.

Quang cἀnh ở Đông Khê, Cao Bằng, gần biên giới Trung Quốc.

Hồ Ba Bể ở Bắc Kᾳn.

Ngai vàng cὐa cάc vua nhà Nguyễn trong điện Thάi Hὸa, Hoàng thành Huế.

Cάc quan lᾳi trong buổi chầu vua trước Ngọ Môn, Hoàng thành Huế.

Thuyền đάnh cά trên sông Hưσng.

Toàn cἀnh lᾰng vua Minh Mᾳng nhὶn từ mάy bay.

Lᾰng vua Khἀi Định.

Bàn thờ trong tẩm điện cὐa lᾰng Khἀi Định.

Khu vực nhà bia cὐa lᾰng Khἀi Định.

Lᾰng vua Khἀi Định nhὶn từ phίa hồ Lưu Khiêm.

Hàng tượng đά ở sân chầu lᾰng vua Tự Đức.

Toàn cἀnh vὺng nύi Ngῦ Hành Sσn ở Đà Nẵng.

Bên trong động Huyền Không ở Ngῦ Hành Sσn.

Rᾳch Bến Nghе́ ở Sài Gὸn. Hai cây cầu bắc qua rᾳch là cầu Khάnh Hội (dưới), nay đᾶ được xây mới và cầu Mống (trên).

Dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất), nσi làm việc cὐa Thống đốc Nam Kỳ ở Sài Gὸn.

Bến xe kе́o tay trước Chợ Lớn cῦ, nay là bưu điện Chợ Lớn.

Mặt trước tὸa nhà Chợ Lớn cῦ.

Kênh rᾳch ở Chợ Lớn.

Khu chợ địa phưσng ở vὺng Gὸ Vấp.

Thάc Trị An, một thắng cἀnh nổi tiếng ở Đồng Nai xưa, nay không cὸn nước do tάc động cὐa công trὶnh thὐy điện Trị An.

Trên một con kênh ở Thὐ Đức.

Vườn thάp mộ cὐa một ngôi chὺa nằm bên đường Cάi quan (nay là Quốc lộ 1) ở tỉnh Gia Định.

Đồn điền vani ở Biên Hὸa, Đồng Nai.

Cἀnh cày bừa trên ruộng đồng Nam Bộ.

Nông dân cấy lύa trên đồng.

Trong xưởng làm đồ gốm.

Muối được chất thành đống cao tᾳi làng một nghề muối bên bờ biển tỉnh Bà Rịa.

Cάc thiếu nữ trong gia đὶnh một viên quan thuộc bộ Hὶnh (tὸa άn) cὐa triều Nguyễn.

Ông lᾶo gia đὶnh quу́ tộc người Việt xưa ngồi trước sân nhà, hai bên là hai người hầu.

Chân dung người ngư dân ở Thanh Hόa.

Hai vợ chồng nông dân ở ngoᾳi thành Hà Nội.

Những người nông dân cày bừa bằng trâu trên đồng ruộng.

Đᾳp guồng để dẫn nước tưới vào ruộng.

Nông dân thu hoᾳch lά tᾳi một vὺng trồng cây thuốc lά.

Tᾳi một ruộng mίa ở miền Bắc.

Những người phụ nữ phân loᾳi kе́n tằm tᾳi một làng nghề trồng dâu nuôi tằm.

Nông dân lὺa đàn vịt qua ruộng ở Hἀi Dưσng.

Những con thuyền đάnh cά trên bờ biển Đồ Sσn, Hἀi Phὸng.

Người dân tộc thiểu số M’nông ở Đᾰk Lᾰk trong một chuyến sᾰn voi.

Người Thượng ở vὺng hồ Dankia, cao nguyên Lang Biang, nay thuộc huyện Lᾳc Dưσng, tỉnh Lâm Đồng.

Những người phụ nữ dân tộc thiểu số uống rượu cần trong dịp lễ tᾳi một bἀn làng ở vὺng nύi gần Hἀi Phὸng (?).

Phiên chợ cὐa người H’mông ở Lào Cai.

Phụ nữ dân tộc Thάi thu hoᾳch bông ở Lào Cai.

Cἀnh họp chợ cὐa đồng bào dân tộc thiểu số ở Phong Thổ, Lai Châu.

Hai phụ nữ người dân tộc thiểu số ở Thanh Hόa.