21/01/2015

Đội đặc nhiệm TK1 (chương 5)

Chương V


< Trước     Tiếp >
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13

14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối



Chúng tôi thức dậy khi trời còn tối mờ. "Đã nghe chim hót báo sáng lâu rồi, sao lại tối thế này nhỉ?..." Tôi xách súng vén mép tăng bước ra. Cả khe suối âm u mù mịt. Mây! Tôi quờ tay, những hạt bụi nước li ti đọng ướt lòng bàn tay. 

Đợi đến khi mây tản bớt có thể nhìn rõ đường, chúng tôi mới đi được. Chặng đường hôm nay bắt đầu bằng việc băng qua đồi cỏ tranh. Phải dùng cả hai tay để rẽ những đám cỏ sũng nước lấy lối đi. Nhiều lúc chân chúng tôi bước sụp trong lớp cỏ khô mục rụi xuống lâu ngày kết thành từng mảng dày bốc mùi ấm mốc. 

Khi mặt trời nhô ra khỏi các đám mây, chúng tôi cũng vừa lên tới đỉnh đồi. Bên dưới là một biển mây màu trắng màu hồng trải mênh mông như vô cùng vô tận. Những đỉnh núi cao vượt trên mây lô nhô như những hòn đảo. Không nhìn rõ chặng đường trước mặt. Anh Sơn rút địa bàn nhắm hướng, chúng tôi rẽ cỏ tranh luồn trong đám bụi nước đi xuống. 
Nắng càng lúc càng gay gắt. Mây tan dần, chỉ còn mấy dải trắng là là trong các khe núi. Trên trời lác đác vài vệt mây mỏng tang, trông giống những mảnh lụa ai xé gió thổi tít lên cao. Cảnh vật hiện ra rõ mồn một. Núi non nhấp nhô điệp trùng với những đường nét sắc nhọn, gãy góc. 
Đang bước, anh Hùng nhìn trời tặc lưỡi: 
- Trời này nắng phải biết! Ta không mang thêm nước là sai lầm. 
- Mình cũng vừa nghĩ thế! - Anh Đằng nói - đúng là đi rừng già nửa đời rồi mà còn dại. Thôi lỡ rồi, đành tìm cách khắc phục sau vậy. 
Đến quá trưa, chúng tôi vẫn lội trong đám cỏ tranh cao ngập đầu. Mỗi khi gió thổi, ngọn cỏ nối nhau rạp xuống rập rờn như sóng. Dưới ánh mặt trời chói chang, dùng đồi cỏ bạt ngàn càng vắng vẻ hoang vu. Không một cánh chim, không một bóng thú. Thảng hoặc mới có vài bóng cây xanh đứng im lìm trơ trọi như lạc lõng giữa màu cỏ vàng úa.
Tôi mệt nhọc bước đi trong cái nắng cháy bỏng da thịt. Nhưng vết lá cỏ tranh cứa trên cổ, trên mu bàn tay thấm mồ hôi rát buốt. Dù đã khát khô cổ họng nhưng tôi cố nhịn, chỉ thỉnh thoảng mới mở nắp bi đông nhấp một hớp nhỏ cho nước bọt khỏi khô đặc trong miệng. Tình thế này chưa biết khi nào mới gặp nguồn nước, vì vậy có tiếng nước óc ách trong bi đông vẫn yên lòng hơn. Mọi người đều mệt lử nhưng ai cũng gắng bước bởi nghỉ lại giữa đồi cỏ khô cháy này càng mau kiệt sức. Chiếc ba lô trên lưng anh Đằng chập chờn trước mặt lúc gần lúc xa, tất cả như mờ ảo trong mắt tôi... 
Mãi xế chiều lúc bóng nắng đã ngả dài trước mặt, chúng tôi mới thoát khỏi vùng cỏ tranh. Mọi người ngồi phịch dưới một tán cây thấp, trút ba lô, mở phanh cúc áo cho hơi nóng trên người tản bớt đi. 
Tôi cầm bi đông lắc lắc, nước còn ít lắm. Kề bi đông lên miệng, tôi hớp một hớp nhỏ, ngậm một lúc cho đỡ khô miệng rồi mới nuốt. Ngần ngừ một lát, tôi hớp thêm hớp nữa và kiên quyết vặn nắp lại. 
Anh Đằng đưa tay nhìn đồng hồ, bảo: 
- Ta nghỉ một lúc rồi tranh thủ đi tiếp may ra tìm thấy nước, chứ ở đây thì chịu chết. 
Anh Hùng không nói gì, với tay gỡ chiếc ống nhòm trên cổ anh Đằng, níu cành cây trên đầu đu người lên. Chúng tôi im lặng chờ đợi. Lát sau, anh lẳng lặng tụt xuống. Tôi hỏi: 
- Thấy gì không, anh Hùng?
- Chẳng nơi nào có vẻ có nước. Mà sao vùng này lạ quá - Anh quay sang anh Sơn, băn khoăn hỏi - Này Sơn, cậu nhìn kỹ xung quanh, xem có thấy nơi nào như thế này chưa? 
Chúng tôi cùng đứng cả dậy, đưa mắt nhìn quanh. đúng là có cái gì khác lạ mà nãy giờ vì mệt nên không ai để ý. Tôi chăm chú nhìn, bỗng nhận ra rừng ở đây không giống như không nơi khác. Xung quanh toàn cây thấp cằn cỗi và mọc không theo một phương nào cả. Những thân cây gầy guộc dáng nghiêng ngả như đang vội vã chống đỡ lại một sức mạnh vô hình nào đó. Trên những nhánh cây cong queo, mấy chiếc lá nhỏ mọc thưa thớt, đầu lá sém nắng. Dưới gốc cây mặt đất khô bụi lác đác mấy búi cỏ thấp lè tè. 
Tôi vớ cái ống nhòm từ tay anh Hùng, chọn một cây cao nhất trèo lên. Nhìn từ trên cao, cả cánh rừng rộng trong tầm mắt như đang quằn quại. Những ngọn cây ngã rạp, xoắn lại theo vòng xoáy trôn ốc. Bao phủ khắp rừng là một màu xanh khô khan cạn kiệt sức sống ánh nắng cuối chiều nhuốm lên rừng một màu vàng hiu hắt, làm cho nó càng có vẻ ma quái, ảm đạm. Tôi cảm thấy rờn rợn... 
Tôi ôm thân cây tuột xuống, trong đầu cứ vương vướng điều gì đó. Đến khi đặt chân lên đất mới chợt nghĩ ra: ở đây không có tiếng chim hót, tiếng côn trùng rền ri quen thuộc như các nơi khác. 
Nghe tôi nói lại những điều nhìn thấy anh Sơn suy nghĩ một lúc rồi thò tay vào túi áo ngực lấy địa bàn ra mở nắp nhìn: kim địa bàn quay loạn xạ. Anh nói ngay: 
- Phải đi khỏi đây thôi, càng nhanh càng tốt. - Anh vớ ba lô khoác lên vai. 
Mọi người vội vã làm theo. Không kịp hỏi, nhưng ai cũng đoán được là có mối nguy hiểm nào quanh đây. Anh Đằng ngoái hỏi tôi: 
- Hải thấy vùng xoáy rộng bao nhiêu? 
- Khoảng bốn, năm cây số - Tôi đáp. 
Anh Hùng gật đầu: "Chỉ chừng đó thôi!" Anh Đằng nhìn anh Sơn: 
- Ta băng qua chứ? 
- Băng thôi! Rừng thưa, có thể đi nhanh được.
Không còn cách nào khác. Quay lại đồi cỏ tranh coi như thất bại. Đi vòng thì xa và chắc gì không nguy hiểm.

Chúng tôi hối hả đi nhanh. Lúc này trời vẫn sáng nhưng không có sắc vàng của nắng, khí trời ong ong nặng nề. Khu rừng này lạ lắm? Càng đi sâu vào càng thấy bồn chồn khó chịu. Mươi phút sau như có linh tính, mọi người cùng bứt lên chạy, mặc cho cành lá quật vào người rào rào. Những cành cây khẳng khiu tướt vùn vụt qua mặt. Tôi không ngờ mình còn chạy được nhanh đến thế. 


Hơn nửa giờ sau, chúng tôi qua hết quãng rừng im lìm đáng sợ đó và bước xuống một bãi đất trống chỉ lơ thơ những ngọn cỏ mọc quanh mấy tảng đá màu xám đen. 

Đang đi chậm lại, bỗng nghe sau lưng có ngọn gió thổi tới. Lúc đầu tôi không để ý, nhưng lát sau gió thổi mạnh hơn, lá cây bay ào ào. Tôi quay đầu lại nhìn và chợt ngớ ra vì kinh ngạc: một cơn lốc lớn đang cuộn thành vòi rồng ở trên cánh rừng chúng tôi vừa đi qua. Cây cột cát bụi khổng lồ cuồn cuộn dâng lên mỗi lúc một cao, cuốn theo tất cả những gì nó gặp và lừng lững tiến lại ngày càng gần. Tôi nhìn rõ những thân cây to và những vật gì đen đen quay tít mù trong vòng xoáy mờ mịt. 

Tiếng anh Đằng thét giật giọng: "Chạy đi, nhanh lên?" 

Chúng tôi chúi đầu chạy thục mạng về hướng khu rừng trước mặt. Tôi vấp chân vào một hòn đá suýt ngã giập xuống, may gượng lại được lảo đảo chạy tiếp, mặc cho ngón chân tóe máu đau nhói. 

Trên trời mây đen kịt, không gian tối sầm lại. Gió càng lúc càng giật mạnh hơn, đất cát tung mù mịt, mấy hòn sỏi văng vào người đau rát. Cũng may khoang trống chỉ rộng hơn trăm mét, chúng tôi đâm vào rừng tiếp tục chạy. Tiếng gió hú ầm ầm trên đầu, tiếng cây gãy răng rác. Những cành cây quật lên quật xuống làm lấ rụng tơi tả. Đến một cái khe cạn, anh Đằng đứng lại thét bảo chúng tôi chạy theo lòng khe.
Phải mươi phút sau gió mới dịu lại. Tiếng rít của vòi rồng nghe xa dần, chắc nó đã cuộn sang hướng khác. 
Chúng tôi nhìn nhau. Ai nấy đều phủ bụi cát đen nhẻrn, chỉ còn lại đôi lượt. Tôi mở nắp bi đông uống nốt những giọt nước cuối cùng. Anh Đằng lên tiếng: 
- May mình vừa đi khỏi đám rừng ấy thì nó tới. Nếu gặp lúc đang qua, hẳn giờ này đã lên tới trời rồi. 
- Tôi cũng nhiều lần gặp vòi rồng, nhưng chưa khi nào thấy dữ dội như vậy. - Anh Sơn nói - Lúc nãy mình ở ngoài vòng cuốn cua nó mà gió còn đẩy chúi người. Nếu gần hơn chắc không chạy nổi. 
Mọi người lục tục kéo ra khỏi lòng khe, tìm chỗ nghỉ đêm. Mặt trời sắp lặn, nắng chỉ còn le lói trên ngọn cây. Những con chim sau cơn hốt hoảng nay mới kêu nháo nhác, hối hả bay về tổ. 
Chúng tôi men theo cái khe cạn đi xuống phía thấp hơn, nhưng không tìm thấy giọt nước nào. Tất cả đã bốc hơi khô kiệt đi từ lâu. Trời sắp tối, anh Đằng quyết định dừng lại nghỉ. Mọi người đặt ba lô xuống, vội vã dựng lều rồi đi kéo củi. Khi ngọn lửa cháy lên bập bùng thì trời cũng tối hẳn. 
Tôi ngồi tựa lưng vào gốc cây, duỗi chân ra. Mệt rã rời. Bụng đói cồn cào nhưng miệng đắng chát không muốn ăn, chỉ thấy khát. Cả một ngày như vậy mà chỉ đổ vào người có lít nước, mới đủ phần nhỏ lượng mồ hôi toát ra. Các bắp thịt như nhão đi, lớp da đọng muối từ mồ hôi và bụi bám khô quắt lại. Tôi nghĩ tới dòng suối đầy ắp nước trong veo, mới chiều qua chứ đâu! Giá lúc này mà được cúi xuống một dòng suối như thế để uống cho đã, rồi nhào xuống vùng vẫy cho nước tẩy hết lớp bụi đất rợp ráp trên người, cho từng giọt nước thấm vào lỗ chân lông làm da mềm lại... 
Ngón chân cái bên trái giật giật đau nhức và nóng ran làm tôi nhớ đến chỗ vấp lúc chiều. Tôi co chân nhìn. Đầu ngón chân toé máu phủ bụi đen sạm, gần nửa cái móng bị bong ra. Tôi mở ba lô lấy cuộn băng cá nhân. 
- Hải làm sao thế? - Anh Sơn nhìn thấy hỏi. 
- Em bị vấp ở đầu ngón chân, không sao đâu! 
Anh Hùng bước tới, nâng bàn chân tôi tới gần ngọn lửa: 
- Bị tróc móng, không khéo là nhiễm trùng như chơi. Nhưng chưa cần băng vội, cậu đợi đấy! 
Anh nói rồi cầm đèn pin lủi vào rừng, lát sau đã quay lại với mấy ngọn lá trên tay. 
- Đưa chân đây. - Anh nói như ra lệnh. Tôi ngoan ngoãn chìa chân ra. Anh lấy lá cây lau sạch bụi rui bỏ mấy chiếc lá còn lại vào mồm nhai, lấy bã đắp lên đầu ngón chân bị đau. 
- Cậu lấy đoạn băng buộc lại. Không sợ nhiễm trùng đâu, thuốc kháng sinh đấy. Một ngày sau sẽ lành. 
Tôi làm theo lời anh, lát sau thấy đầu ngón chân dịu lại, không nhức nữa. 
Bữa tối, chúng tôi phải ăn lương khô vì không có nước nấu cơm. Tôi nhai như nhai trấu, chẳng thấy ngon lành gì nhưng cũng cố nuốt vào bụng. Mẩu lương khô thấm hết nước bọt làm cổ họng nghẹn lại. Đang ăn, chợt anh Đằng bảo: 
- Các cậu đem bi đông ra đây? 
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng đưa bi đông cho anh. Anh mở nắp từng chiếc, nghiêng miệng thận trọng róc vào bidông của mình, cố dốc hết từng giọt nước. Xong anh cầm lên lắc lắc: "Còn đến nửa bi đông đấy, các cậu ạ!" 
Với chừng ấy nước chia đều cho mỗi người, tôi ăn hết phong lương khô. Ít ra cũng bù đắp được phần lớn lượng calo tiêu tốn trong ngày. Cả ba anh đều còn nước để dành, chứ trong bi đông của tôi may ra chỉ có vài giọt, nhưng các anh không muốn tôi mặc cảm với sự “hoang phí” của mình.

Trước khi đi ngủ, chúng tôi đem mấy tấm nilon đi mưa buộc căng vào các nhánh cây, hy vọng sẽ hứng được những giọt sương đọng lại. 


Anh Đằng kéo mấy khúc củi to chất thêm vào đống lửa để nó cháy được suốt đêm. Ngoài tê giác ra, các con thú ở rừng đều sợ lửa. Tê giác có tư chất của người bảo vệ rừng, nó ghét lửa như bò tót ghét màu đỏ vậy. Nhưng ở trên cao này khó có thể gặp được loài thú quý vốn đã rất hiếm ấy. 

Chúng tôi khoan khoái duỗi tấm thân mỏi nhừ trên lớp lá lót trong lều. Lúc này anh Đáng mới hỏi: 

- Sơn này, sao lúc chiều cậu biết là sắp có vòi rồng! 

Anh Sơn cười trả lời: 

- Em không biết chính xác, chỉ linh cảm thấy điều khác thường khi nhìn rừng cây. Lại nữa thấy xung quanh chim thú trốn biệt đâu cả. Các loài vật ở rừng thường biết trước mối nguy hiểm. 
Anh Hùng nói: 
- Đó không phải là linh cảm, mà là hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong đầu. Đến lúc cần thiết, bộ óc phản ứng, tự động ráp nối các sự kiện và bật ra lời giải. 
- Đúng vậy! - Anh Sơn nói tiếp - Em chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng đã có đọc về hiện tượng rừng cây nghiêng ngả khác thường. Người ta phán đoán nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động của phóng xạ, từ trường hoặc một chất gì đó có trong nền đất hay ở xung quanh. Cũng có khi do đất trượt. Rừng mọc trên một thềm đất trượt theo chu kỳ đều đặn so với khối nền bên dưới nó. Cây lớn lên ở đó luôn hướng về nơi có nhiều ánh sáng. Lâu ngày cả rừng cây phát triển thành dáng quái lạ khó hiểu, nhưng thực ra nó không nằm ngoài những quy luật của thiên nhiên. 
- Có phải vùng rừng lúc chiều luôn có vòi rồng phải không anh? - Tôi hỏi. 
- Có thể nói từ rất lâu ở đây đã có những cơn lốc xoáy thành vòi rồng, nhưng không phải lúc nào cũng có, ngày nào cũng có. Nếu vậy cây cối làm sao sống nổi? Nó chỉ xây ra nhiều vào mùa nắng nóng. 
Tôi vẫn thắc mắc: 
- Nhưng tại sao chỉ có trên vùng rừng ấy? Ở xung quanh em thấy vẫn bình thường... 
- Đó là điều mình đang suy nghĩ... - Anh ngập ngừng một lúc rồi nói tiếp - Trên miền núi cao nhiệt đới thường có các ổ không khí loãng. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và tùy theo địa hình, vùng không khí đó có thể biến đổi thành áp thấp cục bộ. Máy bay bay qua những nơi này rất dễ gặp tai nạn. Có điều... ở đây vòi rồng chỉ xoáy quanh một vùng không rộng lắm... Có thể nơi đây là giao điểm của hai luồng gió: gió nóng tây nam và gió mát từ biển thổi vào, nên mùa này thường xây ra những luồng khí xoáy cực mạnh. 
- Thế vì sao kim địa bàn không chỉ hướng được? 
Anh Sơn cười: 
- Đúng là chẳng có gì qua được mắt cậu. Mình cũng muốn làm rõ điều này mà chưa có dịp. Cố lẽ ở đây còn có một địa từ trường lạ được tạo bởi lý do nào đó. Lúc đi trong vùng rừng ấy mình cảm thấy rất căng thẳng... Hồi chiều qua bãi đá mình định bửa lấy mẫu, nhưng chưa kịp rút búa ra thì đã bị rồng đuổi chạy tơi bời rồi. 
- Thiên nhiên chưa muốn cậu xâm phạm vào bí mật của nó. - Anh Hùng nói - Phải đợi dịp khác thôi! Cậu cứ chấm vào bản đồ đi, khi nào hòa bình anh em ta quay lại đây một lần nữa. 
- Nhất trí ngay! Nhưng phải đủ cả bốn người tớ mới đi đấy nhé! Còn bây giờ ngủ thôi, các cậu! 
Đêm đó còn có hai đợt gió nữa, chắc lại gió xoáy trên vùng rừng lúc chiều. Khi gió nổi lần thứ hai, tôi ngồi dậy rồi không sao ngủ lại được. Bên ngoài đống lửa vẫn cháy lép bép, thỉnh thoảng lại bùng lên rừng rực lúc gió thổi tới. Ánh lửa chập chờn trên những bụi cây tối om xung quanh, làm cho rừng càng trở nên bí ẩn. 
Đến sáng, chúng tôi nhặt hết lá rụng trên mấy tấm nilon và gom được góc bi đông nước. Thế cũng tốt lắm rồi. Tôi thè lưỡi liếm những chiếc lá đọng sương cho đỡ khô miệng. Nước hứng được phải dành cho cả ngày. 
Anh Đằng bắc soong lên đống lửa rang nửa bao gạo sấy. Chúng tôi chia nhau bỏ vào túi quần vừa đi vừa nhai. Đó là bữa sáng khá tiện lợi, tuy gạo sấy rang cũng khó nuốt vì khô quá. Ăn xong mỗi người được chia hai nắp bi đông nước. Ít ỏi, nhưng có còn hơn không. 
Anh Đằng bàn với chúng tôi: 
- Xem chừng cả ngày hôm nay cũng không có nước. Các cậu nghĩ xem có cách gì khắc phục không? Và nhớ để mắt tìm con thú nào vừa ăn bắn lấy một con. Phải đổi món, ăn lấy sức mà đi. Dành lương khô khi nào kẹt lắm mới dùng. 
Chúng tôi đều gật đầu nhất trí. Gì chứ thú rừng không thiếu. Nước thì gay đấy! Xưa nay tôi chỉ biết là có thể vắt lấy nước trong nõn cây chuối rừng, hơi chát nhưng uống chút ít cũng đỡ khát. Hoặc tìm cây tre có lỗ sâu đục chặt lấy nước trong ống tre. Nhưng cả hai thứ ấy ở vùng khô cằn này đào đâu ra? 
Đoạn đường hôm nay dễ đi vì cây thưa. Mùa này rừng khô, lá cây ngả màu héo hon. Những thân cây cổ thụ vần sừng sững như muốn thách thức với nắng gió khắc nghiệt. Trên mấy cây dây leo lủng lẳng những chùm quả vàng vàng đỏ đỏ, trông đẹp mắt chứ không ăn được, chỉ có mấy con ong vo ve quanh quẩn cố tìm chút mật ngọt trong lớp vỏ.
Chúng tôi đi qua nhiều cái khe, nhưng tất cả đều cạn khô. Đó chỉ là những chỗ trũng ven sườn đồi sườn núi, mùa mưa mới có nước. Lúc cả tổ dừng lại nghỉ, tôi men theo một cái khe trông còn ẩm ướt, đi mãi vẫn chỉ thấy lòng khe đầy đá tảng và đá cuội. Những giọt nước quý báu đã trôi hết về nơi thấp hơn, hoặc thấm xuống lòng đất, hoặc bốc hơi trong cái nóng hừng hực tỏa ra từ nguồn lửa khổng lồ vô tận của mặt trời. 
Lúc quay lại, thấy anh Hùng kiếm đâu về một mớ dâu rừng bọc trong vạt áo. Những chùm dâu chi chít quả, mới trông đã ứa nước bọt. Dâu rừng hạt to và chua kinh khủng. Cả lớp vỏ màu trắng hơi phớt hồng cũng chứa đầy thứ nước chua mà khi vừa cắn ngập răng, bên hàm đã buốt lên vì nước bọt tứa ra không kịp. Chúng tôi nhấm nháp mấy quả dâu, thấy cũng dễ chịu. 
Gần trưa, cả tổ bước vào một vạt rừng mọc toàn dẻ gai. Những cây dẻ to lớn có lớp vỏ sần sùi nứt nẻ, trên tán lá sum sê lấp ló những chùm qua mọc đầy gai như quả chôm chôm nhưng nhỏ hơn, gai cũng nhọn và cứng hơn. Loại dẻ gai này ăn được. Khi quả khô rụng xuống, lớp vỏ bên ngoài nứt ra còn lại hạt tròn to hơn hạt lạc được bọc một lớp vỏ cứng màu nâu nhạt. Hạt dẻ đem rang lên, tách vỏ cứng, ăn bùi và thơm. Nhưng lúc này chưa tới mùa quả rụng. Mặt đất phủ đầy lá khô và những mảnh vỏ gai của mùa dẻ năm trước. Trên cành cây, mấy con sóc đang chuyền tíu tít, chúng biết ở đâu có những quả dẻ đầu mùa đã nứt vỏ. 
Đang đi, tôi chợt khựng lại khi gặp một bầy nai. Có ba con, hai con lớn và một con mới bằng con bê. Chúng bước đủng đỉnh, lúc lúc lại chúi mõm xuống đất như đang tìm gì đó. Khi thấy tôi, đàn nai đứng lại, mắt ngơ ngác nhìn nửa tò mò nửa sợ sệt, những cẳng chân thon dài ngập ngừng trên lớp ỉa khô như muốn bỏ chạy. Lát sau chúng rẽ sang lối khác, thong thả bước khuất dần sau những thân cây. Tiếng anh Đằng nói ngay sau lưng tôi: 
- Sao không bắn mà cứ đứng ngây người ra thế! 
- Đẹp quá anh ạ! Em không nỡ bắn? Cả nhà nai, mình bắn đi một con, thấy tồi tội thế nào ấy? 
Anh Đằng cười: 
- Ừ, bắn làm gì! Có hạ một con cũng không ăn hết. Để rồi kiếm con thú khác. 
Mươi phút sau, khi vòng qua một gốc dẻ to, chúng tôi gặp con chồn đang chúi đầu dũi đất, chỉ cách dăm mét. Nghe động, nó quay vụt lại bám thân cây thoăn thoắt leo lên. Tôi chưa kịp tuột súng khỏi vai thì anh Đằng đã rút dao găm chùng chân xuống, rướn người vung tay phóng. Lưỡi dao cắm phập đúng cổ con vật, găm nó vào gốc cây. Tôi reo lên, chạy tới gỡ lưỡi dao cùng con thú. 
Anh Sơn trầm trồ: 
- Chịu tài anh đấy? Đúng là cánh đặc công các anh "danh bất hư truyền". 
Anh Hùng tủm tỉm: 
- Đi với anh Đằng rồi các cậu còn biết! Tài nghệ chưa thi thố hết đâu nhé!

Tôi nhìn con chồn nặng trĩu trên tay, thầm nghĩ: “Thế nào cũng nhờ anh ấy dạy cho ngón phóng dao. Còn hơn cả làm xiếc!" Bên cạnh các anh, tôi thấy mình nhỏ bé lại. Đúng là càng đi nhiều càng biết được nhiều điều, và càng biết nhiều càng thấy mình kém cỏi. 


Trưa hôm đó chúng tôi ăn thịt nướng trừ bữa và tráng miệng bằng quả dâu rừng. Anh Đằng dốc hết số nước hứng được lúc sáng chia đều cho mọi người. Tôi bưng chỗ nước ít ỏi nhấp từng hớp nhỏ, trịnh trọng như các cụ uống rượu. 

Ăn xong bữa, chúng tôi tiếp tục đi sau khi đã cẩn thận dập tắt đống lửa. Khô nóng thế này, chỉ cần một tia lửa cũng đủ gây cháy rừng. 

Qua hết rừng dẻ gai thì tới một triền núi cây mọc lúp xúp chen với cỏ lau. Nắng chang chang trên đầu. Mọi người nói nhau băng qua rừng lau vàng cháy. Lá lau khô sắc như dao cứa vào những chỗ da thịt không có lớp vải che chở, những vết cứa không nhìn thấy ngay được, chỉ khi mồ hôi ngấm vào ta mới biết. 

Lúc này cổ họng tôi đắng nghét, nước bọt dính dẻo trong miệng. ánh nắng nhảy múa trước mắt như những quầng lửa. Tôi thò tay vào túi quần lấy một quả dâu cho vào miệng cắn, chợt bật kêu lên vì cảm giác đau buốt hai bên má. Cố không nghĩ đến cơn khát, tôi loạng choạng đạp trên những thân lau khô giòn đuổi theo những người đi trước. 

Quá nửa chiều mới xuống đến chân núi. Cả tổ dừng nghỉ dưới bóng một khóm lau. Mấy bông lau trắng khô xác phất phơ trong gió như muốn báo rằng không thể tìm thấy nước ở vùng này. Nghỉ được vài phút, anh Hùng lại cầm dao xách súng lủi đi. Lát sau nghe tiếng anh gọi vang, cách đấy chừng trăm mét: "Lên đây các cậu ơi! Có nước rồi!" Chúng tôi nhỏm dậy, xách theo chiếc ba lô của anh vội vã bươn tới. Leo qua đoạn dốc ngắn, thấy anh đang đứng bên một gốc cây to lá mọc thưa thớt, có những chạc dây leo bám lòng thòng vào nhánh cây. Tôi ngạc nhiên hỏi: 
- Nước đâu anh? 
- Nước đây chứ đâu! - Anh Hùng mỉm cười, tay cầm dao chỉ vào mấy cây dây leo. 
Đợi mọi người lên đủ, anh vung tay vung dao phạt ngang những thân dây leo, giúi vào tay mỗi người một gốc: "Uống đi, nước máy đây?" Tôi ngỡ ngàng đưa đầu thân cây vào miệng, cảm thấy nước rịn ra từ vết chém thấm mát đầu lưỡi. Nước không nhiều nhưng rất ngọt và cũng làm cơn khát dịu đi. Tôi nhìn đoạn dây leo xù xì, tự hỏi không biết rễ của loài cây này đâm sâu tận đâu trong lòng đất mới hút được nước lên nuôi những chiếc lá trên cao kia? 
Khi đỡ khát, chúng tôi tiếp tục băng qua triền núi trọc. Mãi lúc trời chạng vạng tối mới tới được một cánh rừng có màu lá xanh đậm. Dựng xong lều và đốt lên đống lửa thì bóng đêm đã đen ngòm trên vòm cây. Mấy ngôi sao hiện ra nhấp nháy qua kẽ lá. Chúng tôi ngồi quanh đống lửa, ai nấy đều mỏi mệt. Thiếu nước nên sức người mau kiệt. Chút nước từ cây dây leo chỉ làm dịu cơn khát chứ không cung cấp đủ lượng nước cơ thể đòi hỏi. Tuy vậy tôi cũng gắng ăn hết nửa phong lương khô. Nếu không ăn, sẽ khó lòng đi tiếp được. 
Anh Đằng lấy trong ba lô ra một lọ viên C mà không biết anh mang theo tự lúc nào, chia cho mỗi người mười viên. Tôi ngậm những viên thuốc trong miệng cho nó tan dần. Vị chua dìu dịu thấm trên đầu lưỡi làm người tỉnh táo hơn. 
Trời tối mịt. Tôi cùng anh Hùng ra ngoài căng mấy tấm nilon để hứng sương, lúc quay vào thấy hai anh đang rọi đèn xem bản đồ. Anh Sơn nói: 
- Ta vẫn đi đúng hướng, nhưng sắp tới địa hình khá phức tạp. Đây này, - Anh chỉ trên bản đồ - vùng này có nhiều ngọn núi san sát, nhiều khe sâu. Phải chú ý sao cho khỏi chệch hướng, nhất là khi đi vòng tránh những chỗ khó. Tôi hỏi: 
- Còn xa không anh? - Theo đường thẳng chỉ bốn chục cây, nhưng sẽ phải đi quãng đường dài hơn nhiều lần đấy? 
- Thế anh đi rừng có bị lạc khi nào không? 
- Có chứ! Lạc rừng là chuyện cơm bữa. Kể cả khi có bản đồ, địa bàn trong tay mà phải băng rừng nhiều ngày, không cẩn thận cũng rất dễ chệch hướng. Sai một ly, đi nhiều dặm là chuyện thường. 
Anh Hùng cười: 
- Lạc đường là một khái niệm do con người đặt ra. Đúng ra phải nói: đi chưa đúng với dự tính lúc đầu. Nếu anh quen với rừng, sống được giữa rừng thì chuyện đó chẳng là cái gì cả chỉ cần đừng có hốt hoảng quá. 
- Vậy theo anh, ở rừng sợ nhất chuyện gì? 
Anh Hùng thoáng nhăn mặt: 
- Một câu hỏi khó trả lời đấy! Bởi theo mình thì chẳng có gì đáng sợ cả, làm sao có "sợ nhất" được? Sống trong rừng đúng là có thể gặp nhiều rủi ro, ví như rắn độc, thú dữ, sốt rét, lũ cuốn..., nhưng khi anh sống giữa cuộc sống đời thường, những rủi ro cũng đâu có thiếu? Suy cho cùng, những nguy hiểm trong rừng ta có thể biết trước, và cũng có cách đề phòng, có cách vượt qua. Từ xa xưa loài người chẳng đã sống dựa vào thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên là gì? 
Anh Đằng cười: 
- Cậu muốn con người quay lại rừng sống như thời tiền sử chắc? 
Anh Hùng chẳng hề lúng túng: 
- Hoàn toàn không phải như vậy. Ngay từ thời tiền sử rừng không chỉ nuôi sống con người mà còn dạy cho họ biết lao động để tồn tại và phát triển. Nhờ rừng mà con người biết chăn nuôi trồng trọt. Hạt lúa củ khoái, con gà con trâu... bây giờ cũng từ rừng mà có. Dòng suối dạy con người làm cối giã gạo, con sông ngọn thác dạy làm thủy điện. Nghe nói cái thác Bờ quê tôi, tức quê vợ tôi ấy mà, sau này làm thủy điện là nhất! Rừng có lúc khắc nghiệt thật, nhưng không ác độc bao giờ. Khi sống với rừng, con người trở nên nhân nghĩa hơn. Đời xưa, các cụ ẩn dật thường vào sống ở chốn non xanh núi thẳm, vui chơi nơi khe suối thác nước, tháng ngày bầu bạn với cỏ cây muông thú, cũng chính vì thế.

Anh Sơn chêm vào: 


- Các cụ ẩn dật nhưng cơm nước có đệ tử lo, đi câu cá có tiểu đồng theo hầu rượu, gạt bỏ mọi vướng víu toan tính trong cuộc sống cho người khác lo hộ, chẳng lẽ như thế lại mẫu mực ư?

Anh Hùng ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: 

- Tôi không nói đó là cách sống hoàn hảo. Người ẩn dật không màng danh lợi, kiềm chế được tham vọng là điều tốt, nhưng chỉ về mặt tu tâm dưỡng tính thôi, chứ quay lưng với đời thì chưa hẳn đã hay. Chuyện này bàn dài lắm. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến tác động của thiên nhiên đối với con người. Rừng biết cách làm dịu nỗi đau khi con người gặp bất hạnh. Những lúc căng thẳng lo âu, anh hãy vào rừng nghe tiếng gió lùa trong lá, tiếng chim líu lo vô tư, tiếng suối róc rách triền miên... Anh ngả lưng lên đám cỏ xanh dưới gốc cây hay bước đi trên lớp lá khô xào xạc và ngửi mùi hoa dại... Lúc đó sẽ thấy lòng dịu lại, nhẹ nhõm và thanh thản hơn. Con người biết tìm đến với rừng như một bản năng trở về với cội nguồn của mình. Đứng trước vẻ đẹp hùng vĩ và sự giàu có vô tận của rừng cũng như những bí ẩn kỳ thú cùng những thử thách khắc nghiệt của nó, thì mọi suy tính nhỏ nhen ích kỷ, mọi bon chen vụn vặt trong cuộc sống thường ngày đều trở nên vô nghĩa... 

Nghe đến đây, anh Đằng vỗ tay cười ha hả:

- Đấy? Các cậu biết lính trinh sát chưa? Triết lý không kém các bậc thâm nho uyên bác đâu nhé? 
Lần này anh Hùng lúng túng thật sự. Anh gãi đầu ngượng nghịu: 
- Triết lý gì đâu! Chẳng qua tôi nghĩ sao nói vậy thôi... 
Tôi biết anh nói thực lòng. Những điều anh vừa tâm sự là những suy nghĩ, nghiền ngẫm qua nhiều năm tháng của cuộc đời. Nhưng phải là người yêu rừng đến độ say mê, gắn bó với rừng bằng cả tâm hồn và máu thịt mới nghĩ được, nói được như vậy. 
Lúc trời sáng rõ, tôi mới nhận ra đêm qua mình nghỉ lại trong một rừng lim. Và suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi vẫn đi dưới những tán lim. Những cây lim cổ thụ dễ phải đến hàng trăm năm tuổi xòe cành lá rườm rà xúm xuê che rợp khắp rừng. Rất ít loài cây khác mọc lẫn vào. Trên nền đất phủ dày lá khô, những quả lim rụng xuống nứt ra vô số hạt màu đỏ tròn nhỏ xinh xinh như những viên thuốc bổ. Anh Hùng đập tay vào lớp vỏ nứt nẻ của một gốc lim to cỡ bốn chúng tôi ôm không xuể trầm trồ: 
- Cây lim xanh đấy! Loại này đứng đầu hàng thiết mộc. Các cụ có gỗ này làm đình thì sướng phải biết! Cứ gọi là hàng trăm năm không mục, không mối mọt. 
Còn tôi nhìn màu xanh tươi mát của rừng lim mà hy vọng sẽ tìm thấy nước. Số nước hứng được hôm qua chỉ đủ mỗi người một ngụm nhỏ uống sau khi ăn lương khô buổi sáng. Đi trong rừng mát đỡ ra mồ hôi, nhưng cái khát không vì thế mà giảm đi. 
Rừng lim mọc trên một triền dốc, càng đi càng xuống thấp. Đến gần trưa chúng tôi gặp được một con suối nhỏ, rộng chưa đầy hai mét, nhưng khá sâu. Tôi nhảy cẫng lên mừng rỡ. Dòng nước mới trong mát làm sao! Cứ như là trong mơ? Chưa chi tôi đã cảm thấy vị ngọt mát trôi qua cổ, thấm dần vào từng mạch máu, từng thớ thịt. 
Mắt sáng lên, tôi bước gấp mấy bước đến bên bờ suối định nhảy ùm xuống. Chợt anh Hùng thét giật giọng: 
- Khoan, đừng xuống! - Anh chạy tới túm tay tôi kéo giật trở lại. 
Tôi ngơ ngác nhìn, chẳng hiểu gì cả. Anh Đằng lặng lẽ đứng quan sát dòng nước, lát sau mới bảo: 
- Các cậu lên đây! Ta ngồi nghỉ một lúc. 
Anh bước đến bên một gốc lim, cởi ba lô ngồi xuống. Chúng tôi làm theo. 
- Nước ở đây không uống được - Anh nói chậm rãi. 
Tôi sửng sốt kêu lên: 
- Sao lại không uống được? 
- Nước độc đấy? Con suối này chảy giữa rừng lim, mà cây lim rất độc. Nhựa cây ngấm ra từ rễ và từ lá rụng ngâm trong nước, uống nó rất nguy hiểm. Tôi ấm ức: 
- Chẳng lẽ nơi nào có cây lim thì nước đều không dùng được à? 
- Cũng không hẳn như vậy! - Anh Đằng giải thích - Khi nước chảy qua những nơi cây lim mọc chen với các loài cây khác, chắc không sao. Nhất là nếu con suối chảy xiết, cuốn lá cây trôi nhanh. Còn ở đây, cậu nhìn kỹ xem! 
Quả thật dòng suối này chảy lờ đờ, dưới đáy đầy lá rụng và cành cây đã mục ải. Có lẽ vì thế mà nước suối có sắc đen, mặc dù vẫn trong veo. Không thấy những con vật sống dưới nước như thường có ở các con suối khác. Ngay cả những tảng đá dầm chân dưới suối cũng đọng màu xám đen chứ không có lớp rêu xanh. Con suối này đã ngâm lá lim hàng trăm năm nay rồi.
Chúng tôi bàn bạc, cuối cùng quyết định sẽ đi ngược dòng suối cho đến khi tìm ra một khe nước có thể uống được. Như vậy sẽ phải đi vòng khá xa, nhưng đành chấp nhận vì không thể liều mạng băng qua rừng lim trong tình trạng này. 
Tôi khoác ba lô lên vai, tiếc rẻ nhìn dòng nước đầy ắp bên cạnh. Đã đến lúc ăn trưa, nhưng chẳng ai ăn nổi vì vừa khát vừa mệt. Cảm giác đó càng nặng nề thêm bởi sự thất vọng trước dòng suối mà tôi ngỡ sẽ được uống được tắm thỏa thích. 
Hơn một giờ sau, chúng tôi vẫn đi trong rừng lim xanh âm u. Dòng suối bên cạnh lúc lúc lại reo róc rách trêu ngươi, mặt nước lóng lánh nắng như mời mọc khêu gợi. Tôi lê từng bước nặng nhọc, hơi thở lùng bùng trong tai, chân tay như muốn rời ra. Lưỡi phồng rộp, cổ họng đau rát, tôi cố nuốt nước bọt nhưng chỉ có cảm giác đau tức chạy từ họng xuống ngực rồi tràn ra hai lá phổi...



Phía trước có tiếng anh Đằng nói với lại: “Sắp hết rừng lim rồi..." Tôi ngẩng nhìn. Tán lá trên đầu thưa hơn và ánh mặt trời chói lòa qua các khoảng trống. Mắt sáng lên, tôi bước hối hả eho kịp anh Đằng. Những cây lim cổ thụ thưa dần, nhiều bụi cây mọc lúp xúp dọc bờ suối. Ra khỏi rừng lim nước sẽ uống được. 
Nhưng đi thêm chừng nửa cây số thì sự hăm hở trong tôi cũng nguội dần. Phía bên kia suối, rừng lim vẫn xanh rì như chẳng bao giờ hết. Chắc hiểu rõ tâm trạng của tôi, anh Sơn nói bằng giọng khản đặc: 


- Không sao đâu! Thế nào mình cũng gặp được khe nước ở phía bên này. Phải có khe mới hợp thành suối được chứ! 

- Anh gặp rừng lim nào như thế này chưa? - Tôi hỏi, cốt để quên đi con suối độc ác đang chảy bên cạnh.

- Cũng có gặp, nhưng không như ở đây. Này, Hải đã dọc Tam Quốc chưa? 

- Em đọc rồi! Sao không anh? 

- Cậu còn nhớ đoạn Khổng Minh dẫn quân đi đánh Mạnh Hoạch không?
- Em nhớ Khổng Minh đánh bảy lần mới chinh phục được. Anh muốn nói là... 
- Vậy cậu có nhớ lúc quân Khổng Minh lội qua suối nước độc chứ? Chỉ lội xuống thôi mà chết hàng ngàn người ngựa. Các cụ xưa viết thế không phải là bịa đâu nhé, có cơ sở cả đấy? Có thể con suối đó chảy qua rừng cây có nhựa độc nên mới như vậy. Trong rừng thiếu gì cây độc! Ngay ở dưới xuôi ta, cây xoan cũng rất độc. Chỗ nào có lá xoan rụng xuống lâu ngày hoặc rễ nó bò tới, đố trồng được cây gì nên hồn...
Đúng lúc đó, một tiếng thét lạc giọng vang lên từ phía sau. Tôi quay ngoắt lại. Điều trông thấy trước mắt thật khủng khiếp: một con trăn to tướng da đen mốc loang lổ đang quấn cả anh Hùng lẫn chiếc ba lô trong những vòng thân cuồn cuộn lởm chởm vảy. Cái đầu tam giác của nó đung đưa, miệng ngoác ra đỏ lòm. Anh Hùng giơ hai tay trước ngực, gồng người chống đỡ với những vòng cuốn như thép đang siết lại. 
Tôi kinh hoàng ngã ngồi xuống đất, người run bắn. Như cái máy, tôi lập cập giương súng hướng nòng lên trời, ngón tay tự động bịt khóa an toàn và bóp cò. Loạt đạn nổ vang, nòng súng phụt khói trắng nẩy bần bật. Bên cạnh, anh Sơn cũng nâng súng lên nhưng chần chừ chưa dám bắn. 
"Đừng bắn". Anh Đằng thét lớn và lao vụt đến như tia chớp, tay vung dao phạt ngang cái đầu con trăn đang phóng tới. Nó rụt lại tránh được. Anh thụp người sát đất tránh cú mổ tiếp theo rồi nhào ra phía sau, chém phập một nhát vào khúc đuôi đang ngoe nguẩy trên đầu anh Hùng. 
Bị đòn chí tử, con trăn bung mạnh cả cái thân dài thòng quật anh Đằng ngã lăn xuống đất, lưỡi dao trên tay văng ra xa. Nhưng địch thủ của anh không còn làm gì được nữa, nó lao vút vào bụi rậm kéo lê theo cái chót đuôi bết máu. 
Tôi chạy tới đỡ anh Hùng dậy. Người anh nhũn ra vì phải dùng hết sức trong những giây vừa qua. Chúng tôi dìu anh đến ngồi tựa vào gốc cây gần đó. 
- Có sao không Hùng? - Anh Đằng hỏi trong hơi thở hổn hển. 
- Không... không sao? May mà tôi... gồng tay đỡ được trước ngực, sau lưng... có cái ba lô... - Anh Hùng mỉm cười yếu ớt. Nhờ soạt súng Hải bắn nên con trăn giật mình không quấn tiếp được... Nó mà quấn vào cổ là nguy rồi... 
Tôi sờ nắn khắp người anh. Chưa bị gãy chiếc xương nào, chỉ trên bắp tay trái chỗ bị trăn cắn máu đang nhỏ giọt. 
- Nghe soạt một cái, mới quay lại nhìn đã thấy nó lao tới. Tôi vung tay đỡ, nó táp ngay vào tay. - Anh Hùng kể, co tay nhìn vết thương. 
Tôi cùng anh Sơn cố nặn hết những giọt máu bầm. Con trăn không có nọc độc, nhưng hàm răng của nó chẳng sạch sẽ gì, vết cắn rất dễ nhiễm trùng. Chúng tôi lấy cồn lau sạch vết thương và băng lại. Anh Hùng bảo cứ băng tạm, để rồi anh kiếm lá đắp vào. Một lát sau, anh giục đi tiếp vì trời đã chiều. 
Chúng tôi men theo con suối đi lên một sườn dốc thoai thoải. Không hiểu sao tôi thấy mình không còn mệt mỏi như lúc nãy. Sự việc vừa qua đã đẩy cơn khát xuống hàng thứ yếu. 
Đi thêm nửa giờ thì gặp một cái khe nhỏ chảy từ trong sườn núi ra. Dòng nước chỉ lắp xắp bàn tay nhưng vẫn là cứu tinh của chúng tôi. Tôi để nguyên ba lô trên dưng nằm skế hoạch trên cỏ, vục mặt xuống nước uống đến căng bụng. Chưa bao giờ có thứ nước nào ngon ngọt đến thế. Nước mát lạnh, uống vào đến đâu biết đến đó. Từng thớ thịt trong người mềm ra, hơi thở nhẹ lại, đầu óc sáng láng tỉnh táo hẳn. 
Uống xong nước, anh Đằng dặn chúng tôi nấu cơm rồi xách súng lủi đi. Mươi phút sau, một phát súng vang lên ở mé trên khe nước, tiếng nổ vọng vào vách núi rền như tiếng sấm. Lát sau anh quay về, tay xách con cheo nặng chửng bảy kí, trông giống lợn rừng nhưng chân thấp mõm ngắn và nhỏ con hơn nhiều. 
Tôi dùng dao găm đào một cái hố bằng miệng thúng ngay giữa lòng khe. Nước chảy vào đầy hố cuốn đất bùn trôi đi tạo thành cái giếng nhỏ nước trong vắt. 
Trời còn sớm nên chúng tôi thong thả đun nước làm thịt con cheo và thay nhau tắm giặt. 
Một ngày nắng gắt trôi qua khi mặt trời khuất sau ngọn núi. Ráng chiều đỏ ửng cả góc trời phía tây. Chúng tôi ngồi bên đống lửa, ăn bữa cơm ngon lành sau ba ngày đói khát. Thực đơn khá thịnh soạn: thịt nướng, thịt luộc bóp muối, canh rau rừng nấu với lòng cheo, lại còn món thịt kho mặn để dành cho ngày mai. 
Trong bữa ăn, câu chuyện vẫn xoay quanh vụ con trăn. Tôi nói với anh Hùng: 
- Khi đó em cuống lên, chẳng còn biết mình bắn như thế nào nữa. May có anh Đằng chứ không thì... - Tôi bỏ lửng câu nói, không dám nghĩ tới cảnh chúng tôi cầm súng trong tay mà chịu đứng nhìn con vật bò sát kinh tởm đó quấn chết anh. 
Anh Hùng bảo: 
- Con trăn mạnh nhờ xương sống, nhưng chót đuôi là chỗ nhạy cảm nhất của nó. Đánh được vào đó coi như điểm trúng huyệt, nắm chắc phần thắng trong tay.

Tôi buột miệng: 
- Đấy anh cứ khen mãi đi! Em thấy rừng chẳng hiền lành chút nào...
Anh Hùng ngắt lời tôi: 
- Khi đã vào rừng, dù muốn hay không, anh cũng phải tham gia vào cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt. Lúc sống trong thế giới hiện đại, con người cũng thường xuyên bị nguy hiểm rình rập đấy thôi! Có khi còn ở mức độ cao hơn ấy chứ! - Anh nháy mắt với tôi - Cậu cứ coi như vừa rồi mình đi trên đường phố bị tai nạn ô tô thôi... 
Mọi người bật cười. Biết anh nói có lý, nhưng thực lòng tôi chẳng hề ưa "chiếc ô tô" của anh chút nào.  

< Trước     Tiếp >
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13

14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối

Đội đặc nhiệm TK1 (chương 4)

Chương IV
< Trước     Tiếp >
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13
14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối


Ngày thứ tám. Chúng tôi lên đường từ sáng sớm, khi sương còn giăng trắng rừng. Ánh mặt trời rọi qua sương tạo nên một bức màn màu hồng mờ mờ. Những cành lá đọng nước quệt vào người làm quần áo ướt sũng. Đôi dép cao su chốc chốc lại tụt khỏi chân. Chừng tám giờ sáng thì sương tan hết, nhưng đường đi ngày càng dốc hơn. Chúng tôi đang leo lên sườn của một ngọn núi nào dó. Chân người đi trước gần như ở trên đầu người đi sau. Anh Đằng thỉnh thoảng phải dừng lại, một tay níu cây, một tay kéo giúp từng người vượt qua chỗ dốc ngược. Anh nói: 

- Cố lên các cậu! Chưa ăn thua gì đâu, sắp tới còn khó đi hơn đấy!

- Sao vậy anh? - Tôi hỏi. 
- Mấy hôm nay ta đang leo lên sống lưng của dãy Trường Sơn. Đến lúc sang sườn đông cậu mới biết, hiểm trở hơn nhiều. 
Tôi tặc lưỡi: 
- Kệ, đi được tất! Em chỉ trông mau tới nơi thôi. 
- Đừng tưởng đến đỉnh chỉ cần vắt chân một cái là sang sườn đông như lúc cưỡi trâu đâu nhá! Còn phải leo chán - Anh Sơn trêu. 
Mặt trời dần lên cao, ánh nắng đốt nóng trên cổ, trên vai áo. Chúng tôi níu cây vất vả leo từng đoạn dốc. Lúc này chẳng ai còn sức để trò chuyện. Mũi và miệng bắt đầu đua nhau thở, hơi thở lùng bừng trong lỗ tai. Từ nãy mồ hôi đã đầm đìa cả người tôi, giờ nó chảy thành dòng vào mắt cay xè. Chiếc ba lô và khẩu súng càng nặng hơn, nhiều lúc như níu lấy vai kéo ngược trở lại. 
- Nghỉ tí đã, các cậu? - Tiếng anh Đằng nói ngay trên đầu. Tôi xoay người ngồi phịch xông đất, một tay vẫn níu lấy cành cây. Đoạn này dốc quá, không cẩn thận là lăn lông lốc xuống sườn núi. Anh Hùng và anh Sơn cũng lên tới, vừa thở vừa nhìn tôi cười: 
- Thế nào? Mệt không? 
Tôi gật đầu thay cho lời đáp, miệng vẫn há ra làm thêm phần việc của mũi. Ngồi một lúc, khi hơi thở đã điều hòa trở lại, tôi mới lựa thế tỳ chân vào gốc cây để rảnh tay lấy bi đông nước mở nắp đưa lên miệng uống. Nước trong bi đông nóng hầm hập. Tôi quay sang phía anh Đằng: 
- Từ đầu tới giờ, nay mới được bữa leo đã đời! 
- Chưa hết đâu, đoạn sau còn dốc hơn đấy! Này, cậu đưa bao gạo lát mình mang cho. 
- Anh đừng lo, em đi được. Hồi ở ngoài kia, mỗi lần đi lấy gạo là em mang bốn chục cân đi cả ngày đấy! 
Tôi ngước nhìn lên. Vách núi cao tít, ở đây không nhìn thấy đỉnh vì bị cây che khuất. Những thân cây trắng mốc mọc chưa theo phương thẳng đứng tạo với vách núi thành một góc hẹp. Dưới gốc vẫn các loài cây thấp mọc um tùm. 
Nghỉ được mươi phút, anh Đằng giục đi tiếp. Phải tranh thủ vì chưa biết con dốc này cao đến đâu. Nắng ngày càng gay gắt, đất rừng bốc hơi nóng ngột ngạt. Được nghỉ một lúc nên tôi bước nhanh hơn, mặc dù đôi vai mỏi nhừ. 
Phía trên, anh Đằng thỉnh thoảng lại vung dao phạt những nhánh cây vướng lối đi. Hơn một giờ sau, đang chúi người leo lên, tôi bỗng vấp đầu vào chân anh. 
- Có việc gì thế anh? - Tôi hỏi. 
Anh không đáp, ngoái xuống gọi: 
- Hùng ơi, lên đây? Anh Hùng vội bươn lên... 
- Phải dùng dây Hùng ạ? 
Anh Hùng gật đầu, mắt ngước nhìn vách núi sừng sững. Anh Đằng bảo chúng tôi: 
- Các cậu rút dây võng ra, ta nối lại làm dây leo cho an toàn. 
Chúng tôi lựa chỗ đặt ba lô, tháo dây võng nối lại với nhau. Anh Hùng kiểm tra các mối nối, chập lại làm bốn và gút hai đầu thành sợi dây dài hai chục mét, đủ chịu được sức nặng của người leo. Cuốn cuộn dây quanh thắt lưng, anh khoác chéo súng sau vai rồi bám vách núi thoăn thoắt leo lên. Khi leo hết chiều dài sợi dây, anh buộc một đầu vào gốc cây giật thử mấy cái và ngoái xuống bảo: 
- Xong rồi, các vị lên đi? Anh Đằng ẩy vào vai tôi: "Xuất phát”. Tôi nắm lấy sợi dây, bắt đầu leo. Dễ hơn lúc nãy nhiều vì hai tay có chỗ níu chắc chắn. Lúc gần đến nơi, mồ hôi túa ra lòng bàn tay làm tròn dây, mấy lần tôi suýt tuột tay, may nhờ kịp đạp chân giữ người lại. Lên tới chỗ anh Hùng đứng, tôi phải há mồm hớp lấy hớp để những ngụm không khí nhằm làm dịu quả tím đang đập rộn trong lồng ngực đòi thêm ôxy. 
Đến lượt anh Sơn. Anh leo nhẹ nhàng hơn tôi nhiều, nhưng lên đến nơi cũng phải há hốc mồm ra thở. Anh Đằng thì khỏi nói! Anh túm dây bươn lên một cách thoải mái, dáng mềm mại như mèo. 
Mặt trời gần tới đỉnh đầu, ánh nắng làm tôi lóa mắt khi nhìn lên. Những ngọn cây lay động trên cao nhưng dưới gốc chẳng có chút gió nào, cái nóng vẫn hầm hập trong đám lá vây quanh người. Anh Hùng đã lại leo lên buộc dây cho chặng thứ hai. Lúc này không thể dừng lại được. Vách núi gần như dựng đứng. Chúng tôi phải tựa lưng vào thân cây, tay níu cành cây trước mặt để chờ. 
Cứ như thế, từng người thay nhau nắm lấy sợi dây dù trơn tuột, nóng ran trong lòng bàn tay mà leo lên dưới cái nắng thiêu đốt. Mồ hôi trên người tôi vã ra như tắm rồi nhanh chóng bốc hơi, chiếc mũ vải và bộ quần áo khô rộp lên. 

Chặng thứ ba...

Chặng thứ tư! Vẫn vách núi dựng ngược nhưng cây mọc thưa thớt. Lác đác mấy tảng đá đen xám chênh vênh nóng đến khét nồng. Bây giờ hầu như không ai nói gì. Mọi người lặng lẽ thực hiện từng động tác lặp lại lần trước, cố gắng không có cử động nào thừa. 






Chặng thứ năm! 


Tôi ôm một thân cây, choãi người tựa hẳn vào nó thở gấp, ngẩng đầu nhìn. Anh Hùng đang dán người vào vách núi bám từng mẩu rễ leo lên, đất đá rào rào dưới chân. "Chỉ một cái tuột tay...", tôi rùng mình không dám nghĩ tiếp. Ở xung quanh cây cối đang nghiêng ngả, mấy thân cây gầy guộc vươn những chiếc rễ ngoằn ngoèo cố bám vào vách núi như để khỏi bị rơi xuống. Hình như gốc cây tôi ôm đang lung lay... “Mình bị chóng mặt..." Tôi cố không nhìn lại đoạn dốc vừa leo qua, nhưng càng cố gượng càng có cái gì đó bắt tôi phải nhìn lui... Tôi co cứng cánh tay ôm chặt thân cây. Ánh nắng chói chang. Những quầng xanh quầng đỏ vụt qua trước mặt loang loáng, loang loáng... Gió rít ù ù bên tai. Cảm nhận về cái vách núi sâu hun hút bên dưới làm người tôi rợn lên, sống lưng lạnh buốt... 
Bất chợt, một cánh tay choàng qua vai tôi. Anh Đằng lần tới từ lúc nào, vòng tay ôm lấy cả tôi và gốc cây. “Cố lên Hải, sắp tới nơi rồi...", tiếng anh thoảng trong hơi thở. Một tay anh cầm bi đông nước kề vào miệng tôi: "Uống một ngụm, cậu sẽ thấy khỏe ngay..." Tôi hớp ngụm nước và hít mấy hơi thở sâu, thấy người tỉnh táo hơn. Lát sau tiếng mạch đập thình thịch trong đầu dịu đi, cảm giác rờn rợn dưới chân cũng tan dần, mắt không hoa nữa. Đúng lúc đó, một tiếng reo chợt vỡ òa bên trên: “Đến nơi rồi, các cậu ơi, đến đỉnh núi rồi...". Tôi nhìn lên. Anh Hùng đang đạp chân trên gốc cây mọc nghiêng, một tay níu vào bờ dốc rướn người nhìn về phía trước, tay còn lại vẫy rối rít. Tôi thở phào nhẹ nhõm. 
Nghỉ một lúc, chúng tôi leo lên lần cuối. Chặng này ngắn hơn, đoạn dây còn lại dưới chân anh Đằng có đến năm mét. Lần này anh Sơn lên trước. Đến lượt, tôi bám dây định leo thì anh Đằng giữ lại: "Cậu bỏ ba lô ra, lát sẽ kéo lên" Tôi ngần ngừ nhưng rồi cũng tuột ba lô đặt xuống gốc cây. Anh nói đúng, tôi đã lừ cả người. 
Không có chiếc ba lô trên vai nên người như nhẹ bổng, tôi leo khá nhanh. Lúc sắp tới đỉnh, anh Hùng vươn người túm tay tôi kéo tuột lên. "Đến nơi rồi...", tôi reo thầm, chùng người lăn ra bãi cỏ. Một làn gió thổi tới mát rượi. Mặt đất dưới lưng không nghiêng nữa và trời xanh lồng lộng trên cao. Nắng vẫn gay gắt nhưng có gió nên không nóng như lúc nãy. Tôi nhoài người nhìn xuống, thấy anh Đằng đang buộc dây vào ba lô để kéo lên. 
Đợi anh lên đến nơi, chúng tôi tháo dây rồi xếch ba lô và súng chạy vào bóng cây gần đó. Tôi ngồi bệt xuống cỏ, vặn nắp bi đông dốc nốt ngựa nước cuối cùng vào miệng. 
Đến lúc này tôi mới nhìn rõ cảnh vật xung quanh. Chúng tôi đã gặp may khi leo đúng vào chỗ trũng hình yên ngựa của một dãy núi, hai bên là hai mỏm núi cao cây phủ xanh rì . Nơi chúng tôi đang ngồi tương đối bằng phẳng, chỉ có vài bóng cây thưa thớt trên vạt cỏ ngả màu vàng úa. 
Nghỉ một lúc đỡ mệt, tôi mượn anh Đằng chiếc ống nhòm, bước đến sát vách núi để nhìn phong cảnh bên dưới. Trước mắt tôi, một màu xanh mênh mông phủ lên những dãy núi uốn lượn mềm mại nhấp nhô như lớp lớp sóng dồn. Màu xanh của rừng Lào trải ra xa ngút ngàn cho đến lúc hòa lẫn vào vùng mây xám đen lô xô ở phía chân trời. Phía ấy đang mưa. 
Từ trên cao nhìn xuống, rừng im hai như đang ngủ say dưới ánh nắng chói chang. Nhưng tôi biết dưới tấm thảm xanh được kết bởi triệu triệu tán lá cây rừng kia, cuộc sống vẫn diễn ra sôi động như vốn có từ thuở xa xưa. Tôi rê ống nhòm tìm mỏm núi có những bộ xương voi nhưng không thấy, chắc nó bị khuất sau ngọn núi nào đó. Cũng không nhìn ra lối rừng nào chúng tôi đã đi qua. Tất cả như đã chìm trong cõi mông lung vô tận.
Tôi trở về chỗ gốc cây, thấy anh Sơn đang trải bản đồ trên cỏ. Mọi người xúm lại. Anh lấy kính lúp ra soi rồi đặt thước đo. Loại bản đồ này dựng bằng kỹ thuật không ảnh, chắc ta thu được của địch vì lề bên dưới có dòng chữ "Quân lực Việt Nam cộng hòa". 
Anh Sơn chỉ vào một điểm trên bản đồ, nói: 
- Ta đang ở chỗ này! Như vậy đoạn đường đi trong mấy ngày qua là gần năm mươi cây số theo đường chim bay. 
Điểm anh chỉ nằm giáp biên giới Lào - Việt , ở phía bắc phần đất nhô về hướng tây của tỉnh Quảng Nam. Trên bản đồ, vùng này chi chít những vệt nâu không đồng màu, thể hiện các dãy núi cao thấp khác nhau. Ngọn núi chúng tôi đang đứng có độ cao trên hai ngàn mét. 
Anh Đằng vươn vai đứng dậy: 
- Gần tám ngày đi được năm chục cây, thế cũng tốt rồi! Giờ ta tìm nơi nào có nước nghỉ hẳn buổi chiều hôm nay, lấy sức mai đi tiếp. 
Nói xong, anh ngẩng đầu nhìn ngọn cây để ước lượng rồi khoác ống nhòm vào cổ bám thân cây leo lên. Tôi nhìn về hướng đông, nhưng tầm mắt bị chắn bởi dãy đồi mọc toàn cỏ tranh nên chẳng thấy được gì ngoài màu cỏ vàng sém trong nắng. 
Lúc tụt xuống, anh Đằng nói: 
- Dưới kia có vạt cây xanh, chắc có suối. Ta đến đó xem sao.

Chúng tôi khoác ba lô lên vai, xách súng đi về hướng anh chỉ. Cỏ dày quá, phải dùng chân giẫm rạp xuống mới đi được. Mọi người nối nhau lội trong cỏ rậm, thỉnh thoảng lại ngóng cổ nhìn qua ngọn cỏ để nhắm hướng. 


Hơn nửa giờ sau, chúng tôi gặp một con suối khá lớn đổ xuống từ rặng núi phía bắc, nước trong veo chảy xiết cuộn ào ào qua những tảng đá chắn giữa dòng. 

Không ngờ ở trên cao này lại có con suối tuyệt vời đến thế. Khi bước vào bóng râm của tán rừng rậm rạp, tôi cảm thấy mát rượi như không hề có mặt trời đang đổ lửa trên cao. Cái mát lạnh tỏa ra từ dòng nước, từ những tảng đá lô nhô hai bên bờ, từ bụi nước bắn tung trên ghềnh đá, tạo nên một ốc đảo khí hậu riêng biệt trái ngược với cái nóng gay gắt ngoài đồi cỏ. Tôi tụt ba lô, khoan khoái ngả người trên một thớt đá to như tấm phản. Mát lạnh đến rùng mình. 

Sau khi nghỉ ráo mồ hôi, chúng tôi xuống suối tắm giặt. Tôi phát hiện ra ở khúc suối phía dưới có một vũng nước rộng sâu ngập đầu, được tạo bởi nước xói khi dòng suối uốn quanh. Mọi người dìm mình trong nước mát, gột sạch bụi bặm của chặng đường dài và vùng vẫy bơi lội thỏa thuê. Những hạt nước tung lên gặp nắng loé sáng như những hạt thủy tinh. 

Lúc tôi phơi xong mớ đồ vừa giặt, quay vào đã thấy anh Hùng chặt về một bó cọc. Chúng tôi xúm lại đóng cọc căng mấy tấm tăng dựng lều. Anh Sơn ra mé đồi cắt mấy ôm cỏ tranh về rải trong lều để nằm cho êm. 
Việc tiếp theo là chuẩn bị bữa ăn. Sau khi tắm xong, tôi đã thấy đói cồn cào vì lúc trưa chỉ ăn mỗi một miếng lương khô. Khi anh Đằng và anh Sơn đi lấy củi, anh Hùng rủ tôi: 
- Này Hải, ta đi câu đi? 
- Đi câu? Đi câu cá? 
- Ở đây có cá à? 
Anh Hùng cười: 
- Sao lại không? Ở đâu có nước là có cá!  Cứ đi theo tớ khắc biết! 
Anh móc trong túi cóc ba lô ra cuộn dây cước có buộc lưỡi câu, kéo tôi đi xuống vũng suối. 
Mặt trời đã xế ngọn cây, nắng chiều vàng rực ngoài đồi cỏ tranh. Vũng suối phẳng lặng. Những tia nắng xuyên qua tán lá lấp lánh trên mặt nước. Anh Hùng chặt một nhánh cây buộc sợi cước vào rồi cầm hai đầu dây tuốt qua đầu gối cho thẳng. Hai chúng tôi ngồi xuống tảng đá bên mép nước. Tôi hỏi: 
- Thế mồi đâu anh? 
- Mồi ở quanh đây chứ đâu? Anh đáp, đưa tay véo một cục đất mềm bên dưới tảng đá Khi anh xòe tay ra, đã có mấy chú giun con ngọ nguậy trên chỗ đất vừa bị bóp vỡ. Anh túm một con móc vào lưỡi câu rồi thòng xuống nước. "Lạ quá, câu cá mà chẳng có phao...", tôi thầm thắc mắc, mắt chăm chú nhìn đoạn dây cước rung rung gần mặt nước. 
Gần mười phút trôi qua mà chưa thấy gì. Tôi bắt đầu sốt ruột nhưng anh Hùng vẫn ung dung như một người nhàn rỗi đi câu cốt để tiêu khiển. Có tiếng động trên vòm lá. Tôi ngước lên, bắt gặp hai chú sóc đang đuổi nhau trên cây. Chúng chuyền nhanh thoăn thoắt, đuôi xù lên như hai túm bông lau màu nâu. 
Chợt anh Hùng vung tay, một con cá nhỏ đang vùng vẫy đầu sợi cước. Tôi tròn mắt nhìn anh gỡ cá ra khỏi lưỡi câu "Bẻ cái nhánh cây, xâu vào?", anh giúi con cá vào tay tôi, tay kia đã lại véo đất tìm con mồi khác. Tôi cắt đoạn dây leo xỏ vào mang cá. Nó chỉ to bằng ngón tay cái, thân tròn và có những chiếc vảy nhỏ lốm đốm đen. 
- Cá bống phải không anh? 
- Gọi cá bống cũng được. Muốn chắc ăn thì gọi là "bống núi". - Anh cười - Tên con vật là do con người đặt ra mà! 
Lúc này cá cắn câu liên tiếp. Chỉ lát sau xâu cá đã được hơn chục con. Anh Hùng bảo: 
- Cá này nấu canh chua ngon chẳng chê vào đâu được. Chừng này đủ rồi, ta chuyển sang món khác. 
Anh lấy từ túi áo ngực ra một cục chì nhỏ, buộc vào sợi cước ở phía trên lưỡi câu, móc mồi thả xuống nước. Tôi hồi hộp dán mắt vào sợi dây chờ kết quả. Chưa biết anh định câu con gì, nhưng tôi không hỏi. Càng bất ngờ càng thú vị. 
Bỗng sợi cước bị giật mạnh, rồi căng ra chạy xé nước. Anh Hùng đứng bật dậy, vung tay giật theo hướng chạy của sợi dây. Một chú cá đen trũi bật lên khỏi mặt nước vùng vẫy dữ dội. Anh kéo dây hất nó lên bờ. Tôi chồm tới giữ chặt con cá băng cả hai tay, mặc cho một vật gì sắc nhọn đảm vào tay đau nhói. Khi gỡ lưỡi câu ra, tôi mới nhìn rõ nó: con cá to gần bằng cổ tay, thân dài và trơn nhẫy, hàng vi trên lưng có những chiếc gai nhọn. 
- Cá gì vậy anh? - Tôi lấy dây xỏ vào mang cá và hỏi. 
- Cá lầu đấy? Ngoài mình gọi là "lầu gai” vì ví lưng nó có gai. Cũng họ hàng với cá chình, thật ngon lắm! 
- Thế sao lúc nãy mình không câu được con nào? 
- Con này chỉ ăn mồi sát đáy. Ở đây nước sâu, nếu không có chì, lưỡi câu không chìm tới được. 
Sau khi giật thêm hai con nữa, anh đưa cần câu cho tôi: 
- Cậu câu nhé! Mình chạy đi kiếm ít rau nấu canh. 
Bước được mấy bước, anh ngoái lại dặn: "Chú ý lúc cá cắn câu, xem sợi cước rung là biết!"



Tôi hồi hộp móc mồi thả xuống nước. Sau hai lần giật hụt, tôi cũng vớ được một con to hơn hẳn mấy con trước. Níu đoạn dây câu giật giật nặng trĩu trên tay mà tôi sướng run người, y như hồi nhỏ đi câu ở ao làng lần đầu giật được con rô cụ to bằng bàn tay... 


Chiều hôm ấy, anh Hùng làm món cá nướng theo cách riêng như đã hứa hôm trước. Anh lấy dao đào một cái hố vuông vắn, mỗi bề chừng bốn tấc và sâu cỡ gang tay, rồi chất củi lên nhóm lửa. Tôi được giao đi kiếm cái bẹ chuối và chặt mấy tàu lá. Ở đoạn bờ suối phía dưới mọc vô khối những cây chuối rừng cao ngồng. 

Lúc về tới nơi, thấy mớ cá đã được làm sạch sẽ. Anh Hùng nhặt bốn con cá lầu đặt lên tấm lá chuối, dùng dao khía mấy đường ở hai bên lườn, bốc một nhúm muối xát đều lên rồi gói chúng lại trong nhiều lớp lá chuối, lấy bẹ chuối ốp bên ngoài như kiểu người ta ốp mo cơm. Lúc này đống củi đã cháy rừng rực bắn ra những tia lửa lách tách. Anh dỡ mấy thanh củi đang cháy, gạt tro nóng và than hồng gần đầy miệng hố, đặt gói cá xuống, lại phủ lên một lớp tro dày rồi xếp thêm củi cho lửa tiếp tục cháy. Tôi treo hai chiếc gô lên nấu cơm và bắc xoong nấu món canh cá với mớ lá anh hái về lúc nãy. 

Khi cơm canh vừa chín tới, anh Hùng gạt lửa moi gói cá lên. Mới mở lớp lá chuối cháy sém bọc ngoài, mùi cá nướng đã bốc lên thơm lừng khiến ai cũng phải nuốt nước bọt. Bữa cơm tối được bày ra trên mấy tấm lá chuối. Món canh chua có thêm vị hơi đắng, rất ngon. Còn món cá nướng thì khỏi chê: thịt cá dai chứ không bở, và ngọt lừ trong miệng. Riêng lớp da cá dày cháy vàng lại béo ngậy và thơm phức. 

Đã nhá nhem tối. Những tia nắng cuối cùng xòe nan quạt trên nền trời phía tây. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ câu chuyện xoay quanh các món ăn ở rừng. Anh Hùng nói: 
- Không chỉ cá đâu nhé, mà các món thịt rừng nướng theo kiểu này đều ngon hết ý, ăn thơm và không bị mất nước ngọt trong thịt. Chỉ tiếc ở đây không có đủ gia vị. Này, Hải ăn thịt rắn bao giờ chưa? 
- Chưa! Em chỉ đọc trong sách, thấy kể trong Nam Bộ người ta làm nhiều món thịt rắn ngon lắm. Em thì chỉ nhìn con rắn đã phát khiếp. - Tôi nhớ tới con rắn hổ mang hôm trước. 
Anh Sơn nói: 
- Ngoài Bắc, có những làng chuyên làm nghề bắt rắn. Họ chế biến thành những món đặc sản, bán rất đắt. Ai nhiều tiền mới ăn được. 
- Đó là ăn kiểu vương giả, kể gì? - Anh Hùng nói - Đây mình làm theo cách ở rừng. Này nhé! Con rắn bắt được, mình lột da bỏ ruột bỏ đầu, dùng lá chuối khô lau sạch. Xong, anh lấy dao vằm nhỏ, bỏ vào soong. Đào lấy một củ chuối rừng gọt thành cái chày, rồi cứ thế mà giã. Cho đến khi xương rắn cắm hết vào củ chuối thì thịt nó cũng vừa nhuyễn. Anh cho tiêu, mì chính, hành khô xắt nhỏ vào; bỏ thêm tí muối, tí đường, tí ớt bột, vắt thêm chút nước củ riềng. Anh trộn đều tất cả, giã thêm một lúc nữa rồi viên lại thành viên, thả vào chảo mỡ sôi mà rán. Nhớ đừng rán cháy quá chỉ vàng cạnh là được. Còn nếu không thích rán thì cứ bọc lá chuối mà nướng hạ thổ như lúc nãy. Bảo đảm cứ là thơm phức, béo ngậy, giòn tan, mùi vị không món nào sánh được ăn một miếng nhớ cả đời. 
- Nhưng... - Tôi ngần ngừ - ở đây lấy đâu ra từng ấy gia vị? 
- Nếu thế thì thôi vậy nhé! Lúc nào có đủ, mình sẽ làm cho cậu ăn. - Anh Hùng nháy mắt với tôi. 
Mọi người cùng cười phá lên. Đang ăn, nhìn anh Sơn nghiêng soong múc canh, tôi chợt nhớ ra điều mấy hôm nay vẫn thắc mắc trong đầu, liền hỏi: 
- Anh Sơn này? Nếu có vỉa quặng thì mình cần gì đãi mà mang cái soong to vậy anh? 
Anh cười: 
- Cứ cho là có vỉa quặng, nhưng giữa rừng mênh mông, dù mình đến đúng tọa độ cũng dễ gì tìm thấy ngay được? Lúc đó tìm nó còn khó hơn tìm cái kim rơi trên bãi cỏ. Mình phải đãi đất cát ở các lòng khe, con suối, xác định hướng mà tìm chứ!
Tôi vẫn chưa hiểu, nên băn khoăn một lúc, lại hỏi: 
- Thế anh xác định bằng cách nào? - Tính tôi vốn vậy! Việc gì cũng muốn biết tới cùng, nếu không cứ ấm ức mãi. 
Chắc cũng thông cảm với sự tò mò của tôi, nên anh Sơn ngẫm nghĩ rồi trả lời: 
- Mình giải thích sơ qua thôi nhé, chứ cặn kẽ thì nhiều việc lắm. Ở những nơi có quặng vàng nằm lộ thiên, mưa gió lâu ngày xói mòn làm trôi đi những hạt vàng cám nhỏ li ti, và tất nhiên nó trôi xuống chỗ thấp hơn. Nếu một bãi trũng hoặc đoạn suối nào đó ta đãi có những hạt vàng thì có thể lần theo hướng chảy của nó để tìm. Cách làm đó thô sơ nhưng đơn giản nên dễ áp dụng. Tuy vậy, cũng cần có những hiểu biết nhất định về địa chất, ví như các dạng cấu trúc địa tầng, lịch sử hình thành của vùng đất... Để lúc này bắt tay vào việc, mình sẽ nói thêm cho Hải biết. 
Tôi chưa thỏa mãn lắm, nhưng hiểu rằng lúc này chưa thể hỏi để biết hết mọi việc được. Không lo! Còn đi với anh, còn được hỏi nhiều. Miễn là tìm đến đúng nơi, sau đó sẽ tha hồ vừa làm vừa học... 
Tôi mường tượng trong đầu một vỉa đá khổng lồ có những mạch vàng sáng lấp lánh, như có lần được xem trong một bộ phim nào đó chiếu cảnh một người đi lạc vào hang đá có vàng. Hình như phim thần thoại thì phải...


< Trước     Tiếp >
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13

14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối