16/09/2024

Cảnh báo thiên tai, sự chuẩn bị là biện pháp sống còn

Ảnh minh hoạ có tính chất tham khảo


Sau cơn bão số 3 Yagi, hiện trên bin Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão đổ bộ vào miền Trung nước ta (16/9/2024)Nhiều người đang rất rất thắc mắc như sau:

- Cảnh báo thiên tai trước để làm gì?

- Có thay đổi được gì không? Đến thì cứ đón nhận chứ nói ra làm gì?

- Toàn gieo tiêu cực, sợ hãi cho người khác? Rồi mọi người hoang mang thêm chứ được gì?

- Vân vân và …

Mình xin chia sẻ một số nội dung mang quan điểm cá nhân:

- Tại sao khi có bão, các chuyên gia khí tượng lại cập nhật và dự báo từng giờ, từng phút một cho người dân biết đường đi của bão, khu vực ảnh hưởng, lượng mưa, không khí, độ ẩm…. Nguy cơ từng vùng, khu vực như thế nào? Và biện pháp ra sao để phòng tránh? Cần chuẩn bị những gì trước thiên tai.

Vậy dự báo hay cảnh báo để làm gì?

- Biết hướng bão, khu vực có bão, sức mạnh của bão để ta có thời gian tâm lý, tâm thế đón nhận.

- Biết trước thông tin về bão cho ta có các công việc như:

    * Sơ tán người già, trẻ nhỏ, người ốm đau, tật bệnh... đến nơi an toàn.

    Gia cố nhà cửa và sắp xếp lại toàn bộ: chèn chống, tỉa cây, kê đồ lên cao, chuẩn bị lương khô, đề phòng mất điện, nước uống sạch, thuốc và đồ sơ cứu y tế cá nhân, đèn pin, nến thắp, giấy tờ quan trọng cất giữ tránh nước vào, tìm nơi bảo toàn tài sản - đồ giá trị, tìm nơi dự phòng trú ẩn an toàn…

    * Có sẵn nhiều số liên lạc khẩn cấp khi gặp nguy cơ; sạc đầy và bảo quản cẩn thận các thiết bị liên lạc.

    * Người ở chỗ trũng lo bảo toàn đồ đạc, kê cao, tìm chỗ ở cao và sẵn sàng chạy lũ và quan trọng là chuẩn bị 1 cái balo chứa đựng sẵn các đồ cơ bản cần thiết để sẵn sàng chạy lũ… khi đứng giữa sự lựa chọn mạng sống và vật chất.

    * Hậu lũ lụt có dịch bệnh: nên trữ nước sạch để uống, dùng; biết những phương pháp, cách phòng, tránh và chăm sóc khi có dịch bệnh…

    * Chuẩn bị phao cứu nạn cá nhân cho mình và người thân

    * Khi mất điện có lửa thắp đèn dầu – nến, có đèn pin để soi sáng.

    * Khi ở nơi nguy hiểm thì tìm cách di tản nơi khác ngay, giữ được cái mạng, sau đó thì làm lại khi mất hết tài sản.

    * Khi đói lương khô để dùng mà không cần bếp để nấu nướng, không cần chờ đợi cứu trợ đến (vì họ cũng phải mất thời gian để di chuyển tới địa điểm của mình, đôi khi xa quá còn không tới nơi)

Tất cả là để biết cách mà chuẩn bị, nương theo thời cuộc. Đó là kỹ năng sinh tồn.

Sự chuẩn bị là chìa khóa để đối mặt với các sự kiện hiện hữu.

Cho nên cũng không tự nhiên mà có câu:

“Phúc cho ai không thấy mà tin”,

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”,

“Mất bò mới lo làm chuồng”

“Nước đến chân mới nhảy”

Kết Luận

Thiên tai không thể tránh được, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị tốt để giảm thiểu thiệt hại. Cảnh báo thiên tai giúp đỡ mọi người có thời gian và thông tin để chuẩn bị. Việc lựa chọn cách đối mặt với cảnh báo – hoang mang hay bình tĩnh, tiêu cực hay tích cực – là ở mỗi người. Tuy nhiên, sự chuẩn bị luôn là yếu tố then chốt để đối chọi với những vấn đề khó khăn.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét