24/01/2015

NHÌN LẠI MÌNH LÀ BỔN PHẬN NGƯỜI TU



   Hôm nay tôi sẽ giảng về đề tài Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc (nhìn lại mình là bổn phận của người tu, không phải do người khác đem lại). Đây là một đề tài chuyên về tu thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.

   Đời nhà Trần Tuệ Trung Thượng sĩ là một cư sĩ ngộ đạo. Cho nên vua Trần thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm cho Tuệ Trung Thượng sĩ dạy đạo lý. Khi học hỏi gần xong, sắp trở về triều, trước lúc từ giã, Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ: “Bạch Thượng sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì?” . Thượng sĩ trả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

   “Phản quan” là soi sáng hay xem xét, “tự kỷ” là chính mình. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa là xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được. Đó là câu châm ngôn trong nhà Thiền. Chúng ta nghiên cứu Phật pháp sẽ thấy câu nầy hệ trọng như thế nào.

   Trong pháp tu Tứ niệm xứ gồm có: Quán thân bất tịnh, Quán thọ thị khổ, Quán tâm vô thường, Quán pháp vô ngã. Cả bốn thứ quán nầy đều quay lại mình, chớ không đi hướng nào khác. 
   - Quán thân bất tịnh là quay lại mình để xem xét thân nầy nhớp nhúa không sạch. 
   - Quán thọ thị khổ là quay lại mình xem xét những cảm giác thọ nhận đối với sáu trần bên ngoài đều là đau khổ. 
   - Quán tâm vô thường là quay lại mình để xem xét tâm niệm luôn luôn sinh diệt không ngừng. 
   - Quán pháp vô ngã là quay lại mình xem xét những tâm sở pháp không có chủ thể có định.

   Đến pháp hơi thở là Anapanna cũng nhìn lại hơi thở của mình từ thô đến tế. Nên pháp quán nầy còn được gọi là “Lục diệu pháp môn”. Đó là sáu môn quán chiếu xoay lại mình: sổ tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn, tịnh.

   - Sổ tức, tức là đếm hơi thở. Hít vô cùng thở ra sạch đếm một, như vậy đếm tới mười thì bỏ, bắt đầu đếm lại từ một. 
   - Sổ tức thuần thục bước sang Tùy tức, nghĩa là theo dõi hơi thở. Quan sát hơi thở vô, hơi thở ra một cách rõ ràng gọi là Tùy tức. 
   - Chỉ là dừng tâm để nhìn hơi thở. 
   - Quán là xem xét hơi thở vô ra, nên hơi thở là mạng sống vô thường không bền lâu. 
   - Hoàn là quay trở lại tìm xem cái quán hơi thở vô thường đó là gì. 
   - Cuối cùng dừng hết tâm, không chạy ra ngoài nữa gọi là tịnh.

   Như vậy pháp tu Tứ niệm xứ hay Lục diệu pháp môn v.v… đều là phản quan, chớ không có gì khác. Người tu Phật muốn đi tới chỗ an định, trí tuệ sáng suốt thì phải quay lại quán chiếu nơi mình. Thấy rõ được mình gọi là phản quan. Phản quan ở đâu? Phản quan nơi chính mình.

   Đêm nào chúng ta cũng tụng kinh Bát Nhã hết. Vậy tụng kinh Bát Nhã để làm gì? Để bổ khuyết tâm kinh phải không? Không phải. Lâu nay có một ít người lầm, cho rằng kinh Bát Nhã là bổ khuyết tâm kinh. Sao gọi là bổ khuyết? Bởi khi tụng kinh, người đánh mõ nhanh quá nên có khi tụng sót, vì vậy phần sau phải bổ khuyết lại bằng bài kinh Bát Nhã. Hiểu như vậy là một lầm lẫn lớn lao.

   Bát Nhã là trí tuệ. Trí tuệ đó là trí tuệ chiếu soi thấu suốt được bản thân con người và tất cả ngoại cảnh bên ngoài, cho nên gọi đó là trí tuệ Bát Nhã. Mở đầu kinh Bát Nhã là câu: “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Nghĩa là Bồ tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát Nhã, Ngài chiếu soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết tất cả khổ nạn. Tinh thần Bát Nhã là phản quan lại, chiếu soi năm uẩn không thật thì qua hết tất cả khổ nạn.

   Pháp tu nào của nhà Phật cuối cùng cũng phải tụng kinh Bát Nhã. Tu Tịnh độ, Mật tông, tu Thiền v.v… đều như vậy. Nghĩa là pháp tu của Phật dạy, cuối cùng đều qui hướng về trí tuệ. Có trí tuệ mới giải thoát đau khổ, có trí tuệ mới thấy được chân lý. Có trí tuệ mới ngộ đạo. Đó là điểm then chốt, là căn bản trên con đường tu tập để được giác ngộ giải thoát.

   Như kinh Kim Cang, Phật trả lời hai câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề: “Vân hà an trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”. Nghĩa là làm sao an trụ, làm sao hàng phục được tâm kia? Đức Phật trả lời: Phải độ tất cả  chúng sanh nào thai sanh, thấp sanh, hóa sanh cho tới những loài vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng v.v… đều vào vô dư Niết bàn, đó là hàng phục tâm. Nếu thấy sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà không dính mắc, không trụ trước, đó là an trụ tâm”.

   Phật dạy chúng ta hàng phục tâm là đưa những niệm nghĩ tưởng và hữu sắc, vô sắc v.v… vào vô dư Niết bàn, tức vào chỗ không sanh không diệt, đó là hàng phục tâm. Nếu muốn an trụ tâm thì đối với sáu trần không cho dính mắc. Không trụ nơi sắc sanh tâm, không trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, đó là an trụ tâm. Như vậy, trọng tâm kinh Kim Cang dạy hàng phục tâm, là bất cứ niệm tưởng nào cũng đều đưa nó vào chỗ vô sanh. Đối với sáu trần không dính, không kẹt, đó là an trụ tâm.
   Chúng ta học kinh, hiểu rõ nghĩa kinh thì sự tu hành mới dễ. Trọng tâm tu là phải hàng phục vọng tưởng bên trong, đừng dính mắc sáu trần bên ngoài. Muốn hàng phục tâm vọng tưởng bên trong, phải phản quan nhìn lại chính mình. Muốn không dính mắc sáu trần thì phải khéo quán sát. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần liền thấy, liền biết không cho dính kẹt. Đó là gốc của đạo Phật.

   Chúng ta tu muốn đi đến giác ngộ, tâm hoàn toàn an định thì không có cách nào khác hơn là phải ứng dụng như vậy. Cho nên tất cả người tu đều phải giữ gìn đừng để sáu căn dính với sáu trần. Được thế là tự do tự tại. Tự do tự tại chính là giải thoát vậy. Trong kinh A Hàm có câu chuyện:

   Một hôm đức Phật vào rừng ngồi thiền. Sau khi xả thiền. Ngài nhìn chung quanh thấy có con rùa lớn bò qua. Một con rái thấy vậy định chụp ăn, nhưng mai con rùa cứng và trơn quá, nó chụp không được. Nó chờ con rùa ló đầu ra liền chụp. Con rùa lại rút đầu vào, rái cá chờ chụp chân nhưng rùa cũng rút chân luôn. Còn cái đuôi, rái cá vừa định chụp thì rùa vội rút đuôi vô mai.. Sáu bộ phận rùa đều rút vô mai hết, con rái cá đi tới đi lui cạp không được, cuối cùng nó bỏ đi.

   Phật nói người tu phải khéo giữ sáu căn như con rùa khéo giữ các bộ phận của nó vậy. Nếu các bộ phận rút vô mai hết thì rái cá không ăn được. Cũng vậy, chúng ta nếu khéo phản quan sáu căn của mình quay lại, không cho dính với sáu trần, đó là kế sách an toàn nhất. Người không dính với sáu trần thì người đó sẽ được giải thoát sanh tử.

   Cho nên Lục Tổ Huệ Năng khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài liền đại ngộ và thốt lên: 

   1.Không ngờ Tự Tánh vốn tự Thanh Tịnh.
   2.Không ngờ Tự Tánh vốn Không Dao Động.
   3.Không ngờ Tự Tánh vốn Không Sanh Diệt.
   4.Không ngờ Tự Tánh vốn tự Đầy Đủ.
   5.Không ngờ Tự Tánh hay Sanh Muôn Pháp.
   Ngay đó Ngũ Tổ biết Ngài đã ngộ đạo.

   Vậy Ngài ngộ đạo qua pháp gì? Qua lời dạy an tâm. 
   Tâm không dính sáu trần thì được tự tại. Bởi vì tâm không dính với sáu trần thì không khởi niệm nghĩ gì cả. Tất cả nghĩ tưởng của chúng ta đều duyên theo sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà có. 
   Thí dụ: ngồi niệm Phật hoặc ngồi thiền, không tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc nhưng còn thấy pháp trần. Những bóng dáng cũ hôm qua, hôm kia còn lưu lại trong tâm, bây giờ nó sống dậy. Thấy các bóng dáng đó thì phải bỏ đi, không chạy theo nó, đó là chúng ta tu. Đi ra nhìn thấy sắc, thinh, hương, vị, xúc, mình không dính. Ngồi lại pháp trần dấy hiện lăng xăng, mình buông đi, không dính. Tu như vậy là bỏ các thứ dính mắc, không cho sáu căn kẹt nơi sáu trần. Do đó mà tâm được định. Tu là cốt để được định, từ định phát sinh trí huệ.

   Đến đây, tôi sẽ nói về các Thiền sư. Thiền sư Trung Quốc đầu tiên là Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang. Ngài đến chùa Thiếu Lâm chín năm ngồi xây mặt vào vách. Bấy giờ Tổ Huệ Khả tên là Thần Quang, nghe danh của Ngài. Khi đến thấy Tổ ngồi xây mặt vào vách, ngài Thần Quang không biết làm sao thưa hỏi. Lúc đó núi Thiếu Thất ở miền bắc Trung Quốc, nhằm mùa đông giá rét, vậy mà Ngài đứng suốt đêm ngoài sân, tuyết ngập tới đầu gối.

   Sáng, Tổ xoay lại thấy liền hỏi: “Ông cầu việc gì mà khổ hạnh như vậy?”. Ngài Thần Quang thưa: “Con muốn cầu pháp thoát ly sanh tử, xin ngài dạy cho”. Tổ quở: “Ngày xưa chư Bồ tát muốn cầu pháp thoát ly sanh tử, các ngài hi sinh cả thân mạng, ông chỉ dùng chút ít khổ hạnh thôi mà cầu pháp thoát sanh tử được sao?”. Nghe vậy, Thần Quang ra sau nhà bếp chặt một cánh tay dâng lên để tỏ lòng thiết tha cầu pháp. Tổ gật đầu khen khá, liền đặt tên là Huệ Khả.

   Đây là chỗ tất cả chúng ta lưu ý. Người tu thì phải xả thân cầu đạo, còn chúng ta tu thì lại quí thân. Như vậy có trái với đạo lý không? Thế nên người tu dù tại gia hay xuất gia phải có gan, dám chịu cảnh túng quẫn, nghèo thiếu, dám quên thân mạng thì nhất định sẽ đạt đạo. Vì vậy, sự việc Tổ Huệ Khả chặt tay cúng dường là một hình ảnh tượng trưng cho lòng quyết tâm cầu đạo.

   Khi đã được Tổ nhận, một hôm ngài Huệ Khả thưa: “Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng ban cho con pháp an tâm”. Lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng vào mặt ngài Huệ Khả bảo: “Đem tâm ra đây ta an cho”. Ngài Huệ Khả sửng sốt không biết tâm ở đâu mà đem. Ngài xoay lại tìm tâm nhưng không thấy bóng hình nó ở đâu, ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đó ngài Huệ Khả liền biết lối vào.

   Chỗ nầy tôi đã kể nhiều lần, nhưng mỗi lần kể là một lần mới, vì vậy ít nhất cũng năm ba người biết được lối vào. Tâm không an là tâm nào? Đó là tâm vọng tưởng, nó nghĩ cái nầy, nó nghĩ cái kia lăng xăng nên gọi là tâm không an. Tổ bảo: “Đem tâm ra ta an cho”, thì làm sao mà đem? Quí vị có ai đem được không? Không được. Tại sao? Vì nó không thật, tìm lại là nó mất tăm mất dạng. Vậy tâm lăng xăng đó thật hay giả? Giả nên gọi là vọng tưởng, vọng tưởng là hư dối không thật.

   Lâu nay chúng ngỡ cái nghĩ suy là tâm mình thật. 
   Nó là vọng tưởng hư dối, mà chúng ta vì si mê lầm lẫn cho là thật. Rồi bị nó dẫn chạy liên miên, hết chỗ nầy sang chỗ nọ. Ngồi tọa thiền một giờ nó dẫn mình chạy không biết mấy chục lần. Cho nên khi ngài Huệ Khả xin Tổ dạy pháp an tâm, Tổ không dạy một pháp nào cả chỉ bắt quay lại tìm xem tâm ấy ở đâu. Tức là chiếu soi cái suy nghĩ đó xem nó ở đâu, nhưng khi tìm lại thì nó mất. Cái nghĩ suy ấy mất tức là tâm an rồi. Đó là an tâm mà không dùng một pháp môn nào hết. Lối tu nầy gọi là đốn ngộ hay đốn giáo.

   Chỉ nhìn thẳng trở lại thấy tâm không thật thì tự nó an, không qua một pháp nào hết. Cho nên Tổ đạt Ma khi sang Trung Hoa, ngài tuyên bố: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Đó là bốn câu châm ngôn của Thiền tông. Bất lập văn tự là  không dùng văn tự. Giáo ngoại biệt truyền là truyền ngoài giáo lý. Trực chỉ nhân tâm là chỉ thẳng tâm người. Kiến tánh thành Phật là nhận ra bản tánh thì thành Phật.

   “Đem tâm ra ta an cho” là giáo ngoại biệt truyền, bởi vì câu nầy không có trong kinh nào hết. Phật nói pháp nầy pháp nọ, chớ không bảo đem tâm ra ta an cho. Tự mình dùng trí phản chiếu lại mình, tự nhiên nghĩ suy lăng xăng không còn nữa. Nó lặng hết là an rồi.

   Biết tâm hư dối là vọng tưởng, khi vọng tưởng lặng mà vẫn hằng giác hằng tri, đó chính là tánh giác của mình. Vì vậy trực chỉ nhân tâm là chỉ thẳng tâm người, để nhận ra tánh giác là nhân thành Phật. Đơn giản như vậy cụ thể như vậy. Cái nhìn đó chân thật mà không qua phương tiện nên nói thẳng tắt. Thẳng tắt tức là trực chỉ, chỉ thẳng không quanh co. Khi tánh giác của mình hiển lộ, đó là nhân thành Phật.

   Vì sao bình thường tánh giác không hiển hiện được? Là vì vọng tưởng che phủ, hết niệm nầy đến niệm kia liên tục mãi. Đồng thời chúng ta lại nhận vọng tưởng là mình, quên hẳn tánh giác. Bây giờ vọng tưởng dấy lên, mình biết nó vọng, hư dối, không theo nó, gạt qua một bên thì lần lần nó lặng. Nó lặng thì tánh giác hiện ra. Như có phút giây nào, chúng ta ngồi yên một chỗ, dưới gốc cây chẳng hạn. Mình nhìn trời nhìn mây không có một ý nghĩ nào hết, thời gian đó quí vị có biết không? Biết, mây bay biết mây bay, chim kêu biết chim kêu mà không suy nghĩ. Cái biết không do suy nghĩ chính là tâm mình mà mình quên. Chúng ta chỉ nhớ tâm lăng xăng lộn xộn thôi, trong khi cái lặng lẽ hiện tiền mình lại quên.

   Tâm nghĩ suy nào buồn, thương, giận, ghét, nó thường trực hay vô thường? Khi đang buồn mà gặp việc hài lòng thì vui lên liền. Như vậy buồn qua mất rồi. Hoặc lúc đang vui, có ai nói gì trái ý liền buồn giận ngay. Rõ ràng nó luôn luôn sanh diệt theo cảnh, không có thật. Chúng ta quên cái thật chạy theo cái giả nên Phật nói mình mê. Mê là gì? Mê là quên, quên thật theo giả.

   Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói thí dụ anh chàng say có hòn ngọc quí cột trong chéo áo mà không biết. Khi được người bạn chỉ mới biết, tuy biết rồi nhưng rồi lại quên hòn ngọc ấy nên vẫn sống lang thang. Có của quí mà không nhớ, không nhớ nên phải chịu khổ. Chúng ta hiện giờ cũng vậy, tâm vọng tưởng buồn thương giận ghét liên miên, là hư ảo giả dối không thật, mà mình lại theo nó, còn cái chân thật hiện tiền lại bỏ quên. Cho nên Phật dạy tu là dừng vọng tưởng. Vọng tưởng dừng rồi thì chân tâm hiện ra, không tìm, không kiếm ở đâu hết.

   Chân tâm là tánh giác không có sanh diệt, còn những nghĩ suy là niệm khởi sanh diệt. Chúng ta đang sống với niệm sanh diệt, quên sống với tâm vô sanh của mình. Vì vậy Phật, Tổ bảo chúng ta dừng lại, đừng chạy theo niệm lăng xăng sanh diệt nữa. Dừng lại để chúng ta thấy được tâm chân thật của chính mình. Xoay lại tìm đó chính là phản quan. Cho nên qua lời chỉ bảo của Tổ Đạt Ma, ngài Huệ Khả “biết được lối vào”. Biết được lối vào mà không cần một phương tiện nào hết.

   Nhiều người nói tu  thiền khó. Tu niệm Phật hoặc tu các pháp quán hơi thở v.v… dễ hơn. Tại sao tu thiền khó? Bởi vì nó không có phương tiện. Nếu có dùng phương tiện rồi cũng phải bỏ. Lúc đầu dùng phương tiện để điều phục vọng tưởng, khi tâm yên thì phương tiện cũng phải bỏ, còn phương tiện thì chưa phải cứu kính. Như pháp niệm Phật, niệm cho tới chánh niệm. Tuy nhiên, được chánh niệm vẫn chưa là chỗ cứu kính, phải niệm tới vô niệm, chỉ còn một tâm thanh tịnh mới là chân thật, là cứu kính. Như vậy cũng không phải dễ.

   Ngài Triệu Châu khi có người hỏi: “Con chó có Phật tánh không?. Lần thứ nhất ngài đáp: “Không”. Hỏi: “Tại sao trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà con chó lại không?”. Ngài trả lời: “Có mà không biết tức là không”. Cũng vậy, chúng ta có chân tâm nhưng không biết thành ra cũng như không. Vì chân tâm khó thấy, nó không có tướng để hiện như vọng tưởng, nên chúng ta không nhận ra được. Còn vọng tưởng duyên theo bóng dáng của sáu trần; nhớ người thì hiện bóng người, nhớ vật thì hiện bóng vật, cho nên mình dễ thấy.

   Người khác hỏi:“Con chó có Phật tánh không?”. Ngài Triệu Châu lại đáp: “Có”. Hỏi:“Tại sao có Phật tánh mà lại chui vào cái đãy da lông lá lù xù vậy?”. Ngài nói: “Vì biết mà cố phạm”. Câu nầy rất quan trọng. Thí dụ: Phật tử nam giữ năm giới, trong đó có giới không uống rượu. Khi gặp bạn bè mời, nể tình uống một chút. Mình biết uống là phạm giới mà vẫn uống, vậy có phải biết mà cố phạm không? Còn quí Phật tử nữ buôn bán ngoài chợ, món đồ đó mua một trăm, nhưng khi người ta hỏi thì nói hai trăm để nâng giá bán lên. Biết nói dối là phạm tội mà vì quyền lợi vẫn cứ nói dối. Như vậy có phải biết mà cố phạm không? Đó là do nghiệp dẫn. Đã bị nghiệp dẫn thì mê mờ, làm sao nhận ra tánh giác nữa.

   Như vậy tất cả chúng ta tu để làm gì? Tu để phá tan mây mù nghiệp thức che phủ tánh giác của mình. 
   Nghiệp từ những vọng tưởng khởi niệm lành dữ, tạo thành nghiệp lành nghiệp dữ. Nên vọng tưởng là nhân của nghiệp. Khi những vọng tưởng yên lặng thì nghiệp theo đó hết. Như vậy niệm không còn thì nghiệp không còn. Tâm niệm rỗng lặng thì tự nhiên an lành tự tại, không dính không mắc. Còn tâm niệm lăng xăng lộn xộn thì đưa tới chỗ dính mắc. Dính mắc là bị nghiệp lôi, không dính mắc là không bị nghiệp lôi. Người không bị nghiệp lôi là người giải thoát sanh tử. Còn người bị nghiệp lôi là người đi trong vòng sanh tử. Rõ ràng như vậy.

   Tổ Đạo Tín khi còn là một Sa di mười bốn tuổi, ngài gặp Tổ Tăng Xán liền quì bạch:“Bạch Hòa thượng, xin ngài dạy cho con pháp giải thoát”. Tổ Tăng Xán nhìn thẳng vào mặt ngài hỏi:“Ai trói buộc ngươi?”. Ngài hoảng hốt tìm lại không thấy ai trói buộc mình nên đáp: “Dạ, không ai trói buộc con”. Tổ bảo: “Không ai trói buộc cầu giải thoát làm gì?”. Ngay đó, ngài Đạo Tín ngộ đạo, biết cách tu. Đơn giản làm sao!

   Thường chúng ta hay nghĩ mình bị trói buộc, bị mất tự do. Thế gian gọi là “thê thằng tử phược”, vợ con là sợi dây trói buộc. Nhưng trong đạo thì ai trói buộc chúng ta, quí vị tìm kỹ xem. Thế nhưng chúng ta vẫn cảm nhận mình đang bị thập triền thập sử trói buộc mình. Thập triền sử là gì? Là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Nó ở ngoài hay ở trong chúng ta? Nó ở trong chúng ta, không như thê thằng tử phược ở ngoài thế gian.

   Vì nó cột bên trong, nên chúng ta phải dẹp hết tham sân si… mới không còn bị trói buộc nữa. Nếu tâm khởi tham là do đâu mà khởi tham. Như mắt thấy hoa đẹp thì khởi tham, là do sắc trần tiếp xúc với nhãn căn sanh ra nhãn thức phân biệt, thì có thấy đẹp xấu không? Thấy thì thấy mà không có niệm khởi phân biệt đẹp xấu. Không khởi niệm nghĩ thì không dính. Còn vừa khởi nghĩ phân biệt đẹp xấu là dính mắc liền.

   Nhưng người ta lại cho rằng thấy hoa mà không biết phân biệt đẹp xấu là khờ. Nhưng không ngờ người khéo phân biệt là người dính mắc hơn ai hết. Vì tâm họ nhạy quá nên khó tu. Thấy mà không dính mắc thì tâm mới an. Cho nên Tổ bảo: “Cái gì trói buộc ngươi?”. Nếu còn niệm luyến ái là còn trói buộc. Nhưng ngài Đạo Tín tìm lại không thấy một niệm nào hết. Không có niệm thì không có gì trói buộc, đó là giải thoát rồi, cầu pháp làm gì!

   Như vậy, chúng ta tu mỗi ngày mỗi tháng mỗi năm đều biết quay lại mình. Thấy rõ những vọng tưởng là hư dối, thì dù nó nghĩ hay, nghĩ tốt mình cũng không theo. Lúc đó tự nhiên tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì không còn gì trói buộc hết. Cho nên biết không phải cảnh bên ngoài trói buộc, mà chính từ nội tâm chúng ta dấy lên niệm trói buộc. Vì vậy kinh gọi là thập triền sử. Triền là trói buộc, sử là dẫn lôi. Rõ ràng giải thoát không phải ở ngoài, mà ở ngay trong nội tâm mình.

   Bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Sơ Tổ Trúc Lâm có hai câu kết như thế nầy: Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Hai câu nầy thật là chí lý. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích là trong nhà có hòn ngọc quí, đừng tìm kiếm ở đâu nữa. Hãy xoay lại tìm hòn ngọc của chính mình. Thường thường quí Phật tử tìm Phật ở trên núi hay chỗ nào linh thiêng, chớ không chịu tìm Phật của chính mình. Mình có hòn ngọc quí sẳn một bên mà bỏ quên, lại đi tìm ở đâu xa tít thì làm sao thấy được.

   Phật trên núi là Phật ở ngoài, không phải Phật của mình. Phật của mình chính là tự tâm thanh tịnh sáng suốt ngay nơi mình. Đó mới là Phật thật. Vì vậy chúng  ta phải xoay lại mình, nhìn lại những tâm niệm lăng xăng là vọng tưởng hư ảo, không theo không dính nó, đó là mình trở về với ông Phật của mình. Những thứ đó lặn hết thì ông Phật mình hiện ra, đó là hòn ngọc sẵn trong chéo áo. Chúng ta trở lại tìm ngay nơi mình thì đúng. Ngược lại là sai.

   Muốn thế, chúng ta phải tu bằng cách nào? Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, là đối với cảnh trần mà tâm không dính mắc, đó là thiền. Không dính mắc với sáu trần, đó là cơ hội để thấy ông Phật của mình. Đối với sáu trần bên ngoài, chúng ta không dính mắc là tu thiền. Đâu cần phải ngồi lim dim mới gọi là tu thiền.

   Phần nhiều chúng ta đợi ngồi mới tu. Bởi vì bình thường quen cho tâm phóng chạy ra ngoài, nên khi đi đứng sinh hoạt, chúng ta kềm không nổi. Nghe người ta nói cái gì hay hoặc làm cái gì lạ cũng chăm chú nhìn, thành ra khó tu. Nên bây giờ buộc lòng  tối, khuya phải ngồi cho tỉnh lại. Nhờ tĩnh lặng mới thấy từng niệm dấy lên, buông xả không theo nó. Tu như vậy đến khi nào thuần rồi, đi ra ngoài thấy người thấy cảnh không chạy theo nữa thì bấy giờ trong bốn oai nghi đều là thiền. Câu đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền đã định nghĩa thiền hết sức rõ.

   Chúng ta từ thấp lên cao, ngồi yên một chỗ trong thiền đường là để dẹp pháp trần. Khi thuần rồi đi ra ngoài đối với sáu trần gỡ lần, không cho dính nữa, lúc đó chúng ta tự tại. Tu hành đến chỗ tự tại mới gọi là giải thoát sanh tử; còn dính còn cột, dù cột với pháp tu thì vẫn còn sanh tử.

   Đức  Phật dạy các pháp tu như Tứ diệu đế, Lục diệu pháp môn v.v… cho tới Bát nhã, đều là phản quan tự kỷ hết. Như vậy tu theo Phật là trở lại mình. Phản quan tự kỷ là soi sáng lại chính mình, nhận ra ông Phật nơi chính mình, không phải từ bên ngoài mà được. Phật là giác, mà giác không ai đem đến được, phải từ tâm mình phát ra. Chúng ta tu là xoay lại tâm mình, chớ tìm ở bên ngoài thì không bao giờ được giác ngộ. Nên nói “bất tùng tha đắc”, là không từ ngoài mà được.

   Ngày nay đa số người tu hướng bên ngoài cầu. Hướng về phương Tây lạy Phật Di Đà cầu Phật độ, hướng về phương Đông lạy Phật Dược Sư cầu Phật độ v.v… mà không nhớ ông Phật của mình. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dùng từ “quên mình theo vật”. Trong nhà thiền có câu chuyện của Thiền sư Cảnh Thanh đời Tống ở Trung Quốc.

   Một hôm, Sư ngồi trong thất có chú thị giả bên cạnh. Bên ngoài con rắn bắt con nhái, nó kêu ệch ệch. Ngài hỏi thị giả: “Tiếng gì đó?”. Thị giả thật thà trả lời: “Tiếng con rắn bắt con nhái kêu”. Ngài nói: “Chúng sanh khổ lại có khổ chúng sanh”. Như vậy cái gì là chúng sanh khổ, cái gì là khổ chúng sanh? Con rắn bắt con nhái, con nhái giãy giụa kêu la thì con  nhái là chúng sanh khổ, còn khổ chúng sanh là chú thị giả. Thị giả thấy sao nói vậy, có gì là khổ? Tôi kể thêm một câu chuyện nữa.

   Một hôm, Ngài ngồi trong thất, nge tiếng mưa rơi xuống mái chùa. Ngài hỏi thị giả: “Tiếng gì đó?”. Thị giả trả lời: “Tiếng mưa rơi”. Ngài nói: “Chúng sanh quên mình theo vật”. Sao vậy? Mưa rơi thì nói mưa rơi, sao ngài quở quên mình theo vật?

   Trở lại đức Phật trong kinh Lăng Nghiêm. Phật bảo La Hầu La đánh tiếng chuông kêu boong rồi hỏi A Nan: “Ông nghe không?”. A Nan thưa: “Dạ nghe”. Khi tiếng chuông dứt, Phật lại hỏi: “Ông nghe không?”. A Nan thưa: “Dạ không nghe”. Phật bảo đánh tiếng chuông nữa hỏi: “Ông nghe không?”. A Nan thưa: “Dạ nghe”. Một hồi tiếng chuông lặng, Phật lại hỏi: “Ông nghe không?”. A Nan thưa: “Dạ không nghe”. Phật bảo: “Chúng sanh quên mình theo vật”.

   Đó là điều hết sức cụ thể và cũng hết sức lạ lùng, chỉ có Phật mới dám chỉ điều đó. Bởi vì chúng ta cứ nghĩ mắt mình thấy là thấy hình tướng sự vật. Khi không có hình tướng sự vật thì nói không thấy. Nghe là khi có âm thanh, không có âm thanh thì nói không nghe. Sự thật âm thanh là tiếng động bên ngoài, nó có rồi mất. Khi có tiếng thì tai mình nghe có tiếng. Khi không tiếng thì tai mình nghe không tiếng, sao lại bảo không nghe. Không nghe là điếc rồi. Nếu điếc thì đánh tiếng chuông thứ hai đâu có nghe. Vậy tiếng chuông kêu thì chúng ta nghe, khi tiếng chuông lặng thì chúng ta cũng nghe, nhưng nghe tiếng chuông lặng. Có động, không động chúng ta đều nghe, đâu phải là không nghe.

   Cũng vậy, trước mắt có cảnh thì chúng ta thấy có cảnh, không cảnh thì chúng ta thấy không cảnh, chớ đâu phải không thấy. Như vậy chúng ta trả lời trong cái nhớ cảnh mà quên tánh thấy, nhớ tiếng mà quên tánh nghe. Bởi quên thấy nên cảnh mất rồi nói tôi không thấy, quên nghe nên tiếng lặng rồi nói tôi không nghe. Mà thật ra tánh nghe hằng hữu, tánh thấy hằng hữu nhưng chúng ta lại quên. Chỉ nhớ cái sanh diệt bên ngoài, nên bị quở là quên mình theo vật. Đã quên mình theo vật thì bị vật chuyển, chuyển tức là lôi đi. Nhớ mình thì không cái gì chuyển được.

   Thế nên sự tu hành cốt ở chỗ chúng ta phải hằng nhớ lại mình. Ngoài không theo sáu trần. Trong không theo vọng tưởng thì bản tâm chân thật hiện tiền. Nó luôn sẳn đủ, chớ không thiếu vắng bao giờ. Vì vậy phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc là châm ngôn của người tu. Bất kỳ tu pháp môn nào cũng phải trở lại mình. Nếu quên mình mà cầu ở bên ngoài thì không thể được.

   Chúng ta dù tại gia hay xuất gia đều phải phản quan soi chiếu lại mình, thì đó là người biết tu, người không phụ mình quên mình. Quên mình thì trầm luân trong sanh tử, chịu nhiều khổ đau. Trở về với mình thì tự do tự tại, giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đó là ý nghĩa bài giảng hôm nay.


***
Hòa thượng THÍCH THANH TỪ

Tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới


   Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (Âm lịch), để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Và sau đó là dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Sau đây, xin chia sẻ một số nghi thức tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới.

Tiễn Táo Quân về trời
 
   Để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Trong đó vị thần được nhiều người biết đến là Tào Công thường lên Thiên Đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, tức vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Những vị Thổ Công khác được quan niệm là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng Chạp Âm lịch.
   Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đốn Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa đón Xuân trước khi các vị thần về trời. Do vậy, bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm mới, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị Thổ công lên trời.
   Thần Táo Quân gồm 3 người, 2 Táo Ông và 1 Táo Bà. Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của ta và Trung Hoa được xem là vị thần quan trọng nhất trong các vị Thổ Công, cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà cũng như chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Mỗi nơi tuy có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau, nhưng hang năm cứ đến 23 tháng Chạp là Táp Quân cưỡi cá chép lên Thiên Đình trình báo và thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn. Do vậy, ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết Ông Táo.
   Việc cúng Ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:
   · Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu …
   · Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén
   · Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên trời
   · Hai cây tre
   Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, và thứ hai là thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngày sẽ ngọt ngào và chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
   Bài khấn mẫu tiễn đưa ông Táo lên trời
   - Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
   Tín chủ (chúng) con là*: ……………
   Ngụ tại:…………
   Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
   Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
   Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
   Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

   * Nếu tự khấn cho bản thân thì đọc là “Tín chủ con là”. Nếu khấn cho cả nhà hay một nhóm người thì đọc là “Tín chủ chúng con là”.
   Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn rồi lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hoá vàng mã. Cuối cùng, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu trời.

Tẩy rửa hết năng lượng cũ
   Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta hay mua quần áo mới, giày dép mới và những vật dụng trang trí mang lại may mắn để bày biện trong thời gian này. Một nghi lễ phong thuỷ quan trọng để nạp lại năng lược được thực hiện trước khi đón Năm Mới sung túc là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi bụi bặm và vứt bỏ những đồ vật không cần thiết. Lau chùi cần thận các phòng và dịch chuyển đồ dùng trong nhà để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
   Cần đặc biệt lưu ý chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.

Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ
   Nếu bạn đã mời các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Việc nạp lại năng lượng cho ba vị Phúc Lộc Thọ là điều quan trọng nhất, bằng cách đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào ngày Tất Niên. Điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới.
   Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là thời điểm thích hợp để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là ở trên một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm gần bên, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.

Thanh toán nợ nần của năm trước
   Các doanh nhân, người làm ăn phải lo trả hết nợ trước giao thừa, vì mang tiếp nợ sang năm mới là điều không may nhất. Nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới.
   Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều mày mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới. 
   Sổ sách làm ăn lúc này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, sổ sách, các cửa đều đã được dính giấy đỏ, màu của sự may mắn.

Dự trữ thực phẩm
   Một việc lớn khác cần làm để chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta thường làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu sự “ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo bạn cần mua nhiều quýt vì tên nó đồng nghĩa với vàng. Ở Singapore, người ta thường tặng nhau một cặp quýt cầu sự may mắn, thịnh vượng vào dịp Tết.
   Ngay trước ngày đầu năm mới, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm là Cá muối, tỏi, hành củ, và tỏi tây. Hãy mua loại tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi) và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thúng gạo vào ngày giao thừa và lấy chúng ra vào ngày mồng một và dung chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
   Ý nghĩa của 4 loại thực phẩm quan trọng nêu trên:
   · Cá khô nghĩa là “của ăn của để”
   · Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”
   · Hành nghĩa là “thông minh”
   · Tỏi tây nghĩa là “cần cù”

Chỉnh sửa cửa và bàn thờ
   Ngoài ra bạn nên chỉnh sửa lại bàn thờ, cửa chính và các cửa khác trong nhà nếu như chưa phù hợp. Chúng sẽ được mở toàn bộ vào lúc cúng giao thừa.     Đồng thời, bạn nên bật hết đèn để cả nhà tràn ngập khí và ánh sáng với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà trong lúc giao thừa và mấy ngày Tết.

22/01/2015

Nét Tết Hà Nội cái thời không xa lắm.




Trải qua nhiều năm nhưng Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa đẹp cho riêng mình. Không khí ăn Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ mà vẫn giữ được phong vị cổ truyền của ngày xưa.
Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng...

Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.

Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua… 

Cùng Depplus ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời xưa để hoài niệm, cảm nhận không khí giao mùa đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.

Trẻ em được cha mẹ cho đi sắm Tết
 
Gánh hàng hoa trong chợ Tết
 
Trên phố, một ông đồ ngồi viết chữ
 
 Chợ hoa Tết trong cái rét cắt da cắt thịt
 
Chợ hoa ngày xưa cũng đông đúc, nhộn nhịp
 
Chợ chủ yếu bán hoa đào

 
Chợ Tết tấp nập kẻ bán, người mua
 
Chợ Tết họp bên Hồ Gươm
 
Một nghệ nhân vẽ tranh Tết
 
Gói bánh chưng

 
Bánh chưng được luộc trước đêm giao thừa
 
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.

Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.

Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.

Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.

 
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà. 

 
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.

 
 Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.

Quầy bán tranh, hoa Tết...

Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.

Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới. 

 
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.

 
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.

 
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.
 
 
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.

Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang. 

 
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.

 
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.

 
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.

Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình. 

 
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.

Đầu Xuân - Năm mới,đi lễ hay hành hương xin chớ báng bổ.

Đến đền chùa cầu xin tài lộc, nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, dâng cúng gà lợn, bán cơm chay giả cơm thường, sống chết đi chùa để sờ vào tượng cầu may... Tất cả đang biến du lịch tâm linh thành thú vui mang hình hài báng bổ.


Qua đi một năm, biết bao may rủi tài vận đến với cuộc đời, người ta chọn dịp ngơi nghỉ Lễ Tết để hành hương lên chùa, vừa thăm vãn cảnh thức, thả hồn vào tiếng chuông trầm chậm rãi, tháo bỏ ưu tư để thanh thản đón nhận những ngày tháng mới, vừa cầu yên an cho người đã khuất và người đang còn. Thế nhưng sự ô tạp lẫn lộn giữa linh thiêng và tư duy văn minh nửa vời đang dần đóng vào du lịch tâm linh những vết đinh phản cảm và nhức nhối.

'Văn minh' tiền lẻ

Cứ nhìn mà xem, dải dọc lối đi, trên đĩa hoa quả, trên hòn non bộ, dưới ao trong giếng, nơi đâu cũng vung vãi những tờ tiền lẻ cũ có mới có, nhàu nhĩ ẩm rách cũng có. Người ta đã hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng đến đền chùa cúng bái, cầu xin và để vào tay tượng Phật dăm ba đồng tiền lẻ là một cách hành lễ có trước có sau. Phật giáo coi trọng nhân-quả như một "định đề" cố tịnh, bất biến. Trong tâm linh nhà Phật , những tờ 'polime' chúng ta vẫn trao tay nhau mỗi ngày được gọi là "tiền đen", bởi vì nó không phải thước đo đánh giá mức thành tâm của một người tìm đến cửa chùa.


Những đồng tiền đó, có ai biết vòng quay nó sẽ thế nào không? Đây nhé, các phật tử địa phương là những người đi thu gom. Việc thu gom này cũng không dễ dàng gì, thậm chí hết sức vất vả đối với họ, bởi tốn quá nhiều thời gian để nhặt/vớt hết những đồng tiền vương bết trên cây hay lềnh phềnh dưới hồ. Rồi phải mời ngân hàng đến kiểm đếm. Sau khi kiểm đếm, ngân hàng phải phân loại tiền và qua một vài thủ tục, đồng tiền được quay lại lưu thông. Nhìn thấy một chu trình đồng tiền từ khi đưa vào đến lúc trở ra như vậy, có ai nhận ra nó đang chiếm mất nhiều sức lao động, thời gian của xã hội và làm lãng phí tài sản chung?

Nếu muốn đóng góp, mỗi chùa đã có các ban công đức. Nó sẽ đẹp hơn khi bạn trao lại đồng tiền của mình ở đây, vừa là trân quý công sức bản thân, vừa là tôn trọng nơi thờ tự.

'O ép' thần linh

Từ thái độ "phú quý sinh lễ nghĩa" mà chúng ta đang như thể o ép thần linh phải có những điều do người đời tự dựng lên. Tự dưng người ta đồn kháo nhau về chuyện chùa này cầu tài chùa kia giải hạn. Người ta đổ về chùa, khua chiêng múa mõ như một cái chợ.

Đi lễ chùa và rồi tôi thấy người ta chẳng hiểu gì cả. Họ không biết cách bày bàn thờ, không hiểu được ý nghĩa đồ thờ thiêng liêng và không có chỗ cho dục vọng. Vào nơi thanh tịnh là như tháo bỏ chiếc áo khoác tham sân si ngoài ngưỡng cửa, vậy sao còn cầu xin đủ mọi thứ công danh, tiền tài, như thể đang đặt cược với thần linh? Trong khi ai cũng nhận thức được những thứ mình gặt hái hôm nay là thành quả và hệ quả của quá trình tu luyện rèn rũa bản thân những tháng năm về trước, ai cũng quen miệng nói với nhau "âu là cái duyên cái số" mỗi ngày. 


Ở một góc độ nào đó, việc người ta đổ xô đi chùa cũng phản ánh một phần thực trạng xã hội "phù du hóa". Tôi biết có anh cán bộ công chức, đi xe quan đến chùa, bên cạnh việc làm nhiệm vụ kiểm tra công tác xã hội, cũng bày tỏ sự tín ngưỡng "lệch lac" của mình bằng việc làm lễ này lễ kia mong thăng quan tiến chức. 

Trong khi sự thực là, nếu có cầu xin, tôi nghĩ hãy chỉ nên cầu xin cho trí tuệ thông sáng, tâm can an lành. Mà muốn được vậy, tự mình trong cuộc sống cũng đã phải nỗ lực lắm lắm.

Ăn chay chỉ để..ăn

Chuyện này tôi thắc mắc đã lâu. Ngày lễ Tết đi chùa, tạm rời những bánh chưng mứt kẹo béo bổ, ta hay ghé một hàng cơm chay, ăn để thấm vào dạ cái mát mẻ của ẩm thực tâm linh. Nhưng vì sao món chay là đậu phụ rau xanh lại không được thanh đạm làm chính mình trên một mâm cơm, mà phải khoác áo con cá miếng sườn. Vì người ăn cần một hình hài ngon mắt và 'nhiều chất' hơn ư? Nếu nhìn miếng đậu phụ và tưởng tượng nó là con cá thì nghĩa là đã ăn con cá mà thôi, cái phản xạ có điều kiện của hệ tiêu hóa chỉ giúp cảm nhận được vị mặn mùi tanh chứ không thể nào ngọt bùi và nhẹ nhõm cả.
 

Dưới chân chùa Hương là một điển hình cho các hàng quán bán đồ chay 'trá hình' đồ thường. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu 'phật tử' du xuân, họ sẵn sàng treo bán những con chó thui mổ phanh, những chiếc đùi bê vàng cháy, những động vật rừng bị giết dã man. Mùi hương trầm quẩn từ lưng núi xuống, quện trong khung cảnh ấy, rất rùng rợn!

Cứ đi 'Yên' mà không cần biết về 'Tử'

Có một đặc điểm hầu hết đền chùa và thiền viện nói chung của Phật giáo, đó là nằm tách biệt trên các ngọn núi, lọt giữa rừng thẳm tĩnh mịch và hoang sơ. Đó là những vùng đất không khí thiêng lành, giao hòa trời đất, cách xa bụi trần thế tục. Việc người xưa trèo đèo lội suối đến với chùa chiền đã như cách vượt qua chính mình và những gian khó xung quanh để trút dỡ cái vị kỉ và ác độc, chỉ còn đôi chân của lòng thành kính tìm đến mà thôi. 


Không nhận thức được điều ấy, khi tâm còn chưa trong, người ta cứ quyết đi cho thỏa sĩ diện của bản thân, cho ghi thêm 'mốc' vào kinh nghiệm hành trình của đời mình. Ví dụ như phóng xe máy hàng trăm cây số đến đỉnh thiêng Yên Tử chỉ để chụp một pô ảnh 'tự sướng' với cái tay đang sờ vào chuông đồng, nô đùa rượt đuổi nhau nên tự mang họa vào thân, bỏ mạng vì sẩy chân tai nạn. Đáng buồn thêm khi sau đó lại xây thành những chuyện đồn thổi mê tín dị đoan và đổ lỗi cho tâm linh, làm sai lệch cái nhìn với nơi họ tôn kính.

Sự mẫu mực và chính hạnh của Phật giáo là cái cốt yếu để nó tồn tại và trở thành tôn giáo tín ngưỡng được sùng bái nhất Việt Nam. Cuối năm đầu xuân đi chùa là nét đẹp du lịch tâm linh có từ nghìn năm, bởi vì nó thể hiện lòng thành và niềm tin của con người, tha thiết mong được ở lại cùng con người cho dù cuộc sống có đổi thay xoay vần sao chăng nữa. Nhưng nếu không hiểu biết triệt để, không tự dưỡng chữ "tâm", con người sẽ chỉ mang nỗi "no cơm ấm cật" của mình mà làm biến thái tâm linh, báng bổ Thần Phật.

Đội đặc nhiệm TK1 (phần cuối)

Phần cuối


< Trước
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13
14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối

Chuyện về John Smith đã làm gián đoạn phần cuối của câu chuyện đang kể. Vì vậy tôi phải trở lại với những ngày ấy ở Đồng Hới...
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi có một cuộc liên hoan nhỏ để chia tay với hai đồng chí phi công, các thợ máy và các chiến sĩ trinh sát đặc công. Đó là những người lính mà tôi hết lòng khâm phục. Các anh ấy đều rất hiền, sống chân tình giản dị, và rất điêu luyện trong công việc của mình. Gần hai tháng trời gắn bó với nhau trong một công tác đặc biệt như vậy, chúng tôi đã thân thiết như anh em một nhà. 
Thế mà đến lúc tạm biệt, hai đồng chí phi công nhất định không bắt tay Thủy. Các anh bảo: "Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những chuyến bay tiếp theo, cô bé đồng nghiệp! Vậy thì không việc gì phải vội từ biệt..." Các anh ấy nói đúng! Lúc đầu anh Hai Nguyên định đưa Thủy về công tác tại tỉnh nhà, nhưng bộ đội không quân đã xin cô ra ngoài đó, và tôi hiểu vì sao điều ấy lại khiến "cô bé" mừng rỡ đến như vậy.
Trước mắt, Thủy còn chờ anh Hai Nguyên làm xong công việc ở đây để cùng anh ra Hà Nội thăm gia đình chú. Sau đó cô sẽ tiếp xúc với công tác mới. Còn tôi và đồng chí thiếu tá đang đợi các anh ở đơn vị anh Đằng và anh Hùng để đưa nắm đất thấm máu hai anh về quê. Một nhiệm vụ thiêng liêng, nhưng dù có làm tốt đến đâu cũng không có được niềm vui. 
Đã gần tết. Trên những thừa ruộng ven thị xã, màu xanh của mạ non mới cấy viền kín quanh những hố bom. Chúng tôi có những giờ phút thong thả để trò chuyện với nhau, nhưng Thủy lại buồn: 
- Lúc mới ra lu bu công chuyện nên quên cả buồn. Giờ rảnh rỗi mới thấy nhớ ba. Em thương ba quá! Vậy là tết này em được ăn tết ở Hà Nội, còn ba chỉ thui thủi một mình... 
Để Thủy khuây khỏa, tôi rủ cô ra biển chơi. 
- Ra biển? - Cô tròn xoe đôi mắt nhìn tôi - Biển đang động mà? 
Tôi cười: 
- Mình chỉ ngồi trên bờ chứ có xuống biển đâu mà sợ? Biển động cũng có vẻ đẹp riêng của nó. 
Cô khúc khích: 
- Nghe anh nói... thiệt hay! 
- Đâu có! Tôi vụng về lắm! Có những điều nghĩ mãi trong đầu mà không nói ra được... 
- Chuyện chi vậy anh? 
Cô hỏi lại. Tôi bối rối mất một lúc và biết rằng mình vừa để lỡ cơ hội. Nhưng hình như Thủy không để ý... 
Từ nơi chúng tôi ở ra đến biển chừng ba cây số. Tôi cùng cô đi men bờ sông. Trời không mưa nhưng vừa có đợt gió mùa đông bắc nên khí trời trở lạnh. Có phải vì thế mà đôi má Thủy ửng hồng? Gió từ biển thổi vào lồng lộng. Con sông Nhật Lệ thường ngày vốn hiền hòa giờ cũng nổi sóng. Thủy bước sát bên tôi, mái tóc dài bay bay trong gió và tiếng cô cũng bay theo, hòa trong tiếng sóng nước ì oạp vỗ bờ:
- Vậy là em theo anh vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển rồi đó nghẹn! 
Tôi nói đùa: 
- Lên rừng thì còn được, chứ vào Nam chỉ tới Tam Kỳ, ra Bắc mới ngang Đồng Hới. Và lát nữa chỉ ngồi trên bờ chứ đâu có lội xuống biển? Mà đấy là "người ta" đi theo cách mạng... 
- Có vậy anh mới hết hỏi "Cô ra đây làm gì..." 
Chúng tôi ngồi trên một cồn cát nhỏ có những bụi dương liễu mọc lúp xúp. Mấy túm cỏ lông chông và những dây muống biển cố níu rễ vào cát để khỏi bị gió cuốn đi. Trước mặt là cảnh biển động dữ dội và hùng vĩ. Mặt nước mênh mông lúc này đang cồn lên sôi sục. Từ ngoài khơi xa tít tắp sóng bạc đầu lớp lớp nối nhau dồn vô bờ. Lúc tới gần, những con sóng lừng lửng dâng lên cao rồi đổ xuống ầm ầm như thác, nước ào lên bãi cát hết đợt này đến đợt khác tung bọt trắng xóa, bụi nước bay tới tận chỗ chúng tôi ngồi. 

Chiều hôm đó chúng tôi nói lời yêu nhau trong tiếng ầm ào của biển. Có lẽ đó là một kinh nghiệm hay cho những chàng trai trẻ nào vốn vụng về và nhút nhát như tôi. Tỏ tình bên bờ biển trong lúc biển động, ta chỉ phải nói bằng lời rất ít và không cần văn hoa cho lắm, còn ánh mắt sẽ nói những gì trong đầu ta nghĩ. Cả các cô gái cũng vậy, khỏi lo bị mê hoặc bởi những lời đường mật vì biển lúc này không cho phép ai nhiều lời. Mà chỉ những ai thực sự hiểu nhau và yêu nhau mới nói được với nhau bằng mắt. 

Tình yêu khởi đầu từ trên rừng, lời thề nguyền nói trước biển, chúng tôi đã phải vượt qua một chặng dài không chỉ về không gian để đến được với nụ hôn đầu đời vụng về và say đắm. 
Tôi và Thủy còn ở lại Đồng Hỡi ba ngày nữa. Đối với hai đứa tôi thì đó là những ngày rất đẹp và ấm áp, dù ngoài trời lâm thâm mưa phùn và nhiệt độ có lúc xuống dưới mười độ C. 


Sau khi chia tay với Thủy, tôi cùng đồng chí thiếu tá và hai đồng chí cán bộ ở sư đoàn nơi anh Đằng và anh Hùng công tác về quê các anh.

Chúng tôi tìm tới nhà anh Đằng thì ông cụ thân sinh ra anh đã mất. Mộ của ông, người thương binh già thời chống Pháp, được đặt trong nghĩa trang liệt sĩ xã. Hôm ấy các em học sinh nghỉ học một buổi cùng với bà con trong xã đưa nắm đất thấm máu anh về chôn cạnh mộ người bố. Tôi rùng mình khi đọc trên tấm bia mộ thấy ngày mất của ông trùng với ngày anh Đằng hy sinh. Hai cha con, hai người lính của hai cuộc kháng chiến kế tiếp đã hy sinh xương máu cho độc lập tự do của dân tộc, họ ngã xuống cùng một lúc và giờ đây trong gia đình ấy không còn ai nữa. 

Nghĩa trang nằm cạnh ga xép. Một đoàn tàu đang kéo còi chầm chậm vào ga, khói đầu máy trĩu nặng dưới làn mưa bụi. Từ chốn rừng già xa xôi ấy vong linh anh có về được tới đây không, mà tiếng còi tàu lúc này nghe nao lòng đến vậy... 
Ở quê anh Hùng nghĩa trang liệt sĩ nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát, những hàng dương liễu nghiêng bóng trên những ngôi mộ hát ru suốt ngày đêm. Lễ truy điệu anh được địa phương tổ chức rất chu đáo, nhưng chúng tôi vẫn ân hận vì vợ con anh ở xa không về kịp. Nỗi ân hận đó cứ dày vò tôi mãi đến ngày nay. Lúc đó, tôi tự hứa với mình là sẽ lên thăm chị và cháu để kể cho những người thân thiết nhất của anh nghe trong những ngày cuối đời, anh đã sống và hy sinh như thế nào... Bao bộn bề công việc cùng những lo toan trong cuộc sống đời thường là nguyên nhân khiến tôi lần lữa hết lần này đến lần khác, hết năm này qua năm khác. Tôi tự biện minh cho mình: "Tại đường sá xa xôi cách trở quá..." 
Phải chăng khi năm tháng trôi qua, tình cảm cũng nhạt dần đi? Quên thì không, nhưng những việc nghĩa tình đáng phải làm dần dần trở thành thứ nghĩa vụ mà ta thực hiện một cách miễn cưỡng, và đôi lúc cảm thấy đó là nỗi ám ảnh phiền toái... 


Năm 1996, tôi theo đoàn cán bộ lên tham quan công trình thủy điện Hòa Bình. Khi hỏi thăm cái bản dân tộc Thái hồi trước anh Hùng kể, mới biết giờ đây nó nằm dưới lòng hồ sông Đà. Tôi bỏ dở chuyến tham quan, tìm tới bản mới nơi chị ở thì chị đã mất. Ngồi trước nấm mộ còn tươi màu đất, tôi thầm kể cho chị nghe những điều mà đáng ra chỉ phải được nghe lúc còn sống. Vậy đó! Có những việc khi ta biết ân hận thì đã muộn. Có phải "nợ nghĩa tình" là như vậy chăng? Trước đây mỗi lần nghe người khác nói thế, tôi vẫn nghĩ: đã là nghĩa tình thì sao lại gọi là nợ? Ai vay ai mượn được mà nợ? 
Tôi tới cơ quan nơi con trai anh Hùng công tác tìm cậu ta, nhưng không gặp. Cậu ấy giờ là kỹ sư lâm nghiệp, hiện đang mải mê trong một cánh rùng nào đó để nghiên cứu đề tài "Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sông Đà". Là một người yêu rừng đến độ mê say, hẳn giờ đây anh Hùng hết sức vui sướng và toại nguyện khi con trai mình đi theo tiếng gọi của rừng. 
Ngày ấy từ quê anh Hùng, chúng tôi lên Hà Nội làm việc với cơ quan anh Sơn, và cùng với đại diện cơ quan về nhà anh. Tôi trao lại cho chị những kỷ vật của anh: cuốn Nhật ký, thư từ, ảnh..., những thứ anh để lại T2 trước chuyến đi. Chị dỗ khéo đứa con gái cho cháu ra ngoài sân chơi nhảy dây với bạn, để nghe tôi kể về những giờ phút cuối cùng của anh. Cháu mới sáu tuổi. Không nên để lại trong đầu óc trẻ thơ non nớt những hình ảnh kinh hoàng về cái chết của người bố. Sau này mỗi khi nhớ lại ngày hôm ấy, trước mắt tôi vẫn chập chờn hai đuôi khăn tang trắng bay bay như đôi cánh bướm trên đầu bé, tung tăng theo từng bước nhảy hồn nhiên... 
Hai mươi lăm năm sau cô bé ngày đó trở thành phó tiến sĩ công tác trong một viện của ngành địa chất. Chị Sơn đã nghỉ hưu, vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Gôi. Trong một lần tôi ghé thăm, chị nói: "Con bé cứ giục tôi ra Hà Nội sống với vợ chồng nó, nhưng tôi không muốn đi. Lúc nào tôi cũng nghĩ là anh ấy sắp trở về đây..." Mái tóc đã điểm bạc, thời gian và đau khổ đã hằn sâu thành nếp nhăn trên khuôn mặt, nhưng đôi mắt chị vẫn vời vợi nỗi ngóng chờ như trong tấm ảnh anh Sơn đưa tôi xem ở Bãi Hà ngày nào. 


Sau chuyến đi đó, tôi vào Quảng Trị. Về lại đơn vị cũ, anh em bạn bè gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Gần ba năm rồi, ai cũng nghĩ là tôi đã chết. Nhưng bên cạnh niềm vui vẫn là nỗi buồn: Bằng và Dũng hy sinh trong một chuyến đi công tác bị địch phục kích, cũng trên vùng đồi sim Cam Lộ. "Vậy là Bàng chẳng bao giờ trở về với cái làng cá ven biển của cậu. Còn Dũng chết mà chưa một lần được nhìn thấy biển..." Tôi ngậm ngùi nhớ tiếc hai người bạn cùng tổ công tác. Những tưởng ngày ấy chia tay nhau, xa nhau vài bữa rồi gặp lại, ai ngờ... 


Tháng sáu năm 1972. Khắp cả thị xã Đông Hà vừa mới giải phóng chỉ còn sót lại một cây phượng vĩ già nở hoa đỏ rực. Mùa hè Quảng Trị nắng đổ lửa. Gió Lào cuốn tung bụi trên những đường phố lỗ chỗ dấu bom đạn và ngập ngụa rác rưởi chiến tranh, thứ rác thường thấy sau những trận chiến đấu giành đất ác liệt.
Đơn vị tôi có cuộc họp. Mấy phút giải lao, cánh lính trẻ kéo nhau ra ngồi dưới gốc phượng vĩ, tán láo đủ chuyện. Chúng tôi đang vui cùng mảnh đất Quảng Trị vừa giải phóng. Tôi còn có niềm vui riêng vì mới nhận thư Thủy. Nét bút lần đầu nhìn thấy mà như thân quen tự bao giờ. "...Em mới được bay tập với trực thăng Mi - 8... Ra ngoài này còn được cưng hơn ở nhà nữa đó? Mấy chú mấy anh ai cũng hiền cũng tốt... Sắp tới em sẽ vô công tác trong đó, chắc lại được gặp anh..." Những dòng mực xanh trên giấy trắng mà như có âm sắc của giọng cô líu ríu niềm vui. Chúng tôi sẽ gặp lại nhau? Tất nhiên rồi... 
Gần hết giờ giải lao. Đồng chí cơ yếu tay cầm cuốn sổ điện mật hớt hãi chạy ra gọi: "Hải ơi! Hải đâu rồi? Có điện này..." Một linh cảm nặng nề choáng ngợp trong đầu tôi. Điện mật chỉ dùng trong công tác, bình thường cấp lính như tôi không khi nào trực tiếp nhận. 
Tay run run cầm cuốn sổ điện đồng chí cơ yếu vừa chìa ra, tôi đọc bức điện trên trang giấy mở sẵn. Chỉ có một dòng: 
“Thủy hy sinh ở Quảng Bình trên đường đi công tác. Hai Nguyên."
"Không! Không đúng! Chắc có sự nhầm lẫn nào đó. Mình vừa mới nhận thư Thủy cách hai ngày..." Tôi đọc lại bức điện lần nữa, rồi lần nữa... Khoảng không gian trước mắt tối sầm lại. Xung quanh mọi người xôn xao. Có ai đó nói: "Thôi cứ để cậu ấy được một mình..." Tôi chết lặng xuôi người ngồi xuống gốc cây. Gió rung những cánh hoa phượng rụng tơi tả, đỏ lòm như những giọt máu... 
Nếu không kể đợt máy bay B52 oanh kích Hà Nội và Hải Phòng, thì cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần  thứ hai của giặc Mỹ không rầm rộ như lần trước, nhưng ác hiểm hơn. 
Vào thời điểm đó, Thủy theo một đoàn cán bộ không quân đi công tác phía Nam để khảo sát những địa điểm có thể mở sân bay dã chiến dành cho máy bay vận tải hạng nhẹ và trực thăng. Chiến tranh đang đến hồi quyết định. Ta dự định mở "đường mòn Hồ Chí Minh trên không” để khi cần thiết. Có thể chi viện nhanh cho các chiến trường. Đoàn vào tới miền tây Quảng Bình thì bị máy bay địch chặn đánh. Một quả tên lừa nổ gần hất chiếc Uoát xuống vực. Thủy và bốn người cùng đi trên xe đều hi sinh...

Sau giải phóng năm 1975, tôi và anh Hai Nguyên ra Quảng Bình để đưa Thủy về quê. Thi thể cô và những người cùng hy sinh được chôn trên một quả đồi nằm lọt thỏm giữa vùng núi non lô xô. Những ngọn núi đá vôi đứng dầm chân giữa cánh đồng hay ven sông, đẹp như vịnh Hạ Long trên. 



Năm ngôi mộ nằm bên nhau theo đội hình hàng ngang của những người lính. Trên mấy tấm bia mộ làm từ gỗ thùng đạn, những dòng chữ viết bằng sơn đỏ lâu ngày sậm màu trông như những giọt máu khô. 


Kỷ niệm ùa về nhức nhối. Như nhìn thấy trong mờ mờ sương khói một cô gái xa lạ đứng cặp tóc bên chiếc trực thăng đỗ giữa tràng cát chói chang nắng... Rồi vóc dáng mềm mại nghiêng bên bờ suối; mái tóc dày mượt mà xõa che nụ cười láu lỉnh; đôi mắt đen tròn xoe khi nghe chuyện cổ tích; gương mặt tự tin và ánh mắt quyết đoán lúc ngồi trên ghế lái; những giọt nước mắt nóng ấm bên vai tôi và nụ hôn ngọt ngào trong cơn biển động... Văng vẳng từ xa xôi tiếng cô cười khúc khích và giọng cô hớn hở: "...Em theo anh vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển..." Giờ đây tất cả đã trở thành hư vô, chỉ còn lại những hạt mùn đất nâu đen.
Người con gái suốt đời ham bay và từng mơ một lần được tắm suơl, giờ đây cô đã bay xa, rất xa... 
Các đồng chí ở địa phương muốn đưa hài cất Thủy vào nghĩa trang liệt sĩ, nhưng ông Thành xin được đem cô về nằm bên má và người anh trai nơi cái xóm nhỏ ven sông Thu Bồn mà hôm từ trên rừng về, cô đã bay thêm "chút xíu” cho tôi được nhìn thấy. 
Lúc sắp hạ huyệt, ông Thành đưa cho tôi một chiếc hộp nhỏ kiểu hộp các cô gái đựng kim chỉ, nghẹn ngào nói: “Hôm ra ngoài đó, em nó gửi vật này nhờ bác giữ gìn. Giờ bác trao lại cho con..." 
Tôi mở nắp. Trong hộp có trang sổ tay mà tôi đưa cho Thủy lúc trước và một mớ tóc dài cháy nắng hoe vàng. Tôi bàng hoàng khi nhận ra đuôi tóc của mình hồi ở trên rừng. Hôm cắt tóc cho tôi, Thủy đã lén lấy đem về... Nhưng... nhưng tại sao tôi lại trao cho cô bài thơ "Núi đôi"? Sao anh Hai Nguyên lại xé đúng trang thơ ấy để làm mật hiệu mà không phải trang khác? Có phai đó là điềm báo trước sự chia ly đau đớn sau này? “Em không ngờ thơ viết về chiến tranh mà lãng mạn và xúc động đến vậy...". Ai ngờ ngày ấy nói thế để rồi em thành người trong thơ... 
Tôi hé nắp chiếc tiểu sành đặt vào đó trang thơ và mớ tóc để một phần tâm hồn và thể xác tôi được theo cô. 


Mất hai người con, ông Thành dồn tình thương yêu cho hai đứa cháu, con của anh Hai Nguyên, và để hết tâm trí vào việc nghiên cứu sử. Nhưng đau đớn và mất mát đã làm ông kiệt sức. Ông qua đời năm 1978, để lại những trang viết dở dang. 


Từ khi ông Thành mất, tôi không còn được tin gi về ông Tùng nữa. Trước đó tôi được biết hai ông bà sống với gia đình người em ở Quibec, Canada. Dù vợ chồng người em hết mực thương yêu ông, dù mấy đứa cháu rất quý ông, nhưngđiều đó cũng không làm ông nguôi được nỗi nhớ quê nhà. Những đường phố sáng choang, trắng toát và lạnh lẽo trên đất nước xa lạ ấy khác xa cảnh cánh đồng sông nước đầy nắng đầy gió của vùng châu thổ sông Cửu Long. Thư nào viết cho ông Thành, ông cũng gửi lời thăm tôi. Ông nói không bao giờ ông quên được cánh rừng con suối nơi gặp tôi hồi trước. 

Sau này tôi có viết thư cho ông mấy lần, nhưng chẳng hiểu sao không có hồi âm. Dầu gì đi nữa, tôi vẫn tin rằng con người đó không đến nỗi nhẫn tâm "chuyển lửa về quê nhà", thứ lửa từng thiêu rụi căn nhà xưa cùng hàng cau thời thơ ấu của ông.


Một ngày tháng 3 năm 1998, nhân có việc vào Đà Nẵng, tôi ghé về thăm anh Hai Nguyên. Anh chị đều đã nghỉ hưu, hiện sống trong ngôi nhà nhỏ ở quê. Nhà nước cấp nhà cho anh ở thành phố, nhưng anh không nhận. "Buôn bán gì đâu mà ở phố Mình về quê sống cho nó tĩnh!", anh nói vậy. 

Gần hai năm nay không gặp nhau, giờ thấy tôi vào anh chị hết sức mừng rỡ. Anh kéo tôi ra vườn ngồi trên chiếc chõng tre kê cạnh gốc bưởi. Tháng ba hoa bưởi nở rộ, những cánh hoa trắng rụng lấm tấm trên nền đất pha cát sạch mịn. Cây mai già vừa qua vụ hoa giờ đang trổ lộc, lác đác vài cánh hoa còn sót lại vàng tươi trong đám lá xanh non. 
Chúng tôi say sưa trò chuyện trong hương bưởi thơm ngát. Ông già vừa bước qua tuổi "thất thập” này vẫn sôi nổi như xưa. Lưng hơi còng và tóc đã bạc trắng, nhưng bước đi của anh vẫn nhanh nhẹn, đôi mắt vẫn nheo nheo hóm hỉnh như ngày nào... 
Sớm mai nắng lên, anh Hai Nguyên rủ tôi xương sông. Con sông đang mùa cạn, bờ cát phía bên này nổi lên đến gần giữa dòng. Chúng tôi xách dép đi chân trần giẫm trên ìớp cát bồi mịn màng mát lạnh ra tới mép nước rồi thơ thẩn ngược lên. Ven bờ sông có mấy người dân đang cuốc đất bãi bồi để tranh thủ trồng vụ khoai trước mùa lũ. Thấy chúng tôi ngang qua, họ chống cuốc đứng nhìn theo như cố đoán xem hai người đàn ông, một đã già và một cũng không còn trẻ, đang đi tìm gì trên con sông này. 
Anh Hai Nguyên nói, giọng thủ thỉ: 
- Lúc mình còn nhỏ, bên bờ sông này có những guồng nước. Cái bánh xe khổng lồ làm bằng tre quay kẽo kẹt suốt ngày đêm, róc rách đổ nước lên đồng. Bao năm xa quê mình cứ nhớ mãi những âm thanh ấy. Vẫn biết bây giờ dùng máy bơm chạy điện tiện lợi hơn nhiều, mà sao cứ thấy nhớ thấy tiếc thế nào ấy, cậu ạ! Kể cho mấy đứa cháu nghe, chúng cười bảo: người già như ông thường hoài niệm... 
… Quả có thế thậ!? - Tôi nghĩ - Dường như khi về già, những kỷ niệm trở nên da diết hơn đối với những ai từng có một thời đáng nhớ. Đến bây giờ mỗi khi nghe lại bài hát "Bước chân trên dãy Trường Sơn”, người tôi vẫn rợn lên cảm giác gai gai da thịt: "...Núi vút thành vách đứng, nắng hè khét đá, rừng khuya mất lối. Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình... Máu thắm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết…” Những câu hát như truyền vào người một nguồn năng lượng làm phát ra làn sóng điện kỳ lạ đưa tâm trí tôi đến với cánh rừng con suối năm xưa, với những đêm khuya bên đống lửa giữa rừng, những tháng ngày gian khó đầy ắp kỷ niệm đã in vào máu thịt... 
Bên cạnh, anh Hai Nguyên vẫn kể về mấy đứa cháu: 
- …Hai thằng cháu nội, một xong năm nay vào đại học, một lên lớp chín. Cả hai đứa đều học giỏi. Chúng nói tiếng Anh nhanh như gió, gõ vi tính như múa, nhớ mặt nhớ tên hầu hết các danh thủ bóng đá quốc tế, ham thích những khúc quân hành của hai cuộc kháng chiến lẫn những bản nhạc "tóp ten" của nước ngoài. Thế hệ chúng bây giờ sướng thật. 
Tôi cười: 
- Chẳng ai mong có lại một cuộc chiến tranh như vừa qua cho con cháu "được dịp" chứng tỏ bầu nhiệt huyết của mình. Những người đi trước hy sinh xương máu là để cho đời sau sung sướng hơn... 
Anh nheo mắt nhìn tôi: 
- Cậu lại triết lý rồi! Đúng là như vậy! Nhưng cậu có biết hai đứa cháu mình chúng hỏi gì không? 
- Sao kia ạ? 
- Chúng thắc mắc: "Sau năm năm tư, ta "đối thoái" với Mỹ có phải hay hơn không? Khỏi có một cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài cả mấy chục năm..." Cậu thấy đấy! Chúng nó giờ tiếp thu cái mới rất nhanh, nhưng hiểu biết lịch sử chẳng ra sao cả. Cũng may chúng dám hỏi! Còn bao nhiêu đứa không hỏi, cứ ấm ức trong đầu, rồi sau sẽ ra sao? Chiến tranh trôi qua chưa lâu... hăm ba năm, đúng không? Vậy mà... Giờ ta hay dùng cụm từ "khép lại quá khứ”... Dĩ nhiên không sai, nhưng chỉ đúng khi sử dụng trong một lĩnh vực nào đó, nói về một vấn đề cụ thể nào đó... Phải hiểu cho đúng nghĩa, đừng nghĩ như thế là đóng lại tất cả, quên đi tất cả. "Xóa bỏ hận thù trong quá khứ”. Không bao giờ đồng nghĩa với "Xóa bỏ quá khứ”. Không ai chỉ ôm quá khứ mà sống được và chiến tranh thì đâu có hay ho gì mà phải lưu luyến nó, nhưng phải nghĩ phải nhớ tới chiến tranh để bằng mọi cách không cho nó tái diễn, để bảo vệ cho bằng được những gì mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu bảo vệ. Mình hơi "đại ngôn" phải không nhưng thực chất là thế đấy...
Lắng nghe anh nói, tôi cúi nhìn những dấu chân mình in trên lớp cát rịn nước và tự hỏi: trong triệu hạt phù sa kia, có hạt nào là một phần xương thịt của anh Sơn? Không chắc? Nếu có, lúc này nó cũng đã ra tới biển hay nằm sâu dưới những lớp phù sa đổ về mỗi năm... Nhìn lên phía nguồn chỉ thấy điệp trùng núi xanh, mịt mờ mây tràng. Góc rừng nơi ngày nào các anh ngã xuống giờ khuất sau lớp lớp núi xa.


Nhưng từ trên ấy dòng nước ngày ngày vẫn chảy về đây. Con sông từng chứng kiến mọi chuyện xây ra từ bao đời nay. Nếu nói được sông sẽ kể rằng, trong những năm tháng ấy có những người đã sống như thế, đã chết như thế. 


Huế - tháng 3 năm 1999.
------------------------------------------

Hết


< Trước
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13
14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - Phần cuối