23/05/2015

Thiền dưỡng sinh

Thiền Cấp III


Nguyễn Xuân Điều

1. Khởi động thiền

   Ở chương trình Trung cấp, khởi động Thiền là: mở mắt, hít vào bằng mũi, phình bụng, sau đó thở ra từ từ, ép bụng lại, nhịp 1 – 1 từ ba lần trở lên (Thở 2 thì).
   Đến chương trình Trung cấp tăng cường (Luân xa 8-9 Mạch Nhâm), khởi động Thiền theo nhịp 1 – 4 – 2. Hít vào 1 nhịp, sau đó nín hít 4 nhịp rồi thở ra 2 nhịp, cũng làm từ ba lần trở lên (Thở 3 thì).
   Ở Chương trình Luân xa Cao cấp, khởi động Thiền theo nhịp 1 – 4 – 2 – 4, thực hiện từ từ và êm ái (Thở 4 thì).
Cụ thể:
1                  →                4                  →          2                  →      4
Hít vào                        Nín hít                     Thở ra                     Nín thở
                                (phình bụng)                (thót bụng)
Giả sử thời gian của 1 nhịp là 5 giây, ta sẽ thở theo nhịp 1 – 4 – 2 – 4 như sau:
-        Nhịp 1: Hít vào 5 giây
-        Nhịp 2: Nín hít 5 x 4 = 20 giây
-        Nhịp 3: Thở ra 5 x 2 = 10 giây
-        Nhịp 4: Nín thở 5 x 4 = 20 giây
Tuỳ theo hơi thở ngắn hay dài mà ta quy định thời gian cho 1 nhịp thở của mình (tính bằng giây).

2. Thiền

Chương trình Cấp III khi thiền có thể chọn tư thế ngồi hoặc đứng.
Khi bước vào Thiền, sử dụng Luân xa 6 như con mắt thứ ba, từ trên cao điều khiển thu năng lượng vào các Luân xa:
LX7 (1’) → LX5 (1’) → LX4 (1’) → LX3 (1’) → LX2 (1-2’)
Thu năng lượng theo chiều dương giáng là chủ yếu (gần trời xa đất)
Luân xa 6 như con mắt thứ ba từ trên cao nhìn thấy rõ những dòng xoáy năng lượng kèm theo ánh sáng rực rỡ đang được thu vào từng Luân xa mạch Đốc. Ta cảm thấy các Luân xa nóng ran và độ quay của nó khi quán tưởng thu năng lượng. Mỗi Luân xa thời gian thu từ 1 – 1.5 phút.
Tiếp theo, phát lệnh (kèm theo hít mạnh bằng mũi) thu năng lượng toàn thân, quán tưởng một dải ánh sáng từ cằm qua Luân xa 7 chạy dọc cột sống xuống đến chân. Hai chân như được đi bằng đôi ủng to ánh sáng, hai tay được đi bằng đôi găng tay to phồng ánh sáng. Toàn thân như được úp trong một chiếc lồng năng lượng bằng ánh sáng. Chiếc lồng năng lượng này mỗi lúc một lớn lên, rộng ra, căng phồng ánh sáng chói loà.
Từ cấp ba trở đi, động tác tập luyện mỗi ngày một gian khổ và khó hơn, đòi hỏi những ai bước tới nên chuẩn bị cho mình một tư tưởng sẵn sàng, một niềm tin vững vàng và với sự kiên trì, tập luyện nghiêm túc thì mới có hy vọng thành quả.
Luân xa 6 (huyệt Thiên Mục ở giữa trán) ở cấp học này sẽ được sử dụng một cách tích cực trong khi Thiền cũng như để điều chỉnh bệnh từ xa. Nó khác với môn Khí công, người ta sử dụng huyệt Khí Hải (dưới rốn) để phát công là chủ yếu. Đây là sự khác nhau cơ bản của bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh với môn Khí công các loại.
Trong quá trình Thiền, mắt có thể mở nhưng không nhìn vào đâu cả (vô vọng), cũng có thể vừa ngồi Thiền vừa nghe giảng bài, nhận năng lượng tẩy từ Luân xa 6 của Thầy.

3. Xả thiền

Mục đích xả là đẩy trược chảy ra chân, giúp cho kinh mạch thông thoáng, khí huyết lưu thông, bệnh tật lui giảm. Gồm các động tác:
-        Hai tay ôm gáy, bịt tai. Nghĩ ra chân.
-        Vuốt mặt, tai, cổ. Nghĩ ra chân.
-        Vuốt tóc, chải tóc, vuốt đầu, tay. Nghĩ ra chân.
-        Vuốt 2 vùng thận (sau lưng) qua hông. Nghĩ ra chân.
Nếu thiền đứng, bóp cho hết tê và ngồi xuống. Uống một cốc nước đầy.

4. Xả trược

Xả trược là một kỹ thuật đã được học từ chương trình Cấp II Mạch Nhâm. Trong chương trình Cấp III chỉ giới thiệu thêm một số cách đơn giản để xả trược:
 -  Tư thế tay và chân gác lên nhau (như lớp Cấp II Mạch Nhâm) nhìn bằng Luân xa 6 các Luân xa, ý nghĩ dòng chảy ra chân. Thời gian xả như thiền, càng lâu càng tốt, bất kể lúc nào có điều kiện. Cũng có thể nằm, tay nọ ôm khuỷu tay kia, bàn chân vắt vào nhau để xả.
-  Tắm cũng là biện pháp xả trược tốt, nhất là dưới vòi hoa sen, nước có thể ấm hoặc mát, dòng chảy từ gáy xuống lưng, đến chân.
-  Thiền đứng xả trược rất nhanh và mạnh. Trường hợp bị TKG xâm nhập, đứng từ 1 đến 2 tiếng là hết.
-  Ngoài ra, có thể dùng sữa tươi (Vinamilk) cũng rất tốt, ngày dùng 1 hộp, liên tục 3 ngày. Sữa tươi có tác dụng đẩy xả các độc tố trong ruột ra ngoài. Khi đó có thể bị đi lỏng, mùi phân rất khó chịu, nhưng sau đó sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm, thông kinh mạch.

Thiền Cấp II


Nguyễn Xuân Điều
Trước khi Thiền cần tiến hành phá bế tay chân, bấm các huyệt kích thích lưu thông khí huyết.

1. Khởi động thiền

Ngửa tay, mở mắt, hít thở mạnh theo nhịp 1 – 4 – 2 (thở 3 thì). Có thể hiểu như sau:
- Thì 1: Hít mạnh bằng mũi, nhẩm đếm 1,2,3,4,5     (1 đơn vị)
-  Thì 2: Nín thở, nhẩm đếm 1,2,3 ….20         (4 đơn vị)
-  Thì 3: Thở ra bằng miệng, nhẩm đếm 1,2,3…10    (2 đơn vị)
Hít thở theo nhịp 1 – 4 – 2 từ 3 – 5 lần, mục đích thanh phế, phát động Luân xa, tăng tốc độ hoạt động của Luân xa.

2. Thiền

a.     Thiền thu năng lượng:
- Nhắm mắt, đặt lưỡi lên chân răng cửa hàm trên, hít mũi, thở mũi.
- Thu năng lượng theo chiều: L9 → L8 → L6 → L7 → L8 + L5 (thu đồng thời 2 Luân xa 8 và 5) → L9 + L4 ( thu đồng thời 2 Luân xa 9 và 4) → L3 → L2. Quán tưởng dòng năng lượng hình nón kèm ánh sáng đi vào Luân xa.
- Tiếp theo quán tưởng toàn thân là một khối sáng. Tiến hành tự điều chỉnh.
b. Tạo kênh dẫn Nhâm – Đốc:
- Tạo kênh dẫn năng lượng Nhâm – Đốc: Tay để theo hệ kín (tay phải để trên tay trái, ngón cái chạm nhau) tại vị trí Luân xa 11.
- Dẫn năng lượng theo nhịp 1 – 4 – 2 như sau:
Bước 1:
§  Hít vào, thu năng lượng tại Luân xa 6 (1 đơn vị)
§  Nín thở giữ năng lượng tại Luân xa 6 (4 đơn vị)
§  Thở ra và dẫn năng lượng chạy nhanh qua L7, L5, L4, L3, L2, L11, L10, L9, L8, L6  (2 đơn vị)
Bước 2:
§  Hít vào, thu năng lượng từ L6 chạy lên L7  (1 đơn vị)
§  Nín thở giữ năng lượng tại Luân xa 7 (4 đơn vị)
§  Thở ra và dẫn năng lượng chạy nhanh qua L7, L5, L4, L3, L2, L11, L10, L9, L8, L6  (2 đơn vị)
Bước 3:    Tiếp tục thực hiện như vậy cho đủ một vòng với các Luân xa 5, 4, 3, 2, 11, 10, 9, 8.
c. Tập bắn xung năng lượng ở tay (động tác này có thể làm lúc xả thiền):
Sau khi dẫn năng lượng theo kênh Nhâm – Đốc ít nhất 1 vòng, tiến hành bắn xung ở tay (có thể chập tay hít thở 3 lần như xả thiền)
- Động tác 1: Hai tay song song để gần nhau, giữ và nghe tay mình khoảng 1 phút. Sau đó đưa hai tay ra vào.
- Động tác 2: Tiếp theo xoay hai tay ngược chiều nhau nhiều lần
- Động tác 3: Một tay xoè, một tay chụm các ngón lại, nướng vào tay xoè kéo ra đẩy vào vài lần, vẩy và búng vào lòng bàn tay kia 5 – 7 lần. Sau đó dùng một ngón tay vẽ vòng tròn vào bàn tay kia. Tiếp theo đổi tay làm lại động tác 3.
 Photobucket
                                           Tập bắn xung năng lượng ở tay

3. Xả thiền

- Chập hai bàn tay, hít mũi thở miệng 3 lần
- Tiếp theo vuốt mặt, gáy, tai.
- Tay nọ vuốt tay kia: vuốt ra theo mặt ngoài, vuốt vào theo mặt trong tay. Hai tay vuốt chân: vuốt ra theo mặt ngoài, vuốt vào theo mặt trong chân.
- Phá bế, xoa bóp chân cho hết tê. Uống một cốc nước đầy.
Sơ đồ quy trình tập:
 Photobucket
Ghi chú:
- Nên thực hiện đầy đủ quy trình tập trong mỗi lần tập luyện
- Nếu thiếu thời gian, có thể bỏ qua bước 2.c (tạo kênh dẫn, bắn xung). Lúc đó quy trình tập gồm các bước 1→2.a→2.b→3

Thiền Cấp I


Nguyễn Xuân Điều

I. THIỀN TỊNH

 Chú ý: Trước khi vào tập, nên uống một cốc nước đầy ( từ 200 – 400ml). Rất hiệu quả.

1. Phá bế

Trước khi tập và sau lúc tập xong, học viên có thể thực hiện động tác phá bế các huyệt sau để khai thông kinh mạch:
- Các huyệt ở tay: Hợp Cốc, Trung Chữ, Hậu Khê, Dưỡng Lão, Khúc Trì (Phụ nữ có thai không bấm Hợp Cốc)
Photobucket
Vị trí các huyệt phá bế và điều chỉnh ở tay
-    Các huyệt ở chân: Hãm Cốc, Túc Lâm Khấp, Thúc Cốt, Côn Lôn, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý.
Photobucket
Vị trí các huyệt phá bế và điều chỉnh ở chân

2. Khởi động Thiền

Ổn định tư thế Thiền, lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng toàn bộ các cơ bắp. Hai bàn tay để ngửa trên hai đầu gối, mở mắt, hít nhẹ bằng mũi cho đầy lồng ngực và phình bụng ra, sau đó thổi ra từ từ bằng miệng (như thổi lửa) và thót bụng lại. Lặp lại it nhất 3 lần trở lên. Đây là động tác để thư giãn, làm sạch phổi. Mùa hè nên bắt đầu và kết thúc bằng nhịp thở ra để giảm nhiệt. Mùa đông nên bắt đầu và kết thúc bằng nhịp hít vào để tăng thân nhiệt.

3. Thiền (Dhyanna)

- Nhắm mắt để tập trung tư tưởng, đặt lưỡi lên vòm miệng trên tại chân răng cửa để nối mạch Nhâm - Đốc. Miệng ngậm tự nhiên, nét mặt vui vẻ, hơi mỉm cười…Hít thở sâu, chậm, nhẹ nhàng bằng mũi. Quá trình Thiền sẽ làm cho vùng vỏ não được nghỉ ngơi và các Luân xa thu được năng lượng.
- Thu năng lượng theo chiều từ LX6 – LX7 – LX5 – LX4 - LX3 - LX2. Tại mỗi LX thời gian thu từ 1 đến 1,5 phút. Quán tưởng phễu năng lượng hình chóp có đỉnh nhọn đang đi vào LX của mình, đáy hình chóp ở ngoài.
- Bước tiếp theo tự điều chỉnh bệnh cho mình, thời gian 7 – 10 phút.
- Quán tưởng toàn thân là một khối sáng, có thể cảm nhận thấy các hiện tượng: ánh sáng dọi vào Luân xa 6, hình ảnh, âm thanh, hương vị…Còn có hiện tượng giống như có những con bọ mản bò quanh mặt, quanh miệng, gây ngứa ngáy khó chịu. Các ngón tay có thể cảm thấy tê buốt, đầu có thể xoay lắc, hai tay xoay lắc hoặc nâng lên … Đó là những hiện tượng bình thường, có thể xảy ra. Hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ, ưu tư phiền muộn một cách tự nhiên và có thể nhẩm “Muôn pháp là một, một đi về đâu” để đơn giản hóa mọi ý nghĩ trong đầu. Để có hiệu quả khi tập chúng ta có thể bật nhạc Thiền theo chương trình đã soạn cho từng cấp học. Thời gian tập không hạn chế, ngày có thể tập nhiều lần, mỗi lần càng lâu càng tốt, sẽ có tác dụng nhiều cho việc điều chỉnh bệnh và phòng bệnh.

4. Xả Thiền

- Mở mắt, chập hai bàn tay lại, hít mũi thở miệng như động tác khởi động Thiền: hít vào phình bụng, thở ra thót bụng. Khi thổi ra quan tưởng một dòng năng lượng thoát nhanh ra mười đầu ngón chân. Hit thở khoảng 3 – 4 lấn.
- Sau đó lấy tay vuốt mặt từ phia trước ra phía sau sau gáy, xoa vuốt hai mắt, vuốt tóc chải tóc, xoa vuốt hai vành tai, vuốt từ gáy xuông cổ.
- Tay nọ vuốt tay kia ở mặt ngoài cánh tay ra đến hết đầu các ngón tay 3- 5 lần. Vuốt từ hai thăn lưng xuống hông qua mặt ngoài hai chân ra đến hết đầu ngón chân 3-5 lần. Xoa bóp chân cho hết tê rồi mới nên đi lại.
- Có thể uống thêm một cốc nước đầy.
Sơ đồ quy trình tập:
Photobucket

II. KHẮC PHỤC MỘT SỐ PHẢN ỨNG PHỤ

Thông thường sau khi Thiền, cơ thể trở nên dễ chịu, sảng khoái, thân nhiệt hơi tăng. Nhưng cũng có trường hợp do cơ thể có nhiều bệnh dễ gây ách tăc kinh mạch, học viên chưa quen hóa giải, hoặc động tác xả Thiền làm chưa tôt nên có hiện tượng đau đầu, tức ngực.
-     Nếu bị đau đầu sau khi Thiền, có thể dùng một trong các cách sau:
1.Tập lại, thu năng lượng ở LX3, LX2 dẫn ra chân, sau đó xả Thiền cẩn thận
2.Chụm tay đặt hai bên thái dương
3.Nhờ hướng dẫn viên giải giúp.
-  Nếu bị tức ngực, có thể sử dụng một trong các cách sau:
1.Tập lại, thu năng lương vào LX7, LX6 dẫn ra tay, hoăc LX3, LX2 dẫn ra chân, xả Thiền cẩn thận
2.Một tay vuốt nhẹ sau lưng
3.Nhờ hướng dẫn viên giải giúp.

Thiền (Dhyanna)


  Nguyễn Xuân Điều
 Muốn đánh thức khả năng tiềm ẩn trong cơ thể, con người phải có phương pháp tập luyện để biến đổi cơ thể vật chất và cơ thể năng lượng (Hào quang) tương thích với nhau ở mức cao. Việc mở Luân xa và Thiền đạt trạng thái vô thức là hai điều kiện cần và đủ để thu năng lượng vũ trụ tạo ra năng lượng sinh học mạnh. Chính vì vậy, sau khi được mở Luân xa, muốn thu được năng lượng vũ trụ một cách thường xuyên, học viên phải luyện tập bằng phương pháp Thiền (Dhyanna).
Thiền (Dhyanna) là một kỹ thuật tu luyện nhằm đưa cơ thể sống của con người hòa nhập với trạng thái tự nhiên huyền diệu của trật tự vũ trụ. Thiền là một hiện tượng năng lượng, là sự quan sát bên trong để con người khai thông trí tuệ và khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình.

I. TƯ THẾ THIỀN

  Có rất nhiều tư thế Thiền. Ở chương trình này, chúng ta chỉ thực hành 7 tư thế sau, trong đó tư thế ngồi Hoa Sen là tốt nhất:
1. Ngồi hoa sen 2. Ngồi một nửa hoa sen
3. Ngồi xếp bằng 4. Ngồi trên ghế
5. Đứng 6. Quỳ
7. Nằm
Photobucket
Ngồi hoa sen

II. CÁCH CHỌN HƯỚNG THIỀN

Con người là một tiểu vũ trụ, chịu sự tác động của môi trường năng lượng bên ngoài. Việc định hướng thiền nhằm giúp cơ thể thu năng lượng tốt hơn căn cứ theo Ngũ hành Sinh Khắc: Ngũ Hành Bát Quái, Can Chi Ngũ Hành và Thiên Bàn.
Bước 1: Xác định hàng Can:
Số đơn vị của năm sinh ứng với hàng Can như sau:
Giáp:           4; Ất:               5; Bính:           6
Đinh:           7 ; Mậu:            8 ; Kỷ:              9
Canh:          0; Tân:             1; Nhâm:         2; Quý:            3
Bước 2: Xác định hàng Chi:
-      Lấy tổng 2 số đầu của năm sinh chia 3, được số dư chính là điểm khởi đầu đã đánh số trên Thiên Bàn.
-      Lấy 2 số cuối của năm sinh chia 12, được số dư chính là số phải đếm từ điểm khởi đầu đã tính ở trên, theo chiều kim đồng hồ trên Thiên Bàn để xác định hàng Chi.

THIÊN BÀN
 Photobucket
Bước 3: Xác định Mệnh:
Tra cứu Can – Chi đã tính được ở Bước 1 và Bước 2 trên bảng Can Chi Ngũ Hành để xác định Mệnh:
NGŨ HÀNH CAN CHI
Photobucket 
Bước 4: Xác định hướng Thiền:
Từ Ngũ Hành Tương Sinh, xác định hướng tương sinh cho người Mệnh đã tìm được ở Bước 3:
Photobucket
 Ngũ Hành Sinh Khắc
  Photobucket
Bát quái
Ví dụ: Tính hướng ngồi Thiền cho một người sinh năm 1967
-        Can: Người sinh năm 1967 có hàng đơn vị là 7, ứng với chữ Đinh
-        Chi:
o   Lấy cụm 19: (1+9):3 dư 1 → Điểm khởi đầu từ cung Tí trên Thiên Bàn
o   Lấy cụm 67: 67:12 dư 7 → Có số phải đếm là 7
o   Từ Thiên Bàn, bắt đầu đếm từ cung Tí theo chiều kim đồng hồ: 1 → 7, dừng ở Mùi. Như vậy người sinh năm 1967 có Chi là Mùi.
-        Mệnh: Trên bảng Can Chi Ngũ Hành, xác định được người tuổi Đinh Mùi là mệnh Thuỷ.
-        Hướng thiền:
o   Từ Ngũ Hành Tương Sinh ta thấy người mệnh Thuỷ cần ngồi quay về hướng Kim (Kim sinh Thuỷ)
o   Đưa vào Bát Quái, hướng Kim là hướng Tây hoặc Tây Bắc
→ Như vậy, người sinh năm 1967 khi Thiền ngồi quay về hướng Tây hoặc Tây Bắc là tốt nhất.

16/05/2015

ĐỪNG TƯỞNG

(Thơ dân gian)

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình

Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than

***
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm
Đừng tưởng cứ giặc - ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường

Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo

Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư

***
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ...
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn...
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.

Đừng tưởng cứ thích là yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may ... có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.

***
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn

Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ quan là có, cứ dân là nghèo
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ sang là giầu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hận chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời

***
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lục thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên...!

14/05/2015

Miền Bắc năm 1965

   Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Italia Romano Cagnoni đã ghi lại những hình ảnh rất sinh động và chân thực trong chuyến thăm miền Bắc Việt Nam 1965.
Các cụ bà bán vòng hoa tang và rau bên bờ hồ Gươm ở Hà Nội.
  Xe bò chạy qua Ngân hàng Nhà nước ở gần bờ hồ.
  Trong cửa hàng bách hóa tổng hợp ở Hà Nội.
  Dân quân thuộc hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ: Cụ Lê Văn Thân, cậu học sinh Bùi Văn Nguyên và nữ nông dân Lê Thị Nga. Hầu hết nam thanh niên ở nông thôn miền Bắc đã ra trận, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em ở nhà.
  Một nhóm dân quân tập luyện quân sự.
  Một đơn vị dân quân tự vệ của miền Bắc Việt Nam.
  Người nông dân miền Bắc vác trên vai mảnh xác máy bay ném bom B-50 của Mỹ.
  Các thợ mỏ nói chuyện với nhau tại mỏ than lộ thiên ở Cẩm Phả.
 Hai vợ chống và đứa con đạp xe qua một khu dân cư bị Mỹ ném bom.
  Người dân và tụ tập quanh mảnh xác máy bay Mỹ vừa bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
  Bé gái và cha lấp ló bên miệng hầm trú ẩn.
  Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Phủ Chủ tịch.
  Bức ảnh màu hiếm có về hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965.

11/05/2015

PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT ĐỂ ĐƯỢC NHẤT TÂM BẤT LOẠN


(Đã đăng trên báo TẬP SAN VÔ ƯU
của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH DAKLAK)


Trong kinh Tiểu Bổn A Di Đà, Đức Phật có dạy: “muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của Đức PHẬT A DI ĐÀ, người tu phải đáp ứng ba điều kiện dưới đây:

1.-Phước đức và căn lành phải lớn (nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).
2.-Niệm Phật cho được “Nhất Tâm Bất Loạn” từ một ngày cho tới bảy ngày. (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt “Nhấ t Tâm Bất Loạn”).
3.-Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A DI ĐÀ PHẬT dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (=không loạn động), tức đắc vãng sanh A DI ĐÀ PHẬT, Cực Lạc quốc độ)”.

Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên, chúng tôi hân hạnh giới thiệu “Phương pháp niệm Phật để được Nhất Tâm Bất Loạn” như sau:

1.-Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.
2.-Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).
3.-Không quán tưởng.
4.-Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.
5.-Không lần chuổi.
6.-Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) 4 chữ “A DI ĐÀ PHẬT” hay 6 chữ: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, mỗi chữ khoảng một giây đồng hồ.
7.-Trong khi đang mặc niệm 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà Phật khởi lên).
(Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).
8.-Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.
9.-Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ nầy hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình Niệm Phật chưa được “Nhất Tâm Bất Loạn”.
10.-Để được “Nhất Tâm Bất  Loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo léo của người tu nằm tại chỗ nầy) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT mà thôi. Như vậy, là Niệm Phật được “Nhất Tâm Bất Loạn rồi vậy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá sau khi nghĩ dụng công sẽ nặng đầu).

Pháp niệm Phật nầy còn có tên khác là “Pháp Cột  Tâm Một Chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhứt, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất Tâm Bất Loạn”.

Pháp nầy có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nữa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.

Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp nầy mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành. Nếu như có vị nào không tin, hãy tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ.

------
GHI CHÚ:
-Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.
-Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.

Thiền Sư THÍCH THANH PHƯỚC

NHƯ THẾ NÀO LÀ THÀNH ĐẠO?

 (Đã đăng trên báo NỘI SAN VÔ ƯU năm Tân Tỵ 2001
của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH DAKLAK )



Để trả lời câu hỏi nêu trên, trước hết xin mời các bạn lưu ý câu chuyện Thái Tử Sĩ Đạt Ta thành Đạo như sau:



-Cách đây 2544 năm, Thái Tử sĩ Đạt Ta (shiddharta) con Vua Tịnh Phạn, lìa bỏ tất cả, trốn khỏi hoàng cung vào ở trong rừng để tu hành, vì những lý do như sau:



1.-Thấy biết rõ “ngũ dục lạc thế gian (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy) không bao giờ làm cho con người thỏa mãn được. Bởi vì “nước dâng thuyền cao”.
2.-Thấy Sanh – Lão – Bệnh – Tử là những nỗi thống khổ của con người, không có một ai tránh khỏi!
3.-Chỉ có tu hành mới mở được cái “Gút Chết” của Sanh – Lão – Bệnh – Tử, để cứu mình và cứu người thoát ly biển khổ sanh tử mà thôi.



Sau khi cạo bỏ râu tóc, Thái Tử đã lặn lội khắp nơi để tìm thầy học Đạo, nhưng không gặp được một vị cao nhân nào cả! Cho đến một hôm, Thái Tử tình cờ gặp được năm anh em ông Kiều Trần Như. Do nhân duyên đó, Thái Tử bắt đầu tu tập khổ hạnh bằng cách mỗi ngày chỉ ăn có một hạt mè mà thôi!
Theo kinh sách để lại, vì Thái Tử tu tập khổ hạnh như vậy, nên thân thể của Thái Tử chỉ còn da bọc xương, hễ rờ trước bụng là đụng sau lưng, còn rờ sau lưng là đụng trước bụng! Thế mà, Thái Tử vẫn không chút sờn lòng nản chí trong công việc tiến tu!



Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, từ ngày Thái Tử xuất gia tính đến nay đã gần 6 năm rồi! Một hôm, nghe có hai vị đạo sư nổi tiếng đương thời: Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Thái Tử liền lập tức tìm đến nơi, học hỏi với ông Alara Kalama không bao giờ là chứng đạt được Vô Sở hữu xứ. Kế đó, Ngài đang học với ông Uddaka Ramaputta cũng chỉ với thời gian ngắn là chứng đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ.



Nhưng, lúc bấy giờ Thái Tử lại nhận thấy pháp tu của vị thầy nói trên không có đủ khả năng mở cái “Gút Chết” của Sanh – Lão – Bệnh – Tử, nên Thái Tử lại bỏ ra đi, đến vùng núi Dungsiri thuộc vùng Uruvela , ngồi dưới gốc cây Pippala (Bồ Đề) tự mình dụng công để thân chứng cho được những ảo bí trong tâm. Thái Tử cứ tu tập như vậy cho đến ngày thứ 49, vào buổi sáng sớm ngày mùng 8 tháng chạp (12) năm 544 trước Công Nguyên. Ngài liền được Đại Ngộ (Triệt Ngộ) khi Sao Mai vừa mới mọc ở phĩa Đông. Thế là Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã được Thành Đạo (= thành Phật), Ngài trịnh trọng tuyên bố rằng:



Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai. Nhưng vì Vọng tưởng chấp trước nên không chứng được. Nếu lìa vọng tưởng thì Vô sư Trí, Nhứt Thiết Trí… sẽ hiện bày, tha hồ mà thọ dụng”.



Sao? Giờ đây, đọc lại câu chuyện nói về việc Thành Đạo của Thái Tử Sĩ Đạt Ta, các bạn thấy thế nào và có cảm nghĩ gì?



Có phải chăng, Thái Tử Sĩ Đạt Ta nhờ Tọa Thiền (Tu Tâm) nên được Ngộ Đạo, Chứng Đạo và Thành Đạo (Thành Phật)? Vì lý do gì hay nguyên nhân nào mà Đức Thế Tôn mở bày chỉ rõ cho mọi người biết chỗ tu chứng của Ngài, vừa khi Thành Đạo?



Cũng xin được hỏi, tại sao bốn chúng Phật tử thời nay đều nói mình Tu Tâm, nhưng khi được hỏi, “Tâm là cái gì và ở đâu” thì ít có ai trả lời cho người hỏi được hài lòng toại ý!? Giả sử các bạn không biết Tâm là cái gì và ở đâu, thử hỏi các bạn phải tu làm sao đây!?



Thực ra, muốn biết Tâm là cái gì và ở nơi nào, đâu có gì khó. Các bạn chỉ cần bắt chước Thái Tử Sĩ Đạt Ta tìm một nơi thanh vắng ngồi yên, nhắm hai con mắt thịt lại rồi dùng con mắt tâm (tâm nhãn) hướng vào trong Thân quan sát cho thật kỹ, các bạn sẽ thấy trong đó có đủ thứ như: có nói, cười, có la khóc, có hội chợ, đua thuyền, đá banh, nhảy múa, ca hát, nghĩ nầy nghĩ nọ, nghĩ bậy tưởng bạ, có thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh và công chúa Hoàn Châu… lăng xăng lộn xộn, thì thì thầm thầm, rối rối rít rít suốt cả ngày lẫn đêm, không bao giờ chịu ngừng dứt! Thế là các bạn đã thấy biết được cái Tâm Vọng tưởng điên đảo của chính mình rồi vậy.



Nói Tu tâm là tu cái Tâm Vọng tưởng điên đảo nầy đấy. Thay vì nói “Tu Tâm”, chúng tôi nói là: “Trị tâm bệnh”. Vậy , Tâm của các bạn có bệnh không? Nếu như thấy có bệnh, cần phải được chữa trị ngay càng sớm càng tốt. Tại sao? Tại vì, kinh có nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe” . do đó, nếu như không khéo hiểu biết, thì một kiếp được làm người trôi qua rất uổng!?



Nhưng “Tu Tâm” hay “Trị Tâm Bệnh” như thế nào mới được Ngộ Đạo, Chứng Đạo và Thành Đạo?



Theo lời dạy của Đức Thế Tôn khi vừa mới Thành Đạo, trong Tâm Linh của bất cứ người nào cũng có chứa đựng vô số năng lực phước huệ (Công Đức) như: Vô Sư Trí, Phật Tri Kiến, Tam Minh, Ngũ Nhãn, Lục Thông… chỉ vì Vọng tưởng Tạp niệm làm chướng ngại phủ kín che lấp, nên không hiển lộ được.



Cho nên, muốn đạt được của báu vô giá, điều cơ bản nhất là, các bạn phải có một Pháp tu  cho tốt để tiêu diệt Vọng tưởng Tạp niệm mới thấy được vật báu vô giá trong vũ trụ là: “Chân Như”. Mà thấy được Chân Như tức là Ngộ Đạo, vì Chân Như hay Đạo, Chơn Tâm, Phật Tánh, Pháp Thân, Vô Sư Trí, Phật Trí Kiến, Bản Lai Diện Mục… là căn bản của muôn pháp, nguồn gốc của vạn vật.



Nhưng, Vọng tưởng  Tạp niệm là cái gì, và phải dùng pháp tu nào mới có thể tiêu diệt được chúng?



Vọng tưởng Tạp niệm là những thứ Tự ngôn Tự ngữ, mơ mơ hồ hồ, chợt có chợt không, ở trên đã nói sơ sơ rồi. Chính nó và Tam chướng (Nghiệp chướng, Báo chướng, Phiền não chướng)… đều là sản phẩm của Vô minh (=Hoặc + Nghiệp + Khổ), là động cơ dẫn dắt chúng sanh trôi lăn trong 3 cõi 6 đường từ vô thỉ nhẫn nay! Nếu đem so sánh với bom nguyên tử, thì nó còn nguy hiểm hơn bom nguyên tử gấp muôn vạn lần! Nếu không diệt sạch nó mà muốn thoát ra khỏi sức hút của Vũ Trụ Cảm Giác hay ra khỏi vòng Luân hồi để được tự tại giải thoát, thì chẳng khác gì “trèo cây bắt cá” vậy!



Chính vì thế cho nên, các bạn phải có một Pháp Tu có đủ khả năng tiêu diệt Vô Minh mới có thể mở được cánh cửa giải thoát . nhưng, trong kinh sách Phật giáo chỉ thấy nói, Thái Tử Sĩ Đạt Ta ngồi dưới cội cây Bồ Đề, hướng vào trong tâm dụng công 49 ngày là được Dại Ngộ (nắm bắt được Chân Như), chớ không thấy nói tới việc Ngài dụng công như thế nào, hoặc dùng phương pháp gì để tiêu diệt Vọng tưởng Tạp niệm cả! Cho nên, người tu theo Phật xưa nay, phải lâm vào cảnh dở khóc dở cười, vì tiến cũng không được mà lùi cũng không xong!!. Có thể nói, điều đó là lý do để bốn chúng Phật tử “kính trọng Thiền, mà phải xa lánh Thiền” quay sang tu theo Tịnh độ, cầu đức Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp cho họ một tay!?



Chỉ có Diệu Pháp Giải Thoát, mới là chiếc thuyền từ rộng lớn độ khắp chúng sinh thoát ly biền khổ. Nếu, các bạn đủ niềm tin vào nó, thì sẽ được cứu, chắc chắn không nghi. Bằng cớ là trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều huynh đệ nhờ dùng nó để hạ thủ công phu, nên được giáp mặt với “Chân như” hay thấy được Pháp thân. Nói cách khác là được Ngộ Đạo hay Kiến Tánh hoặc thấy được đầu đường về Niết Bàn! Nếu các bạn chưa tin, hãy tu thử một thời gian chừng 5 đến 7 tháng xem sao, chỉ tốn mất thời gian  chớ đâu có tốn đồng xu cắt bạc nào mà sợ!?



Nói tóm lại, giáo pháp duy nhất của Đức Thế Tôn, là để dạy cho chúng sanh biết cách tiêu diệt Vọng tưởng Tạp niệm khó trị trong Tâm Linh. Nếu, các bạn biết cách dụng công “không gấp không hướn, có làm có nghĩ, bám chặt không bỏ dở”. Nghĩa là, vận dụng pháp tu một cách linh hoạt, sinh động cho tăng dần số lần và thời lượng thấy được Chân Như hay Pháp Thân (=bản thể của vạn vật), để rồi luôn sống với nó (=thể nhập). Sau đó, các bạn cũng là Chân Như hay là Pháp Thân, có năng lực biến cải vạn vật rồi sinh ra muôn vật…!!



Thiền Sư THÍCH THANH PHƯỚC