09/06/2022

Phân biệt mỳ Quảng và Cao lầu

  

rezoman st và tập hợp trên net

Nhắc đến ẩm thực Hội An, người ta sẽ nghĩ đến ngay “cặp đôi hoàn cảnh” luôn được nhắc đến cùng với nhau là mỳ Quảng và cao lầu. Nếu không phải là người dân địa phương hay đã từng tìm hiểu về hai món ăn này thì bạn sẽ khó phân biệt đâu là mì Quảng và đâu là cao lầu.


Trong bài viết này, mình sẽ so sánh hai loại mì này để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với nhau.

I. Giới thiệu về mỳ Quảng và cao lầu

Đến Hội An, khi hỏi bất kì người dân địa phương nào về món ăn nên thưởng thức tại đây thì chắc chắn đến hơn 90% sẽ trả lời rằng đó là cao lầu và mì Quảng. Đây là hai món ăn mang đậm bản chất văn hóa và con người nơi đây. Hai món ăn này khá gống nhau, thoạt nhìn bạn sẽ rất khó để phân biệt được được đâu là cao lầu và đâu là mỳ Quảng.

Cao lầu


II. So sánh mì Quảng và cao lầu

1. Giống nhau

Cũng giống như các loại mì khác, kết cấu của cao lầu và mì Quảng đều gồm ba phần là sợi mì, phần nhân và nước dùng cùng được ăn kèm với rau sống. Có lẽ chính vì vậy lại hay được giới thiệu cùng với nhau nên người ta hay nhầm lẫn giữa 2 món ăn này.

Mì Quảng


2. Khác nhau

Tuy đều có kết cấu 3 phần nhưng cả ba phần này đều có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để phân biệt hai loại mì ở Hội An này với nhau thì bạn hãy so sánh về sợi mì, nước dùng và phần nhân mì của hai món an này.

Về phần sợi mì

Cả 2 đều có nguyên liệu chính từ bột mì nhưng cách chế biến của hai loại sợi mì này hoàn toàn khác nhau làm cho sợi mì khác nhau về cả hình dáng và hương vị. Trong đó cách chế biến của cao lầu cầu kì hơn rất nhiều so với mì Quảng.

Để làm ra sợi mì của cao lầu, đầu tiên, đem gạo ngâm vào nước tro, (nước tro này phải được pha từ tro nấu củi lấy từ một loại cây ở tận Cù Lao Chàm), khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ có từ ngàn năm trước, mới được. Tiếp tục dùng vải lọc nhiều lần cho bột dẻo và khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Ở Hội An, sợi mì cao lầu được gọi là bánh cao lầu.


Cách làm sợi mì Quảng thì lại đơn giản hơn rất nhiều chỉ đơn thuần làm từ bột gạo và màu sắc của sợi mì phụ thuộc vào các loại nước luộc mì thường có màu vàng tươi hoặc trắng.

Vì ngâm chung với nước tro nên những sợi mì cao lầu có màu sậm, hơi đục, ăn vào cũng dai và cứng hơn sợi mì Quảng.

Sợi mì cao lầu thường dai và cứng hơn bình thường


Về nước dùng (nước lèo)

Không giống như các món mì khác ở Việt Nam có nhiều nước dùng, cả mì Quảng và cao lầu đều có rất ít nước dùng trong mỗi món ăn và có sự khác biệt khá rõ về mùi vị giữa chúng.

Nước dùng được sử dụng trong mì Quảng rất trong, thơm và có hương vị của thịt gà hoặc thịt lợn (hoặc bất kỳ loại thịt nào họ dùng để nấu nước dùng), phảng phất mùi thơm của lạc (đậu phộng).

Mỳ Quảng có nhiều nước hơn so với cao lầu


Mặt khác, cao lầu có nước dùng sệt hơn nước dùng của mì Quảng được lấy từ nước sốt làm thịt heo xá xíu nên thấm đượm gia vị và có hương thơm đậm đà.

Về phần nhân

Trong một bát mì Quảng thường có thịt lợn, thịt gà, tôm và trứng gà hoặc trứng cút. Ngoài ra, thịt lợn hay thịt gà cũng có thể được thay bằng thịt ếch, thịt vịt hay cá. Họ cũng có các phiên bản khác của Mi Quang với thịt ếch, thịt vịt, Ngoài ra, Mi Quang thường được phục vụ với Bánh đa (bánh tráng nướng với vừng), thảo mộc tươi dồi dào và đậu phộng rang ở trên. Còn cao lầu chỉ có phần nhân là thịt lợn xá xíu.

Cao lầu chỉ có phần nhân là thịt xá xíu

Ngoài ra, phần bánh tráng ăn kèm cùng hai loại mì này cũng khác nhau. Với mì Quảng, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) nướng màu trắng, bên trên có mè đen. Còn với cao lầu, người ta sẽ ăn với bánh giòn một loại bánh tráng được đem chiên lên có màu nâu sậm.

Chưa biết, thì thấy khó nhưng biết rồi thì thấy thật đơn giản để phân biệt 2 món ăn này với nhau phải không nào? Bạn đừng nhần lẫm nữa nhé.

 

08/06/2022

Điều trị rối loạn tiền đình bằng đông y

 Chóng mặt, choáng váng như say sóng nếu có kèm theo buồn nôn, rối loạn thị giác, đi đứng chao đảo chính là các dấu hiệu điển hình của rối loạn tiền đình.

Chứng chóng mặt, choáng váng như say sóng được đông y gọi là huyễn vậng (huyễn nghĩa là hoa mắt, nhìn không rõ, tưởng thật mà không có thật, vậng nghĩa là đầu óc choáng váng như say, mắt tối sầm xây xẩm, ngã nhào) thường xảy ra khi chúng ta mắc một loại bệnh nào đó như cảm cúm, ngộ độc thức ăn, chấn thương đầu, mất nhiều máu, mất ngủ kéo dài… Nhưng nếu huyễn vậng mà có kèm buồn nôn, rối loạn thị giác, đi đứng chao đảo thì chính là các dấu hiệu điển hình của căn bệnh mà y học gọi là rối loạn tiền đình (RLTĐ).

Thường phát trước tuổi 50 RLTĐ thường gặp ở người trung niên và cơn đầu tiên thường phát vào tuổi trước 50. Cơ quan tiền đình nằm trong xương thái dương, rất gần với ốc tai, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ; trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình; trong việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật nào đó.

Điều trị rối loạn tiền đình bằng đông y

Các bậc danh y tiền bối của y học Đông phương cho rằng sở dĩ sinh ra RLTĐ là do xuất phát từ các nguyên nhân sau: – Do khí hư hoặc huyết hư, hoặc cả khí huyết đều hư (suy nhược cơ thể). Sự suy yếu này có thể do các nguyên nhân, gồm:

Phòng ngừa bằng sinh hoạt hợp lý

Thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết; khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi…

Để phòng ngừa RLTĐ, chúng ta nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mỗi người. Phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không gắng quá sức hay quá căng thẳng vì công việc. Chế độ ăn uống nên nhiều rau quả, các loại đậu hạt, hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, các thức uống có cồn, nếu nghiện thuốc thì phải bỏ hút. Bất kỳ ai cũng có thể bị những cơn chóng mặt, xây xẩm nhưng nếu có thêm các triệu chứng của RLTĐ như đã nêu ở trên thì nên tích cực điều trị để phòng các hệ lụy khác có thể xảy ra.

Món ăn cần chọn

(Lưu ý: đối với mỗi người sẽ có các bài thuốc khác nhau để điều trị. Do đó cần được sự tư vấn của bác sỹ hoặc những người có hiểu biết về đông y trước khi sử dụng các bài thuốc này).
************************

Xin giới thiệu phương pháp xoa bóp - bấm huyệt vùng đầu góp phần cải thiện RLTĐ.

Chải đầu:

Dùng các ngón tay giống như chiếc lược chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.

Ấn day chân tóc:

Dùng đầu ngón tay thực hiện kỹ thuật ấn theo hình lò xo vùng chân tóc vùng Thái dương.

Tìm điểm đau và ấn day điểm đau vùng đầu:

Ấn day cho thích hợp: nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 - 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn day nhẹ nhàng và thời gian lâu 2 - 3 phút cho 1 huyệt.

Vỗ đầu:

Thủ thuật chặt bằng ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.

Gõ đầu:

Dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn.

Bóp đầu:

Ngón cái 1 bên, các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp. Hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhịp nhàng.

Rung:

Hai tay ôm lấy đầu và thực hiện kỹ thuật rung với tần số nhanh.

Tìm hiểu đau và ấn day điểm đau vùng đầu:

Ấn day cho thích hợp: nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 - 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn day nhẹ nhàng và thời  gian lâu 2 - 3 phút cho 1 huyệt.

Làm ngày 1 lần, mỗi lần 20 - 30 phút. Nếu 3 - 5 ngày không cải thiện thì nên khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân mà điều trị cho thích hợp.

Để phòng ngừa hội chứng RLTĐ: thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy nhẹ nhàng, tránh nhanh, mạnh, đột ngột; cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Người bệnh không được tự mua thuốc uống vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như: tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng...

07/06/2022

Tác dụng của quả Kỷ tử

 st trên net.


Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử, là một dược liệu thường được sử dụng trong các thang thuốc bắc và các món ăn tẩm bổ cho cơ thể.

 



Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử (tên khoa học Lycium barbarum L.), được thu hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam. Những năm gần đây, câu kỷ tử được ca ngợi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại bệnh đái tháo đường và thậm chí cả ung thư. Ngoài ra, loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn cản quá trình lão hóa.  

Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử

Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao.

Câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm:

·       Sắt

·       Kẽm

·       Chất xơ

·       Vitamin C

·       Vitamin A

·       Chất chống oxy hóa

Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120g câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa có khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash).

Kỷ tử có rất nhiều tác dụng để bảo vệ sức khỏe chúng ta:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

Nguồn chất chống oxy hóa

Giống như hầu hết các siêu thực phẩm khác, kỷ tử là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời chống lại các gốc tự do, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi mức độ căng thẳng và có khả năng chống viêm cao.

Tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư

Quả kỷ tử cung cấp nồng độ vitamin C và vitamin A cao. Đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh. Ngoài ra, quả kỷ tử còn có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u, giảm nồng độ cytokine gây viêm và giải độc cơ thể khỏi các độc tố có hại.

Thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Hàm lượng beta-carotene trong kỷ tử không chỉ giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh mà thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng ung thư da. Theo nghiên cứu, uống nước ép kỷ tử sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Bảo vệ sức khỏe mắt

Kỷ tử được biết đến là một phương pháp điều trị tự nhiên cho thoái hóa điểm vàng và có lợi cho tầm nhìn vì chứa hàm lượng chất chống oxy hóa zeaxanthin cao. Các nghiên cứu còn cho thấy, loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi các tế bào hạch và hỗ trợ điều trị cho bệnh tăng nhãn áp.

Giúp ổn định lượng đường trong máu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì tiêu thụ kỷ tử sẽ giúp kiểm soát việc giải phóng đường vào máu và ngăn ngừa sự tăng – giảm bất thường lượng đường trong máu. Vì vậy, bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống sẽ giúp tăng độ nhạy cảm với insulin và ổn định mức đường huyết.

Giải độc gan

Kỷ tử được cho là có tác dụng bảo vệ gan và được sử dụng cùng với các loại thảo mộc truyền thống như cam thảo, nấm linh chi, gynostemna và pentaphylla trong nhiều loại thuốc làm sạch gan. Đây là lý do tại sao loại quả này thường được sử dụng như một thành phần bổ sung trong súp và chế biến các món ngọt hoặc mặn để tẩm bổ cho những người bị bệnh.

Tăng khả năng sinh sản

Theo truyền thống, người Trung Quốc tin rằng dinh dưỡng từ kỷ tử rất có lợi cho hệ thống sinh sản và tăng khả năng sinh sản bởi loại quả này giúp làm tăng số lượng và sức sống của tinh trùng.

Cách pha trà kỷ tử cùng long nhãn không hề phức tạp, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm:

·       Trà

·       Mật ong

·       Táo tàu khô

·       Nước đun sôi

·       Quả kỷ tử khô

Cách thực hiện như sau:

·       Bỏ lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà)

·       Cho tất cả nguyên liệu vào bình

·       Đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5–10 phút

·       Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong

·       Rót ra ly và thưởng thức.

Lưu ý: Thận trọng với người mang thai, cao huyết áp và bệnh tiểu đường

Trang bị của binh lính Anh qua 10 thế kỷ


     Trong bộ ảnh "Soldiers Inventories", nhiếp ảnh gia Thom Atkinson đã ghi lại hình ảnh 13 bộ trang bị của binh lính Anh qua các thời kỳ từ 1066 đến 2014.



Trang bị của một binh sĩ Anh trong trận Somme năm 1916. Thế chiến I là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên, nhưng hình thái còn đơn giản. Các trang bị trong hình vẫn khá giống các vũ khí thời Trung cổ (Middle Ages).


Trang bị của binh nhất, lữ đoàn không vận Anh trong chiến dịch Arnhem, Hà Lan năm 1944.

Trang bị của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands năm 1982.

Trang bị của công binh Lục quân Hoàng gia Anh tại Afghanistan năm 2014.

Trang bị của các chiến sĩ Anglo-Saxon trong chiến dịch Hastings năm 1066. Trong cuộc chiến này, sự lựa chọn vũ khí dành cho các binh sĩ là rất đa dạng.

Trang bị của các kỵ sĩ trong cuộc tấn công Jerusalem năm 1244, thời kỳ suy tàn của Vương quốc này.

Các dụng cụ của cung tiễn thủ Anh trong trận Agincourt giữa Anh-Pháp năm 1415.

Trang bị của các binh sĩ York tại trận Bosworth năm 1485 giữa xứ York và xứ Lancaster, trong Cuộc chiến Hoa hồng (Wars of Roses) giành ngai vàng Anh Quốc.

Trang phục và binh khí, phụ kiện của dân binh Tilbury, Vương quốc Anh năm 1588.

Trang bị tiêu chuẩn của lính hỏa mai kiểu mới tại chiến dịch Naseby, trận chiến quyết định của cuộc Nội chiến Anh lần thứ nhất, năm 1645.

Trang bị của tiêu binh Anh trong trận chiến Malplaquet - trận đánh lớn của Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha - năm 1709. Quân Đồng minh Áo, Anh, Hà Lan và Phổ đã đánh bại quân Pháp.

Trang bị lính Anh trong trận Waterloo 1815, khi Napoléon Bonaparte bị đánh bại bởi Liên minh thứ 7 gồm Anh/đồng minh do Arthur Wellesley - Công tước thứ nhất của Wellington và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy.