Chóng mặt, choáng váng như say sóng nếu có kèm
theo buồn nôn, rối loạn thị giác, đi đứng chao đảo chính là các dấu hiệu điển
hình của rối loạn tiền đình.
Chứng chóng mặt,
choáng váng như say sóng được đông y gọi là huyễn vậng (huyễn nghĩa là hoa mắt,
nhìn không rõ, tưởng thật mà không có thật, vậng nghĩa là đầu óc choáng váng
như say, mắt tối sầm xây xẩm, ngã nhào) thường xảy ra khi chúng ta mắc một loại
bệnh nào đó như cảm cúm, ngộ độc thức ăn, chấn thương đầu, mất nhiều máu, mất
ngủ kéo dài… Nhưng nếu huyễn vậng mà có kèm buồn nôn, rối loạn thị giác, đi đứng
chao đảo thì chính là các dấu hiệu điển hình của căn bệnh mà y học gọi là rối
loạn tiền đình (RLTĐ).
Thường phát trước tuổi
50 RLTĐ thường gặp ở người trung niên và cơn đầu tiên thường phát vào tuổi trước
50. Cơ quan tiền đình nằm trong xương thái dương, rất gần với ốc tai, có vai
trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ; trong phối hợp các cử động
của mắt, đầu và thân mình; trong việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật
nào đó.
Điều trị rối loạn tiền đình bằng đông y
Các bậc danh y tiền bối
của y học Đông phương cho rằng sở dĩ sinh ra RLTĐ là do xuất phát từ các nguyên
nhân sau: – Do khí hư hoặc huyết hư, hoặc cả khí huyết đều hư (suy nhược cơ thể).
Sự suy yếu này có thể do các nguyên nhân, gồm:
Phòng ngừa bằng sinh hoạt hợp lý
Thầy thuốc sẽ căn cứ
vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc
chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết;
khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người
bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo
nghĩ, sợ hãi…
Để phòng ngừa RLTĐ,
chúng ta nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của
mỗi người. Phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không gắng quá sức hay quá căng
thẳng vì công việc. Chế độ ăn uống nên nhiều rau quả, các loại đậu hạt, hạn chế
tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, các thức uống có
cồn, nếu nghiện thuốc thì phải bỏ hút. Bất kỳ ai cũng có thể bị những cơn chóng
mặt, xây xẩm nhưng nếu có thêm các triệu chứng của RLTĐ như đã nêu ở trên thì
nên tích cực điều trị để phòng các hệ lụy khác có thể xảy ra.
Món ăn cần chọn
(Lưu ý: đối
với mỗi người sẽ có các bài thuốc khác nhau để điều trị. Do đó cần được sự tư vấn
của bác sỹ hoặc những người có hiểu biết về đông y trước khi sử dụng các bài
thuốc này).
Xin giới thiệu phương
pháp xoa bóp - bấm huyệt vùng đầu góp phần cải thiện RLTĐ.
Chải đầu:
Dùng các ngón tay giống
như chiếc lược chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo
nhẹ chân tóc.
Ấn day chân tóc:
Dùng đầu ngón tay thực
hiện kỹ thuật ấn theo hình lò xo vùng chân tóc vùng Thái dương.
Tìm điểm đau và ấn
day điểm đau vùng đầu:
Ấn day cho thích hợp:
nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn
day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 - 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau
càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn
day nhẹ nhàng và thời gian lâu 2 - 3 phút cho 1 huyệt.
Vỗ đầu:
Thủ thuật chặt bằng
ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.
Gõ đầu:
Dùng đầu các ngón tay
vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn.
Bóp đầu:
Ngón cái 1 bên, các
ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp. Hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới
lên trên, bóp nhịp nhàng.
Rung:
Hai tay ôm lấy đầu và
thực hiện kỹ thuật rung với tần số nhanh.
Tìm hiểu đau và ấn day điểm đau vùng đầu:
Ấn day cho thích hợp:
nếu điểm đau càng ấn càng khó chịu thì điểm đau này chứng tỏ mới bị bệnh cần ấn
day nhanh mạnh với thời gian ngắn 30 - 60 giây cho 1 điểm đau. Nếu điểm đau
càng ấn càng dễ chịu, chứng tỏ bệnh đã lâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần cần ấn
day nhẹ nhàng và thời gian lâu 2 - 3 phút cho 1 huyệt.
Làm ngày 1 lần, mỗi lần
20 - 30 phút. Nếu 3 - 5 ngày không cải thiện thì nên khám chuyên khoa để tìm hiểu
nguyên nhân mà điều trị cho thích hợp.
Để phòng ngừa hội chứng
RLTĐ: thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy nhẹ nhàng, tránh nhanh, mạnh,
đột ngột; cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc
sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Người
bệnh không được tự mua thuốc uống vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu
những bệnh lý nặng như: tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch,
bệnh đa xơ cứng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét