Cuối rừng Cúc Phương, nơi tiếp giáp của ba
tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, có một vùng đất gần như biệt lập với thế
giới bên ngoài và rất khó đến nếu không nhờ con đường Hồ Chí Minh chạy qua.
Nhưng báo trước với các bạn phượt, coi vậy mà
để đi dọc theo con sông này cũng thực gian truân. Chỉ có một con đường lầy lội
bị phá nát bởi các xe chở gỗ, chở ngô. Tốt nhất là… đi bộ.
Con
sông Ngang
Thỉnh
thoảng lại có một cái gềnh.
Nhiều
đoạn, cây hai bên bờ giao tán phủ kín mặt sông.
Có
chỗ dòng sông chia làm hai,
…
hoặc chia ba
Chỗ
thị rộng ra,
…, chỗ hẹp lại, những khoảng chảy êm đềm, nước sông trong và chuyển sang mầu ngọc thạch.
Rồi
đột nhiên đổ ào ào qua những đoạn ghềnh.
Con
sông Ngang chảy dọc theo hai bên triền núi. Gặp đá thì chẽ làm đôi làm ba.
Gặp những khoảng rộng cũng uốn khúc quanh co như dải lụa.
Một xã có khoảng 1300 dân, họ sống thành 3 xóm dọc theo sông. Phần lớn là người Mường.
Làng
xóm giữa hai hẻm núi, đất không nhiều. Chủ yếu dân trồng ngô.
Dân
sống đa phần bên hữu ngạn sông vì thuận đường đi lại. Một số ít nhà sống bên tả
ngạn, chủ yếu là để trông nom rẫy. Họ làm ra những cầu tre khá đơn giản.
Một
số nhịp cầu được treo thẳng lên cành cây mọc giữa sông. Mặc dù được làm có vẻ
khá sơ sài nhưng đi lên đó có cảm giác vững chãi. Chủ nhà vẫn thường phóng xe
máy có chở hàng đi qua cầu. Độ bền của cầu cũng ổn bốn năm rồi mà chỉ sửa chữa
sơ sơ. Vì là cầu tre, độ cản dòng chảy rất thấp thành ra qua máy mùa lũ mà cầu
vẫn không bị trôi
Đây
cũng là giải pháp hay cho những cây cầu qua suối với những nguyên liệu tại chỗ,
người dân tự thi công với kinh nghiêm kết cấu tre truyền thống. Nếu làm được
những cây cầu này với chi phí thấp thì đâu cần chờ đợi đến nhiều tỉ đồng của
nhà nước rồi phải chui túi nilon qua sông.
Ruộng
lúa nước ở đây ít,và thường nằm trên cao vì ven sông thường hay bị lụt. Nước
cấp cho ruộng thường được dẫn ra từ những khe nước chảy ra từ trong núi.
Mỗi
một lao động chưa có nổi một sào ruộng nước để cấy lúa. Ngô là nguồn thu nhập
chính. Tình trạng phá rừng vẫn phổ biến. Họ phá rừng lấy danh nghĩa để trồng
cây keo, mặc dù nguồn thu nhập từ cây keo rất thấp. Biết vây, nhưng cần miếng
ăn trước mắt, họ vẫn phá rừng. Cây keo sau 5 năm mới thu hoạch được, bóc xong
vỏ, vác ra được chỗ có đường và bán cho doanh nghiệp làm giấy cũng chả được bao
tiền. Và thế là cứ luẩn quẩn mãi với cái nghèo.
Một
cửa hàng tạp hóa giữa làng, cũng là nơi trông trẻ.
Sản
phẩm còn sót lại từ thời hợp tác xã nông nghiệp nay để không.
Vùng
này, người dân vẫn làm nhà theo cách truyền thống. Một hộ dựng nhà, cả làng đến
giúp.
Thợ
mộc làm nhà.
Ngôi
nhà và không gian cảnh quan truyền thống của người Mường
Các
cô gái Mường. Ngày nay, ít thấy họ dùng trang phục truyền thống.
Trang
phục truyền thống người Mường thì thế này. Bây giờ chỉ còn thấy người già mặc.
Xã có
hai trường, trường cấp một thì ở giữa xã, trường cấp hai ở đầu xã. Hai trường
cách nhau 10km.
Và hàng ngày các cháu đi học trên con đường như thế này…
Xe đi thì thế này. Đó là trời đã nắng được vài hôm. Mưa liền khoảng 2 ngày thì chiếc off road này cũng chào thua.
Thôi cố gắng nhé các bạn. Vượt qua hết những khó khăn đi lại, các bạn sẽ đến được thác Mây, một ngọn thác hơn chục tầng được coi là khởi nguồn cho dòng sông Ngang.
Nước chảy xuống từ thác được bắt nguồn từ một hang ngầm trong suối. Nước mát lạnh, nhiệt độ chỉ khoảng 20 độ.
Và màu nước xanh như ngọc thạch của dòng sông xuất phát từ đây. Nếu có lũ, nước sông cũng chỉ đục khoảng hai ba ngày.
Chúc may mắn!
5-8-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét