11/06/2022

Nên uống 1/2 ly nước trước khi đi ngủ

 rezoman


Bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất cũng đều không thể tồn tại nếu thiếu nước. Đối với con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tuy vậy, chúng ta thường chỉ có thói quen uống nước khi khát.

Có nên uống nước trước khi ngủ hay không?

Uống nước hợp lý không những giúp bổ sung nước mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một mức độ nhất định.

Tôi nghe có người nói: “Uống một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch”. Quan điểm này có đúng hay không?

Tra trên mạng thì thấy uống một cốc nước trước khi đi ngủ, ngoại trừ một lượng nhỏ nước bài tiết qua đường tiêu hóa, còn lại phần lớn được hấp thụ vào máu và thải nước tiểu ra ngoài qua thận.

Thông thường, thời gian kể từ khi uống nước, cơ thể hấp thụ cho đến lúc hình thành nước tiểu là rất ngắn, chỉ trong khoảng 1 giờ, và phần còn lại không được lưu trong máu quá nhiều. Vậy nên, nó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp.

Ngược lại, nó có thể bổ sung kịp thời lượng nước thiếu hụt trong máu, tránh làm tăng độ nhớt của máu.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị uống một cốc nước trước khi ngủ không phải là uống càng nhiều càng tốt, chỉ cần nửa ly là đủ. Uống quá nhiều nước có thể làm tăng tần suất thức dậy vào ban đêm, cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng đến huyết áp.

Tác dụng của thói quen uống nước trước khi đi ngủ

1. Làm sạch và giải độc

Nước ấm là một cách tự nhiên để giúp cơ thể giải độc và cải thiện tiêu hóa. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và tăng lượng mồ hôi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm sẽ khiến cơ thể mất đi một số chất lỏng, nhưng nó giúp loại bỏ các độc tố dư thừa… từ đó làm sạch tế bào da.

Do đó, uống nước ấm trước khi ngủ không chỉ giúp giữ nước cho cơ thể vào ban đêm, hỗ trợ giải độc, mà còn giảm đau dạ dày hoặc chuột rút.

2. Giải tỏa tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Uống nước trước khi ngủ có thể giảm bớt căng thẳng. Trong não có một chất gọi là serotonin, khi chất này không đủ, tâm trạng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên bồn chồn.

Uống nước có thể giúp bổ sung serotonin, từ đó cải thiện tình trạng căng thẳng của con người, xoa dịu tâm trạng, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Có thể tăng cường thể chất

Uống nước thường xuyên có thể bổ sung nước kịp thời cho cơ thể, giảm độ nhớt của máu, cải thiện quá trình trao đổi chất của con người.

Hơn nữa, làn da của những người uống nước thường xuyên sẽ trở nên mềm mại và mịn màng, làm chậm tốc độ lão hóa các cơ quan ở mức độ lớn.

Thời điểm tốt nhất để uống nước là khi nào?

Mặc dù uống nước trước khi đi ngủ mang lại nhiều lợi ích, nhưng uống quá gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Nói chung, nên uống đủ nước trong ngày để tránh làm mất nước. Nhưng để ngăn buồn tiểu vào ban đêm, bạn không nên uống nước quá gần giờ đi ngủ, tốt nhất là uống trước khoảng 1-2 giờ.

Ngoài ra, với những người bị suy thận nặng hoặc đang điều trị lọc máu, uống một cốc nước trước khi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, khiến thận không thể đào thải nước ra ngoài cơ thể, từ đó gây phù nề, thậm chí suy tim.

Những người có chức năng tim kém không được khuyến khích uống nước trước khi ngủ. Vì nó có thể làm tăng tải trọng cho tim, từ đó gây ra một số biến cố có hại.

Thực tế, từ khi nhận thấy tuổi già bắt đầu đến, cách đây 15 năm, tôi đã hình thành thói quen mỗi sáng ngủ dậy uống khoảng 0,8 lít nước ấm pha chanh và mật ong, trong ngày cứ vài tiếng lại uống 0,5 lít nước, thường là khi thấy xuất hiện nhu cầu hay ăn xong. Tối trước khi đi ngủ cũng uống khoảng 0,3 lít nước (không uống quá nhiều để không phải tỉnh giấc đi tiểu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét