03/08/2022

Hãy bảo vệ Thận của mình

st trên net



Thận được coi là một máy lọc quy mô lớn trong cơ thể con người. Nó có thể lọc 1 lít máu mỗi phút, và có thể lọc hơn 10 lần máu của toàn bộ cơ thể trong một giờ. Mặc dù năng lực của nó rất lớn, nhưng thận cũng rất dễ bị tổn thương.

Nhiều thói quen thường ngày trong cuộc sống sinh hoạt có thể gây tổn thương cho thận. Vậy, những người có thận không tốt cơ thể sẽ có những biểu hiện gì?

 4 biểu hiện bất thường của thận

 1. Thính lực giảm sút

Đông y có một câu nói rằng: “Thận khai khiếu vu nhĩ”, chính là nói tình trạng của thận có thể được đánh giá thông qua biểu hiện của tai ở một mức độ nhất định.

Nếu như thận bình thường và thận khỏe khí tốt, tai cũng sẽ nghe được rõ ràng. Nếu như bạn thấy rằng thời gian gần đây bị ù tai, thính lực giảm sút, kèm theo đó là tai chuyển sang màu đen và hốc mắt có quầng thâm đen, thì rất có khả năng đó là xuất hiện trạng thái thận hư.

2. Nước tiểu bất thường



Nói chung, nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, trong suốt và không mùi lạ. Khi bạn uống ít nước, màu sắc có thể sậm đi, đó cũng là điều bình thường.

Tuy nhiên nếu như gần đây bạn thấy rằng nước tiểu của mình có màu như trà, có bọt, lúc này bạn nên chú ý, biểu hiện này có thể là bạn đã có “protein niệu”.

Đây là một trong những biểu hiện cho thấy chức năng của thận đã suy yếu, đặc biệt là sau khi dậy sớm, tình trạng này sẽ rõ ràng hơn.

3. Tóc bị khô, rụng tóc nghiêm trọng

Khi chức năng thận suy giảm, tóc dễ bị xơ rối, khô và bạc tóc, thậm chí rụng tóc nghiêm trọng.

Khi chức năng của thận hoạt động tốt, tóc thường sẽ có màu đen và sáng bóng. Khi thận khí không đủ và chức năng của thận suy giảm, tóc thường dễ bị xơ, khô và có tóc trắng. Trong trường hợp bị nặng, tình trạng rụng tóc nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đặc biệt đối với nam giới, nếu bạn thấy tóc rụng nhiều trên gối sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, bạn nên cảnh giác rằng điều này có thể gây ra bởi sự suy giảm chức năng thận.

4. Chân phù nề



Thận chủ về thủy, sự cân bằng lượng nước của cơ thể có mối quan hệ rất lớn với sức khỏe của thận.

Các tạp chất và nước trong cơ thể đều cần phải nhờ sự chuyển hóa của thận. Nếu bạn xuất hiện trạng thái bị phù chân sau khi thức dậy buổi sáng, thì bạn nên cảnh giác, có thể là thận của bạn đã có vấn đề.

Do thận hư, khả năng điều hòa nước của thận bị giảm sút, điều này sẽ khiến lượng nước dư thừa bị giữ lại dưới da, sẽ gây ra phù nề. Nhìn chung, chứng phù này bắt đầu từ các chi.

 

3 điều nên bỏ càng sớm càng tốt

Những người có thận không tốt, nếu muốn dưỡng thận, cần phải từ bỏ 3 điều này càng sớm càng tốt.

1. Chế độ ăn quá mặn

Ăn thức ăn quá mặn sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất lên thận, từ đó dẫn đến các vấn đề về thận. Chế độ ăn thanh đạm sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể được giữ lại ở mức độ nhiều nhất.

Đặc biệt là đối với một số người cao tuổi, mỗi bữa ăn họ thường phụ thuộc vào dưa muối. Có vẻ như không có dưa muối thì họ không thể ăn được. Thực tế, thói quen này có hại rất lớn cho sức khỏe.

Muối chủ yếu được chuyển hóa qua thận, quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất lên thận và dẫn đến các vấn đề về thận.

Do đó, mọi người vẫn được khuyên rằng chế độ ăn chủ yếu nên thanh đạm, và phương pháp nấu ăn nên đơn giản nhất có thể, bằng cách này, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể được giữ lại ở mức độ nhiều nhất.

2. Lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc không chỉ không làm giảm bớt tình trạng bệnh, mà còn làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở thận và gan.

Thông thường, nếu bạn cảm thấy không khỏe, khuyên bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Bạn không nên tùy tiện đi đến hiệu thuốc để mua thuốc uống.

Nếu như không đúng bệnh, nó sẽ không chỉ không làm giảm bớt tình trạng bệnh, mà còn làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở thận và gan.

Do đó, mọi người vẫn được khuyên rằng, nhất định phải sử dụng thuốc một cách hợp lý, đặc biệt là một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bạn không nên uống nó.

3. Thức khuya trong thời gian dài

Thức khuya sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm và tăng khả năng phát sinh các vấn đề về sức khỏe.

Thức khuya trong một thời gian dài có hại rất lớn cho cơ thể. Thức khuya sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm và tăng khả năng phát sinh các vấn đề về sức khỏe. Khuyến cáo là nên ngủ thật sâu trước 10h30′ tối là tốt nhất cho sức khỏe.

02/08/2022

Tác dụng của huyệt Túc tam lý

 



Ý nghĩa tên huyệt:

Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi

Một số nhà chú giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý

Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dày (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý 

Vị trí: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân, từ đó hơi xịch ra phía ngoài khoảng bằng 1 ngón tay trỏ là huyệt. 

Đường kinh: Huyệt thứ 36 của đường kinh Vị

Xoa bóp bấm huyệt: Huyệt này có rất nhiều tác dụng và là một trong những huyệt thuộc nhóm dưỡng sinh nổi tiếng trên thế giới cùng với huyệt Dũng tuyền. Có thể day bấm thường xuyên hàng ngày, mỗi lần day bấm 1-3 phút mỗi bên hoặc day bấm hai bên cùng một lúc. Khi bấm đúng huyệt, sẽ thấy có một luồng điện chạy dọc xuống mu chân.

Tác dụng trị liệu:

Bổ khí, bố huyết

Tăng cường vệ khí (hệ miễn dịch) toàn thân vì thế giúp phục hồi và trị liệu các chứng bệnh như suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính lâu này, tiêu hoá kém, thể trạng suy nhược, đặc biệt là nếu hơ nóng huyệt bằng ngải cứu sẽ có tác dụng bồi bổ sức khoẻ rất tốt

Trị hầu hết các chứng bệnh liên quan đến Tỳ vị như đau bụng, đau dạ dày, đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, nấc

Huyệt  còn có tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến Phế (hô hấp) như: chức năng phổi giảm, hen, khó thở, ngáy trong khi ngủ

Huyệt có tác dụng tốt với một số chứng bệnh liên quan đến cảm xúc và tinh thần, giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực, tái tạo cảm xúc tích cực và duy trì sức khoẻ tinh thần.


01/08/2022

Miếng ngon Hà nội

Vũ Bằng 



CHƯƠNG 17: TRƯỚC KHI NGỪNG BÚT

Kỳ lạ đến thế là cùng, Hà Nội ạ!

Có phải đấy là thành kiến không? Có phải đấy là óc thiên vị yêu nên tốt, ghét nên xấu hay không? Hay đó chỉ là kết quả của một sự mê hoặc làm cho người ta mất cả sự công bình trong phê phán? Thôi thì thế nào cũng được đi: ta mê, ừ thì ta chịu tiếng ta mê; ta lầm, ừ thì ta chịu tiếng ta lầm, nhưng không ai có thể bắt ta nghĩ trái điều này: Hà Nội....ngon.. quá xá! Hà Nội ngon không mãi chỉ ngon về những miếng ngon đặc biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuống, ngon từ cách trình bày ngon tới, ngon từ cách thái miếng thịt, chia miếng bánh ngon lui.

Làm cái kiếp văn nhân, lắm lúc rầu muốn chết. Một người đẹp soi vào gương có thể bằng lòng nhan sắc của mình. Một bà từ mẫu có thể tự mãn vì thấy mình hoàn thành nhiệm vụ. Riêng có người viết văn là không bao giờ được vừa ý - vì vừa ý làm sao được khi mà trong óc mình sôi nổi bao nhiêu ý nghĩ hay, bao nhiêu hình ảnh đẹp, mà làm cách nào đi nữa cũng không thể phô diễn được hết cả ra cho người ta cùng cảm thấy?

Ấy đấy, cái kẻ nói về miếng ngon Hà Nội đây cũng vậy. Ngồi một mình trong buồng lạnh một đêm khuya êm ả, đóng hết cả cửa lại để cho các tiếng động của phố phường không lọt được đến tai mình, rồi cố vận dụng tim óc ra để diễn lại một tiếng rao quả như hát, mà không thể nào diễn lại được, thử hỏi còn có gì chán chường hơn? Không biết bao nhiêu hương vị, màu sắc không biết bao nhiêu thanh âm, ý nghĩa rộn ràng ở trong óc tôi như những con ong bé nhỏ “tập quán” và tôi không còn biết nói gì về miếng ngon Hà Nội nữa.

Phở, quà bún, chả cá, thịt cầy... bấy nhiêu thứ đã đủ tượng trưng cho miếng ngon Hà Nội chưa? Bảo là đủ tôi thiết nghĩ thế tức không phải là ca tụng miếng ngon Hà Nội, mà trái lại, là nói xấu miếng ngon Hà Nội vậy.

Miếng ngon của Hà Nội có phải đâu là mấy thứ đó mà thôi, Hà Nội ngon là ngon từ cái dưa, quả cà, trách mắm; Hà Nội ngon là ngon từ bát canh hoa lý nấu suông, mấy cái trứng cáy chưng lên ăn với gạo mễ trì hay đĩa rau muống xào có gia thêm một chút mắm tôm, Hà Nội ngon là ngon từ miếng cá thu kho với nước mía ăn với gạo tám thơm vào đầu đông, mấy bìa đậu sống ở Phú Thụy chấm với mắm tôm chanh ớt vào một ngày oi bức hay một chén sấu dầm nhắm nhót một ngày đìu hiu vào cuối thu.

Ôi là miếng ngon Hà Nội! Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn húng láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên.

Thực vậy, ăn một bữa cháo ám mà thiếu thìa là, cải cúc thì còn ra trò gì? Thưởng thức một bữa mắm tôm chua, mà về gia vị không tìm được mấy cánh lá bạc hà hay một chút rau thơm, nhất định không thể nào toàn bích. Cũng vậy, người nội trợ muốn làm ăn khéo tay đến mấy đi nữa, mà canh dưa nấu lạc thiếu rau diếp và mùi tô điểm, hay ăn cuốn mà không có giấm cái, thang mà không có mắm tôm, thì cũng không thể làm cho ta mãn nguyện.

Cái ngon của Hà Nội thật là phiền toái mà kiểu cách. Người vợ thương chồng muốn làm nên một miếng ăn ngon, thực quả đã công phu; nhưng công phu, vất vả đến chừng nào đi nữa mà thấy chồng sung sướng thì cũng đã thấy được đền bù đầy đủ lắm rồi... Huống chi, nhiều lúc, miếng ăn ngon lại còn trói buộc tinh thần người ta lại với nhau, tưởng như không có cách gì khả dĩ chia lìa được...

Này này, người lãng tử! Có bao giờ anh đã bỏ quên người bạn đầu gối tay ấp mà đi theo tiếng gọi của tình yêu lãng mạn chưa? Ôi, sao mà những ngày đầu tiên sống chung với gái ở khách sạn trên đỉnh núi ngoài bờ biển, mơ mộng và thần tiên thế? Rượu khai vị uống dưới gốc một cây phượng vĩ; cơm thì bữa trưa là Tàu, bữa tối là Tây; nước thì là cam vắt, là “sếnh”, là sữa tươi, là súc cù là, là nước thơm... Sướng quá rồi còn gì! Nhưng thử hỏi sướng như thế được độ bao nhiêu lâu nhỉ?

Một buổi kia, thân thể anh cũng mỏi mệt như linh hồn anh, anh tự nhiên thấy nhớ đến một bát canh rau sắng do tự tay vợ nấu, một đĩa chè kho vợ quấy, một con chim ngói nhồi cốm nấm hương, và thịt thăn do vợ hầm. Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được. Đi xa, có khi nhớ mà se sắt cả lòng, ăn uống mất cả ngon vì buồn dâng lên nghẹn họng. Ta tương tư tất cả những miếng ngon Hà Nội đã chiếm lòng ta. Một ngọn gió thay chiều, một trận mưa xanh lạnh, một con chim hót, một cánh hoa rơi, một câu hát của người thiếu phụ ru con trên võng... đều nhắc nhở ta nhớ đến một thời trên, một miếng ngon đặc biệt của Hà Nội mến yêu.

Hỡi ai là khách xa nhà, một chiều đìu hiu, đương gió nồm mà chuyển ra gió heo may, hỏi có nhớ đến những buổi quây quần vợ vợ, con con ở dưới bóng đèn, bên một mâm cơm có món giả cầy, hay một bát hẩu lốn nghi ngút khói, hoặc một đĩa cá kho khế (hay kho củ cải) ăn với rau diếp thái nhỏ tăn như sợi chỉ?

Trông thấy thu về, ta nhớ đến người vợ bé nhỏ xào cốm bên cạnh một cái lò than kêu lách tách. Ta nhớ đến ngô rang khi thấy gió lạnh đìu hiu; ta nhớ đến một bát rươi nấu với niễng vào những ngày ẩm thấp nặng nề, tức bực muốn mưa mà không mưa được; ta nhớ đến bát canh rau cần ngọt xớt nấu với tôm Thanh khi thấy lá rụng đầu thu; thấy mưa ngâu, ta nhớ đến sấu dầm và ta nhớ đến cá rô đầm Sét mỗi khi thấy mùa sen trở lại.

Ôi nhớ biết mấy, cảm bao nhiêu! Tả làm sao được những cảm giác nhẹ nhàng và tế nhị của những buổi sáng Chủ nhật lên chợ Đồng Xuân, ta đi vào khu hàng quà, cách dãy hàng cây, hàng cá mươi mười lăm bước? Thật quả là “trên thì trời, dưới thì hàng quà”, ông ạ. Phải tới đó một hai lần rồi, người ta mới có thể có một “khái niệm tổng quát” về miếng ngon Hà Nội và thấu hiểu rằng miếng ngon liên kết các giai cấp xã hội với nhau chặt chẽ đến chừng nào. Tà áo màu tươi bay cạnh bộ com lê xám; vai áo tứ thân phai màu sát với cái khăn quàng bằng nỉ màu vàng lợt. Người ta ngồi ở trên những cái ghế dài, thưởng thức các miếng ngon Hà Nội, vui vẻ như anh em ruột thịt trong một nhà, người này thấy món nọ ngon thì mách người kia, người kia thấy thức kia kém thì bảo cho người nọ. Hết thảy đều vui vẻ tươi cười. Và trông thấy những cái miệng nhai dẻo quẹo, những con mắt như cười, những nét mặt nở nang, tươi thắm ở trên những hàng quà tinh khiết đó, người ta cảm giác thấy đời ít nhất cũng có một cái gì ý vị.

Tôi đã từng biết những người trong suốt một tuần chỉ chờ đợi một buổi sáng Chủ nhật để dắt vợ, dắt con lên thưởng thức miếng ngon Hà Nội qui tụ ở dãy hàng quà chợ Đồng Xuân.

Mùi bún chả thơm, mùi nem nướng ngậy, mùi chả cá hơi tanh nhưng bùi làm khoan khoái khứu giác ta, trong khi thị giác ta được thỏa thuê với những đĩa đậu rán vàng óng ánh, những đĩa giò trắng cứ mịn đi, những ngọn rau muống chẻ nhỏ xanh muôn muốt, xen với tía tô hung hung vàng, những bát bung rực rỡ như gấm dệt, những bát bún riêu nghi ngút khói “chưa nuốt đến môi đã trôi đến cổ” rồi... Tất cả những miếng ngon đó tạo ra một không khí phong nhã làm cho ta mường tượng đến những buổi họp văn nghệ, anh em cùng nhau thông cảm những bức vẽ đẹp những áng thơ hay, những tác phẩm văn chương cao quý.

Hơn thế nữa, những tác phẩm văn nghệ chỉ làm cho ta thỏa mãn được về tinh thần, chớ miếng ngon thì có thể làm cho ta thỏa mãn cả ngũ quan và cho ta thấy có lúc tự nhiên muốn chắt chiu sự sống và cảm thấy là sống, chỉ sống thôi, dù có khổ nữa cũng là quý lắm rồi.

Thật, không gì cảm động hơn là trông thấy một cô gái bé ngồi ăn mẹt bún không muốn bỏ phí một sợi, húp từ một chút nước búng, hay một bà buôn bán, đặt tay nải xuống ở bên mình, gọi chả Sài Gòn, nhặt từng mảnh vụn của chả để ăn kèm với bún và chấm đẫm giấm ớt cho mát ruột.

Những ai lâu ngày mới được ăn một bữa miến lươn, mà gặp được hàng miến lươn ngon, có khi không muốn bỏ phí cả đến lá rau răm dính bát; xáo vịt mà làm khéo, có khi ăn thấy ngọt hơn đường; nhưng cháo vịt, miến gà, muốn ăn cho thực “sướng thần khẩu” phải tìm ăn cho được ở quán “bà Béo đeo tạp dề” cũng như cháo sườn ngon, ngoại trừ bà Còng ngồi ở đầu dãy, đối diện hàng chim, không thể ăn đâu khác nữa.

Ít lâu về sau này, món quà cơm nắm ăn với chả không còn thấy ở trên chợ nữa, nhưng thỉnh thoảng ở ngoài đường, người ta vẫn còn thấy một đôi bà gánh rong đi bán. Trưa mùa thu, trời hiu hiu gió, nằm ngủ ở trên võng dậy, uống một tuần trà rồi gọi một hàng cơm nắm vào ăn, mình cũng thấy là lạ miệng. Cơm gạo tám nắm thật mịn, “xắt khúc” bằng một con dao thật bén, bày lên một cái đĩa trắng tinh, mà gắp từng miếng một nhởn nha chấm với nước mắm Ô Long: không, ta phải thành thật nhận đó là một miếng ngon quái lạ. Hàng ngày, ai lại không ăn cơm, dù là ăn cơm với chả? Nhưng cũng thì là cơm, cơm nắm bán rong lại có một hương vị lạ lùng, mát mẻ làm sao, khiến cho người ăn thấy trơn tru cả cuống họng; nhất là cơm ấy lại chấm với nước mắm ấy, thật là cả một bài thơ tiết tấu vừa làm vui vẻ khẩu cái, lại vừa làm đẹp cả thị giác của người ta nữa. Trông thấy miếng cơm nắm trắng bong, mịn cứ lì đi, chấm vào trong một chén nước mắm vàng sẫm một màu quỳ, người ăn có cảm giác như “ăn hương, ăn hoa” vào bụng. Miếng chả ăn lúc đó dẫu làm bằng thịt heo, cũng cứ vẫn là một thứ gì thanh tao, cao quý hẳn đi; nhưng nhã hơn mà cũng lạ miệng là món “mọc” ăn điểm vào cơm nắm.

Đó là một món ăn tựa như giò, mà lại cũng tựa như ruốc viên, trong có bì, ăn sậm sựt và điểm một chút nước rất thanh, ngọt mà thơm thoang thoảng chớ không sắt lại như nước thịt bò viên hay nước lèo bánh xếp.

Hà Nội còn bao nhiêu thứ quà ngon lành mà rẻ như thế, làm cho người ta chỉ nhắc đến cũng đã bắt thèm rồi?

Tôi nhớ đến miến lươn vàng, thơm phưng phức mà bùi, ăn vào, sợi miến cứ quánh lấy nhau; tôi nhớ đến thời kỳ làm báo “Vịt Đực”, buổi sáng thu, ăn chả cốm nóng hôi hổi ở hàng Bông Thợ Nhuộm.

Quái lạ là cái miếng ngon! Mỗi thứ nhắc lại cho ta một kỷ niệm vui hay buồn, mỗi thứ nhắc lại cho ta một thời kỳ đã qua đi không trở lại.

Miếng ngon Hà Nội nhiều biết bao nhiêu! Yêu miếng ngon Hà Nội nhiều biết chừng nào!

Có ai đã từng yêu tha thiết, yêu mãnh liệt, hẳn đã thấy có khi ở bên cạnh người yêu, ta cảm thấy xa xăm rằng người yêu của ta cũng như một trái cây quý ăn vào vừa ngát, vừa ngon. Ta thèm thuồng, ao ước, nhưng nhiều khi cái ngon ấy đánh lừa ta và đem lại cho ta một dư vị cay cay, đắng đắng...

Duy chỉ có miếng ngon Hà Nội là không đánh lừa ai cả. Miếng ngon Hà Nội bao giờ cũng trung thành, êm ái, miếng ngon Hà Nội bao giờ chiếm được lòng ta như một người vợ hiền chiếm được lòng chồng. Có thể rằng có những buổi mây chiều gió sớm, người đàn ông theo tiếng gọi giang hồ cố hữu, lơ là với mối yêu đương trong một thời gian, nhưng phút sa ngã qua đi, quay về với gia đình, người đàn ông chỉ càng thấy mối tình cũ càng thêm quý hóa.

“Trắng da là đĩ, anh ơi,

Đen da là vợ ở đời với anh"...

“Trắng da là tại phấn dồi,

Đen da là tại em ngồi chợ trưa".

Miếng ngon của Hà Nội cũng thế, cũng trầm lặng như vậy và cũng tiết ra một hương thơm như vậy. Hương thơm đó ngạt ngào, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm sự của một người anh yêu mến gởi cho cô em gái. Bao giờ phai lạt được những niềm yêu thương ấy? Bao giờ “ăn Bắc” lại không có nghĩa là ăn ngon?

Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội.

(Bắt đầu viết tại Hà Nội mùa thu năm 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959).

31/07/2022

8 HUYỆT SINH TỬ CỨU MẠNG LÚC NGUY NAN

 


Huyệt Nhân trung – hỗ trợ chữa ngất choáng

Huyệt vị nằm tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh, đây là một huyệt vị cấp cứu quan trọng của cơ thể. Kích thích huyệt nhân trung có tác dụng giúp huyết áp tăng cao, khai khiếu, thanh nhiệt, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của âm dương.

Huyệt vị chủ trị: Miệng méo, môi trên co giật, cảm giác như kiến bò ở môi trên, lưng và thắt lưng đau cứng, cấp cứu ngất, hôn mê, động kinh, phát cuồng, trụy tim mạch, trúng gió.



Khi có các triệu chứng như trúng gió, cảm nắng, trúng độc, dị ứng, đột nhiên bị ngất, không thể thở, tụt huyết áp, choáng… dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Nhân trung của bệnh nhân có thể cấp cứu người bệnh. Đây cũng là một chìa khóa quan trọng nhất của cơ thể, trong trường hợp hôn mê nguy cấp dùng tay ấn vào huyệt Nhân trung có thể hỗ trợ giúp bệnh nhân tỉnh lại. Đây là trường hợp cấp cứu trong tình huống khẩn cấp sau đó cần lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để tránh bỏ lỡ thời gian trị bệnh.

 

Huyệt Thái Dương – hỗ trợ giúp giảm đau đầu

Theo Đông Y huyệt Thái Dương được gọi là “Kinh ngoại kỳ huyệt” cũng là huyệt vị người luyện võ liệt vào danh sách “Tử huyệt” của cơ thể. Y học hiện đại chứng minh đánh vào huyệt thái dương có thể dẫn tới tử vong hoặc gây chấn động não hoặc làm mất ý thức. Huyệt ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương.



Huyệt chủ trị: Đau đầu, đau nửa đầu, mỏi mắt, đau răng, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt. Khi bị đau đầu có thể dùng hai ngón tay trỏ ấn vào huyệt thái dương cho tới khi căng đau, xoa thuận chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút có thể làm giảm cơn đau.

Thái dương là huyệt vị quan trọng của đầu, khi lao động trí óc liên tục thời gian lâu huyệt Thái dương sẽ có cảm giác nặng hoặc căng đau. Lúc này bấm huyệt Thái dương có thể loại bỏ mệt mỏi, kích thích đại não giúp tinh thần phấn chấn, giảm đau và giữ được sự tập chung cần có cho công việc.

Bóp gót chân ngăn chảy máu mũi

Khi bị chảy máu mũi lập tức dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào gót chân (chỗ lõm xuống giữa mắt cá và xương gót chân). Chảy máu mũi bên trái bóp gót chân phải, chảy máu mũi bên phải.

 


Bấm huyệt Thiếu Thương để giảm ho

Huyệt nằm ở bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay. Hoặc ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan – mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái. Khi bị ho có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bấm mạnh vào huyệt thiếu thương cho tới khi thực sự cảm thấy đau có thể giúp giảm ho. Ngoài cách bấm huyệt vị còn có một phương pháp khác để kích thích nó chính là phương pháp chích máu.

Thiếu Thương là một huyệt rãnh sâu, lấy máu ở vị trí này có thể giảm sự kích ứng gây đau họng. Nguyên nhân là bởi phổi sợ nóng thích sự thanh mát. Lấy máu từ huyệt Thiếu Thương cũng giống như dẫn khí huyết nóng qua phổi ra ngoài mang lại môi trường thanh mát cho phổi. Trước khi chích máu cần dùng cồn sát trùng kim và ngoài da sau đó bóp điểm huyệt vị và dùng kim nhanh chóng chích vào dưới da. Đồng thời nặn ra từ 3-5 giọt máu và nhanh chóng dùng bông để cầm máu.



Thiếu Thương là huyệt vị thiên về điều trị ho khan.Những người hay bị ho khan trường hợp nghiêm trọng còn bị ho ra máu hãy dùng ngón cái bấm huyệt Thiếu Thương có thể đặc trị ho khan hiệu quả.

 

Bấm huyệt Thiên Xu trị táo bón

Vị trí huyệt từ rốn đo ngang ra 2 thốn. Những người bị táo bón khi đi đại tiện dùng ngón tay ấn vào huyệt Thiên Xu cảm giác rõ ràng có chỗ ê ẩm sưng lên ấn vào đó khoảng 1 phút sẽ có cảm giác muốn đi ngoài, sau đó nín thở để áp sát vùng bụng một lát sau sẽ có thể tiểu tiện.

Châm cứu hoặc ngải châm vào huyệt Thiên Xu có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng đường ruột



Huyệt Thiên Xu chủ trị: Trường vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, viêm ruột thừa, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón. Có rất nhiều thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng xác nhận châm cứu hoặc ngải châm vào huyệt Thiên Xu có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng đường ruột, giảm nhẹ hoặc loại bỏ rối loạn tiêu hóa dẫn tới các loại bệnh.

 

Bấm huyệt Lao Cung để hạ huyết áp

Những người bị huyết áp cao khi tức giận, cáu gắt, xúc động hoặc mệt mỏi dễ làm huyết áp lập tức tăng lên. Lúc này hãy bấm vào huyệt Lao Cung (Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt) có thể làm huyết áp dần dần trở lại bình thường.



Trong ngũ hành huyệt lao cung thuộc hỏa có tác dụng thanh tâm hỏa, an thần, trừ thấp nhiệt. Dùng ngón cái massage từ huyệt Lao Cung của tay kia tới từng đầu ngón tay và thay đổi lại với tay kia. Khi massage cần giữ tâm thái bình tĩnh hòa nhã, hít thở đều có thể giúp huyết áp đang tăng cao dần dần hạ xuống.

 

Bấm huyệt Túc tam lý để hỗ trợ giảm đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày có thể dùng hai ngón tay cái bấm vào huyệt Túc tam lý (Huyệt nằm ở dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn) từ 3-5 phút có thể làm dịu cơn đau dạ dày. Túc tam lý là huyệt vị có thể phòng và chữa trị rất nhiều loại bệnh, là đại huyệt giúp tâm và thân khỏe mạnh.



Theo Đông Y ấn vào huyệt Túc tam lý có thể điều chỉnh hệ miễn dịch của thân thể, tăng sức đề kháng, điều chỉnh Tỳ vị, lý Tỳ vị, điều trung khí, thông kinh lạc – khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp. Huyệt vị chủ Trị: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, viêm ruột, chi dưới yếu liệt, các loại bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

 

Bấm huyệt nội quan giúp ngừng nôn mửa

Khi bị nôn mửa có thể dùng tay ấn vào huyệt Nội quan (vị trí ở trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé) giúp hết cơn buồn nôn. Khi ấn vào huyệt vị thấy đau là đã ấn đúng huyệt, ấn mạnh trong vòng 2 phút có thể giúp giảm bớt cơn buồn nôn.



Nội quan là huyệt vị định tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào. Chủ Trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh.


30/07/2022

Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư – Nhạc sĩ Trần Văn Khê

 nhactrinh.vn



 Cố ɡiáᴏ sư – nhạᴄ sĩ Trần Văn Khê là nhà nɡhiên ᴄứu văn hóa, âm nhạᴄ ᴄổ truyền nổi tiếnɡ nhất ᴄủa Việt Nam thời ᴄận đại. Ônɡ là nɡười Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ nɡành âm nhạᴄ họᴄ tại Pháp, là ɡiáᴏ sư tại Đại họᴄ Sᴏrbᴏnnе (Pháp), đồnɡ thời là thành viên danh dự Hội đồnɡ Âm nhạᴄ Quốᴄ tế – UNESCO.

Giáᴏ sư Trần Văn Khê ᴄòn là nɡười ᴄó bề dày trᴏnɡ hᴏạt độnɡ nɡhiên ᴄứu, ɡiảnɡ dạy, ᴄó ᴄônɡ lớn trᴏnɡ việᴄ quảnɡ bá âm nhạᴄ Việt Nam nói riênɡ, văn hóa Việt Nam nói ᴄhunɡ ra thế ɡiới. 



Đặᴄ biệt, ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê ᴄòn là một trᴏnɡ nhữnɡ nɡhệ sĩ Việt Nam đầu tiên ᴄó nhữnɡ bản thu âm tại Pháp với nɡhệ danh là Hải Minh (đượᴄ ɡhép từ tên ᴄủa 2 nɡười ᴄᴏn đầu ᴄủa ônɡ).

Giáᴏ sư Trần Văn Khê sinh nɡày 24 thánɡ 7 năm 1921 tại lànɡ Đônɡ Hòa, tổnɡ Thuận Bình, quận ᴄhâu Thành, tỉnh Mỹ Thᴏ (nay là huyện ᴄhâu Thành, tỉnh Tiền Gianɡ) trᴏnɡ ɡia đình ᴄó bốn đời làm nhạᴄ sĩ, nên từ nhỏ ônɡ đã làm quеn với nhạᴄ ᴄổ truyền Việt Nam. Sau khi ᴄúnɡ thôi nôi, Trần Văn Khê đã đượᴄ ônɡ nội rướᴄ về ở ɡần và hànɡ nɡày nɡhе ônɡ đờn tỳ bà, ᴄha đờn độᴄ huyền, ᴄô thì đờn tranh, sốnɡ trᴏnɡ một khônɡ khí đầy âm nhạᴄ. Kháᴄh tới, ônɡ nội đờn bài Lưu Thủy để ᴄhᴏ ᴄhú bé Trần Văn Khê nhảy trᴏnɡ tay nɡười ᴄô hᴏặᴄ nɡười kháᴄh, khi đó đã biết nhảy thеᴏ nhịp, hễ ônɡ đờn mau, thì nhảy mau, ônɡ đờn ᴄhậm thì nhảy ᴄhậm.

Năm lên 6 tuổi ônɡ đã đượᴄ ᴄô (Ba Viện) và ᴄậu (Năm Khươnɡ) dạy đàn kìm, đàn ᴄò, đàn tranh, biết đàn nhữnɡ bản dễ như Lưu Thuỷ, Bình Bán Vắn, Kim Tiền, Lᴏnɡ Hổ Hội. Ônɡ nội ᴄủa Trần Văn Khê là Trần Quanɡ Diệm (Năm Diệm), ᴄha ônɡ là Trần Quanɡ Chiêu (Bảy Triều), ᴄô là Trần Nɡọᴄ Viện (tứᴄ Ba Viện, nɡười đã sánɡ lập ɡánh ᴄải lươnɡ Đồnɡ Nữ ban), đều là nhữnɡ nɡhệ nhân âm nhạᴄ ᴄổ truyền nổi tiếnɡ vàᴏ ᴄuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 20. 



Cụ ᴄố nɡᴏại ᴄủa ônɡ là tướnɡ quân Nɡuyễn Tri Phươnɡ nổi tiếnɡ ᴄủa triều Nɡuyễn, làm đến ᴄhứᴄ Khâm sai Kinh Lượᴄ Nam Kỳ. Ônɡ nɡᴏại ônɡ là Nɡuyễn Tri Túᴄ, ᴄũnɡ say mê âm nhạᴄ, ᴄó ba nɡười ᴄᴏn đều thеᴏ nɡhiệp đờn ᴄa, một trᴏnɡ số đó Nɡuyễn Tri Khươnɡ, thầy dạy nhạᴄ và nhà sᴏạn tuồnɡ ᴄải lươnɡ nổi tiếnɡ. Mẹ ônɡ là bà Nɡuyễn Thị Dành (Tám Dành), tham ɡia ᴄáᴄh mạnɡ từ năm 1930, nhưnɡ bị thươnɡ rồi mất trᴏnɡ năm đó. Cha ᴄủa ônɡ vì thươnɡ nhớ vợ nên qua đời năm 1931.

Mồ ᴄôi mẹ từ năm 9 tuổi, ᴄha mất năm 10 tuổi, nên ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê ᴄùnɡ với hai еm là “quái kiệt” Trần Văn Trạᴄh và Trần Nɡọᴄ Sươnɡ đượᴄ nɡười ᴄô tên là Ba Viện nuôi nấnɡ. Cô Ba Viện rất thươnɡ, ᴄhᴏ anh еm ônɡ đi họᴄ võ, họᴄ đàn kìm. Năm 1931, khi 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu họᴄ ở Tam Bình, Vĩnh Lᴏnɡ, nhờ nɡười ᴄô thứ năm nuôi. Cũnɡ tại đây, Trần Văn Khê đượᴄ họᴄ ᴄhữ Hán với nhà thơ Thượnɡ Tân Thị.

Trᴏnɡ kỳ sơ họᴄ năm 1934 tại Vĩnh Lᴏnɡ đượᴄ đậu sơ họᴄ ᴄó phần Hán Văn. Cả tỉnh ᴄhỉ ᴄó 2 nɡười là Trần Văn Khê và Nɡuyễn Trọnɡ Danh đượᴄ đậu bằnɡ ᴄhữ Hán. Năm 1934, ônɡ vàᴏ trườnɡ Trunɡ họᴄ Pеtrus Ký ở Sài Gòn và đượᴄ ᴄấp họᴄ bổnɡ. Năm 1938, vì họᴄ rất ɡiỏi nên ônɡ đượᴄ phần thưởnɡ là một ᴄhuyến du lịᴄh từ Sài Gòn đến Hà Nội, ɡhé qua Phan Thiết, Đà Nẵnɡ, Nha Tranɡ, Huế. Năm 1940, nhờ đậu tú tài phần nhất, rồi thủ khᴏa phần nhì năm 1941, ônɡ đượᴄ tᴏàn quyền Đônɡ Dươnɡ lúᴄ đó là Jеan Dеᴄᴏux thưởnɡ ᴄhᴏ đi viếnɡ ᴄả nướᴄ ᴄampuᴄhia xеm ᴄhùa Vànɡ, ᴄhùa Bạᴄ tại Nam Vanɡ, viếnɡ Đế Thiên Đế Thíᴄh, trên đườnɡ về Việt Nam thì đượᴄ ɡhé Hà Tiên.

Sau khi về, nhờ thầy Phạm Thiều ɡiới thiệu, Trần Văn Khê đượᴄ nhà thơ Đônɡ Hồ tiếp đãi trᴏnɡ một tuần, dẫn đi xеm thập ᴄảnh mỗi nơi đượᴄ nɡhе một bài thơ hay dᴏ thi sĩ Đônɡ Hồ đọᴄ để vịnh ᴄảnh đẹp. Thời ɡian này tại trườnɡ Pеtrus Ký, ônɡ ᴄùnɡ Lưu Hữu Phướᴄ, Võ Văn Quan lập dàn nhạᴄ ᴄủa trườnɡ, và dàn nhạᴄ ᴄủa họᴄ sinh trᴏnɡ ᴄâu lạᴄ bộ họᴄ sinh manɡ tên là Sᴄᴏla ᴄlub ᴄủa hội SAMIPIᴄ (Đứᴄ Trí Thể Dụᴄ Nam Kỳ).

Trần Văn Khê ᴄhỉ huy hai dàn nhạᴄ đó, vừa phối khí dàn nhạᴄ dân tộᴄ ᴄó ᴄhеn đàn Tây như mandᴏlinе, ɡhi-ta (ɡuitar), vừa diễn trᴏnɡ khuôn khổ dàn nhạᴄ Sᴄᴏla ᴄlub nhữnɡ bài hát Tây, và làm trưởnɡ ban tổ ᴄhứᴄ lễ Ônɡ Táᴏ trướᴄ nɡày lễ nɡhỉ vàᴏ dịp Tết Ta, Tổnɡ thư ký hội Thể Thaᴏ, và ɡiữ tủ sáᴄh ᴄủa trườnɡ trᴏnɡ ba năm Tú Tài. 

Giáo sư Trần Văn Khê thời trẻ. Ông chỉ huy dàn nhạc trường Petrus Ký vào năm 1940


Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội họᴄ Y khᴏa. Tại đây, ᴄùnɡ với Huỳnh Văn Tiểnɡ, Lưu Hữu phướᴄ, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấnɡ (nay đổi thành Phạm Hữu Tùnɡ), Nɡuyễn Thành Nɡuyên, hᴏạt độnɡ trᴏnɡ khuôn khổ ᴄủa Tổnɡ hội Sinh viên. Dᴏ thể hiện một trình độ ᴄảm nhạᴄ xuất sắᴄ, ônɡ đượᴄ ᴄử làm nhạᴄ trưởnɡ ᴄủa ɡiàn nhạᴄ trườnɡ, nhân ɡiới thiệu nhữnɡ bài hát ᴄủa Lưu Hữu Phướᴄ. Ônɡ ᴄòn tham ɡia phᴏnɡ tràᴏ “Truyền bá quốᴄ nɡữ” trᴏnɡ ban ᴄủa GS Hᴏànɡ Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” ᴄủa ᴄáᴄ sinh viên trườnɡ Thuốᴄ, và ᴄùnɡ ᴄáᴄ bạn Lưu Hữu Phướᴄ, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểnɡ tổ ᴄhứᴄ nhữnɡ ᴄhuyến “đi Hội đền Hùnɡ”, và đi viếnɡ sônɡ Bạᴄh Đằnɡ, Ải ᴄhi Lănɡ, đền Hai Bà.

Năm 1943, ônɡ ᴄưới bà Nɡuyễn Thị Sươnɡ, là nɡười bạn ɡái họᴄ ᴄùnɡ lớp. Sau đó ᴄùnɡ với nhiều sự kiện kháᴄ nữa làm Trần Văn Khê phải xin thôi họᴄ để trở về miền Nam. Năm 1944, vợ ᴄhồnɡ nhạᴄ sĩ Trần Văn Khê ᴄó nɡười ᴄᴏn trai đầu lònɡ là Trần Quanɡ Hải, sau này ᴄũnɡ là ɡiáᴏ sư – nhạᴄ sĩ, là một nhà nɡhiên ᴄứu âm nhạᴄ dân tộᴄ Việt Nam danh tiếnɡ.

Sau ᴄáᴄh Mạnɡ Thánɡ Tám năm 1945, ônɡ tham ɡia khánɡ ᴄhιến. Đầu năm 1946, ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê ᴄó thêm nɡười ᴄᴏn trai thứ hai đặt tên là Trần Quanɡ Minh, sau đó ônɡ đượᴄ tổ ᴄhứᴄ bố trí lùi về vùnɡ Pháp kiểm sᴏát ᴄuối năm 1946. Lúᴄ này ônɡ vừa viết ᴄhᴏ báᴏ Thần ᴄhunɡ, Việt Báᴏ, tạp ᴄhí Sônɡ Hươnɡ, tạp ᴄhí Mai, vừa dạy Anh Văn tại hai trườnɡ Huỳnh ᴄẩm ᴄhươnɡ, Nɡô Quanɡ Vinh, và mở lớp dạy tư Anh văn tại nhà. Đượᴄ phân ᴄônɡ phê bình âm nhạᴄ và sân khấu, Trần Văn Khê thườnɡ ɡặp ɡỡ ᴄáᴄ đàᴏ kép ᴄải lươnɡ như Tư ᴄhơi, Năm ᴄhâu, Bảy Nhiêu, Duy Lân… để bàn về sự phát triển ᴄủa ᴄải lươnɡ.

Năm 1946 ᴄũnɡ là năm ônɡ sánɡ táᴄ bản nhạᴄ Đi ᴄhơi ᴄhùa Hươnɡ phổ nɡuyên văn tᴏàn bộ bài thơ ᴄủa Nɡuyễn Nhượᴄ Pháp.



Năm 1948, vợ ᴄhồnɡ ônɡ ᴄó thêm ᴄô ᴄᴏn ɡái tên là Trần Thị Thuỷ Tiên. ᴄũnɡ trᴏnɡ năm này, ᴄáᴄ tổ khánɡ ᴄhιến tại thành bị lộ, Trần Văn Khê bị bắt và ɡiam tại khám ᴄatinat một thời ɡian.

Năm 1949, ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê quyết định du họᴄ nên ᴄhưa biết mặt ᴄô ᴄᴏn ɡái út tên là Trần Thị Thuỷ Nɡọᴄ ᴄòn nằm trᴏnɡ bụnɡ mẹ. Lúᴄ này bà Sươnɡ đã trở thành ᴄô ɡiáᴏ dạy Pháp văn và Anh văn để nuôi và dạy dỗ 4 ᴄᴏn ᴄhᴏ tới nɡày trưởnɡ thành. Dᴏ hᴏàn ᴄảnh, ᴄũnɡ từ năm 1949, vợ ᴄhồnɡ ônɡ khônɡ sốnɡ với nhau nữa, sau đó quyết định ly dị, tuy nhiên sau này vẫn ɡiữ mối quan hệ tốt đẹp.



GS Trần Văn Khê và những người bạn Pháp Hè năm 1951, ônɡ thi đậu vàᴏ trườnɡ ᴄhính trị Khᴏa ɡiaᴏ dịᴄh quốᴄ tế. Thời ɡian này, để ᴄó tiền ăn họᴄ trên xứ nɡười, ônɡ lấy nɡhệ danh là Hải Minh để thu thanh 1 số bài hát ᴄhᴏ hãnɡ dĩa Oria ᴄủa Pháp và đi hát ở quán bar ᴄủa nɡười Việt tên là Bồnɡ Lai. Hải Minh là ɡhép từ 2 tên hai nɡười ᴄᴏn ᴄủa ônɡ là Trần Quanɡ Hải và Trần Quanɡ Minh.

Nhữnɡ năm đầu tại Pháp, sứᴄ khỏе ᴄủa ônɡ khônɡ đượᴄ tốt và bị phát hiện mắᴄ bệnh laᴏ thận, phải nằm ở Nhà dưỡnɡ laᴏ dành ᴄhᴏ sinh viên từ năm 1951-1953. Nằm ở đây, sinh viên đượᴄ tạᴏ điều kiện vừa dưỡnɡ bệnh vừa ᴄó thể tiếp tụᴄ việᴄ họᴄ ở đại họᴄ mà khônɡ bị ɡián đᴏạn.

Năm 1953, Trần Văn Khê tại bệnh viện centre Universitaire de cure a Airesurl’Adour (Pháp).


Khi mới sanɡ Pháp, ban đầu Trần Văn Khê định tiếp tụᴄ nɡành Y, nɡành họᴄ ônɡ đanɡ thеᴏ đuổi trᴏnɡ nướᴄ. Tuy vậy, dᴏ điều kiện khônɡ thuận lợi để xin họᴄ bổnɡ, ônɡ đănɡ ký họᴄ trườnɡ ᴄhính trị Paris. Thời ɡian nằm dưỡnɡ laᴏ, để khônɡ uổnɡ phí thời ɡian, quyết định ɡhi tên làm luận án tiến sĩ tại Đại họᴄ Sᴏrbᴏnnе với đề “Âm nhạᴄ dân tộᴄ Việt Nam”. Đó là một quyết định manɡ tính lịᴄh sử. Sau này Trần Văn Khê nói rằnɡ trᴏnɡ khi ᴄáᴄ bạn ônɡ đanɡ quay ᴄuồnɡ vì ᴄơm áᴏ ɡạᴏ tiền nɡᴏài ᴄuộᴄ sốnɡ, “nhờ bệnh”, nằm trᴏnɡ môi trườnɡ ᴄáᴄh ly với bên nɡᴏài, ônɡ ᴄó thời ɡian dùi mài kinh sử, đàᴏ sâu vàᴏ thế ɡiới nhạᴄ dân tộᴄ, quay trở lại với nɡuồn ᴄội âm nhạᴄ mà bốn đời ɡia tộᴄ ônɡ đam mê.

Năm 1958, Trần Văn Khê thеᴏ họᴄ khᴏa nhạᴄ họᴄ và ᴄhuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự ᴄhỉ đạᴏ ᴄủa ᴄáᴄ ɡiáᴏ sư Jaᴄquеs ᴄhaillеy, Emilе ɡaspardᴏnе và André Sᴄhaеffnеr. Thánɡ 6 năm 1958, ônɡ đậu Tiến sĩ Văn khᴏa (môn Nhạᴄ họᴄ) ᴄủa Đại họᴄ Sᴏrbᴏnnе. Luận văn ᴄủa ônɡ ᴄó tên: “LaMusiquе viеtnamiеnnе traditiᴏnnеllе” (Âm nhạᴄ truyền thốnɡ Việt Nam).

Năm 1958, Giáo sư Trần Văn Khê nói chuyện âm nhạc tại Thụy Sĩ. Vào tháng 6 năm này, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chủ đề về “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” của Đại học Sorbonne, Pháp. Từ đó, ông bước vào con đường nghiên cứu, giảng dạy, diễn thuyết liên tục tại Pháp và nhiều quốc gia 

Năm 1958, ông tham gia Hội nghị quốc tế BATH tại Anh chủ đề “Ứng tác ứng tấu” về phong cách biểu diễn tùy hứng. Giáo sư Trần Văn Khê thuyết trình về cách rao trong nhạc Việt Nam


Từ năm 1963, ônɡ dạy trᴏnɡ Trunɡ tâm Nɡhiên ᴄứu nhạᴄ Đônɡ phươnɡ, dưới sự bảᴏ trợ ᴄủa Viện Nhạᴄ họᴄ Paris (Institut dе Musiᴄᴏlᴏɡiе dе Paris). Ônɡ là thành viên ᴄủa Viện Khᴏa họᴄ pháp, Viện sĩ thônɡ tấn Viện Hàn lâm ᴄhâu Âu về Khᴏa họᴄ, Văn ᴄhươnɡ và Nɡhệ thuật ᴄũnɡ như nhiều hội nɡhiên ᴄứu âm nhạᴄ quốᴄ tế kháᴄ; là ᴄhủ tịᴄh Hội đồnɡ Khᴏa họᴄ ᴄủa Viện quốᴄ tế nɡhiên ᴄứu âm nhạᴄ bằnɡ phươnɡ pháp đối ᴄhiếu ᴄủa Đứᴄ (Intеrnatiᴏnal Institutе fᴏr ᴄᴏmparativе Musiᴄ Studiеs).



Ônɡ đã đi 67 nướᴄ trên khắp thế ɡiới để nói ᴄhuyện, ɡiảnɡ dạy về âm nhạᴄ dân tộᴄ Việt Nam. Sau năm 1975, ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê trở về lại Việt Nam với tư ᴄáᴄh Giám đốᴄ nɡhiên ᴄứu trᴏnɡ Trunɡ tâm Nɡhiên ᴄứu Khᴏa họᴄ Quốᴄ ɡia Pháp, thành viên Hội đồnɡ Quốᴄ tế Âm nhạᴄ thuộᴄ UNESᴄO, một ᴄhuyên ɡia hànɡ đầu về âm nhạᴄ truyền thốnɡ ᴄủa Việt Nam.



Ônɡ khônɡ nɡần nɡại thừa nhận ᴄônɡ khai rằnɡ ᴄônɡ trình khᴏa họᴄ về âm nhạᴄ truyền thốnɡ Việt Nam làm nên tấm bằnɡ tiến sĩ ᴄủa ônɡ thựᴄ ra ᴄòn nhiều thiếu sót, hạn ᴄhế dᴏ đượᴄ thựᴄ hiện trᴏnɡ hᴏàn ᴄảnh xa đất nướᴄ. Bởi vậy, từ năm 1976 đến năm 1990, năm nàᴏ ônɡ ᴄũnɡ về Việt Nam, lặn lội khắp ᴄáᴄ miền đất nướᴄ, ɡhi âm, ᴄhụp hình đượᴄ trên 500 bài dân ᴄa, dân nhạᴄ ᴄáᴄ lᴏại nhằm tìm hiểu ᴄặn kẽ một nền âm nhạᴄ đa dạnɡ và sâu rộnɡ, ᴄố ɡắnɡ ɡhi lại ᴄũnɡ như phụᴄ hồi nhữnɡ ɡì sắp bị ᴄhìm vàᴏ quên lãnɡ; kêu ɡọi ɡìn ɡiữ ᴄái hay, ᴄái đẹp ᴄhᴏ thế hệ sau.

Nhạc sĩ Trần Văn Khê và nhạc sĩ Văn Cao


Đồnɡ thời, mỗi năm ônɡ dành ra 2 – 3 thánɡ để thuyết trình tại ᴄáᴄ trườnɡ đại họᴄ trᴏnɡ ᴄả nướᴄ. Tới mỗi trườnɡ đại họᴄ ᴄủa Việt Nam, nɡᴏài việᴄ truyền bá nhữnɡ kiến thứᴄ âm nhạᴄ; đеm nhiệt huyết, tình yêu âm nhạᴄ dân tộᴄ thổi vàᴏ nhữnɡ lớp thanh niên thời đại mới ở Việt Nam.

Hai người bạn cùng tuổi: Trần Văn Khê và Phạm Duy


Qua nhữnɡ buổi nói ᴄhuyện ᴄủa GS.TS Trần Văn Khê, nɡhе ônɡ nói về ᴄội nɡuồn âm nhạᴄ dân tộᴄ, nɡười ta thấy đượᴄ ᴄái tình ᴄủa một nɡười nhạᴄ sĩ suốt đời say mê nɡhiên ᴄứu, sưu tầm, phổ biến âm nhạᴄ truyền thốnɡ Việt Nam. Ônɡ rất báᴄ họᴄ, tinh tế qua nhữnɡ ᴄuộᴄ diễn thuyết, minh họa về ᴄhèᴏ, tuồnɡ, hát bội, ᴄải lươnɡ, hát bài ᴄhòi, hò Huế, hò lụᴄ tỉnh…

Ônɡ khônɡ ᴄhỉ nổi tiếnɡ là nɡười phổ biến âm nhạᴄ dân ɡian Việt Nam với thế ɡiới mà ᴄòn là nɡười ᴄựᴄ kỳ am hiểu âm nhạᴄ dân tộᴄ ᴄủa nhiều nướᴄ, vì với ônɡ:<еm> “Hạnh phúᴄ nhất là đượᴄ làm nhữnɡ điều mình tha thiết mᴏnɡ muốn: đеm tiếnɡ nhạᴄ, lời ᴄa dân tộᴄ đến mọi nơi để siết ᴄhặt tinh thân hữu ɡiữa dân tộᴄ Việt Nam với bạn bè bốn biển, năm ᴄhâu, đеm đượᴄ vui tươi nhẹ nhànɡ ᴄhᴏ nɡười nɡhе, lại ᴄó dịp ɡóp sứᴄ với đồnɡ nɡhiệp ᴄáᴄ nướᴄ Á, Phi bảᴏ vệ nền âm nhạᴄ ᴄổ truyền, ᴄhốnɡ lại tệ nạn vọnɡ nɡᴏài, sùnɡ bái nhạᴄ phươnɡ Tây”.


Sau 50 năm nɡhiên ᴄứu và ɡiảnɡ dạy ở pháp, năm 2006, ônɡ ᴄhính thứᴄ trở về sinh sốnɡ và tiếp tụᴄ sự nɡhiệp nɡhiên ᴄứu và ɡiảnɡ dạy âm nhạᴄ dân tộᴄ tại Việt Nam. Ônɡ ᴄũnɡ là nɡười đã hiến tặnɡ ᴄhᴏ Thành phố Hồ ᴄhí Minh 420 kiện hiện vật quý, trᴏnɡ đó ᴄó nhiều lᴏại nhạᴄ ᴄụ dân tộᴄ và tài liệu âm nhạᴄ. Sau một thời ɡian bị bệnh, ônɡ qua đời vàᴏ khᴏảnɡ hai ɡiờ sánɡ nɡày 24 thánɡ 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Sài Gòn.

 

29/07/2022

10 khẩu súng ngắn phổ biến nhất thế giới

 Popmech tổng hợp


Súng ngắn trong quân đội là vũ khí cận chiến sử dụng trong trường hợp cần thiết nhất, đồng thời cũng là vũ khí cá nhân khá “rẻ tiền” để tự vệ khi gặp nguy hiểm.

Súng ngắn hay súng lục là một loại súng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Kích thước nhỏ gọn cùng với trọng lượng nhẹ, độ giật thấp, tính cơ động là những đặc điểm nổi trội nhất của loại súng này.

Được biết, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu súng cao nhất trên thế giới. Năm 2016, các hãng súng Mỹ sản xuất gần 11,5 triệu khẩu súng. Số súng này chỉ được bán cho dân thường và các cơ quan chức năng chứ không tính đến vũ khí của quân đội.

Theo các báo cáo, súng lục là loại được sản xuất nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2017 với hơn 4,7 triệu khẩu được tung ra thị trường. Năm 2017, dòng súng lục sử dụng đạn 9 mm là loại súng phổ biến nhất tại quốc gia này.

Khoảng 72% người sở hữu súng ở Mỹ có súng ngắn, bao gồm cả dòng súng lục ổ xoay. Tuy nhiên, loại súng lục ổ xoay này không được các nhà sản xuất Mỹ chế tạo nhiều, chỉ chiếm khoảng 18% trong số súng ngắn được làm ra trong năm 2016. Tỷ lệ người dân Mỹ sử dụng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo một cuộc khảo sát năm 2017, cứ 100 người Mỹ thì có 120,5 khẩu súng.

Dưới đây là 10 khẩu súng ngắn phổ biến nhất thế giới do trang Popmech tổng hợp:

 


Glock 17 là một khẩu súng lục được sản xuất bởi công ty Glock GmbH ở Deutsch-Wagram, Áo, năm 1982. Khẩu súng đặc trưng bởi được chế tạo bằng nhựa, các chuyên gia lo ngại rằng nó sẽ “vượt qua” được máy dò kim loại ở sân bay. Tuy nhiên, đây là một trong những mẫu súng ngắn dễ nhận biết nhất trên thế giới, được các cơ quan thực thi pháp luật và công dân nhiều nước sử dụng để làm vũ khí bảo vệ cá nhân. Ngày nay, Glock 17 đã chiếm tới 65% thị phần súng lục cho lực lượng thực thi pháp luật Mỹ cũng như lực lượng vũ trang khác trên khắp thế giới. Glock 17 dùng cỡ đạn 9 x 19 mm, hộp tiếp đạn cơ số 17 viên, tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m, sơ tốc đầu nòng 360 m/s.




Smith & Wesson .500 S & W Magnum là đứa con tinh thần của công ty vũ khí nổi tiếng của Mỹ Smith & Wesson, từ lâu đã trở thành biểu tượng thế giới của súng lục ổ quay với 5 buồng đạn. Smith & Wesson .500 S&W Magnum được coi là một trong những khẩu súng ngắn tốt nhất để săn bắn, nhưng nó cũng được sử dụng để tự vệ. Với cỡ đạn 500 S&W có vận tốc và động năng cực lớn. Năng lượng đầu nòng lên đến 3000+ foot - pound (4,1 kJ) và có sức công phá rất mạnh.



FN Herstal FNP-9 là một khẩu súng bán tự động có khung làm từ polymer và hợp kim gia cố, được sản xuất tại Columbia, Nam Carolina, bởi FNH USA. FN Herstal FNP-9 được tạo ra theo khái niệm vũ khí mô-đun với các kích cỡ lòng bàn tay khác nhau, đặc biệt cò súng được thiết kế khá mềm và rộng. FNP-9 với độ giật cũng không quá lớn, dễ sử dụng được trang bị rộng rãi trong lực lượng cảnh sát và quân đội, nhưng cũng phổ biến trên thị trường vũ khí dân sự. Súng được thiết kế có khả năng mang theo 16 viên đạn cỡ 9mm.


Beretta 92FS là vũ khí do công ty Beretta, Italy chế tạo từ năm 1972. Đây là loại súng ngắn bán tự động tiêu chuẩn được sử dụng bởi quân đội, cảnh sát và dân thường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khẩu Beretta 92FS có thể được nhìn thấy trong nhiều trò chơi điện tử và những bộ phim Hollywood. Súng có chiều dài 217 mm, nòng súng dài 125 mm, trọng lượng 950 gram, sử dụng loại đạn Parabellum cỡ 9x19mm với tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m. Ưu điểm của Beretta 92 là vũ khí mạnh mẽ cho phép người sử dụng bắn liên tục với độ chính xác cao.


 

Walther P99 được phát triển ở Đức cho cảnh sát và quân đội từ năm 1993 nhưng đến năm 1996 mới thành công. Đây là một khẩu súng lục bán tự động, nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ với khung được làm bằng vật liệu polymer (nặng 630 gram, chiều dài chỉ 180 mm, cao 135 mm). Đến nay P99 đang có mặt trong lực lượng thực thi pháp luật cũng như khách hàng dân sự tại 10 quốc gia trên thế giới. P99 sử dụng loại đạn 9x19mm, với hộp tiếp đạn 16 viên, sơ tốc đầu nòng 300 - 460 m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 50 m.



 

QSZ-92 là súng lục bán tự động tiêu chuẩn của Trung Quốc được thiết kế để trang bị cho lực lượng quân sự và dân sự. QSZ-92 sử dụng đạn cỡ 5,8 x 21 mm. Kích thước đạn nhỏ hơn mẫu 9x19 mm Parabellum giúp hộp tiếp đạn của QSZ-92 chứa được 15-20 viên. Đặc biệt, QSZ-92 là tốc độ đạn được bẳn ra khỏi nòng súng lên đến hơn 300 m/s và tầm bắn vào khoảng hơn 50m. Súng có vỏ làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp, nòng thép, khung thép và rãnh thép gắn cụm máy súng.




M1911 là súng ngắn bán tự động huyền thoại, được phát triển vào năm 1908 và được phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1911 đến năm 1985, hiện nay vẫn là một loại vũ khí quân dụng của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. M1911 do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng người Mỹ John Browning thiết kế và được hãng Colt sản xuất. Súng sử dụng cỡ đạn  11,43x23 mm, có độ chính xác cao so với những khẩu súng ngắn cùng loại, tầm bắn hiệu quả là 62m. Ngoài ra, súng rất dễ lau chùi và sử dụng có thể bắn được trong nhiều môi trường khác nhau.




 

Heckler & Koch Mark 23 là mẫu súng lục xuất xứ từ Đức, phục vụ cho các lực lượng đặc biệt của Mỹ, nhỏ gọn và mạnh mẽ. Mark 23 là súng ngắn bán tự động được trang bị cả bộ giảm thanh và một thiết bị ngắm bắn laser. Chiều dài 245,11 mm (không lắp giảm thanh); 421mm (có lắp giảm thanh). Súng có tầm bắn cũng khá hiệu quả lên tới 50m với .45 ACP, băng đạn 12 viên. Trọng lượng 1100 gam; sơ tốc đạn 260 m/s; nòng dài 149,1 mm.


 


HS 2000 là khẩu súng lục bán tự động có xuất xứ từ Croatia được sử dụng ở 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Iraq và Mỹ. Súng được thiết kế với báng súng được làm từ vật liệu polymer và hợp kim, hiện nay đang được công ty HS Produkt D.o.o chịu trách nhiệm sản xuất. HS 2000 sử dụng loại đạn Parabellum 9x19mm đem lại độ giật thấp. Tại thị trường Hoa Kỳ HS 2000 được phân bổi bởi Springfield Armory, Inc., dưới nhãn hiệu XD.



 

SIG Sauer P250 là khẩu súng lục bán tự động có nguồn gốc từ hai công ty của Mỹ-Đức. Súng được thiết kế theo dạng module để dễ dàng sản xuất cũng như bảo trì, cho phép người sử dụng tùy chỉnh vũ khí cho bất kỳ phương thức hoạt động nào. P250 sử dụng các loại cỡ đạn .357 SIG, .40 S&W, .45 ACP, 9x19mm Parabellum và .380 ACP, có thể bắn liên tục 17 viên ở khoảng cách 50 m. Đến nay P250 vẫn được tin dùng trong các lực lượng vũ trang và mục đích vũ khí tự vệ dân sự.