29/08/2014

Thiền Định

   Có thể nói thiền định là pháp môn căn bản của Phật giáo. Chính trong giáo pháp này con người đã tìm lại được con người đích thật của mình. Đức Phật nói, trong cái thân có mấy tấc này thôi mà ta có thể đi đến tận cùng thế giới. 
I. THIỀN LÀ GÌ?
   Dù gọi là Thiền (Việt) hay Chan (Hoa), Zen ( Nhật)... thì cũng đều có nguồn gốc từ  Dhyāna (Sanskrit) hay Jhāna (Pàli). Theo ngữ nguyên thì Jha là nhìn, là quán sát, là theo dõi và Ana là thở, hơi thở, là khí. Vậy, Jhānahay hay Dhyāna chính là quán sát hơi thở, nhận thức hơi thở. 
   Thiền trước hết là sự hoà hợp giữa sức mạnh thiên nhiên và sức mạnh nội tâm. Sự trao đổi chất qua hơi thở này có khả năng dinh dưỡng rất cao, giúp con người giảm bịnh tật, thân tâm an lạc.
   Thiền là hướng tâm về thiện "ly dục, ly ác bất thiện pháp". Định nghĩa của Sơ thiền là ly dục, ly ác bất thiện pháp vị ấy chứng và trú thiền thứ nhất một trạng thái hỉ lạc do ly dục sinh.
    Thiền là giữ tâm ý trong sạch, thanh tịnh, không có ngã mạn ngay cả đối với các hạnh lành mà mình làm được:
Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy
   Thiền là một sự gạn lọc hay thay đổi tâm lý, hướng đến định lực và giải thoát khỏi phiền não, khổ đau. Một sự thay đổi 5 triền cái làm trở ngại tâm là hôn trầm-thuỵ miên, nghi, sân, trạo hối và tham dục thành 5 thiền chi là những yếu tố tích cực của tâm là tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm. Rồi 5 thiền chi này sẽ được loại bỏ dần qua 4 thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền để còn lại xả là một trạng thái tâm không còn bị lạc và khổ làm giao động và nhất tâm là sự hình thành của định lực. Trạng thái tâm lúc này không còn cấu nhiễm, nhu nhuyến, dễ sử dụng và chói sáng như vàng ròng sau khi được tinh luyện sẽ dễ làm đủ các kiểu trang sức như ý.
   Thế giới ngày nay khi đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực của đời sống người ta đã và đang quan tâm đến pháp môn thiền định của Phật giáo. Dưới góc độ của khoa học người ta chỉ mới thấy lợi ích của thiền định về mặt sức khoẻ hay thể xác mà thôi. Nhưng thiền định nhắm đến mục đích xa hơn, đó là Giác ngộ.
II. LỢI ÍCH CỦA THIỀN
1.Đức Phật
• Này Pessa, rối ren thay như loài người! Cởi mở thay, này Pessa, như loài vật. 
• Này các tỷ kheo, khi các ngươi hội họp lại, thời có hai việc phải làm: một là đàm luận về pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc thánh.
• Này các tỷ kheo, hãy tu thiền, chớ có phóng dật. Chớ có sanh lòng hối hận về sau! Đây là lời giáo giới của ta cho các ngươi.
• “Đây là con đường độc nhất (Eko Maggo) đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu vi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn niệm xứ..” 
• “Này các tỷ kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh hay chưa sanh, làm chúng biến mất, tịnh chỉ lập tức.” 
• “Này các tỷ kheo, ta trước khi giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là bồ tát, ta trú nhiều với niệm hơi thở vô hơi thở ra, nên thân ta và con mắt của ta không có mệt nhọc, và tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc.” 
• “Và này Ànanda, ở đời, vị tỷ kheo quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm.. quán pháp trên các pháp nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ànanda, như vậy vị tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác…, những vị ấy, này Ànanda, là những vị tối thượng trong hàng tỷ kheo của ta.” 
2. Khoa học :
   Những nghiên cứu về sinh lý học giúp thiền ngày càng đựơc hiểu rõ hơn... Hành giả có thể giảm đến 40% nhu cầu oxy và giảm 50% nhịp thở trong lúc thiền. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ rằng thiền cũng giống như giấc ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng qua các nghiên cứu cho thấy thiền khác hẳn, thực sự là một trạng thái tỉnh giác, ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất tùy trình độ hành giả! 
    Ở những hành giả thực hành thiền dài khoảng 30 - 40 phút thấy mức lactate trong động mạch giảm (Wilson, 1987), phenylalanine tăng 20% (Jevning, 1977), hoạt động hệ giao cảm giảm trên bề mặt da và nhịp tim cũng giảm đáng kể (Cuthbert, 1981). 
   Về nội tiết, thấy giảm cortisol (hormone chủ yếu của stress) và ACTH (Bevan, 1980; Kamei, 2000); TSH, GH cũng giảm, trong khi đó arginine vasopressin, được coi là có vai trò trong học tập và trí nhớ lại gia tăng đáng kể (O’Haslloran, 1985). 
   Hiện ngày càng có nhiều nghiên cứu về beta-endorphin, corticotropin, (Harte, 1995) melatonin (Massion, 1995), DHEA (Glaser, 1992) hứa hẹn giải thích cơ chế tác dụng của thiền trên nhiều mặt về y sinh học... 
   Hoạt động điện não đồ EEG cho thấy thiền có sự khác biệt với nghỉ và ngủ ( Herbert, 1977). Nhờ những tiến bộ về kỹ thuật thăm dò chức năng não bộ như PET (positron emission tomography) và nhất là fMRI (functional magnetic resonance imaging) đo lượng tưới máu não, cho thấy ở thiền giả một số vùng não được tưới nhiều hơn vùng khác, chứng tỏ thiền không phải là giấc ngủ, trái lại là một trạng thái an tịnh tỉnh giác (state of restful alertness). 
   Kỹ thuật FMRI có khả năng chụp cắt lớp từng giây, nên khá chính xác (Lazer, et al., 2000) cho thấy hoạt động tưới máu não gia tăng ở vùng liên quan đến sự chú ý, vùng kiểm soát tự động, vùng  tỉnh thức. Nhưng nói chung, tưới máu não trong thời gian hành thiền rõ ràng là giảm một cách đáng kể, chỉ tập trung vào một số vùng nhất định như đã nêu trên. 
   Điều này cho thấy thiền giả không tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động của vỏ não. Các nghiên cứu về sinh lý học trong thiền vẫn còn đang tiếp diễn. Thế nhưng đã chứng minh được thiền có khả năng làm giảm stress, cao huyết áp, tạo sự sảng khoái, yếu tố của sức khỏe, của chất lượng cuộc sống. 
   Hành giả thực hành thiền hơn 5 năm có tuổi già sinh lý trẻ hơn 12 năm so với người cùng tuổi, dựa trên 3 yếu tố là huyết áp, khả năng điều tiết nhìn gần của thị giác và khả năng phân biệt của thính giác.
...
III. PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN
1. Giai đoạn chuẩn bị, hỗ trợ:
• Một số động tác về thân:
• Giữ gìn giới luật: Giữ giới luật; Hộ trì các căn; Tiết độ trong ăn uống; Chánh niệm các hành vi, cử chỉ của thân.
2. Kỹ thuật ngồi thiền:
   a. Điều hoà thân: Ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, lòng bàn tay phải đặt trên lòng bàn tay trái, thả lỏng toàn thân.
   b. Điều hoà hơi thở: Thở vô bằng mũi, thở ra bằng mũi một cách tự nhiên, không có nín thở.
   c. Điều hoà tâm: Có 2 phần là Chỉ và Quán. Ta có thể áp dụng xen kẻ chỉ và quán trong khi ngồi thiền. Nếu chỉ áp dụng chỉ thôi thì tâm dễ bị hôn trầm và nếu chỉ áp dụng quán thôi thì tâm dễ bị tán loạn. Đức Phật dạy, một người nội trợ khéo tay thi khi xào nấu một món ăn thì người này thường dùng thìa trở qua trở lại món ăn nếu không thì món ăn sẽ bị cháy khét,
   - Chỉ là an trú hay cột tâm hay tâm rõ biết hơi thở này vô, hơi thở này ra. Có hai cách an trú tâm vào hơi thở: a) Tâm rõ biết hơi thở trên một đường thẳng từ mũi đến huyệt khí hải, hoặc b) Tâm rõ biết một điểm ở chỗ hai ống mũi mà hơi thở đi qua. Thời gian đầu người ta thường đếm hơi thở từ 01 đến 10 rồi tiếp tục đếm lại từ 01 đến 10. Việc đếm hơi thở này giúp dễ tập trung tư tưởng và tránh được hai chướng ngại là hôn trầm và tán loạn.Trong khi an trú tâm như vậy, nếu có bất kỳ hiện tượng nào như hình bóng, cảm xúc, kỷ niệm, lo âu… hiện ra trong đầu thì cứ để chúng xuất hiện tự nhiên, không đè nén chúng, nhưng ta chớ có khen, chê hay phê phán chúng và hãy quay về an trú và đếm hơi thở. Sự huấn luyện tâm hay thiền chỉ này sẽ đưa đến định lực hay tâm giải thoát,
   - Quán là phân tích, xem xét và thâm nhập vào ý nghĩa của 16 đề tài. Thiền quán này sẽ giúp hành giả thành tựu chánh trí hay tuệ giải thoát. 
16 ĐỀ TÀI QUÁN TƯỞNG
1. Bốn đề tài về thân (Kāya)
a. Thở vô dài, vị ấy rõ biết tôi thở vô dài
Thở ra dài, vị ấy rõ biết tôi thở ra dài
b. Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết tôi thở  vô ngắn
Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết tôi thở ra ngắn
c. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô
Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra 
d. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô
An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra
2. Bốn đề tài về thọ (Vedanā)
a. Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô
Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra
b. Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô
Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra
c. Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô
Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra
d. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô
An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra
3. Bốn đề tài về tâm (Citta)
a. Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra
b. Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô
Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra
c. Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô
Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra
d. Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô
Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra
4.Bốn đề tài về pháp (Dhamma)
a.Quán vô thường, tôi sẽ thở vô
Quán vô thường, tôi sẽ thở ra 
b. Quán ly tham, tôi sẽ thở vô
Quán ly tham, tôi sẽ thở ra
c. Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô
Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra
d. Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô
Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra
   Vì thấy lợi ích của thiền định Phật giáo, nhiều người đã có thể mô phỏng và uốn nắn nó cho phù hợp với truyền thống giáo phái riêng có của mình. Điều này phải cẩn thận vì có thể dẫn đến tai hại. Do vậy, phải hành trì đúng theo những gì đức Phật đã tuyên thuyết. 
   Kính chúc quý vị thường an lạc.

27/08/2014

Món ăn Sushi, cách thưởng thức và wasabi

Sushi (すし, 寿司, , , 寿斗, 寿し, 壽司) là một món ăn Nhật Bản gồm cơm trộn giấm (shari) kết hợp với các nguyên liệu khác (neta). Neta và hình thức trình bày sushi rất đa dạng, nhưng nguyên liệu chính mà tất cả các loại sushi đều có là shari. Neta phổ biến nhất là hải sản hoặc thịt sống cắt lát gọi riêng là sashimi.
Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.
Ngoài nắm cơm bên ngoài còn có vài miếng rong biển, tảo biển hoặc rau để bổ sung thêm vị rau ngọt ngọt. Có nhiều loại sushi như california roll, salmon sushi,...
Sushi viết bằng tiếng Nhật có nhiều cách: 寿司, 壽司, , , すし. Tuy nhiên, tất cả đều đọc là xư-si như trong tiếng Việt. Có thể có lúc đọc là dư-si nếu được kết hợp với từ khác. Nếu đọc theo âm Hán Việt thì là thọ ty.
Thứ cơm trộn dấm để làm sushi được gọi là sumeshi hoặc sushimeshi. Loại dấm để nấu thứ cơm này không phải là dấm thông thường mà là dấm có pha chút muối, đường, rượu ngọt Mirin, vì thế gọi là dấm hỗn hợp awasesu. Dấm này chuyên dùng để chế biến sushi, nên còn được gọi là sushisu (có điều kiện mình sẽ viết thêm). Cơm nấu xong (nấu không chín hoàn toàn như cơm bình thường) được đổ ra một cái chậu gỗ gọi là tarai rồi trộn dấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của dấm.
Các loại hải sản dùng để làm sushi gọi là tane (có điều kiện mình sẽ viết thêm). Đó có thể là cá ngừ, cá hồng, cá trình, cá cóc, cá thu, tôm (nhất là thứ tôm mà người Nhật gọi làsakura ebi), mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, v.v.
Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến.
· Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm sumeshi được đắp lên bằng một miếng tane. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng tane có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ. Loại này phổ biến nhất.
·  Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi được cuốn như các đồ ăn cuốn của Việt Nam, nhưng bên ngoài là lớp rong biển sấy khô.
·   Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.
· Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.
·  Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi tẩm xì dầu rồi rán trong dầu sôi.
Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có thứ sushi, nhưng không làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn mà bên trong có natto, thứ đậu tương ủ cho lên men nổi tiếng của Nhật Bản (có điều kiện mình sẽ viết thêm).
Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi)[1] hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức (nói rõ hơn ở phần cuối).
Kaitensushi là loại sushi đặt trên băng chuyền chạy vòng tròn để thực khách tự chọn. Người Nhật thích kaitensushi vì giá cả thường rẻ. Người nước ngoài thích kaitensushi còn vì có thể lựa chọn được thứ mình thích mà không cần biết tiếng Nhật.


Cách thưởng thức Sushi 

    
     Sushi là một trong những món ăn không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt là những ngày lễ truyền thống... Sushi luôn xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị.
     Tuy nhiên thưởng thức Sushi giờ không chỉ là “ độc quyền” của người Nhật mà đã trở thành niềm đam mê của nhiều người trên thế giới. Nhưng để thưởng thức Sushi thì phải theo đúng cách của người Nhật thì Sushi mới ngon theo đúng vị của nó.
    Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra, và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn dấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi.

Các bước thưởng thức như sau:
     - Trước tiên, khi vào một nhà hàng bạn sẽ được cung cấp khăn nóng để lau tay cho thật sạch. Trong lúc chờ đợi, bạn sẽ gọi nước uống. Thông thường người Nhật sẽ dùng trà xanh (agari), được xem là thức uống thích hợp nhất khi ăn sushi.
     - Bạn có thể chọn sushi theo từng phần (set menu) hoặc đặt riêng theo từng món yêu thích. Bạn cũng có thể hỏi người quản lý xem hôm đây có món sushi nào, nếu không rành bạn nên nhờ họ tư vấn trước.
     - Nếu dùng thêm wasabi, bạn nên cho từ từ từng chút vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn. Lưu ý, cho wasabi vào một góc bát để giữ vẻ đẹp cho món ăn.
     - Cách chấm nước tương cũng rất quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương. Không nên chấm vào phần cơm vì món sushi sẽ bị mặn.
     - Nên ăn nguyên cả miếng để thưởng thức trọn vẹn hương vị trong từng khoanh sushi. Nếu miếng sushi quá lớn, bạn có thể cắn đôi và bỏ phần còn lại vào đĩa riêng của mình.



     - Nếu thưởng thức cùng lúc nhiều loại sushi, sau mỗi loại, bạn nên ăn lát gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không trộn lẫn vào nhau.
     - Bạn có thể thưởng thức sushi cùng chút rượu sa-kê để xóa đi vị tanh nhẹ của đồ sống và dễ tiêu hóa hơn. Sushi thường cũng được dùng kèm nước tương đậu nành.
     - Các đầu bếp Nhật thường hướng dẫn thực khách nhắm mắt khi ăn sushi để cảm nhận vị mằn mặn của muối, vị chua của giấm và vị giòn ngọt của hải sản tươi sống. Bên cạnh đó là vị cay nồng của wasabi cùng hương thơm dịu ngọt của cơm.



Một vài lưu ý khác:
     - Không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Nếu được mời, bạn nhớ quay đầu đũa để gắp thức ăn từ đĩa của họ.
     - Gác đũa lên kệ đũa và đặt song song với khay sushi để mọi người biết bạn đã dùng xong.
    - Theo phép lịch sự và để giữ vẻ thẩm mỹ cho đĩa thức ăn, bạn dùng những miếng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong. Không nên gắp ngay miếng ở giữa đĩa.
     - Khi ăn nhà hàng có băng chuyền: Món ăn được di chuyển qua mặt khách. Bạn thích món nào thì tự lấy và thưởng thức.
     Những đĩa thức ăn được phân chia theo màu sắc khác nhau. Mỗi màu tương ứng với một mức giá. Sau khi ăn xong, bạn nhớ xếp đĩa thành từng chồng ngay ngắn.



[1] Rõ hơn về wasabi 


 Wasabi dại
 Củ wasabi tươi bán tại chợ Nishikiở Kyoto
 Wasabi trên oroshigane bằng kim loại 
(rõ hơn là: Họ mài củ này trên dụng cụ kim loại như hình trên)
Hình vẽ cây wasabi, do Iwasaki Kanen ấn hành năm 1828

Wasabi (tiếng Nhật: わさび, ワサビ, 山葵 Sơn Quỳ, nguyên thủy viết là 和佐比 Hòa Tá Bì; danh pháp hai phần: Wasabia japonica, đồng nghĩa: Cochlearia wasabi, Eutrema japonica, Lunaria japonica, Wasabia wasabi, Wasabia pungens) là một thành viên của họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với các loài cải bắp, cải ngựa, cải dầu  mù tạc
Được biết đến như là "cải ngựa Nhật Bản", rễ (củ) của nó được dùng làm gia vị và có vị cay cực mạnh. Vị cay của nó giống như của mù tạc hơn là vị cay của capsaicin trong ớt, sinh ra hơi có tác dụng kích ứng mũi hơn là tác dụng lên lưỡi. Loài cây này mọc tự nhiên dọc theo lòng suối trong các thung lũng triền sông miền núi ở Nhật Bản. Các loài khác trong chi này như W. koreana  W. tetsuigi cũng dược sử dụng làm gia vị. Hai giống cây trồng chính trên thương trường là W. japonica var. Daruma và var. Mazuma, nhưng còn có nhiều giống khác.
Wasabi nói chung hoặc là được bán dưới dạng củ (wasabi tươi), và nó phải được nạo (mài) mịn trước khi dùng hoặc dưới dạng bột nhão có thể dùng ngay, thường trong tuýp với kích thước và hình dáng tương tự như tuýp thuốc đánh răng dùng khi đi du lịch. Khi ở dạng tuýp dùng ngay nó phải được che đậy kín cho đến khi dùng để tránh mất mùi và vị do bay hơi. Vì lý do này, trong món sushi người ta thường cho wasabi vào giữa cá và cơm.
Lá non của wasabi cũng có thể ăn được và có vị cay gần giống như của rễ wasabi. Nó có thể được dùng dưới dạng xà lách wasabi bằng cách ngâm qua đêm với muối ăn và dấm hay trần qua với một chút xì dầu. Ngoài ra, lá có thể làm thành bột nhão và rán thành các miếng mỏng.
Cảm giác cay và nóng do nó sinh ra là ngắn ngủi khi so với các tác động của ớt, đặc biệt là khi người ta dùng nước để loại bỏ vị của gia vị.
Wasabi thường được dùng cùng các món như sushi hay sashimi, nói chung hay được kèm với xì dầu. Hai loại này cũng hay được trộn lẫn cùng nhau để tạo ra một loại nước xốt ngâm, gọi là wasabi-joyuKem wasabi là phát kiến gần đây nhưng có độ phổ biến ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng wasabi chứa các hóa chất tự nhiên có tác dụng chống lại một số tế bào ung thư nhất định. Loài rau ăn củ này cũng có thể sử dụng trong vệ sinh và phòng chống nhiễm trùng đường miệng. Người ta cho rằng wasabi có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp và đau tim. Nó cũng có thể có tác dụng tốt trong phòng chống tiêu chảy, loãng xương, hen suyễn, viêm khớp và dị ứng.

Wasabi thường là giả mạo nhưng được ngầm chấp nhận vì các lý do về nguyên liệu, thời gian và nhất là giá cả nên ta chỉ cần chú ý hơn là hàng China do thông thường họ dùng hóa chất để thay thể nguyên - vật liệu:

Gần như mọi quầy bán sushi tại châu Mỹ và Nhật Bản đều sử dụng wasabi giả (seiyō) do wasabi thật sự là khá đắt tiền. 
Wasabi mất phần lớn hương vị của nó khi bị lộ ra ngoài không khí trong một thời gian ngắn, vì thế bột nhão wasabi trên thực tế thông thường chứa cải ngựa và các thành phần khác để tạo ra gần giống sự kích thích đường mũi như của wasabi tươi. 
Do điều này, phần lớn bột nhão không sử dụng wasabi thật sự mà thay vào đó là cải ngựa, mù tạc và chất tạo màu thực phẩm màu xanh lục (đôi khi có Spirulina). Dù là thật sự hay làm giả nhưng bột đều được trộn lẫn với một lượng nước tương đương để tạo thành bột nhão. 
Rất ít người, ngay cả ở Nhật Bản, nhận ra rằng phần lớn wasabi mà họ sử dụng trên thực tế chỉ là hàng giả mạo. Trong khi không được coi là tương đương với sản phẩm từ mài củ tươi, nhưng wasabi bảo quản cũng có ở dạng tuýp và khi ở lượng lớn là trong các túi đông lạnh. 
Giống như bột, các tuýp wasabi nói chung thường không chứa wasabi thật sự, vì thế việc kiểm tra thành phần là cần thiết.
Để phân biệt giữa sản phẩm wasabi thật sự và sản phẩm giả mạo thì wasabi thật sự tại Nhật Bản gọi là hon-wasabi (本山葵, bổn (bản) sơn quỳ), nghĩa là wasabi thật sự hay nguyên bản. Các quán ăn có món sushi thường thay thế nó bằng cải ngựa.