25 tháng 8 năm 1883 – Chính phủ Pháp và triều Nguyễn ký
kết Hòa ước Quý Mùi hay
còn có tên gọi là Hòa ước Harmand (Hác-măng), tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng ủy (tiếng Pháp: commissaire général),
đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần
Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ
(chánh sứ), Nguyễn
Trọng Hợp - Thượng thư Bộ Lại (phó sứ). Hoà ước có
tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam .
Hiệp ước này chính thức đánh
dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc
địa của Thực
dân Pháp (thời Pháp thuộc), xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt
Nam.
Sử gia Trần Trọng Kim tóm tắt 27 khoản của Hòa ước Quý
Mùi trong Việt Nam
sử lược tựu chung có mấy điểm chính:
1.Triều
đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao thiệp với
nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.
2.Nam
Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng gồm cả tỉnh Bình Thuận thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.
3.Pháp
có quyền đóng quân ở Đèo Ngang và cửa Thuận An.
4.Trung
Kỳ, tức các tỉnh từ Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt ba
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.
5.Khâm
sứ Pháp ở Huế có quyền ra vào tự do yết kiến vua.
6.Ở Bắc Kỳ (gồm cả ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh) Pháp có
quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt nhưng đại để việc nội trị
không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra Hòa ước Quý Mùi còn buộc triều đình Huế triệt
thoái quân khỏi Bắc Kỳ. Việc thuế má cũng sẽ do Pháp điều hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét