Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng
nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị
phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên
tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt.
Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo
âu căng thẳng, giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một công nhân đứng máy lơ
đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định
sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình.
Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền
văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với
nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ
dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại.
Từ những thực tế này nhiều người đã tìm đến
với thiền.
Làm
thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.
Hãy
thực hành thiền vào một giờ nhất định: Là lúc mặt trời mọc và trước khi bạn đi
ngủ là thời gian tốt nhất.
Ngồi
thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà
- và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi
bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi
thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có
1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.
Tiếp
đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi Hoa Sen
(kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại,
lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa
trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia
như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.
Nếu không thể ngồi theo thế Hoa Sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia.
Nếu không thể ngồi theo thế Hoa Sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia.
Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường
Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này,
hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn
phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.
Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là
bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng
vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế
ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này
sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu
xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.
Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi
thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng
hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm
thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và
bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn.
TƯ THẾ HOA SEN
Thí nghiệm thực hiện trong một phòng thí
nghiệm ở Anh quốc cho thấy khi một người ngồi trong tư thế này, làn sóng não bộ
của họ tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh và không ngừng dao động sang nhịp
Alpha trầm lặng và chậm hơn. Nó thể hiện một tâm trạng thoải mái hơn, một tâm
trí yên bình hơn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta khám phá
ra rằng một người ngồi trong tư thế Hoa Sen ít bị kích thích do những khuấy
động bên ngoài hơn những người ngồi trong tư thế bình thường, có thể tập trung
tư tưởng sâu hơn và trí óc sáng suốt hơn. Các nhà khoa học kết luận rằng tư thế
Hoa Sen tạo ra việc rút khỏi các giác quan vận động và đem trở vào năng lượng
của trí.
LUYỆN TẬP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỚI BABA NAM KEVALAM
Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã
tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người
1. Sóng Beta (ß – wave) : là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và
không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể
hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình
thường đầu lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.
2. Sóng alpha (α - wave): là một loại mẫu sóng chậm hơn
nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong
trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư
giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong "một trạng
thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu". Người có được loại sóng này cảm thấy
khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những
người khác cũng yêu mến họ hơn.
Các thực nghiệm trên những ai thực hành Thiền
quán ngữ (Mantra Meditation) với tư thế hoa sen, sau một thời gian luyện tập
cho thấy người hành thiền luôn luôn ở trạng thái alpha .
3. Sóng Theta (γ - wave): Cuộc thí nghiệm tiếp tục
trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên, các
sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này
làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu
hơn.
Có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau
- Tập trung vào hơi thở
- Lần chuỗi hạt
- Nhìn ngọn đèn cầy hay một điểm bên ngoài
- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái
không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm
Từ việc nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt
nhất là sử dụng một kỹ thuật gọi là "MANTRA". "Man"
có nghĩa là trí, "Tra" có
nghĩa là giải phóng. Mantra là một âm thanh đặc biệt sử dụng
trong khi luyện tập tập trung tư tưởng. Âm thanh của nó tạo ra một rung động
nào đó có thể giải phóng cái Trí khỏi tất cả những khuấy động. Những quán ngữ
(Mantra) này xuất phát từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ đặc biệt được các Yogi phát
triển từ nhiều ngàn năm. Đó là những âm thanh bên trong của hệ thống thần kinh
vi tế của nhân loại. Mantra là ngôn ngữ của thân thể con người và tâm trí con
người. Những quán ngữ này được lặp lại trong khi thiền (tập trung tư tưởng). Nó
giống như một loại nhạc bên trong cơ thể, biến đổi dần dần làn sóng beta nhanh
thành làn sóng alpha và sóng theta.
Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là : BABA NAM KEVALAM.
Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là : BABA NAM KEVALAM.
Ý nghĩa của BABA NAM KEVALAM : là một loại tự kỷ ám
thị. Nếu một người luôn luôn suy nghĩ tiêu cực : tôi đau, yếu, tệ.. người ấy sẽ
trở nên đau, yếu, tệ thật.
Nếu một người suy nghĩ tích cực, lối suy nghĩ
này sẽ đem đến cho họ sức mạnh, cùng sự thay đổi trong cuộc sống. "Bạn
nghĩ như thế nào thì sẽ thành như thế ấy"
PHƯƠNG PHÁP
1. Ngồi tư thế Hoa Sen nếu có thể, nếu không
bạn có thể ngồi trong một tư thế thoải mái nào cũng được.
2. Ngối giữ lưng thật thẳng nhưng thoải mái,
mắt nhắm lại.
3. Thở, chậm thật tự nhiên để làm lắng tâm.
4. Thu rút trí ra khỏi thế giới bên ngoài.
Đừng nghĩ về bất cứ vấn đề gì, đừng để ý đến tiếng động bên ngoài
5. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi yên
tĩnh, vắng vẻ, chỉ có một mình bạn thôi (ở đỉnh núi hoặc cạnh bờ hồ)
6. Bạn cảm thấy thật tự do và yên bình
7. Cố gắng cảm nhận tình thương của vũ trụ
đang bao quanh ta, như một đại dương vô tận của tình thương và hạnh phúc. Rồi,
bạn lặp lại BABA NAM KEVALAM trong trí bạn mãi mãi..Hít vào nhẩm trong trí BABA
NAM .
Thở ra nhẩm KEVALAM.
Bạn hãy cảm thấy bạn hòa làm một với đại
dương vũ trụ của tình thương và hạnh phúc giống như một giọt nước hòa vào biển
cả.
Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn.
Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn.
Ban đầu ta có thể nghĩ nhiều thứ, chưa tập
trung được. Nhưng nếu ta luyện tập đều đặn, sự tập trung tư tưởng của ta sẽ tốt
hơn
LỢI ÍCH
ÍCH LỢI VỀ THỂ CHẤT
* Phát sinh phản ứng thư giản:,thực hành hai
lần/ ngày tương ứng với một giấc ngủ sâu
* Phát triển sinh lực cho sức khỏe
* Làm chậm nhịp đập của tim & trị chứng
cao huyết áp.
* Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress.
ÍCH LỢI VỀ TINH THẦN
* Giảm bớt cảm giác không an toàn, căng thẳng
và stress.
* Một hướng đi và mục đích thực sư trong cuộc
sống
* Gia tăng trí nhớ & trí thông minh
* Tăng sức chịu đựng và sự hiểu biết
* Phát triển sự quân bình và khả năng hội
nhập.
* Gia tăng sự yên bình của trí
* Trí thoát khỏi sự ảnh hưởng của giáo điều,
mê tín và sợ hãi
* Giảm đi sự tuyệt vọng & cáu kỉnh
* Điều trị mất ngủ
* Gia tăng sự minh mẫn
* Tăng cường sự tự tin
* Tư tưởng trong sáng
CÁCH THỞ ĐÚNG
Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng
ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể
và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.
Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt,
vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp
giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp
sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào -
hít vào, thở ra''.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút
thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định
tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn
không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực
tốt.
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập
của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở
của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước
Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu
xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''.
Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách
"thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem
là phương pháp tốt nhất.
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm
trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố
ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ
ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi
thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.
Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với
nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp
thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu
và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó,
bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra
ngoài theo hơi thở.
Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi
thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được
duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ
mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi
thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản
chất con người.
(Thiền Sư Henepola Gunaratana, "Eight Mindful Steps to Happiness")
Nguồn: psychologytoday.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét