08/06/2016

Tất tần tật thông tin du lịch Đà Nẵng – Huế – Hội An 5 ngày 4 đêm (bay 2 chiều)

Trích từ trang toidi.net

Với những bạn lần đầu đi miền trung thì việc dành 1 chuyến đi cả 3 điểm Huế – Đà Nẵng – Hội An là 1 lịch trình hay. Vì tâm lý cũng như mình, muốn có trải nghiệm nhiều nơi nhất có thể, vì đi lần đầu thường sẽ là đi các điểm chính thôi. Còn sau nếu có cơ hội quay lại thì đi kỹ hơn các điểm còn lại. Do vậy các bạn nên thu xếp 1 lịch trình khoảng 5 ngày 4 đêm cho cả 3 điểm trên như vậy cũng đi đc các điểm chính với mức chi phí vừa phải.

Ngày 1: Từ Sài Gòn và Hà Nội các bạn bay vào ĐN, có thể đi chuyến sáng để tranh thủ thời gian chơi được nhiều hơn.
9h00: tới sân bay Đà Nẵng, đón xe đi Hội An, trên đường đi có ghé thăm Ngũ Hành SƠn, bạn nên thỏa thuận tiền xe trước vì lái xe phải đợi lâu ở NHS.
Ngũ Hành Sơn, 1 trong những địa danh thắng cảnh đẹp của Đà Nẵng. Bạn có thể đi thang máy lên thăm quan các Chùa, hang động ven chân núi. Sau đó qua Động Huyền Không, nếu còn sức thì thăm tiếp Động Âm Phủ (đi hết thì khoảng 1,5 tiếng nữa). Với thì thăm chùa và động Huyền KHông là cũng mệt lừ rồi (vì đi vào mùa hè nên khá mệt).
12h30: về tới Hội An. Nhận phòng khách sạn và ăn trưa, Andy Gợi ý bạn ăn Cơm Gà, có nhiều quán đặc sản như Cơm Gà Bà Buội, v.v.v, bạn xem thêm ở bài tư vấn ăn uống ở Hội An (Ăn gì ở Hội An)
14h30: Bạn đi dạo phố thăm quan các nhà cổ, Hội Quán, Chùa Cầu Nhật Bản, thưởng thức các món ăn đường phố ở Hội An như Chè, tào Phớ, bánh, v.v.v
17h30: ra bãi biển An Bàng ở Hội An tắm biển. Nếu những bạn có điều kiện thì nên nghỉ resort ở Hội An, hoặc đi gia đình thì nên nghỉ ở resort, giá resort ở Hội An giá cũng mềm, toàn 4,5 sao mà giá chỉ khoảng từ 1t5 – 3 triệu. Bạn tham khảo giá cả các Resort Hội An ở đây.
18h30: ăn tối tại Hội An, có nhiều hàng quán dọc phố Bạch Đằng và Nguyễn Phúc Chu, hoặc khu vực ẩm thực ở phố Nguyễn Hoàng cũng khá đông vui tấp nập.
Tối dạo phố ngắm đèn Lồng và vui chơi xem biểu diễn dân ca ở phố cổ Hội An. Hiện nay thì tối nào cũng đông vui, không cứ là ngày rằm, gì giờ khách du lịch đông, các hoạt động diễn ra thường xuyên
Nghỉ đêm ở Hội An.
Ngày 2: Thánh địa Mỹ Sơn – Bán đảo Sơn Trà
Sáng bạn có thể đi thăm Thánh Địa Mỹ Sơn, về lại khách sạn trả phòng, ăn trưa.
13h30: khởi hành về lại Đà Nẵng, nhận phòng khách sạn.
14h30: khởi hành đi thăm chùa Linh Ứng, khu vực bán đảo Sơn Trà với Cây Đa nghìn tuổi. Có thể đi lên khu vực đỉnh Bàn Cờ. Với các bạn đi xe máy thì đi cũng thuận tiện và đi được vòng quanh hết bán đảo.
16h30: qua khu bến cảng Tình Yêu & biểu tượng Cá Chép Hóa Rồng chụp ảnh kỉ niệm.
17h00: tăm biển Mỹ Khê, và vui chơi ở biển.
18h30: ăn tối với các món Hải Sản dọc đường Võ Nguyên Giáp
20h00: các bạn có thể đi dọc sông Hàn, ngắm cầu quay SÔng Hàn, cầu Rồng. Nếu đi vào dịp cuối tuần thứ 7 & CN thì khoảng 20h30 các bạn nên có mặt ở đầu cầu Rồng để xem Rồng phun lửa và phu nước nhé.
Nghỉ qua đêm tại Đà Nẵng.
Ngày 3: Bà Nà Hills
Với Bà Nà thì khoảng cách xa tp Đà Nẵng, ngoài ra Bà Nà cũng rất rộng và có nhiều khu vực vui chơi. Thường các bạn sẽ mất nguyên ngày ở Bà Nà rồi. Chi phí đi khoảng 800k – 900k / người. Với các bạn kinh phí hạn hẹp mà đi lần đầu thì có thể bỏ qua Bà Nà. Tuy nhiên Andy vẫn gợi ý đây là 1 điểm nên đi khi tới Đà Nẵng.
Tối về lại tp Đà Nẵng nghỉ đêm
Các bạn cần đặt vé đi Cáp Treo & các dịch vụ, ăn Buffet trên Bà Nà có thể liên hệ Andy để đặt giá tốt hơn khi mua tại quầy vé. Liên hệ Andy qua email: toidi.tuvan@gmail.com / phone :01668712937
Ngày 4: Đà Nẵng – Huế – Lăng tẩm ở Huế
Từ Đà Nẵng đi Huế có nhiều chuyến xe khách từ bến xe ĐN, hoặc bạn có thể đi các xe open bus của thesinhtourist, các hãng open bus khác, xe giường nằm v.v.v. Khởi hành từ sáng thì trưa sẽ tới Huế. Ăn trưa tại chợ Đông Ba với nhiều món ăn dân giã.
Chiều: các bạn có thể đi thăm quan các lăng tâm ở Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định, lăng Tự Đức – cuối chiều thăm Đồi Vọng Cảnh ngắm Sông Hương.
Tối: đi thuyền nghe Ca Sông Hương, rất thú vị
Ngày 5: chùa Thiên Mụ & Đại Nội – Đà Nẵng, kết thúc hành trình
Sáng: bạn nên đi thăm chùa Thiên Mụ lúc sáng sớm, sau đó di chuyển qua Đại Nội, vào thành thăm quan các cung điện, nhà thờ của các vị hoàng đế xưa. Đi buổi sáng bạn cũng có cơ hội xem các hoạt động biểu diễn, diễn lại cảnh xưa của các quan lại, công chúa v.v.v. Bạn nên đi xe điện, hoặc xe ngựa cho đỡ mỏi chân nhé.
Ăn trưa: thưởng thức 1 số món ăn ngon ở Huế như : bún thịt nướng, cơm hến, bún bò huế
13h00: đi xe khách về lại Đà Nẵng. vế tới ĐN có thể đi chợ Hàn mua thêm quà cáp cho người thân.
Nên đặt chuyến bay về lúc muộn nhé, khoảng 21h00. Như vậy là đã xong lịch trình 5 ngày 4 đêm trọn vẹn. Cũng còn nhiều điểm thăm quan nữa, nhưng với 1 lịch trình đi lần đầu như vậy là quá ổn rồi.

 ********

Phượt Đà Nẵng 1 ngày

Sáng chạy xe đi bán đảo Sơn Trà, chạy xe máy qua cầu Sông Hàn hướng theo quốc lộ AH17. Chạy xe lên đỉnh núi, dừng chân tại Đài Phát Sóng Sơn Trà. Ở đây có 1 số quán café dừng chân, ngồi nhâm nhi café và ngắm nhìn thành phố náo nhiệt. Nếu trời không có nhiều Sương Mù bạn có thể làm 1 vòng quanh Bán Đảo, chạy xe sang bên mặt kia của bán đảo (Bãi Bắc), chạy xe lại về thành phố theo đường Hoàng Sa. Bạn nhớ dừng chân tại Chùa Linh Ứng, dạo bước quanh chùa và cảm nhận sự bình yên của khung cảnh tĩnh lặng nên thơ nơi đây. Nếu đi nhanh và đi từ sớm bạn có thể thăm quan luôn Cầu Rồng và về lại thành phố đầu chiều, ăn trưa muộn. Chiều thăm quan Bảo Tàng Chăm Pa và đi tắm biển.

Thuê xe máy tại Đà Nẵng

Đến Đà Nẵng bạn nên dành thời gian thuê xe máy đi ngắm cảnh, bởi giao thông Đà Nẵng khá dễ dàng và thuận tiện. Hơn nữa Đà nẵng làm du lịch khá tốt, đường phố sạch sẽ, không khí thoáng mát, không ô nhiễm bụi bẩn. Việc đi xe máy sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí nếu so với việc bạn phải đi taxi. Ngoài ra khoảng cách giữa các điểm tham quan là điều vô cùng hợp lý 3km, 7km, 10km, 20km. Bạn có thể đi xe máy dọc theo ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến tận Hội An, di chuyển qua lại giữa các điểm thăm quan trong thành phố.
Một số công ty cho thuê xe máy uy tín tại Đà Nẵng :
§   Công ty cho thuê xe máy Hữu Long sát biển Mỹ Khê, uy tín,  xe tốt, giá rẻ, giao xe nhanh chóng tận nơi sân bay, ga tàu, khách sạn miễn phí. Xe mới nên leo đèo, leo dốc rất khỏe. Anh Khôi hướng dẫn và hỗ trợ rất nhiệt tình cho khách khi có sự cố vì vậy bạn hãy yên tâm. Thuê xe bên anh Khôi bạn còn được anh tặng kèm 1 lít xăng, áo mưa, bản đồ du lịch Đà Nẵng. Liên hệ: 0962.200.179  anh Khôi dễ thương, vui tính.
§  Công ty cho thuê xe máy Bình Minh tại 82 Thạch Lam, Đà Nẵng. ĐT: 0938.006.843 – 0986.86.29.86. Xe anh này còn mới, tốt, anh nhận giao xe tại sân bay, ga tàu, khách sạn,… Anh nhiệt tình, vui tính, hướng dẫn bạn đường về khách sạn, tư vấn về các địa điểm ăn uống ngon rẻ, địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí. Thời gian thuê từ 7h sáng tới 21h00 đêm. Giá từ 80k/ngày tùy loại xe và số ngày thuê.
§ Anh Chaubaogia. SĐT 0908.301.2304. Thuê xe anh này thì bạn được tặng 1 suất café ngắm thành phố, tuy nhiên thì bạn cần phải đi taxi về thành phố thì mới lấy được xe, và lượt trả xe cũng vậy. Xe có nhiều dạng cho bạn chọn trung bình là 90k/ngày.
 *******

Đi lên Bà Nà

Ngoài ra bạn có thể đi xe máy lên Bà Nà trong 1 ngày. Khi lên đến chân núi Bà nà có 3 đường để đi:
§   Đường chính thống: Cáp treo. Bạn lên đến nhà ga đầu tiên của Bà Nà gửi xe máy, mua vé cáp treo kèm cả vé vào cửa khu vui chơi 400K/pax lên tuyến cáp treo 1 từ đâu lên thăm Linh Ứng tự ở Bà Nà, sau đó quay lại lên tuyến cáp treo thứ 2 lên đỉnh Morin, vào khu vui chơi giải trí chơi. Tiếp đến là đi bộ lên đến đỉnh núi chụp toàn cảnh Thành Phố Đà Nẵng.
§  Đường thứ hai là đường bộ cũ, nhưng hiện tại du khách bị cấm không cho lên đường này bằng xe, nhưng đi bộ thì Ok.
§  Đường cuối là đường mòn xuất phát từ trạm kiểm lâm Dốc Kiền theo đường mòn mà leo.
Trong trường hợp đi ô tô lên Bà Nà, bạn có thể liên hệ xe Bus ghép 2 chiều, giá 120.000 đ / 2 chiều, đi ghép với các xe tour. Liên hệ Andy đế đặt xe 01668712937

Khách sạn trên Bà Nà

Ở Bà Nà có Lệ Nim là vị trí đẹp, Bà Nà resort thì tiêu chuẩn cao nhất. Bạn có thể chọn một trong hai cái này. Gọi tới khách sạn đặt trực tiếp hoặc đi cáp treo lên nếu thích thì đặt giá không thay đổi đâu. Qua đêm tại Bà Nà nên chuẩn bị áo ấm, vì đêm sẽ lạnh. Còn đi theo dạng du lịch từ Đà nẵng theo mình chỉ cần đi trong ngày, tối về Đà nẵng ăn chơi nhảy múa, Nhậu hải sản bên bờ biển…
Hiện cũng có nhiều ý kiến về dịch vụ lưu trú trên Bà Nà hills không được tốt cho lắm, nhất là khách sạn Morin. Do đó nếu thự sự cần phải nghỉ lại đây thì bạn nên ở French Village hơn là chọn Morin.
Các bạn cần tư vấn về Bà Nà hills, hoặc cần đặt vé đi Cáp Treo & các dịch vụ, ăn Buffet trên Bà Nà có thể liên hệ Andy để đặt giá tốt hơn khi mua tại quầy vé. Liên hệ Andy qua email:toidi.tuvan@gmail.com / phone : 01668712937
 *****************

Ăn uống tại Đà Nẵng

Tổng hợp một số địa điểm ăn uống theo đánh giá và cảm nhận của dân Đà Nẵng. Nguồn sưu tầm nhé.
1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Trần – đường Hải Phòng là ngon nhất quán Mậu, hoặc quán Mậu 35 Đỗ Thúc Tịnh.
2. Hải sản tươi ngon ghé quán “Bà Thôi” trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên biển Mỹ Khê, ĐN có chỗ bán Hải Sản cũng ngon mà rẻ nữa.
3. Bún mắm “Bà Thuyên” trên đường Lê Duẫn, đối diện chi nhánh Mobifone,và Nguyễn Thị Minh Khai.
4. Mì quãng số 1 Hải Phòng.
5. Bánh canh thì cứ đi dọc đường Nguyễn Chí Thanh, và quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi Lăng)
6. Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ
7. Cháo vịt ghé cuối đường Phan Chu Trinh
8. Cao lầu + Cơm gà Hội An thì nằm trên đường Lê Đình Dương đối diện quán Trúc Lâm Viên
9. Bánh xèo bà Dưỡng Hoàng Diệu, đi qua nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, ngó bên phải, đi chút là có cái bảng ngoài đường.
10. Bánh tráng tương, báng tráng đập Phan Chu Trinh.
11. Chè Hương cũng trên đường PCT này, thêm đoạn nữa có nước dừa,. Chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.
12. Ngoài ra còn một quán tập hợp tất cả các món ngon Đà Nẵng : K 71/5 Lê Lợi
13. Tré “Bà Đệ” trên đường Hải Phòng
14. Bánh Tôm Hồ Tây – đường Núi Thành
15. Quán hamburger, chè xa vẵn cũng ngon đối diện trường PCT trên đường Lê Lợi,còn mấy quán bánh tráng trên đường Lý Thái Tô, Lê Đình Dương, Huỳnh Thúc Kháng nữa…, còn có mấy
16. Quán nem lụi, bún thịt nướng …dưới đường Yên Bái.
17. Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh , đường Lê hồng Phong. Bún chả cá Lê Đình Dương
18. Đà Nẵng còn có nhiều quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà , núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố.
19. Quán bún mắm tai nem: đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào cái hẻm lớn nhất, ngon cực kỳ…
20. Quán bún riêu trên đường Yên Bái nữa…
21. Xôi gà, bún gà xin mời ghé Lê Hồng Phong, sát bên sân Tennis.
Xôi gà,bún gà gần trường Trần Văn Ơn,chỗ ngã năm quẹo vào,xôi mềm dẻo,co chén canh nóng nữa,sữa đậu nành tự nấu,thơm phức,bún gà thì cay khỏi phải nói,tại đây là quán người Huế nấu,chỉ mở buổi sáng thôi.
22. Bánh ướt ở chợ nào cũng có, ngon tuyệt
23. Bún riêu Lê Đình Dương buổi sáng ,
24. Bún thịt nướng,nem lụi cũng ngay trên đường Hoàng Diệu,bún thịt nướng ở ĐN ăn nước tương khác với Sài Gòn,không phải nước mắm.
25. Bún nạm,giò,gân thì trên đường Hoàng Diệu,cạnh nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương,mở từ 5h,đến khoảng 7,8h là hết sạch rồi,mà nhiều quán ngon lắm..
26. Quán bán súp cua ngon tuyệt trên đường Phan Châu Trinh,có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
27. Ăn cháo ở ĐN cũng ngon,có mấy quán cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn,nấu với hạt sen cũng ngon luôn.
28. Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, bán buổi sáng thôi . Cạnh quán này buổi chiều có bán bánh canh, ăn cũng được. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm, thấy mọi người ăn đông, bún mắm chợ Hòa Khánh vẫn là ngon nhất, sợi bún làm bằng tay chứ ko phải bằng máy như mấy chỗ khác, vừa rẻ vừa ngon.
29. Cafe sinh viên đường Bach Dang, gan Khach san Bach Dang …. Cafe Long gần Ngã Tư Quang Trung-Phan Chu Trinh. Cafe Nhac Hoa Tau : quan Ngoc Anh tren duong Tran Phu gan nga tu Quang Trung-Tran Phu.
30. Bún mắm và bún thịt nướng thì ăn ở gần Siêu thị Bài thơ,sau lưng Khu Ẩm Thực,ngon và rẻ.
31. Cơm gà thì ăn ở Hải Phòng ngon hơn,gần trường Phan Châu Trinh.
 ************

Ngủ đêm tại Cù Lao Chàm

§  Một số địa chỉ Ngủ đêm tại Cù Lao Chàm cho các bạn đi Bụi đây, ở nhà dân thì có Ms. Hương 01695845899, giá phòng Hương cho thuê chừng 200K/đêm 2 người. Hương là 1 công chức tại Cù Lao Chàm, nhưng cuối tuần bạn ấy là 1 hướng dẫn viên của CLC đó các bạn.
§  Nếu vẫn không liên hệ được Hương, Các bạn có thể liên hệ cô tám 01644644760, cô có 1 nhà trống ở 1 đêm 1 người 100K. Bạn muốn ăn đặc sản gì của CLC, cô ấy mua giúp và làm cho bạn. Cô ấy nấu ăn ngon.
§  Thuyền đi chơi quanh Cù Lao thì liên hệ Hương nhé, 500K/thuyền đi khoảng 3h đến 4h.

Thuê xe từ Đà Nẵng đi Hội An

Xe từ Sân Bay Đà Nẵng đi Hội An – Giá rẻ, xe 4 chỗ chỉ có 250k/lượt. Xe 7 chỗ chỉ có 300k/lượt. 16 chỗ chỉ có 350k/lượt. Liên hệ số điện thoại Anh Toàn – 01689998081
Nếu cần thông tin xe đi chụp ảnh cưới, hoặc xe đi dài ngày các bạn có thể liên hệ Andy mình sẽ hỗ trợ thông tin cho các bạn, sdt Andy 01668712937

Chơi gì ở Hội An

Du lịch Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm, bạn nên mua tour từ các công ty để đi cho tiết kiệm. Có rất nhiều công ty tour nằm dải rác trên phố cổ Hội An.

Cù Lao Chàm

Nếu đi cano thì các bạn ra Cửa Đại, các bạn liên hệ trước với Mr. Nguyên 0976204279, anh này sẽ book Cano cho bạn, giá tùy từng ngày. Nguyên cũng có thể hướng dẫn tour homestay, ngủ lều tại Bãi Ong. Bạn nên tham khảo giá Cano cẩn thận, vì giá không theo chuẩn. Nếu bạn đi bụi thì theo mình các bạn ko mua vé cứ đi thẳng xuống bến đậu, hỏi thẳng người lái Cano, thỏa thuận giá với người ta. Vì Cano chủ yếu là chở khách đi Tour nên khi còn thừa chổ thì họ có thể ghép các bạn vào được. Lúc này các bạn thương lượng tốt sẽ có giá tốt. Đợt trước mình đi theo kiểu này thỏa thuận đuợc 150k/02 người. Khi ra Đảo, các bạn nên thuê xe máy đi. Đợt mình thuê một ngày và đến sáng mai trả khoảng 200k.
Thuyền vận tải (khoảng 9h00 sáng xuất phát tại bến Cửa Đại, 11h30 từ Đảo trở về, 01 chuyến/01 ngày, giá vé 30k/người).
Nếu đi bẳng tàu chợ thì bạn nên có mặt lúc 7h. Bến tàu ở cuối đường Nguyễn Hoàng, từ chùa Cầu bạn đi qua một cái cầu, rồi rẽ phải hỏi người dân sẽ thấy đường Nguyễn Hoàng, đi cuối đường là nơi tàu đón khách. Thời gian đến Cù Lao Chàm khoảng 10h30-11h30, tùy thuộc vào lượng hàng hóa cần vận chuyển hôm đó. Khoảng 13h tàu sẽ xuất bến từ Cù Lao Chàm để trở về Hội An, nên nếu bạn muốn đi trong ngày thì sẽ ko tham quan được nhiều. Bạn có thể ở lại cù lao chơi một ngày, hôm sau về.
Dịch vụ ở Cù Lao Chàm khá nghèo nàn, nếu bạn tự đi và muốn tắm nước ngọt thì phải vào nhà dân hỏi, việc lưu trú qua đêm thì nghỉ tại homestay. Có thể liên hệ chị Trang – 01677663110 ở Cù Lao Chàm để đặt phòng trước, nếu muốn ăn thì gọi điện nhờ chị nấu luôn, thuê tàu cũng có thể nhờ chị với giá khoảng 500k/ tàu/ lượt, nếu ít người thì kiếm thêm ghép thành đoàn 10 người thuê cho rẻ.
 *************************

Các địa điểm thăm quan khác ở Hội An

Chùa Cầu – Ngôi chùa không có… Phật

Chùa Cầu – tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.
Chiếc cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.

Nhà cổ Phùng Hưng: 04 Nguyễn Thị Minh Khai – TP. Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao. Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình.

Nhà cổ Tấn Ký, tại 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hoá” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.

Hội Quán Phước Kiến – Hội An

Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
 **************************

Tour đi Cù Lao Chàm

Có nhiều công ty cùng tổ chức tour Cù Lao Chàm, lịch trình đi cơ bản như sau nhé :
7h30: Tàu khởi hành tại cảng Du lịch Sông Hội,
8h30 : Cập cảng Bãi Làng, tham quan bảo tồn biển, khu dân cư , Âu thuyền, chùa Hải Tạng, chợ Tân Hiệp và mua sắm.
10h30 : Tàu đưa khách về bãi Chồng tắm biển, lặn ngắm San hô, Sinh vật biển.
12h00 : Ăn trưa, nghỉ ngơi, leo núi, dạo xem phong cảnh, tắm biển, tắm nắng hoặc tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí và các trò chơi dân gian có thưởng.
14h00 : Khách lên tàu về lại Hội An
15h00 : Tàu cập cảng Cửa Đại. Kết thúc tour.
Nếu các bạn cần đặt tour Cù Lao Chàm 1 ngày, các tour ở Đà Nẵng, Hội An, bạn có thể liên hệ với Andy nha  toidi.tuvan@gmail.com / phone : 01668712937

Một số loại hình tour khác ở Hội An

§  Tour Mỹ Sơn: thường là đi bằng xe, về bằng thuyền trong ngày là hay nhất, hoặc cả đi và về bằng xe.
§  Tour đạp xe: hướng dẫn viên dẫn bạn tới các vùng quê ngoại ô của Hội An, khám những thông xóm, ngõ ngách, tìm hiểu cuộc sống làng quê.
§  Tour làng rau Trà Quế: Có thể đạp xe, hoặc đi ô tô tới. Bạn được tham quan vườn rau, được hướng dẫn và được tự tay gánh nước tưới rau, và được ăn rau sạch ở làng rau nổi tiếng Việt Nam.
 **********

Ăn gì ở Hội An

Cao lầu (một món ăn chỉ có ở Hội An) : người duy nhất bán cao lầu ngon nổi tiếng có thâm niên ở Hội An là bà Bé, gánh của bà bên cạnh giếng nước ngay đầu chợ Hội An, nay bà đã già và hiện cháu của bà bán thay. Món này bây giờ ở Hội An có rất nhiều người bán, ăn ở đâu cũng tạm tạm thôi, không ngon nhưng rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể tới quán cao lầu bà Thanh tại đường Trần Cao Vân (ngã tư Công Chánh), bán từ sáng tới chiều.
Mì quảng: đâu đâu ở Hội An cũng thấy tiệm hoặc hàng gánh bán mì quảng. Nếu muốn ăn Mì quảng ngon thì bạn nên ghé gánh hàng của vợ chồng ông Hai ngay chợ vải Hội An. Gánh hàng của ông Hai bắt đầu bán từ 7h tối, rất đông khách. Ngoài ra bạn có thể tới Quán Vạn Lộc đường Trần Phú.
Cơm gà : có nhiều người bán, nhưng Cơm gà bà Buội 26 Phan Chu Trinh và Cơm gà bà Minh là nổi tiếng xưa nay. Cơm gà bà Minh ở đối diện cổng vào Sân vận động. Hoặc quán cơm gà ở hẻm Hoa Hồng tại đường Nhị Trưng, quán này chỉ bán từ 14h đến khoảng 18h, cơm 15k-20k/dĩa. Đây là quán ngon, giá phải chăng và toàn dân địa phương.

Nói thêm về quán Cơm Gà Bà Buội và quán Cơm Gà bà Minh

Cơm gà tại Hội An đâu đâu cũng thấy cơm gà (chicken rice) từ quán bình dân đến nhà hàng cao cấp, thậm chí có hẳn 1 phố cơm gà ở đường Phan Chu Trinh (tập trung rất nhiều quán), sát bên phố cổ, rất thuận tiện cho khách du lịch đi tham quan xong là ra “đánh chén”. Một số quán Com Gà ngon bạn nên tới làQuán Bà Buội – số 26 Phan Chu Trinh. Quán khá cũ kỹ nhưng rất đông khách. Hai vợ chồng chủ quán là người Hội An gốc, anh chồng là con trai của bà Buội (nay đã mất). Bà Buội bán cơm gà đã từ lâu lắm rồi, quán này cũng nổi tiếng lâu lắm rồi, hình như bán từ những năm 50-60 thì phải. Quán mở cửa tầm 11 giờ trưa đến khoảng trước 7 gờ tối là hết cơm (quán có treo biển “Hết” trước cửa) nên bạn nào muốn ăn tối thì phải nhanh chân. Quán bán đúng giá (Tây – ta – dân địa phương gì cũng vậy), phục vụ nhanh, có hóa đơn đàng hoàng khi tính tiền.
Quán Bà Minh (đường Lý Thường Kiệt), mình không nhớ số mấy nhưng từ phố cổ đi ra tầm khoảng chưa đầy 500m tính từ đầu đường LTK. Quán này chủ yếu là dân địa phương ăn (rất hiếm thấy khách du lịch, nhất là khách nước ngoài). Về giá cả thì rẻ hơn rất nhiều so với quán Bà Buội và các quán khác trong phố cổ, rẻ hơn gần 30%. Quán bà Minh chỉ bán tầm chiều tối, từ 5h trở đi (nên nếu quán bà Buội hết thì mọi người nên thẳng tiến đến đây). Giá cả chỉ 1 giá thôi, dân hay khách đều vậy. Quán này ăn khẩu vị hơi nhạt 1 chút nhưng có món cơm cháy khá ngon (kêu nhanh kẻo rất mau hết) làm mình gợi nhớ về tuổi thơ. Nếu các bạn muốn ăn cơm cháy, muốn giá cả hợp lý hơn thì đây là lựa chọn tốt nhất.
Bánh đập chè bắp, Hến trộn: Qua cầu Cẩm Nam, quán Bến Tre : đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.
Bánh bao bánh vạc : Đặc sản này hiện có bán phục vụ khách du lịch ở các nhà hàng, quán ăn khắp thành phố này. Tuy nhiên, địa chỉ ra đời đầu tiên và cũng là nơi cung cấp nguồn hàng lớn nhất hiện nay trên địa bàn thành phố là quán Hoa Hồng Trắng (White rose) ở số 533 Hai Bà Trưng (chỗ bắt đầu đường 1 chiều). Giá cả hơi mắc 1 chút (so với bánh lọc Huế) mặc dù hình dáng bánh bao hơi giống, vị và nhân khác (làm từ bột gạo và nhân có cả thịt). Đây là món bánh có thể nói là “đặc sản riêng có” của Hội An. Ai đến đây cũng phải thưởng thức nó.

Quán ngon – Món ngon Hội An

Ngoài những đặc sản không thể bỏ qua ở trên, nếu bạn là người thích ăn uống, ưa thích khám phá ẩm thực du lịch, bạn có thể tìm đến một số Món ăn ngon khác của Hội An theo danh sách dưới đây.
§      Cháo vịt (gỏi vịt Hội An) : vào chợ Hội An, hỏi hàng cháo vịt của bà Sắt, chỉ 5k-10k/bát (không rõ giá 2013 ra sao, giá trên tham khảo nhé).
§      Cháo cho em bé khi đi cùng gia đình : hàng cháo bà Trước ở gần bến đò (trên con đường trước mặt chùa Lễ Nghĩa).
§      Bún chả cá: Có 2 chỗ ăn ngon, buổi tối bạn hỏi đường lên bến xe cũ, quán bà Sáu bán bún. Quán này bán từ 8h tối tới gần sáng. Bún chả cá 15k/tô, có bún giò, bún thịt. Buổi chiều bạn hỏi đường đến Miếu Ông Cọp, có một quán lụp xụp khi vừa qua ngã tư, nhỏ như rất đông dân địa phương.
§      Gỏi Khô mực: Món này không phải đặt sản, nhưng bà này làm ngon. Bạn hỏi đường xuống dốc Công Binh, tìm bà Nguyệt bán mực trộn, 10k/ dĩa (gỏi mực, gỏi cá, gỏi bì heo).
§      Bánh xèo: 2 chỗ, nổi tiếng là quán Giếng Bá Lễ, bà này được ghi vào sách du lịch rồi, nên đông khách lắm. Đông nên phục vụ không tốt cho lắm. Phần lớn dân Hội An ít ăn bà này. Quán Hải Đảo ở 160 Lý Thái Tổ, khá xa khu phố cổ. Ở đây bánh ngon, quán rộng và phục vụ tương đối. Bánh xèo 5k/cái, có nem lụi nướng và thịt nướng lá lót. Mình không nhớ giá cả.
§      Hải sản: Phần lớn là khá xa trung tâm Hội An, gần biển. Các quán: A Rồi, Gió Biển, Minh Vinh – mấy quán này từ biển Cửa Đại đi xuống nữa, hỏi xe ôm hay ai cũng biết. Giá của dân địa phương, có niêm yết trên menu. Hoặc đi xe máy ra biển An Bàn, các quán ngoài đây bán giả phải chăng, sát bải biển. Nói thêm là biển An Bàn là bãi biển mới, phần đông người tắm là dân địa phương. Thành thử các quán ở đây cũng khá địa phương, giá cả mềm hơn nhiều sơn với biển Cửa Đại. Mình đã ăn ở A Rồi (nói chung giá phù hợp và ăn cũng ngon).

Chặt chém Hải sản Cửa Đại (cái này mình sưu tầm lại, bạn đọc để cảnh giác thôi).

Sau khi thưởng thức hết đặc sản Hội An như mỳ Quảng, cơm gà, bánh bao bánh vạc, hoành thánh, cao lầu, chè ngô,… thì hết thứ để ăn. Nghe nói hải sản Cửa Đại ngon bổ rẻ nên nhà mình đi taxi ra Cửa Đại. Taxi Mai Linh ân cần dông thẳng xe vào nhà hàng, đưa card dặn dò cẩn thận lát sau trc khi ăn xong chị gọi em qua đón. Té ra là có ăn chia % với nhà hàng nên giá cả trong nhà hàng đội lên gấp đôi gấp ba. Ví dụ sò bông 350k/kg mà 1kg có 6-7 con thôi nhé, sò điệp thì tầm hơn 100k/con,… vãi hết mồ hôi. Nhà mình đi tiếp ra hàng bên cạnh, giá gọi là có niêm yết trên bảng nhưng còn đắt hơn hàng đầu tiên. Lúc mình ở đó thì thấy 2 con taxi 7 chỗ xịch vào, quá là con gà béo. Nhà mình đi tiếp hàng thứ 3 thì giá sò bông có 180k/kg, sò điệp 80k/kg, tôm hùm 1tr3/kg,.. Thế mới giật mình nhé. Biết là vẫn đắt nhưng mất 100k taxi đi ra rồi chả nhẽ ko ăn. Biết bị chặt chém nên ăn cũng mất ngon. Mà ở đây nướng mỡ hành ko ngon bằng Nha Trang với Phan Thiết, thịt sò bị cắt tơi tả thành dăm miếng nát be bét. Nhà hàng có cho biết là các hàng kia phải trích 30% cho taxi nên đội giá cao.
Lời khuyên là : Nếu đi taxi ra mấy quán ở biển Cửa Đại thì chỉ bảo lái xe cho đến gần chỗ đó rồi bạn tự vào, hỏi giá cụ thể và xem menu đầy đủ. Nếu không bạn có thể tự thuê xe máy hoặc đạp xe đạp ra đó nếu đi tự túc được. Nên cảnh giác nếu đi taxi ra Cửa Đại ăn Hải Sản.
 **********************************************

Những điểm thăm quan tại Huế

Huế là một kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt nam. Với chính lý do đó Huế đã giữ lại cho mình rất, rất rất nhiều những cung điện đền đài cổ kính. Vì vậy đa số các điểm thăm quan chính ở Huế là cung điện, lăng tẩm, các Vương Phủ v.v.v.
Thành Nội Huế rất rộng, bạn sẽ mất 1 buổi sáng hoặc chiều cho điểm thăm quan này. Kế đó là Chùa Thiên Mụ, Đồi Vọng Cảnh, Chợ Đông Ba. Các lăng tẩm chính bạn phải đi đó là : Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, các lăng còn lại bạn có thể sắp xếp thời gian đi cho phù hợp. Nếu có thời gian bạn có thể đi xa tới các điểm như : Phá Tam Giang, các Vương Phủ và Nhà Vườn tại Huế.Và một cách dễ nhất để tìm hiểu và khám phá Huế đó là 1 tấm Bản đồ du lịch Huế, bạn nên mua 1 bản đồ du lịch tại Bưu Điện hoặc hỏi chủ nhà nghỉ khách sạn. Trên bản đồ có đầy đủ các địa điểm cần thăm quan tại Huế.

Phương tiện di chuyển tại Huế

Đi xe máy là cách phổ biến và dễ dàng nhất. Giá thuê xe từ 120k-200k/ngày, xăng tự đổ, việc thuê xe máy ở Huế khá dễ dàng và thuận tiện không khó như ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bạn có thể liên hệ nhờ khách sạn thuê hộ, hoặc dạo bộ ở các con phố khu vực trung tâm (phố Chu Văn An, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi) bạn sẽ thấy nhiều cửa hàng cho thuê xe máy.
Cách thứ 2 là taxi hoặc xe ôm (tốn kém hơn). Nếu đi trong thành nội bạn nên đi Xích Lô để cảm nhận được sự bình lặng của Huế.

Nhà nghỉ và khách sạn tại Huế

Dưới đây là một số gợi ý của mình về nhà nghỉ khách sạn tại Huế. Các khách sạn và nhà nghỉ rẻ chủ yếu tập trung ở phố Lê Lợi mạn gần Cầu Trường Tiền Huế, khu vực phố Chu Văn An & Võ Thị Sáu va Nguyễn Thái Học cũng là những con phố có nhiều nhà nghỉ và khách sạn từ 1 – 4 sao. Các nhà nghỉ có giá từ 150k – 300k/ đêm tùy nhà nghỉ khách sạn, có nhà nghỉ có thể ở được 4 – 5 người / phòng.
§  57 trần Thúc Nhẫn, Huế. Liên hệ anh Việt, chị Vân 0913.458.463 – 0543.832.869.
§  Khách sạn Phượng Hoàng I và II (phố Lê Lợi) giá vừa phải và Ok cho gia đình ở, đối diện khách sạn có mấy nhà nghỉ cũng Ok, giá hợp lý, có dịch vụ thuê xe.
§  Khách sạn Bảo Minh- Huế: 054.3829.953 nằm trong ngõ trên đường Lê Lợi, gần cầu Tràng Tiền. Mình vào Huế 2 lần đều ở ks này, giá cả phải chăng (năm 2011 là 250k/phòng đôi), sạch sẽ. Bạn có thể thuê xe luôn ở khách sạn (thuê xe của nhân viên lễ tân, hoặc nhờ lễ tân thuê xe giúp)
§  Khách Sạn Thể Thao.
§  Khách sạn Thanh Lịch 2 ở Võ Thị Sáu, khách sạn khá mới, sạch sẽ, phòng rộng và dịch vụ cũng tương đối tốt. Ăn sáng buffet ở đây cũng ngon. Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao, giá giao động từ 450k – 550k / đêm. Andy đánh giá khách sạn này khá ổn. Đối diện ksan cũng là quán cơm Tấm Na khá nổi tiếng, ăn tạm nếu bạn ngại di chuyển. Bạn có thể kiểm tra giá phòng Thanh Lịch 2 tại đây.
***************

Danh sách những quán ăn ngon không thể bỏ qua ở Huế

§  Quán bún bò giò heo ở đường Nguyễn Du (Nằm gần ngã ba Nguyễn Du- Chi Lăng). Quán bình dân, chật, nhất là trời mưa nhưng khá ngon, đúng phong cách Huế.
§  Quán bún không biết tên ở ngã tư Ngô Đức Kế- Nguyễn Chí Diễu, hình như là quán Tre vàng gì đó vì trong quán có bụi tre ngà. Chưa ăn ở đây lần nào nhưng theo người khác đánh giá là ngon và có tên trong cẩm nang Du lịch Việt Nam.
§  Quán bún chả cá cũng ở đường Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Nguyễn Huệ- Lý Thường Kiệt và đối diện Sở Điện lực. Chưa ăn ở đây nhưng nghe quảng cáo ghê lắm và thấy khách đông nườm nượp là đủ biết quán ngon thế nào.
§  Quán Bún Mỹ Tâm đường Lê Duẩn ( đoạn bến xe nguyễn Hoàng) và Ngõ Vắng (đường Trần hưng Đạo- ngay chân cầu Tràng Tiền) Chủ yếu phục vụ khách ăn đêm.
§  Các quán bánh cuốn, bún thịt nướng: Tập trung ở đường Kim Long. Ngon thì kẻ tám lạng người nửa cân nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Huyền Anh. Các quán còn lại nhái theo tên là Hiền Anh, Hoàng Anh và một số quán không nhớ tên. Đói bụng mà đi ngang đoạn đường này là chịu không nổi vì mùi thịt nướng thơm lừng.
§  Các quán bánh bèo, lọc nậm: Ngã ba Trương Định – Bà huyện Thanh Quan; kiệt bên phải Cung An Định ở đường Nguyễn Huệ; Quán Bà Đỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; bánh lọc Mụ Cai ở cuối đường Chi Lăng (quán này nổi tiếng nhưng phải có người chỉ đường vì rất khó tìm)
§  Quán chè: Nổi tiếng nhất chắc chắn là chè Hẻm ở đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương – Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang). Không nên vô các quán chè Cung Đình Huế, chè ở đây ly to bự, quá ngọt và dở, ăn 1 ly là ngán.
§  Quán bánh khoái: Bánh này giống bánh xèo ở trong Nam. Nhớ là giống thôi chứ không phải bánh xèo nghe, bánh khoái ngon hơn nhiều, đặc biệt là cái nước lèo của nó. Vào quán ăn thì chỉ tính tiền bánh thôi chứ nước lèo và rau sống thì miễn phí nên hồi Sinh Viên mình và thằng bạn thường vô kêu 2 thằng 2 cái. ăn hết bánh rồi bắt đầu chan nước lèo vô rau sống ăn đến khi nào thấy chủ quán nhìn bằng ánh mắt lạ lạ mới thôi. Quán nổi tiếng nhất là bánh khoái Lạc Thiện (Ngã ba Trần Hưng Đạo – Đinh Tiên Hoàng) và một quán quên mất tên ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Biểu) ngoài ra cũng có một số quán cũng ngon ở đường Mai Thúc Loan (bình dân).
§  Bánh canh: Tập trung nhiều ở đường Phạm Hồng Thái là bánh canh cua, chả. Còn bánh canh bột lọc – tôm nấu theo kiểu ngày xưa thì có bánh canh mụ Đợi (quán ở đường Huỳnh Thúc Kháng, hơi khó tìm là quán gốc; sau này mở thêm 1 quán ở đường Nguyễn Trãi, gần Ngã tư Nguyễn Trãi- Nguyễn Thiện Thuật)
§  Các quán cháo bò: Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ
§  Các quán cơm, bún hến: Các món này người lạ ăn không quen dễ bị đau bụng nhưng dân Huế, đặc biệt là lớp thanh niên thì đi ăn rất đông. Đường Hàn Mặc Tử có 2 quán. Đường Trương Định, chỗ quán bún ở trên cũng có bán cơm hến. Hoặc các bạn cũng có thể qua cồn Hến, qua khỏi cầu là rẽ bên trái cũng có 1 quán rất ngon.
§  Bún Ông Vọng: Nguyễn Du – Qua cầu Gia Hội đi xuống đường Chi Lăng – Đường Nguyễn Du nhỏ, cắt ngang đường Chi Lăng về phía bên trái. Buổi chiều tầm 3 giờ bắt đầu bán, nổi tiếng lắm, nhất là thịt bò (nói đến đây là thèm không chịu được). Ăn Cay lắm nhé. Quán có bán buổi sáng nhưng người khác bán, cũng ngon không kém luôn. Ai đến Huế mà muốn ăn bún bò thì đừng bỏ qua nhé!.
§ Bèo nậm lọc – Quán Hàng me ở Võ Thị Sáu – 2 quán số 1 và 2 đối diện nhau là của 2 mẹ con. Địa chỉ mình không nhớ rõ, nhưng nếu đi taxi thì nói Hàng Me là ai cũng biết hết.
§ Chè: nổi tiếng nhất chắc là chè Hẻm ở 17 đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương- Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang).
§ Cơm hến ngon nhất ở các quán đường Hàn Mạc Tử, nhưng ở đây lại không có hến xào xúc bánh tráng, nên có thể đến cồn Hến. Có điều nếu bạn bảo Taxi chở đến quán ngon của cồn Hến là họ sẽ đưa bạn đến nhà hàng Hương Xưa đó. ở đây phong cảnh đẹp nhưng chất lượng không tốt lắm và mắc tiền. Đến cồn Hến thì bạn cứ chọn mấy quán bình dân mà ngồi, vừa rẻ, vừa ngon, có thể thưởng thức cả món hến lẫn chè bắp. Ngoài ra có thể ăn cơm hến ở đường Trương Định, hoặc Cung An Định…

Một số nhà hàng và quán chay lớn tại Huế

1. Nhà hàng cơm chay Bồ Đề: 11 Lê Lợi, Huế
2. Quán chay Liên Hoa: 03 Lê Qúi Đôn, Huế -> mình rất thích quán này, đồ ăn chay đa dạng và rất ngon.
3. Quán chay Tịnh Tâm: 12 Chu Văn An, Huế
4. Phố chay ở đường Hàn Thuyên, Huế
5. Cơm hến, bún hến: có thể tìm ăn ở quán chị Tẹo đường Phạm Hồng Thái, ở số 2 Trương Ðịnh hay xuôi về Cồn Hến. Ðây là một đặc sản của người nghèo, có nhiều gia vị và đặc biệt là rất cay. Cả con đường đó tòan bán cơm, bún hến (món này rất cay, nếu ai k ăn được ớt thì nhớ kêu họ ko bỏ ớt)
6. Bánh canh Mụ Đợi, đường Đào Duy Anh
7. Bún thịt nướng, bánh cuốn thịt heo: Huyền Anh 207 Kim Long 525.655
8. Chè Sao ở đường phan chu trinh
9. Bún bò Huế : O Bê ở 11B Lý Thường Kiệt 826.460
10. Bánh khoái: Lạc Thiện số 6 Ðinh Tiên Hoàng, Lạc Thạnh số 10 Ðinh Tiên Hoàng 524.328
11. Bánh bèo nậm lọc: bà Ðỏ số 2 Nguyễn Bình Khiêm; hoặc ở Cung An Định
12. Bánh bèo bà Cư 47 Nguyễn Huệ 832.895
13. Bánh bèo nậm lọc bà Ðỏ 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm 527203
12. Nhà hàng Không Gian Xưa Địa chỉ: 205 Điện Biên Phủ – TP Huế -Số ĐT: (084) 0543.886788
13. Cồn hến (ở quán ngay chân cầu phía bên trái đường Ưng Bình đi từ đường Nguyễn Sinh Cung rẽ vào, qua quán Vĩ Dạ Xưa khoảng 50m): cơm hến, bún hến, chè bắp
14. Quán Huyền Anh ở K52 Kim Long: Bánh ướt thịt nướng, bún thịt nướng
15. Quán Mệ Thẻo 64 Bà Triệu: Bún mắm nêm gọi cả 2 loại lộn xộn hoặc bò tái ăn đều ngon, chẹp
16. Số 11 Phó Đức Chính: nem lụi, bánh khoái
17. Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: các loại chè trong đó có món chè thịt quay mọi người thường nhắc đến cũng nên thử cho biết vị
18. Quán Chân đồi: trên đường lên đồi vọng cảnh cũng có nhiều món ngon
19. Quán Vĩ Dạ Xưa, một số các loại quán có chữ “viên”, có 1 quán nữa ở ngay trong đại nội phía sát cổng thành thì phải ngồi cũng thích vì theo kiến trúc nhà vườn.
Nhớ đến Huế là phải uống nước chanh nhé, các bạn sẽ ko bao giờ quên vị đấy đâu. Ngồi ở một vài quán ven sông Hương buổi chiều ngắm cò lội nước cũng thích.

Phí tham quan theo từng điểm tham quan (không phân biệt khách Quốc tế hay Việt Nam)

Giá vé từng điểm thăm quan
Người lớn
Trẻ em
Hoàng Cung Huế (Đại Nội – Bảo tàng CVCĐ Huế)
150.000
30.000
Lăng Minh Mạng; lăng Tự Đức; lăng Khải Định
100.000/lăng
20.000/lăng
Gia Long, Thiệu Trị,  Đồng Khánh; Điện Hòn Chén
40.000/lăng
Cung An Định; đàn Nam Giao
20.000

 Phí tham quan theo tuyến tham quan (không phân biệt khách Quốc tế hay Việt Nam)

Tuyến thăm quan
Người lớn
Trẻ em (7-12)
Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Khải Định
280.000
55.000
Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Tự Đức – lăng Khải Định
360.000
70.000
Bạch Mã
40.000
 20.000

06/06/2016

60 giây với 1 chiếc thìa, bạn sẽ biết được nội tạng của mình có bị nhiễm độc hay không?

Dùng 1 chiếc thìa đặt lên mặt lưỡi, đợi 60 giây và quan sát sự biến đổi về màu sắc của thìa để từ đó chẩn đoán đúng bệnh của mình. Đó là cách kiểm tra sức khỏe nội tạng ngay tại nhà rất đơn giản và chuẩn xác.
Hệ tiêu hóa là cơ quan trực tiếp thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bẩn từ thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như môi trường sống xung quanh chúng ta.
Để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa, thay vì phải mất thời gian và tiền bạc đến bệnh viện thì giờ đây mọi người có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh thông qua một phương pháp đơn giản, thực hiện ngay tại nhà mình.
Trước tiên, các bạn cần chuẩn bị một chiếc thìa bằng nhôm hoặc inox sạch. Sau khi ăn uống xong, các bạn súc miệng rồi tiếp tục thao tác:
Các bước chuẩn bị cho việc khám bệnh tại nhà
Bước 1: Đặt 1 chiếc thìa lên mặt lưỡi sao cho nước bọt bám vào thìa.
Bước 2: Bọc thìa vào túi nylon.
Bước 3: Đặt thìa ngay dưới bóng đèn sáng và đợi 60 giây.
Quan sát, chúng ta sẽ nhận thấy sự thay đổi và có kết luận như sau:
Nếu nước bọt trên thìa chuyên qua màu tím thì khả năng bạn bị cholesterol cao, tuần hoàn kém. Nếu chuyển qua màu cam, bạn có dấu hiệu bị bệnh thận hoặc viêm thận. Nếu chuyển qua màu trắng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu chuyển sang màu vàng, bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Nếu chuyển sang màu vàng nhạt, vàng be thì bạn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Còn nước bọt trên thìa không đổi màu và không có mùi lạ thì xin được chúc mừng bạn vì các cơ quan nội tạng của bạn đang ở mức an toàn.
Quan sát sự biến đổi màu sắc của nước bọt trên thìa
Kết quả này được đưa ra dựa trên sự phản ứng giữa các chất trong nước bọt với kim loại sẽ tạo ra sự thay đổi màu sắc.  Với tính chính xác cao, phương pháp này đã được các thầy thuốc y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để khám và chữa bệnh.
Hiện nay, các chuyên gia của trường Đại học Missouri cũng đang áp dụng phương pháp này để sáng tạo ra những phần mềm chẩn đoán bệnh hiệu quả.
------------------------

04/06/2016

Nguồn gốc Chú Đại bi

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe” cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.
Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.
Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.
Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…


03/06/2016

Mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng thế nào từ 1/8

 Phần lớn lỗi vi phạm phổ biến với ôtô sẽ tăng mức phạt từ 2 đến 4 triệu đồng, kéo dài thời gian tước giấy phép lái xe so với quy định hiện hành.

Mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng thế nào từ 1/8
Tiến Thành - Bá Đô

Học sinh thời chiến ở miền Bắc.

Chỉ còn những người thế hệ 50, 60 mới biết và nhớ được những hình ảnh này nhỉ ?
(các bạn click vào ảnh để xem cho rõ)
Những bức ảnh học sinh đội mũ rơm đi học nằm trong triển lãm Trẻ em thời chiến được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ ngày 1 đến 5/6. Mũ rơm đi học là phong trào của học sinh miền Bắc, ra đời trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Học sinh, trẻ em đến trường, ra ngoài lao động đều đội mũ rơm tránh bom, đặc biệt là bom bi rất nguy hiểm. Thời kỳ chiến tranh phá hoại, Hải Phòng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bom đạn. Các lớp học ở An Hải (huyện cũ) đều có trần lợp rơm khá dày.
Lớp học ở sân đình, bàn ghế đơn sơ, có thêm mũ rơm và chiếc túi cứu thương làm bạn với học trò.
Học sinh trường cấp 2 Hữu Loan (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập đan mũ rơm. Những sợi rơm bện chặt lại có thể hạn chế được sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi.
Học sinh trường cấp 1 Minh Phương (Việt Trì) đội mũ rơm cho nhau. Chiếc mũ đi vào bài thơ Chào xuân 67 của nhà thơ Tố Hữu: Chào các em, những đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài/ Chuyện thần kỳ dân tộc ta là vậy...
Hành trang đến trường của tuổi thơ thời chiến ngoài sách vở còn có mũ rơm, cáng cứu thương, xẻng, cuốc để đào hầm.
Học cách sơ cứu vết thương sau giờ học.
Chiếc mũ rơm cũng không rời khi học sinh tự làm bánh mì.
Học sinh đào hầm cá nhân ở khắp nơi để có thể trú ẩn bất cứ lúc nào có báo động.
Hai nữ sinh ôn bài bên hầm trú ẩn.  Độc giả Nguyễn Thanh Minh chia sẻ: "Không thể quên những tháng năm tuổi thơ đã trải qua, hồn nhiên đến trường với mũ rơm trên đầu, mặc cho tiếng rít của máy bay phản lực, tiếng bom rền, tiếng súng cao xạ của bộ đội ta, từng tràng đạn đỏ lừ nối đuôi nhau phóng lên trời tạo thành một lưới lửa vây máy bay Mỹ, tiếng vo vo của mảnh đạn phòng không rơi xuống như tiếng bay của đàn ong. Rồi hò reo, chạy theo các chú bộ đội đi bắt phi công Mỹ bị bắn rơi nhảy dù dù bị người lớn cấm. Rồi trải qua những năm tháng gian khổ chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới. Để rồi sau này vẫn ngẩng cao đầu vào đại học. Chúng tôi tự hào là thế hệ 6X".
Sau này, mũ rơm còn là quà của GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng cho thầy trò trường THCS Nam Từ Liêmtrong lễ khai giảng năm học mới.