05/09/2021

Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm




Có câu nói rằng, “buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác nào ăn thạch tín”. Mặc dù câu chữ hơi khoa trương phóng đại một chút, nhưng không phải là không có lý.

Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh.

Bởi vì gừng có tính nóng, ăn buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trái lại ăn ban đêm sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, tổn hại đường tiêu hóa. Thật ra cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm, nhờ vậy thụ ích được 7 điều sau.

1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương

Nói về khí của trời đất, ban ngày mặt trời mọc, dương khí thịnh, âm khí suy, ban đêm mặt trời lặn, âm khí thịnh, dương khí suy. Cơ thể người chúng ta cũng vận hành theo quy luật tương tự.

Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.

Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Không bị cảm lạnh

Gừng – khắc tinh của cảm lạnh

Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.

3. Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.

4. Phòng sỏi mật

Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

5. Phòng chống bệnh tim mạch

Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.

6. Chống nhiễm khuẩn

Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.

Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

7. Chống lão hóa

Sáng sớm ăn 3 miếng gừng, hơn uống nước sâm”. Thành phần cay nồng của gừng là gingerol sau khi qua tiêu hóa hấp thu vào cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa sự hình thành các chấm đồi mồi, do vậy dùng gừng có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ.

Cách ngậm gừng buổi sáng sớm

Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.

Chúc các bạn sức khỏe.

Thân ái

 


29/08/2021

CAO BỒI GIÀ HÀ NỘI

 

Chả tìm được ảnh nào thích hợp, thôi thì lôi ảnh lão già Hàng Bạc này ra làm minh họa vậy

Nếu tin theo lời của một vài du khách có vội vàng khi nặng lòng mến yêu thủ đô thì ở Hà Nội ấn tượng hình như đáng kể nhất, đơn giản nhất vẫn là “mái ngói thơm nâu” hay “cây bàng lá đỏ”.

Tất nhiên các “tua rít gia” còn kể lể nhiều thứ nữa. Này là sương loang hồ Tây, nào là thu vàng ngõ nhỏ. Rồi thì công phu ẩm thực, rồi thì kỹ tính thú chơi. Hà Nội đương nhiên đã và sẽ đầy đủ những thứ đó, nhưng cũng giống như một phức tạp tuyệt đại mỹ nhân hay một thâm trầm kiệt hiệt anh hùng, cái vượt thoát khỏi sự hay dở làm người ta tâm phục khẩu phục nửa kính nửa nhường lại hoàn toàn không nằm ở chuyện múa may son phấn.

Người có cốt cách Hồ Nội mang một phong độ rất riêng, nó là bản năng phố phường có được từ “chất:

Những năm còn bao cấp sắp sửa manh nha sang đổi mới, dân chợ Giời rất hay dùng chữ “chất” khi phải mặc định một giá trị gì. Ví như cái quần bò này “chất” nhỉ, Lìvai Mỹ hay Kinngiô Thái. Hoặc siêu hình Xếchxi hơn, con bé ấy cực “chất”.

Vì thế chỉ cần nghe một vài ngữ điệu giao tiếp người ở Hà Nội sành sỏi biết ngay người đối thoại thuộc loại nào. “Chất chơi” hay “chất quê.” Thậm chí còn định vị đúng anh/chị ta đang sống ở phố cổ hay ở rìa cửa ô. Những cao thủ khinh bạc ngửi, rồi lọc lõi phán xét chính xác được về “chất” thường là những đàn ông có tuổi ngoài năm mươi trở lên mà giới vỉa hè trân trọng gọi cũng như bọn họ trịnh thượng tự nhận là cao bồi già Hà Nội.

Đó là những ngoại hình trung niên, rất khó đoán tuổi đã ngoài sáu mươi hay ngoài bảy mươi. Quần áo phẳng phiu hàng hiệu, hoặc là kiểu “đờ mi xe dông” (quần kaki áo vest), hoặc một bộ đũi sáng sang trọng đĩ tính bật nổi ra khỏi cái hồi khó khăn khi đồ cotton chưa lên ngôi. Bọn họ thích đi bộ, có lẽ cũng vì già, nhiều tay phô phang thì tay cầm batoong, mồm ngậm tẩu, đầu đôi “phớt” dạ và dưới thắt lưng da nâu có thấp thoáng một sợi dây xích sáng trắng từ cái đồng hồ quả quýt nắp bạc.

Bọn họ ăn sáng ở linh tinh các quán, các hàng rong, nơi những ông chủ bà chủ nổi tiếng nấu ngon cùng tài nhớ mặt khách, rồi khệnh khạng đi tới một hàng cà phê quen. Có điều, tất cả những hàng này, bắt buộc những hàng này phải trong bán kính một, hai ki-lô-mét quanh hồ Hoàn Kiềm.

Lờ mờ trong khói thuốc thơm câu chuyện của bọn họ khá tục, không phải vì bọn họ hay đệm mà do các chất trải nghiệm kẻ chợ cay đắng kiêu bạc đến mức tàn nhẫn. Phần nữa là bọn họ thường bỏ học dở dang, bởi người đã đúng là kẻ chợ thì tuy khát khao tôn trọng yêu trí thức nhưng hoàn toàn lại lười ngại để trở thành trí thức.

Do hầu hết xuất thân ở những gia đình dư giả có truyền thống buôn bán nên cho dù gia đình đang lụi bại xập xệ tất thẩy bọn họ đều ham chơi. Cái hỗn danh “mải chơi” không hẳn chỉ dành cho một người và xung quanh “hỗn danh” này có không biết bao nhiêu truyền kỳ phảng phất hoang đường.

Có một đôi ngoại tình yêu nhau không còn trẻ lắm đến chơi nhà một tay cao bồi già. Hồi ấy Hà Nội chưa có nhà nghỉ. Tay cao bồi ở trong một biệt thự cũ đang nhếch nhác chia năm xẻ bẩy nhưng vẫn có phòng riêng. Cặp tình nhân đưa ít tiền cho tay cao bồi đi mua đồ ăn trưa. Sau khi cẩn thận khóa cửa (phần lớn cao bồi thường ghét và khinh hàng xóm), tay này đi ra chợ Hàng Bè thì gặp đám bạn ngẫu hứng rủ đi Sài Gòn. Anh ta nhận lời ngay, lên tầu Thống Nhất đi luôn một tháng. Khỏi cần phải kể nỗi khổ kinh hoàng của đôi tình nhân bị nhốt kia trong suốt tháng ấy. Tuy mải chơi nhưng không hiểu sao các ông cao bồi toàn đẻ ra con cái (cả trong và ngoài giá thú) luôn luôn thành đạt. Ở Hà Nội hôm nay, đám con cái ấy đều phát tài thành cự phú. Bọn chúng đồng thanh bảo đấy là nhờ hấp thụ được cái sắc sảo lăn lộn tinh quái của người cha. Thảng trong đám đó có đứa phát phúc học hành, đàng hoàng làm giáo sư làm tiến sĩ.

Do bản chất tài hoa, đám cao bồi hầu hết tinh tế ham thích âm nhạc văn thơ hội họa. Thơ bọn họ chua chát trắng trợn hiểu người nên mặt lạ lắm.

Không vênh vang mặt giai không sợ.

Không giáo giở lòng gái không thương.

Đây là hai câu vào loại nhẹ nhất trong bài thơ có nhan đề “Đời có ra chi mà đ… chửi” của một chân chính cao bồi ngoài bát thập. Và cũng chính từ họ, đám trẻ của Hà Nội nghìn năm văn hiến mới hiểu được câu thành ngữ khét tiếng “Gái Hàng Khoai, trai Hàng Lược.” Vì thế, cao bồi già thường nhìn các nhà “Hà Nội học” bằng cái nhìn “đểu”. Với họ, những nhà đấy ngoài việc thuộc tên phố thì còn lại chẳng biết cái quái gì.

Ngày nay, lớp cao bồi già đang dần dần tự tuyệt tự. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng bọn họ xứng đáng được ghi vào sách đỏ để bảo vệ giữ gìn như một loài khác lạ quý hiếm. Bởi không có họ, cũng như không có kẻ cắp chợ Đồng Xuân hoặc “phe phẩy” chợ Giời, Hà Nội sẽ vĩnh viễn mất đi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng.

Mà nhố nhăng là một đặc tính làm nên một đô thị lớn, Vũ Trọng Phụng chuyên viết về cao bồi gốc Hà Nội đã bảo vậy.

 

Thêm cái ảnh này nữa cho nó thêm đủ phong phú

25/08/2021

Hai tháp nước cổ Hà Nội – Anh em sinh đôi

 

Bài và ảnh : Nguyen Huu Bao

(Xưa)

Tháp nước Đồn Thủy (Số 8 phố Đinh Công Tráng)




Không ít người Hà Nội, đặc biệt là các bạn trẻ mỗi lần đi qua ngã sáu đầu vườn hoa Vạn Xuân (vườn hoa Hàng Đậu), không biết là “cái gì đây” khi thấy một khối hình trụ có chóp nón được xây bằng đá xanh trông hao hao một cái tháp của lâu đài châu Âu thời trung cổ. Chẳng biết có tự bao giờ, nhưng khi còn bé cách đây hơn nửa thế kỉ tôi đã được biết đó là cái đài nước.

Nhân một lần đến Xí nghiệp Kinh doanh Nước Sạch quận Hoàn Kiếm ở số 8 phố Đinh Công Tráng để kí hợp đồng nước, tôi giật mình vì ở đó cũng có một đài nước giống hệt như ở Hàng Đậu, cả về tỉ lệ lẫn hình hài kiến trúc. Trí tò mò lần tìm dĩ vãng trong tôi trỗi dậy. Thế là một công đôi việc, từ tư cách khách hàng tôi chuyển sang tư cách nhà báo, và thật may mắn được ông Nguyễn Trí Khoa (người Hà Nội gốc), Phó Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội, cung cấp tiểu sử hai ngôi tháp nước cổ này.

Những năm từ 1894 trở về trước, nước sinh hoạt của Hà Nội lấy từ nguồn sông, hồ, ao được đánh phèn. Khu phố cổ sử dụng nước giếng (ngày nay vẫn còn một số giếng từ thời đó và vẫn được sử dụng). Để tránh dịch bệnh từ nguồn nước đã từng xảy ra trước đó ở Hà Nội, nơi có khoảng 12 nghìn quân sĩ Pháp đang đồn trú, trong qui hoạch xây dựng hạ tầng đô thị, người Pháp ưu tiên công trình nước sạch và thành lập một Ủy ban đặc biệt để khảo sát các nguồn nước. Hai địa điểm được chọn làm nhà máy Nước đầu tiên là :

- Yên Phụ, cung cấp nước sạch cho quân sĩ trong thành và khu phố cổ.

- Đồn Thủy cung cấp nước sạch cho khu Nhượng địa (phần đất triều đình nhà Nguyễn cắt dành cho thực dân Pháp), nhà thương Đồn Thủy (Bệnh viện 108 ngày nay) và khu phố Tây.

Joseph Bédat (1857 - 1927), một nhà thầu lớn đã trúng thầu xây dựng cả nhà máy lẫn đài nước.

Cả hai đài nước đó được xây dựng vào năm 1894. Trước đó Pháp quyết định phá thành Hà Nội để xây tổng hành dinh. Cô Tư Hồng, một “me Tây” trúng thầu phá dỡ. Những vật liệu như đá xanh, gạch vồ tháo dỡ từ thành Hà Nội được tái sử dụng xây nhiều công trình khác như tường bao Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các công sở, biệt thự, ... trong đó có :

- Tháp nước Hàng Đậu, người Pháp hay gọi là Đài Đầu (Réservoir de tête) trực thuộc Nhà máy nước Yên Phụ vì ở đầu thành phố.

- Tháp nước Đồn Thủy - người Pháp gọi là Đài Cuối (Réservoir de queue) trực thuộc Nhà máy nước Đồn Thủy, vì ở cuối thành phố.

Cả hai tháp tường đá đều cao 21,30 m (kể cả chóp nón là 25 m), đường kính 19 m. Dưới chân đài có cổng ra vào kết cấu vòm.

Lần đầu tiên tôi được bước chân qua cổng tháp nước Hàng Đậu vào bên trong. Định thần một lúc để làm quen với không gian vừa âm u, rờn rợn vừa kì ảo.

Các đường nét kiến trúc và kết cấu dần dần hiện ra nhờ ánh sáng từ các cửa sổ nhỏ trên cao. Một trụ xây bằng đá xanh nữa bên trong cách trụ ngoài khoảng 2,5 m, được giằng với trụ ngoài bằng những bức tường đá có các cửa vòm để có thể đi vòng quanh đài cộng với những thanh thép giằng nối hai trụ để đỡ đáy bể nước trên cao có sức chứa 1250 m3, nước được bơm lên từ nhà máy nước. Một ống trụ bằng thép dày đường kính khoảng 40 cm thông nước từ đáy bể xuống chân đài để từ đó tỏa đi các nơi.

Khu phố cổ thời đó chưa có ống dẫn nước vào các nhà riêng nên nước sạch chỉ tới các vòi nước công cộng được đúc bằng gang phân bổ theo cụm dân cư, sau này mới dẫn vào từng nhà, lắp công-tơ để tính tiền. Nhà cổ Hà Nội thời đó chủ yếu là 1 - 2 tầng, hãn hữu có nhà 3 tầng, do đó nước chảy từ đài cao xuống tạo áp lực cơ học đẩy nước lên tầng, không cần máy bơm như bây giờ.

Nay hai tháp nước cổ Hà Nội không còn được sử dụng nữa vì không phù hợp với nhu cầu hiện tại. Chức năng tháp nước Hàng Đậu nay như một “bùng binh” phân luồng giao thông tại ngã sáu đó. Nhưng có thể nói nó là bước đột phá trong qui hoạch văn minh đô thị.

Những công trình xây dựng thời kì Pháp thuộc, trong đó có hai tháp nước cổ nói trên như một dấu ấn lịch sử phát triển đô thị hiện đại. Phải quan niệm đó là một phần di sản vật thể của Hà Nội cần được bảo tồn.

(Đã đăng trên tạp chí Heritage)

 

18/08/2021

Cứu người bị đột quị bằng nắm lá ớt.


Người đang tự nhiên bị ngã xuống đất. Đó là bị đột quỵ,

Người nhà thật bình tĩnh để cho bệnh nhân nằm yên tại chỗ, không được đụng vào người nạn nhân.

Người nhà ra vườn hái một nắm lá ớt giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, từ 15-30 phút là bệnh nhân sẽ tỉnh táo trở lại bình thường. Nếu không làm được điều này. Nhiều người sẽ bị tàn tật suốt đời.

       Khi gặp người bị đột quỵ không nên lay người ta, hoặc là cạo gió. làm như vậy sẽ bị vỡ hồng cầu. Làm vỡ mạch máu não. không nên di chuyển nạn nhân, mà phải cứu giúp người ngay. Bằng cách cho uống nước lá ớt. nếu đưa đến bệnh viện, bác sĩ cứu kịp thời, bệnh nhân vẫn bị tàn tật suốt đời. Đó là đột quỵ, tai biến mạch máu não. 

Ngoài ra lá ớt còn chữa sốt virus. (có nơi gọi là sốt rét) cũng lấy nắm lá ớt, dã nát lọc lấy nước, pha thêm chút nước lọc bỏ vài hạt muối trắng vào rồi uống hết, chỉ sau 3h đảm bảo cơn sốt hết liền, cũng có người sau 5h mới hết

Quả ớt còn chữa rắn rết cắn dã ớt bôi thẳng vào vết cắn rồi ta rô lại.

 


45 BÀI THUỐC QUÝ TỪ ĐU ĐỦ

      Xưa Trung Quốc có câu dân Việt Nam chết trên đống thuốc mà không biết. Mọi người lưu lại khi cần nha.

1.Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào, chịu khó ăn vào, sỏi nào củng hết .

2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong, nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi .

3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ .

4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân .

5. Cọng lá Đu đủ , sắc trị ung thư ,họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng ,thêm nắm lá hẹ ,cho chứng tiền liệt ,dùng dài tháng liền ,còn tiền hết bệnh ...

6. Chữa di, mộng, hoạt tinh.Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.

8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.

9. Chữa tan Đờm : Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.

10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon

11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.

12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).

13. Chữa Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương 15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.

14. Chữa sỏi thận: Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên lọc cặn bả nước uống hằng ngày

15. Chữa Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp mổi ngày liên tục sẻ hiệu quả

16. Chữa ít sửa ..Sau khi sanh ăn canh đu đủ hầm giò heo thường , sẻ lợi sửa

17. Chữa Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

18. Chữa Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.

19. Chữa Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

20. Chữa Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.

21. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

22. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

23. Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.

24. Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.

25. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.

26. Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.

27. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

28. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

29. Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

30. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. Ăn thường xuyên sẻ khỏi ..

31. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống

32. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...

33. Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...( liều lượng hỏi mua rễ đu đủ nhà thuốc nam họ sẻ chỉ dẩn cặn kẻ )

34. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày

35. Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...

36. Chữa cá đuối cắn. Rễ đu đủ đực tươi 30g , Muối ăn 4g.Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn ( kinh nghiệm nguời miền Nam).

37. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.

38. Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần

39. Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

40. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.

42. Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.

43. Chữa rắn cắn . Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt, tất cả giã nhỏ cho nước vào trộn đều gạn nước cho người bị rắn cắn uống. (Lưu ý chỉ sử dụng kết hợp hay đơn độc khi điều kiện của y tế không có, vì có những loại rắn cực độc có thể tử vong ngay chưa kịp đưa đến cấp cứu , trị liệu).

44. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

45. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ hay dầu ôliu với nước đu đủ, bôi lên vết lỡ loét.

''CHIA SẺ'' là cứu được nhiều người đang mắc bệnh.