26/07/2022

10 trong số nhiều đội đặc nhiệm giỏi nhất TG

 st trên net


Trong thế giới hiện đại, có lẽ, không có một tổ chức nào có thể khiến chúng ta tò mò và tưởng tượng “đủ các thể loại” ngoài quân đội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sở hữu ít nhất một lực lượng đặc biệt để đảm nhận chuỗi nhiệm vụ đặc thù với quá trình tuyển chọn và đào tạo hết sức nghiêm ngặt. Khá nhiều trong số đó các tài liệu đều được đăng tải công khai nhưng cũng không ít tổ chức mà đến nay mọi thông tin về sự tồn tại cũng như hoạt động vẫn còn bí ẩn.

Một điểm chung đó là các thành viên trong những tổ chức quân đội đặc biệt thường có cuộc sống vô cùng bí mật và gần như mọi nhiệm vụ họ đảm nhận đều rất khó khăn, thậm chí có thể nói là không thể hoàn thành nếu giao cho các đơn vị thông thường. Một câu hỏi đặt ra là vậy tổ chức nào mạnh nhất? Rất khó nói! Bởi vì mỗi tổ chức được thành lập trong bối cảnh và có trách nhiệm không hoàn toàn giống nhau, có thể là tiêu diệt khủng bố, giải cứu con tin hay các nhiệm vụ bí mật khác.

Dưới đây là danh sách gồm 10 tổ chức quân đội đặc biệt hàng đầu trên thế giới. Con số này có thể không dừng lại ở đây hoặc thậm chí, những lực lượng “tử thần” hơn không được đưa vào danh sách vì thông tin mình thu thập chưa đầy đủ.

1. Nhóm can thiệp Hiến binh quốc gia GIGN (Pháp)


GIGN là viết tắt của National Gendarmerie Intervention Group – Nhóm can thiệp Hiến binh quốc gia Pháp, đóng quân tại Satory, gần Paris và là đơn vị đặc nhiệm chuyên trách chống khủng bố chính của Pháp. GIGN được thành lập năm 1974 sau vụ giết hại các vận động viên Israel tại Olympic Munich 1972 và vụ 11 người bị bắt làm con tin tại toà đại sứ Arập Saudi ở Paris. Ban đầu chỉ từ 15 người, GIGN đã dần phát triển trở thành một trong những đơn vị chống khủng bố thành công nhất thế giới. Về cơ bản, nhiệm vụ chính của GIGN là ngăn chặn, tiêu diệt các phần tử khủng bố, giải cứu con tin, chống bạo động và một số nhiệm vụ chiến đấu có tính chất nguy hiểm cao.

Hiến binh là một lực lượng “lai” giữa quân đội và cảnh sát. Mặc dù thuộc Bộ Quốc Phòng nhưng vai trò của hiến binh có nhiều nét tương đồng với cảnh sát. Chính điều này khiến GIGN có nhiều quyền hạn mà một đơn vị quân đội thông thường không có được, chẳng hạn như quyền bắt giữ nghi phạm bên trong nước Pháp. Ngoài ra, GIGN có thể vừa hoạt động như một đơn vị quân đội khi tham gia các chiến dịch chống khủng bố vừa có thể đóng vai trò như một đơn vị cảnh sát khi tham gia các hoạt động chống tội phạm.

Ban đầu, quy mô của GIGN giới hạn nhưng vụ bắt cóc hơn 1.000 con tin tại trường học ở Beslan và nỗ lực giải cứu sau đó thất bại khiến gần 400 con tin thiệt mạng đã khiến tổ chức này nhận ra cần phải có sự chuẩn bị cho những chiến dịch giải cứu con tin nghiêm trọng hơn. Do vậy từ năm 2007, đơn vị này đã được tái cấu trúc để tăng quy mô và đến nay đã tăng lên hơn 400 người.

Kỹ năng được huấn luyện:

·      Sử dụng vũ khí

·      Bắn súng và bắn tỉa

·      Khóa đào tạo nhảy dù, như nhảy HALO và HAHO, sử dụng dù lượn và tiến quân bằng trực thăng.

·      Chiến đấu dưới nước, lặn và tấn công các con tàu.

·      Kỹ thuật cận chiến, xáp lá cà.

·      Trinh sát nằm vùng và theo dõi (hỗ trợ trong việc điều tra các vụ án)

·      Các kỹ thuật xâm nhập và trốn thoát

·      Phá, gỡ bom mìn (Explosive Ordinance Disposal - EOD) và xử lý các thiết bị NRBC.

·      Sống sót và chiến đấu trong môi trường nhiệt đới, hàn đới, núi và sa mạc.

·         Kỹ năng giao tiếp, như là đàm phán.

Theo thông tin được công bố, vũ khí của GIGN rất hiện đại, bao gồm súng trường tấn công HK-416, Vepr-12, súng ngắn Glock-17, MR-73, SIG Pro SP 2022, tiểu liên FN-P90, MP5…. và các trang bị như áo, mũ chống đạn, thiết bị hỗ trợ khi di chuyển vào ban đêm và nhiều phương tiện hỗ trợ khác.

ABC News từng bình chọn GIGN là một trong 10 đội đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới và Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) cũng từng chọn GIGN làm đơn vị đào tạo chống khủng bố trên máy bay cho các quốc gia thành viên.

 

2. Đội đặc nhiệm SSG (Pakistan)

SSG (Special Services Group) là lực lượng đặc nhiệm của quân đội Pakistan được thành lập vào năm 1956, được xây dựng dựa trên mô hình của đội đặc Mỹ và lực lượng biệt kích của Anh SAS. Trong 4 sĩ quan ưu tú ứng tuyển thì chỉ có 1 người xuất sắc nhất được lựa chọn để tham gia khóa huấn luyện kéo dài trong 9 tháng với rất nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như các bài học thực hành và lý thuyết về chiến thuật, kỹ năng chiến đấu tay không, sử dụng vũ khí, nhảy dù, thể lực diễn ra trong rừng sâu, sa mạc, rừng nhiệt đới hay đầm lầy.

Mới đây nhất, SGG đã giải cứu thành công các con tin trong vụ tấn công vào Học viện cảnh sát Lahore và trụ sở Quân đội Pakistan.

 


3. Lực lượng đặc nhiệm Sayeret Matkal (Israel)

Sayeret Matkal là lực lượng đặc nhiệm của Israel, tập trung vào các hoạt động trinh sát, chống khủng bố và giải cứu con tin bên ngoài đất nước này. Sayeret Matkal được thành lập vào năm 1957 nhằm lấp đầy những khoảng trống còn thiếu hụt trong quân đội Israel và các thành viên được lựa chọn từ những ứng viên có đặc điểm thể chất cũng như trí tuệ xuất sắc nhất. Các ứng viên này sẽ trải qua 18 tháng tập luyện bao gồm trường đào tạo bộ binh cơ bản, học nhảy dù, huấn luyện chống khủng bố và các hoạt động trinh sát liên quan.

 Đặc nhiệm Sayeret Matkal bắt đầu tham gia các nhiệm vụ đầu tiên vào năm 1960 nhưng phải đến vụ giải cứu con tin trên chuyến bay số hiệu 139 của Pháp tại sân bay Entebbe, Uganda năm 1976 thì thế giới thực sự mới được biết đến danh tiếng của tổ chức này. Theo đó, thành viên lực lượng đặc nhiệm Sayeret Matkal đã tổ chức tấn công tiêu diệt các phần tử khủng bố đang bắt giữ chiếc máy bay của Pháp cùng với toàn bộ hành khách. Vụ giải cứu diễn ra thành công và 6 không tặc đã bị tiêu diệt.

 


4. Đội đặc nhiệm EKO-Cobra (Áo)

Đội đặc nhiệm EKO-Cobra (Einsatzkommando Cobra) được thành lập với nhiệm vụ chính là chống khủng bố sau khi một cuộc tấn công vào các vận động viên Israel diễn ra tại sân vận động Munich Olympics vào năm 1972. Tổ chức này bao gồm 450 thành viên được tuyển chọn từ danh sách các sĩ quan xuất sắc nhất của lực lượng cảnh sát liên bang Áo. Tương tự như các đội đặc nhiệm khác, đặc nhiệm EKO-Cobra cũng trải qua rất nhiều tháng huấn luyện cả lý thuyết và thực hành bao gồm thiện xạ, khả năng ngôn ngữ, chiến đấu tay không hay chiến thuật.

Hiện nay, EKO-Cobra có nhiều cơ sở hoạt động tại các thành phố lớn của Áo như Graz, Linz, Innsbruck, Klagenfurt, Salzburg và Feldkirch.

 

5. Biệt đội Delta Force (USA)

Delta Force, tên đầy đủ là The First Special Forces Operational Detachment-Delta (Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1) chịu trách nhiệm thực hiện các vụ giải cứu con tin, trinh sát, tấn công, chiến dịch chống khủng bố và một số hoạt động chiến đấu trực tiếp khác. Delta Force được thành lập vào năm 1977 sau khi mối lo ngại về các lực lượng khủng bố siêu mạnh tăng lên.

Các ứng viên muốn trở thành thành viên của Delta Force phải là nam giới 21 tuổi trở lên, đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra năng khiếu và quân hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, những ứng viên tiềm năng sẽ trải qua một loạt bài test khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần với mục tiêu làm lộ điểm yếu. Trung bình cứ 10 người thì chỉ có 1 người may mắn được lựa chọn để tham gia một khóa huấn luyện dài 6 tháng.

 

6. Lực lượng đặc nhiệm JTF2 – Canada

JTF2 (Joint Task Force 2) được thành lập vào năm 1993 và từ sau vụ khủng bố kinh hoàng diễn ra vào ngày 11/09/2011 thì JTF2 đã được mở rộng quy mô với hàng trăm thành viên, tập trung vào các nhiệm vụ đặc biệt cũng như hoạt động chống khủng bố.

TF2 từng tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng này cũng từng trải qua nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq và tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động cùng với các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL và sự tồn tại của JTF2 bí ẩn tới mức mà Bộ trưởng Canada khi đó cũng không hề biết tới sự liên quan của quân đội nước mình trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

 

7. Biệt đội Alpha (Nga)

Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.

Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, một nhóm các thành viên của biệt đội này đã được cử đến Beirut – thủ đô của Lebanon để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.

Mặc dù Liên Xô tan rã nhưng biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết các hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường Beslan năm 2004.

 

8. Biệt đội Shayetet 13 (Israel)

Shayete 13 là tổ chức hải quân đặc biệt của Israel được thành lập vào năm 1948, tham gia vào hấu hết các hoạt động quân đội ở đất nước này như giải cứu con tin, chống khủng bố, thu thập tin tức, tình báo. Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.

 

9. Biệt đội SEAL – Mỹ

SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ, hoạt động cả trên biển (Sea), trên bộ (Land) và trên không (Air). Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden (thủ lĩnh của nhóm khủng bố Al Qaeda) ngày 02/05/2011.

Để đăng ký gia nhập SEAL, bạn phải là nam công dân Mỹ, từng phục vụ hoặc có “suất” trong Hải Quân Hoa Kỳ. Ngoài sức khỏe là yếu tố tiên quyết khi muốn trở thành quân nhân, những ai muốn đăng ký SEAL phải tốt nghiệp trung học với điểm tối thiểu là 220 ASVAB, thành thạo tất cả các yếu tố của ngôn ngữ tiếng Anh. Độ tuổi để đăng ký gia nhập SEAL là từ 17 (phải có sự đồng ý của bố mẹ) cho đến 30.

Nếu muốn trở thành thành viên của SEAL, bạn phải bơi được 500 yard (khoảng 460m) trong vòng dưới 12 phút 30 giây (tốt nhất là dưới 10 phút), chống đẩy 42 lần trong 2 phút (tốt nhất là trên 79 lần), 50 (tốt nhất là 79) lần đứng lên ngồi xuống trong 2 phút, chạy 2,4 km trong 11 phút 30s (tốt nhất là dưới 10 phút 20s). Tất cả đều phải đạt “tốt nhất”, đơn giản là bởi vì SEAL chỉ nhận một lượng học viên giới hạn trong mỗi lần tuyển chọn nên bạn cần phải đảm bảo được mức “tốt nhất là” nếu muốn mình có khả năng vượt qua.

Hiện tại, biệt đội SEAL có khoảng 2.500 thành viên trải dài trên mọi mặt trận của Mỹ trên thế giới. Để thuận lợi cho việc quản lý, Mỹ phân loại các SEAL bằng các số từ 1 đến 5 và 7 đến 9. Không có sự xuất hiện của số 6 vì đây được coi là đơn vị tinh nhuệ và bí ẩn nhất của lực lượng SEAL hiện nay. Biệt đội 6 bí ẩn đến mức mà Tạp chí New York Times từng đánh giá “SEAL Team 6 (ST6) như là “Jedi Knight” của nước Mỹ, là tinh hoa của những tinh hoa, là lực lượng “All Star” đúng nghĩa. ST6 luôn được giao những nghiệm vụ thuộc dạng “bất khả thi”. Họ là những “X Men”, “Superman” trong đời thực”.

 

10. Đặc nhiệm không quân SAS – Anh



SAS (Special Air Service) là lực lượng đặc nhiệm không quân Anh được thành lập năm 1941 và được xem là lực lượng đặc nhiệm chuẩn mực trên thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.

Để được trở thành thành viên của SAS, bạn phải đảm bảo điều kiện có thể bơi liên tục 2 dặm trong vòng 1,5 giờ, chạy 4 dặm trong vòng 30 phút; sau đó, tiếp tục vào trong rừng sâu để tham gia khóa học sinh tồn, rèn luyện kỹ năng định hướng và làm đủ mọi thứ miễn sao bạn có thể sống sót ra khỏi đó. Mặc dù chỉ là những bài thực hành mang tính chất kiểm tra khả năng của ứng viên nhưng mức độ thử thách lại vô cùng khốc liệt.

Trung bình, mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.

25/07/2022

Sai Gon nhung nam 1969 - 1970

  st trên net - 5/4/2014.

 Loạt ảnh đầy cảm xúc do nhiếp ảnh gia Mỹ Michael Burr chụp ở Sài Gòn năm 1969-1970, khi ông làm giáo viên dạy tiếng Anh cho không lực VNCH.
Pa-nô quảng cáo kem đánh răng Hynos - một thương hiệu nổi tiếng Sài Gòn trước 1975. Ảnh: Michael Burr.
Những thiếu nữ áo dài trên phố.
Taxi Sài Gòn.
Giấc ngủ trên xe ba gác.
Những người hát rong.
Trẻ em Sài Gòn.
Gánh hàng cam bên lề phố.
Trong một hiệu thuốc của người Hoa.
Quà vặt Sài Gòn.
Một tiệm sửa xe.
Một góc phố sinh động.

TU HÀNH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?

 st trên net.


Có người hỏi vị Tăng sĩ:

– “Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành, cuối cùng đạt được cái gì?”

Vị Tăng trả lời:

– “Cái gì cũng không đạt được”.

Người này lại hỏi:

– “Vậy ngài còn tu hành làm gì?”

Vị Tăng sĩ mỉm cười nói:

Vậy để tôi nói với cậu những thứ tôi mất đi.

Tôi từ từ mất đi tâm oán hận, ỷ lại, hẹp hòi, xoi mói, chỉ trích bi quan và cầu vọng.

Mất đi sự nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, mất đi hết thảy những thứ vô tri, can nhiễu và chướng ngại.

Chân lý của tu hành không phải vì muốn đạt được mà chính là phải vứt bỏ đi hết thảy những ích kỷ, chấp chước, quan niệm bất thiện bao đời hình thành”.

Mục đích của sự tu không phải để đạt được, mà là buông bỏ !

23/07/2022

NGƯỜI HÀ NỘI KHÓ LÀM QUAN.

 


Sau Chủ Tịch Trần Duy Hưng là người Hà Nội làm người đứng đầu Hà Nội thì hầu như toàn người các tỉnh khác về lãnh đạo Thủ Đô.

Bạn bè các tỉnh bảo BH là : Dân HN kém tắm thế.

Sau gần 70 năm sinh ra và sống ở Hà Nội tôi xin khẳng định người HN không kém đâu. Người Hà Nội không phù hợp với chốn quan trường thì đúng hơn…

****”””******

Người Hà Nội…

chẳng vội đã quen.

Gặp cấp trên…

không hề khúm núm.

Với cấp dưới, hoà đồng đàn đúm.

Cuộc sống này, biết được bao lâu.


Người Hà Nội…

Chẳng mấy ai giàu.

Các Phố Ngô…

Vơi dần người cũ.

Nhà dần bán cho người tứ xứ.

Bạn bè xưa tan tác khắp miền.


Người Hà Nội…

tình nghĩa khó quên.

Rất ít người…

sống bằng lý trí.

Bao đời nay, vẫn là như thế.

Tất cả theo tiếng gọi con tim.


Người Hà Nội…

không nặng về tiền.

Nghiệp vương quyền…

cũng không đắm đuối.

Ít vướng bận cấp trên cấp dưới.

Trai hào hùng và gái thuyền quyên.


Người Hà Nội…

không sợ cường quyền.

Nhưng rất ngại…

làm phiền bè bạn.

Người Hà Nội thông minh sáng lán.

Thích văn chương nhã nhạc êm đềm.


Người Hà Nội…

hiếu kính bề trên.

Yêu trẻ con…

nhún nhường đãi khách.

Người Hà Nội nếp xưa thanh bạch.

Không ham ăn bặm trợn dẫu nghèo.


Người Hà Nội…

Chẳng thích tự kiêu.

Sống giản dị…

dẫu giàu tỷ phú.

Người Hà Nội giữ gìn ý tứ.

Chẳng khoe khoang hợm của như ai.


Người Hà Nội…

Chấp nhận an bài.

Để trong ấm…

và ngoài êm ả.

Người Hà Nội tính tình hoa lá.

Nếp Tràng An nền nã hào hoa.


Người Hà Nội…

tính khí hiền hoà.

Ghét đánh nhau…

nhẩy đầm ham thích.

Người Hà Nội rất là thanh lịch.

Đã ngàn năm nền nếp Đông Đô.


Người Hà Nội rất là ưa thích.

Sống hào hoa, lãng tử…mộng mơ..!

Bùi Hiển 22-7-2022.

 

Triều phục thời Nguyễn


   Sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (NXB Hồng Đức, quý 4/2013) của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã “bật mí” thêm những bí ẩn về triều phục thời Nguyễn, nên rất đáng tham khảo.

Bìa sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945
Hoàng đế Đại Nam với đại triều phục
Hoàng đế Đại Nam với lễ phục tế Nam Giao
Từ trái sang: Phẩm phục tam phi; hoàng hậu; thứ phi
Từ trái sang: Triều phục phò mã; triều phục hoàng tử; lễ phục công chúa
Từ trái sang: Lễ phục tước huyện công tế Nam Giao; đại triều phục tước huyện công
Hiệp biện - tòng nhất phẩm
Từ trái sang: Văn minh - chánh nhất phẩm; Cần chánh - chánh nhất phẩm. Triều phục của quan văn
Từ trái sang: Ngũ quân Đô Thống phủ Đô Thống chưởng phủ sự - chánh nhất phẩm; Cấm binh Ngũ doanh Đô Thống - tòng nhất phẩm. Triều phục của quan võ
Từ trái sang: Thị lang - chánh tam phẩm; Quang lộc - tòng tam phẩm
Từ trái sang: Lính thân vệ; lính dẫn đạo; lính giám thủ
Từ trái sang: Nhạc công; lính đánh trống; lính đốt pháo
Từ trái sang: Lính thượng trà (trà nước); lịnh thượng thiện (nấu ăn)
Lính trong đội voi

18/07/2022

Giang Hồ

 Phạm Hữu Quang (1952-2000)



Tàu đi qua phố, tàu qua phố

Phố lạ mà quen, ta giang hồ

Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ

Chẻ củi, trèo thang với... giặt đồ

 

Giang hồ đâu bận lo tiền túi

Ngày ta đi chỉ có tay không

Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi

Mây trắng trời xa trắng cả lòng

 

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn

Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình

Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng

Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình

 

Giang hồ có buổi ta ngồi quán

Quán vắng mà ta chửa chịu về

Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống

Đếm thấy thừa ra một gốc si

 

Giang hồ mấy bận say như chết

Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều

Chí cốt cầm ra chai rượu cốt

Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu

 

Giang hồ ta chẳng hay áo rách

Sá gì chải lược với soi gương

Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc

Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

 

Giang hồ ba bữa buồn một bữa

Thấy núi thành sông biển hoá rừng

Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió

Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...

 

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc

Hình như ta khóc mới hôm qua

Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt

Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

 

 

5-1991