30/07/2016

Một số tranh Triều Đình Huế Năm 1895 của Họa Sĩ Nguyễn Văn Nhân.

Theo tư liệu riêng của gia đình Họa sỹ, ông Nguyễn Văn Nhân tên thật là Nguyễn Khắc Nhân. Ông sinh vào khoảng năm 1840, mất vào năm 1917, ông vốn gốc người miền Bắc, vùng Nam Định. được điều vào làm việc tại Kinh Đô Huế.

Họa sỹ Nguyễn Văn Nhân được thế giới biết đến qua Bộ tranh có tên Lễ phục của triều đình An Nam (Grande tenue de la Cour d’Annam) đã được Eric Chaim Klein Bookseller rao bán với giá 35.000 USD, gồm 54 bức được vẽ bằng màu nước hết sức sống động, tất cả đều trong tình trạng hoàn hảo. Mỗi bức đều có chú thích bằng chữ Hán và chữ Pháp về chức tước, phẩm hàm của những nhân vật được vẽ.

Bộ tranh “Triều đình Huế” này nằm trong chuyên đề tư liệu lịch sử được ông Nguyễn Văn Nhân vẽ năm 1895, tức trước bộ tranh “Đại lễ phục triều đình An Nam” (la Grande tenue de la Cour d’Annam) 7 năm (tháng 12 năm 1902).

Chắc chắn rằng, bộ tranh không chỉ gồm sáu (6) bức như hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. Bởi lẽ, với đề tài “Triều đình Huế” ông không thể chỉ vẽ 4 bộ (thay vì 6 bộ), và ngoài Viện Cơ mật còn có Tôn nhơn phủ, Viện Đô sát, Quang lộc tự, Thái thường tự… cùng các cơ quan cơ yếu khác; đồng thời, lễ Phục mạng cũng chỉ là một lễ thường trong rất nhiều nghi thức quan trọng khác của triều đình nhà Nguyễn. Do đó, khi đối chiếu với bộ tranh hoàn chỉnh về đề tài Đại lễ phục gồm có tới 54 bức, cho thấy có khả năng đây là một mảng đề tài lớn khác của ông Nguyễn Văn Nhân, tuy nhiên đã bị thất tán và chưa được sưu tập đầy đủ.

Cùng bút pháp hiện thực quen thuộc dễ nhận thấy như trong Đại lễ phục triều đình An Nam, ở bộ tranh này, ông Nguyễn Văn Nhân đã sử dụng thủ pháp ước lệ để dễ dàng miêu tả công việc đặc thù của các cơ quan. Chẳng hạn, Bộ Công thợ thuyền đứng, ngồi cưa xẻ chạm trổ vật liệu dùng trong xây dựng; Bộ Hộ tấp nập thương nhân vào ra giao dịch tài chánh thuế khóa; Bộ Lễ trưng bày áo mão cân đai, vật phẩm cúng tế... Một điểm thú vị khác, ông Nguyễn Văn Nhân ngoài việc miêu tả tư liệu, các nhân vật trong tranh ông cũng hiện rõ ràng, sinh động dưới bút pháp truyền thần chân thực của một nghệ nhân bậc thầy.

Có thể thấy điều này khi đối chiếu ảnh chân dung của các vị thượng thư đương nhiệm như Trương Như Cương (Bộ Hộ), Đào Tấn (Bộ Công)… Điều này càng khẳng định thêm giá trị về nghệ thuật tạo hình, tư liệu lịch sử vào giai đoạn cuối thời nhà Nguyễn trong các tác phẩm của ông Nguyễn Văn Nhân.

 Một số bức tranh được trưng bay tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam:

 1. Viện Cơ mật (le Conseil Secret):

Viện Cơ mật được thành lập năm 1835, dưới triều Minh Mạng (1820-1840). Nhà vua đích thân chọn bốn vị quan lớn (văn, võ) từ tam phẩm trở lên sung vào Viện để bàn bạc các việc trọng yếu của đất nước.

 


2. Bộ Lại (Ministère de l’Intérieur):

Bộ này có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn, có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay.

Cơ cấu lãnh đạo một bộ gồm một quan Thượng thư (bộ trưởng), hai quan Tham tri (thứ trưởng), và hai Thị lang (vụ trưởng), cùng các thuộc viên như Lang trung, Viên ngoại, chủ sự, tư vụ, thư lại.

 


3. Bộ Hộ

Bộ đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật v.v. tương đương Bộ Tài chính ngày nay.

 


4. Bộ Lễ (Ministère des Rites):

Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.


5. Bộ Công (Ministère des Traveau publics):

Chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu v.v.; tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.


6. Lễ Phục mạng (la Cérémonie de Phuc mang):

Miêu tả lễ báo cáo hoàn tất công vụ của một vị quan (khâm sai) trước vua và triều đình. Vị quan này nhận lệnh vua giao phó (khâm mạng), sau khi giải quyết xong phải làm lễ báo cáo đầy đủ (phục mạng), đồng thời hoàn trả các phù, tiết, ấn, kiếm… vua ban để thực thi công vụ. Lễ này thường diễn ra tại sân điện Cần chánh, được cử hành theo nghi thức thường triều.



Cách làm bơ Lạc và giá trị dinh dưỡng của nó

Bơ lạc: Món ăn bổ dưỡng có thể thay thế thịt "tăng trọng"


Bơ lạc: Món ăn nổi tiếng từ Âu sang Á
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm vô cùng phổ biến ở Việt Nam, cách chế biến đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi và bất kỳ mùa nào trong năm cũng có thể mua được.
   Có một món ăn nổi tiếng từ Châu Âu sang Châu Á, có 2 vị phổ biến là mặn và ngọt, có thể ăn kèm với nhiều món ăn, đó chính là Bơ Lạc (có nước gọi là Tương Lạc).

   Điểm đặc biệt của món ăn này là hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, cách chế biến đơn giản, có thể ăn kèm với nhiều món ăn, và có thể tích trữ để ăn trong nhiều ngày.
   Bánh mì phết bơ lạc không những rất thơm ngon mà còn giàu năng lượng nữa. Cùng học cách làm bơ lạc rất hữu dụng và dễ dàng này 

Nguyên liệu làm bơ lạc

– 450g lạc rang xát sạch vỏ
– 1 tsp muối
– 1 ½ tsp mật ong
– 1 tsp đường (nếu bạn muốn thêm vị ngọt)
– 1 ½ tbsp dầu lạc ( bạn cũng có thể thay dầu lạc bằng bơ nhé)
 Dụng cụ làm bơ lạc
– Máy xay
– Lọ đựng có nắp đậy chặt
Cách làm bơ lạc

– Rang lạc cho chín đều. Sau kho lạc chín, chờ lạc nguội một chút rồi bạn lấy một mảnh vải sạch, bọc lạc lại rồi cà xát lạc cho lớp vỏ lạc bong hết, sau đó bạn sàng và thổi cho thật sạch vỏ lạc đi nhé!
Cách làm bơ lạc 1, cach lam bo lac 1
– Cho lạc, muối, mật ong vào máy xay, xay khoảng 1 phút, dùng thìa hoặc phới vét quanh thành máy.
– Bật máy chạy tiếp rồi từ từ cho dầu lạc ( hoặc bơ) vào máy, tiếp tục xay bơ từ 1 phút rưỡi – 2 phút nữa, cho đến khi bơ trở thành một hỗn hợp thật mịn, mượt, bóng bẩy.
Cách làm bơ lạc 3, cach lam bo lac 3
– Cho bơ vào hộp kín có nắp đậy chặt rồi bỏ vào tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản bơ trong tủ lạnh đến 2 tháng cơ đấy.
Cách làm bơ lạc đơn giản nhất, cach lam bo lac don gian nhat
Bơ lạc có vị béo ngậy thơm ngon dùng để phết bánh mì thì hết sảy luôn , bạn còn có thể dùng nó để làm kem rất hấp dẫn nữa.
Giá trị dinh dưỡng của món Bơ Lạc
Bơ lạc là món ăn giàu carbohydrate, là chất quan trọng đối với cơ thể, lưu trữ và thúc đẩy nhiệt năng, là năng lượng để duy trì chức năng não phải.
Đồng thời, lạc giúp điều chỉnh chuyển hóa chất béo, cung cấp chất xơ, protein, tăng cường chức năng đường ruột và giải độc tốt.
Lạc rất giàu chất béo, duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng, cung cấp các axit béo thiết yếu, thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo, làm tăng cảm giác no.
Lạc chứa nhiều đồng, trong khi đó đồng là vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với máu và sức khỏe con người, hệ thần kinh trung ương.
Có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chức năng của tóc, da, mô xương cũng như não, gan, tim và các cơ quan khác.
Bơ lạc: Món ăn bổ dưỡng có thể thay thế thịt tăng trọng - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa)
Tác dụng của món Bơ Lạc đối với sức khỏe
Nhuận phổi, bổ âm, loại bỏ chứng phổi khô nóng quá mức, làm cho hơi thở êm và thoải mái. Tiêu đờm giảm ho, giảm độ nhờn dính của đờm và các triệu chứng liên quan khác.
Bổ máu ích khí, giúp da bớt xỉn màu, ăn nhiều sẽ cải thiện sắc tố da, tốt cho người bị bệnh lạnh tay lạnh chân.
Dưỡng âm bổ tinh, bổ thận, đặc biệt tốt cho người bị thận yếu thận âm hư, những người thể trạng yếu hoặc làm việc lao lực.
Giảm mỡ, hạ huyết áp, làm mềm hóa và bảo vệ huyết quản, làm giảm lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể.
Đối với những người bị suy dinh dưỡng, ăn ít nên yếu ớt, ho khan, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng, mồ hôi chân, sản phụ thiếu sữa nên ăn thường xuyên.
Lạc còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ nên trong sử sách gọi thực phẩm mày là "hạt trường sinh".
Theo các kết quả nghiên cứu, lạc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa một một lượng lớn chất béo và protein. Trong đó, chất béo khoảng 44% -45%, hàm lượng protein khoảng 24-36%, hàm lượng đường khoảng 20%.
Ngoài ra còn có chất thiamine, riboflavin, niacin và vitamin khác. Hàm lượng khoáng chất cũng rất phong phú, đặc biệt là các axit amin rất cần cho cơ thể con người, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não, tăng cường chức năng trí nhớ.
Lạc còn chứa vitamin C, có tác dụng làm hạ cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tim mạch vành.
Lạc chứa chất selen và resveratrol và các hoạt chất sinh học khác không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, mà còn làm giảm kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa bệnh tim, mạch máu não.
Dù lạc có nhiều chất như vậy nhưng lại không phải là mối đe dọa đối với bệnh nhân béo phì, thậm chí nếu ăn điều độ còn có thể giảm cân bởi nó tạo cảm giác no nên còn được gọi là "thực phẩm chống đói".
Theo các nghiên cứu, lạc tạo cảm giác no cao gấp 5 năm lần so với các loại thực phẩm carbohydrate khác, sau khi ăn lạc làm giảm nhu cầu ăn các món khác, giúp người béo giảm cân.
Vitamin K trong lạc có tác dụng cầm máu, đặc biệt lạc đỏ còn có tác dụng cầm máu cao gấp 50 lần, những người mắc bệnh rối loạn xuất huyết nên ăn thường xuyên.
Người thể trạng yếu, sau khi ốm dậy có thể ăn lạc 80-100 gram/ngày.

Cơm gà Hải Nam


     Món cơm gà Hải Nam là món rất đơn giản. 
   Mặc dù đơn giản nhưng muốn có một bữa cơm gà chuẩn thì yêu cầu:
     - Gà luộc phải ngọt thịt 

     - Da phải giòn 
     - Cơm phải thơm, phải dẻo và đậm đà

     Mỗi gạch đầu dòng đấy cũng cần phải có “bí quyết” riêng nhé.

.
   Đầu tiên phải chọn được con gà ngon: gà mái không quá non (nát thịt), không quá già (dai thịt). Nếu chọn được gà ri là ngon nhất vì không quá béo, nhỏ xương, chắc thịt .
    Gạo để nấu cơm thì nên chọn loại không quá dẻo cũng không quá khô, gạo tám Hải Hậu là ngon.
     Giờ bắt đầu nhé.

Rửa gà
    Rửa gà trông thế thôi nhưng cũng phải có mẹo đấy: 
    Nếu không dùng tay miết cho sạch cái màng mỏng màu vàng trên da gà thì sau đấy con có rửa bằng muối hay nước gừng thì luộc lên cả gà và nước dùng vẫn bị hôi như thường. Còn nếu miết sạch màng vàng đó đi thì chỉ cần xả nước kĩ và xát thêm chút muối là con gà đảm bảo thơm tho rồi. À, nhớ bóc cho sạch hai lá phổi phía trong ngực gà và phần mỡ bèo nhèo trên cổ nữa…

Luộc gà
   Gà sạch rồi cho vào xoong đổ ngập nước, nêm:

   - 2 thìa nước mắm ngon 
   - 1 thìa canh muối 
   - mấy củ hành khô
   – 1/2 củ hành tây (nếu bé thì cả củ)
   – vài lát gừng

Lưu ý: phải cho mắm muối vào nước luộc để thịt gà sau khi luộc vẫn giữ được độ ngọt (nguyên lí cân bằng gì đó: nếu luộc bằng nước không thì chất ngọt trong thịt gà sẽ ra hết và thịt sẽ nhạt).

.
   Bắc nồi lên bếp đun to lửa cho sôi bùng lên 10 phút, hớt bọt đậy vung hạ lửa cho sôi âm ỉ thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, ngâm thêm trong nước luộc 15 phút .

Vớt gà ra thả ngay vào chậu nước lọc (cho nhiều đá và thìa muối to ) để cho da gà đang nóng gặp lạnh sẽ co nhanh lại, khi ăn da sẽ rất giòn


Gà ngâm nước đá lạnh sờ thấy da nguội thì vớt ra.


Lấy chút muối rang xoa đều lên da, sau đó xoa dầu mè thơm lên, để vào đĩa cho vào ngăn mát tủ lạnh độ 20-30 phút cho da giòn và thịt chắc lại.
Nấu cơm
   Giờ mình sẽ nấu cơm. Gạo con vo trước khi nấu độ 15-30 phút cho cơm dẻo. Cứ 1 bát gạo thì đong 1,5 bát nước dùng gà.

Để có màu vàng của cơm gà Hội An thì nên cho thêm 1 thìa cafe tinh bột nghệ (vừa đẹp vừa tốt cho sức khỏe)


Cho tinh bột vào nước nấu cơm (hòa tan bột nghệ trước cho cơm đều màu).


Đổ gạo vào sẽ có màu thế này

Đồ chua
Trong khi chờ cơm chín thì làm thêm ít đồ chua và nước sốt ăn kèm.
Đồ chua thì tùy, có củ gì làm cũng được : dưa leo, cà rốt, đu đủ, su hào… tùy mùa, tùy tủ lạnh còn gì.
Thái mỏng củ quả, cho chút muối vào bóp rồi vắt khô trộn với tỉ lệ: 1 đường, 1 nước mắm, 1 giấm.

Nước sốt
Làm nước sốt (cho giống cơm gà Hải Nam):

chút gừng, 1 nước cốt chanh, 2 đường vàng, chút tiêu muối , nước dùng, tương ớt…


… cho vào máy xay nhuyễn

  Cơm chín xới ra đĩa, xếp đồ chua (nếu vội thì ăn với vài lát cà chua và dưa leo cũng được, nhưng ăn với đồ chua thì ngon hơn) chặt thịt gà để lên, rắc thêm chút hành phi, mỗi phần múc một chén nước dùng ăn kèm nhé.
Nếu lười gặm xương của gà chặt thì mình xé gà kiểu gà xé phay ăn với cơm cũng rất ngon.

.
P/S: Lúc nấu cơm, có khi tùy hứng cho thêm chút nước cốt dừa cũng thơm và béo lắm.

Liên Khúc Đồng Xanh và Giàn Thiên Lý Đã Xa

   Liên Khúc Đồng Xanh và Giàn Thiên Lý Đã Xa là tác phẩm viết lời Việt từ 2 bài hát nổi tiếng của thế giới là Green Field & Scarborough Fair.



Và giờ ta còn đứng đây giữa vùng hắt hiu 
                      Trời không một chút mây đã khô cằn trong đáy tim 
                      Sao ta còn đứng mãi như người tình mong đợi ai 
                      Sao ta còn đứng mãi để nghe tâm hồn tê tái 
                      Và đã bao năm rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng ..

 ***

                ...   Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời 
                      Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi! 
                      Lấp đất hố tôi, lấp với đôi tay cô nàng 
                      Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương

29/07/2016

7 tư thế tạo dáng chụp ảnh cho phái đẹp

Vua Nhiếp ảnh

Tạo dáng thế nào cho đẹp luôn là một "vấn đề nan giải" khiến phái đẹp đau đầu mỗi khi chụp hình. Hiểu được điều đó, nhiếp ảnh gia Kaspars Grinvalds đã "mách nước" cho chị em 7 tư thế pose hình chân dung cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ.

Tư thế 1


Đây là kiểu chụp chân dung từ một phía với mẫu đứng nghiêng, hai tay thả lỏng và quay đầu về hướng máy ảnh:
tu the tao dáng phái dẹp
Với tư thế này, chỉ cần điều chỉnh độ nghiêng của đầu là bạn đã có được 3 bức chân dung khác nhau như sau:
tu the tao dáng phái dẹp

Tư thế 2

Đây là kiểu chụp chân dung chính diện với sự hỗ trợ của hai cánh tay. Mẫu hướng người đối diện với máy ảnh và đưa tay lên ôm hờ lấy khuôn mặt:
tu the tao dáng phái dẹp
Chỉ cần những thay đổi nhỏ về vị trí khuôn mặt và đôi bàn tay là bạn đã có ba bức hình theo ba phong cách gợi cảm, dễ thương và lãng mạn như thế này:
tu the tao dáng phái dẹp

Tư thế 3

Tư thế này là một "vũ khí lợi hại" đối với những bạn gái sở hữu thân hình chuẩn bởi nó giúp tôn lên lợi thế của vóc dáng rất nhiều. Với tư thế này, mẫu sẽ đứng nghiêng, hai tay vòng trước ngực và quay đầu về phía máy ảnh:
7 tư thế pose hình 'kinh điển' cho phái đẹp
Người chụp có thể chụp từ bên trái, bên phải hoặc chính diện để cho ra đời những bức ảnh như sau:
7 tư thế pose hình 'kinh điển' cho phái đẹp

Tư thế 4

Tương tự như tư thế 3, nhưng ở tư thế 4, bạn chống nhẹ tay lên hông thay vì đặt trước ngực:
tu the tao dáng phái dẹp
Kiểu tạo dáng này mang đến cho những bức hình sự tự tin và mạnh mẽ của người mẫu:
tu the tao dáng phái dẹp

Tư thế 5

Tư thế này tận dụng một bức tường để giúp người mẫu tạo dáng. Với kiểu pose hình này, bạn sẽ dựa nhẹ vào bức tường, hai tay đặt sau lưng và hơi nghiêng người.
tu the tao dáng phái dẹp
tu the tao dáng phái dẹp

Tư thế 6

Ở tư thế này, bạn sẽ đứng đối diện bức tường, hai tay đặt nhẹ lên tường, hơi xoay người và ngả đầu ra sau.
tu the tao dáng phái dẹp
tu the tao dáng phái dẹp

Tư thế 7

Tư thế 7 yêu cầu bạn dựa hẳn người vào tường với một cánh tay thả lỏng, một cánh đặt hờ lên hông và chân bắt chéo.
tu the tao dáng phái dẹp
tư thế pose hình 'kinh điển' cho phái đẹp
Hãy nhớ rằng, hai yếu tố quan trọng nhất khi pose hình là thần thái và sự kết hợp hài hòa các bộ phận trên cơ thể. Cho dù bạn không có một khuôn mặt hoa hậu hay một vóc dáng người mẫu, nhưng chỉ cần yêu đời và luôn tự tin vào bản thân, tin rằng bạn chắc chắn sẽ sở hữu những bức hình đẹp lung linh.

Hiện thực cuộc sống hiện đại


Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-2

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-3

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-4

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-5

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-6

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-7

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-8

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-9

Giat nay minh 10 hinh anh phan chieu cuoc doi thuc-Hinh-10


Chú bé bán báo

Tú Mỡ

Tôi thênh thênh như cá nước như chim trời
 Được vùng vẫy thảnh thơi là thỏa thích
 Tôi chẳng ngại cơm khi không no áo khi mặc rách
 Chỉ miễn sao cho đói sạch rách thơm
Sung sướng nhất là tôi giữ được thiện lương
 Khỏi nhơ bẩn vì bát cơm tấm áo
 Tôi chỉ là một trẻ con bán báo
 Khắp phố phường chân sáo nhảy tung tăng


Những bức ảnh quý về Ải Nam Quan thời kỳ đầu thế kỷ 20

Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: “Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có”Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có”Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”
 
Theo “Ðịa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km.”
 
Các bức ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu – Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 – trang Ecpad)
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 2: Ga Đồng Đăng, ga cuối trên biên giới của tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội – Vân Nam. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906).
 
Ai Nam Quan (2)
Hình 3: Một trong những bức ảnh của tạp chí LIFE về Việt Nam thời thuộc Pháp. Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến Nam Quan là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự
 
Ai Nam Quan (1)
Hình 4: Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa qua cửa Nam Quan
 
 
(Hình 5: Ảỉ Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng)
 
 
Ai Nam Quan (35)
Hình 6: Đường lên biên giới Việt – Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co, gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.
 
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 7: Cùng một góc chụp với bức trước
 
Ai Nam Quan (3)
Hình 8: Đồng Đăng – Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Ải Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp
 
Ai Nam Quan (4)
Hình 9: Đồn Pháp nhìn từ Ải Nam Quan
 
3012h
Hình 10: Một bức trong loạt bưu ảnh “Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ” – Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn biên giới Trung quốc và lô cốt Pháp
 
Ai Nam Quan (5)
Hình 11: Hình chụp từ cao điểm thấy rất rõ hai cửa quan 
 
Ai Nam Quan (6)
Hình 12: Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn, hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi biến động.
 
761b
Hình 13: Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ ba tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.
 
Ai Nam Quan (33)
Hình 14: Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải
 
Ai Nam Quan (8)
Hình 15: Hướng chụp từ trên điểm cao cho thấy giữa hai cửa quan là một vùng đệm. Bưu ảnh gửi đi ngày 6.03.1907
 
Ai Nam Quan (7)
Phụ ảnh với chú thích của người sử dụng
 
Ai Nam Quan (9)
Hình 16: Vị trí chụp từ đường đi.
 
Ai Nam Quan (11)
Hình 17: Việc ghi thời điểm chụp bức ảnh này là ngày 2 tháng 8 năm 1940 như phụ ảnh dưới hoàn toàn không có cơ sở. Đến cuối năm 1906 cửa quan của Trung Hoa chỉ còn một mái lầu (xem hình 2…6), nhưng trong bức ảnh này ta vẫn thấy rõ hai mái lầu giống như các bức ảnh chụp trước đó.
 
Ai Nam Quan (10)
Hình phụ: có thể suy luận ngày 02 tháng 8 năm 1940 là ngày đăng bức ảnh này trêm một tài liệu (báo) nào đó, chứ không phải ngày chụp. 
 
Ai Nam Quan (14)Hình 18: Khoảng cách từ phía người chụp rút ngắn lại
 
Ai Nam Quan (12)
Phụ ảnh: Bức tô mầu hình 16
 
Ai Nam Quan (18)
Hình 19: Một bức bưu thiếp rất đẹp và có giá trị bởi dòng lưu bút của người sử dụng cho biết vị trí Ải Nam Quan cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 17 km, được tu sửa vào năm 1908…
 
Ai Nam Quan (16)
Hình 20: Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (17)
Hình 21: Cận cảnh
 
Ai Nam Quan (20)
Hình 22: Hoạt động bang giao diễn ra nơi cửa khẩu có vẻ rất hòa hảo. Còn nhớ sau Công ước Thiên Tân 1885, người Pháp đã xúc tiến một dụ án rất tham vọng: xây dựng mạng lưới đường sắt từ phần lãnh thổ Đông Dương sang Vân Nam. Tuyến đường này khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 1910.
 
Ai Nam Quan (19)
Hình 23: Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, cũng như bức bình phong chắn ngang phía Trấn Nam Quan 
 
Ai Nam Quan (13)
Hình 24: Đây là một bức ảnh gây tranh cãi bởi sự khác biệt trong hình dáng của Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (15)
Hình 25: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống ngôi miếu (ở hình số 15 ta đã có thể nhìn thấy nó). 
 
Ai Nam Quan(46)
Hình 26: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Phía sau cửa quan Trung Hoa có một bức bình phong
 
Ai Nam Quan (26)
 
Ai Nam Quan (25)
Hình 27: Viên quan nhà Thanh phụ trách Trấn Nam Quan
 
Ai Nam Quan (37)
Hình 28: Một viên quan nhà Thanh chỉ huy quân đội trấn giữ cửa ải
 
Ai Nam Quan (38)
Hình 29: V.iên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp
 
Ai Nam Quan (23)
Hình 30: Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang. Trong kiến trúc cổ, theo quan niệm phong thủy, bình phong có tác dụng khắc phục, hạn chế những yếu tố xấu, phát huy những yếu tố tốt về phong thuỷ. Bức bình phong chắn sự dòm ngó từ ngoài vào. Hoạt động ngoại giao nơi này diễn ra sôi động với chương trình khảo sát, hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. Có thể phân biệt được quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh. Hãy chú ý đến cụm nhà ngói có tường bao ở góc trái bức ảnh.
 
Hình 31: Bức ảnh có dòng lưu bút đề ngày 9.08.1907. Các quan chức Pháp – Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 32: Những đứa trẻ Trung Hoa trên cửa ải. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906)
 
Ai Nam Quan (22)
Hình 33: Thời gian trôi qua thể hiện qua chiều cao cây cối. Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan can. Có thể cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan năm 1907 của Tôn Trung Sơn đã làm thay đổi diện mạo của cửa quan này.
 
Ai Nam Quan (21)
Hình phụ: Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công) và Đền Chiêu Trung. Năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 văn phòng được xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp, nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu”. Công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông tin không rõ ràng, có phần mâu thuẫn về niên đại lịch sử khiến Pháp Quốc Lầu có một lai lịch mờ ám (Đọc thêm tại đây
 
Ai Nam Quan (32) 
Hình 34: Trấn Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại khá lớn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 35: Toàn cảnh Trấn Nam Quan bên phía Trung Hoa. Ngôi làng trong thung lũng nằm hai bên con đường nhỏ, phía trước là khu doanh trại. Cuối con đường chính dẫn về phía Trấn Nam Quan vẫn thấy cụm nhà nơi đặt văn phòng quản lý biên giới Pháp – Trung. Thời điểm này văn phòng chưa được xây lại thành toà nhà 2 tầng mà người ta quen gọi là Lầu Pháp Quốc.
 
Ai Nam Quan (29)
Phụ ảnh: Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày 19.04.1911
 
Ai Nam Quan (27)
Hình 36: Ngôi làng Trung Hoa ở Nam Quan (trong khung mầu vàng của phụ ảnh 34). Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh trại hoặc khu gia binh
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 37: Ngôi làng nhìn từ điểm cao
 
Ai Nam Quan (30)
Hình 38: Xử trảm một người Hoa tại khu vực Ải Nam Quan
 
47
Hình 39: Một lễ hội người Hoa ở Lang Cang Tchap gần Ải Nam Quan
 
Xen vào loạt ảnh của Union Commerciale Indochinois, chụp cùng một thời gian, đánh số từ 228 đến 233, miêu tả con đường từ Ải Nam Quan sang Long Châu, là những bức ảnh của vợ chồng Imbert Edgard chụp cuối 1906
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert được những người Trung Hoa đưa tới ngôi làng Loc Kan Thiap.
 
233x
233. Đường đi Long Châu chạy qua khu vực những đồi cỏ
 
232b
232. Phong cảnh đường đi Long Châu
 
229
229. Một dinh thự trên đường đi Long Châu. Không rõ Loc Hang Thiap là địa danh gì?
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert chụp ảnh trước dinh thự của chỉ huy tên Sen ở Loc Hang Thiap
 
Ai Nam Quan (5)
Cùng người đồng hương và chủ nhà Trung Hoa đến thăm một nhà hát ở Loc Hang Thiap
 
228v
228. Những ngôi miếu….
 
Hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau.