28/07/2016

Vài thông tin về kính lọc

Photographylife

   Từ xưa các kính lọc vẫn là phụ kiện không thể thiếu trên ống kính. Có rất nhiều loại kính lọc khác nhau ra đời với công dụng riêng biệt mang đến những bức ảnh tự nhiên và tuyệt đẹp. Rất nhiều người đã "ảo tưởng" về khả năng của Lightroom và Photoshop khi cho rằng chỉ chỉnh sửa ảnh cũng cho kết quả tương tự.
Kính lọc phân cực (Polarizing Filter)
Kính lọc phân cực. (Ảnh: internet)
   Kính lọc phân cực là một phụ kiện không thể thiếu đối với nhiếp ảnh phong cảnh và kiến trúc, mặc dù các phần mềm chỉnh sửa ảnh ngày càng hiện đại nhưng khó có thể thay thế kính lọc phân cực trong một số trường hợp. Nếu bạn gặp các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn sẽ để ý thấy trong túi máy ảnh của họ luôn được trang bị sẵn một kính lọc phân cực. Vậy tác dụng của kính lọc phân cực là gì? Rất nhiều người cho rằng kính lọc phân cực chỉ có tác dụng giúp bầu trời xanh hơn thì họ đã nhầm.
   Đầu tiên, kính lọc phần cực không được sử dụng để làm bầu trời tối đi. Đây là hiện tượng mà rất nhiều người sử dụng nhầm tưởng. Khi bạn sử dụng một ống kính góc rộng và một kính lọc phân cực, bầu trời có thể tối đi hơn như hình bên dưới và điều này sẽ gây khó khăn cho khâu hậu kỳ.
   Khi bạn chụp ở khẩu độ lớn nhất, bầu trời có thể trở nên tối và thiếu tự nhiên như hình bên dưới:
   Vì vậy khi sử dụng phân cực, bạn cần chú ý để tránh hai trường hợp như trên. Vậy tác dụng thức sự của kính lọc phân cực là gì? Công dụng của kính lọc phân cực chính là giảm haze khi chụp ảnh. Khi chụp phong cảnh, chắc chắn bạn không lạ gì với hiện tượng haze do sương mù, bụi bẩn, khói,… ở trong không khí khiến độ tương phản bị giảm rõ rệt và khiến ảnh bị mờ. Hiện tượng này có thể gặp tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả vào giờ vàng.
   Nhìn vào 2 bức hình dưới đây, chắc hẳn bạn có thể đoán được ngay đâu là ảnh sử dụng kính lọc phân cực và ảnh nào không.
   Bạn có thể dễ dàng thấy khi không sử dụng kính lọc phân cực, màu sắc của bức ảnh nhợt nhạt và mang một tông màu “xám xịt” hơn hẳn. Sử dụng kính lọc mang lại một màu sắc tự nhiên, bầu trời, cỏ xanh hơn và độ tương phản tăng lên rõ rệt. Kết hợp với Lightroom hay Photoshop, bạn chỉ cần mất một vài giây để có bức ảnh hoàn hảo như hình bên dưới.
   Một ví dụ khác khi chụp với thác nước, kính lọc phân cực là một phụ kiện không thể thiếu. Khi chụp thác nước, bạn sẽ phải đối mặt với hiện tượng khúc xạ từ các tác đá. Kính lọc phân cực trong trường hợp này sẽ giúp độ tương phản cũng như màu sắc của bức ảnh tăng rõ rệt.
   Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp tương tự bạn sẽ không thể sử dụng phần mềm để có bức ảnh tương tự như khi dùng với kính lọc phân cực.
Kính lọc ND và GND
Kính lọc ND. (Ảnh: internet)
   Ngoài kính lọc phân cực thì kính lọc ND và GND là 2 loại kính lọc mà bạn không thể thay thế bằng cách chỉnh sửa ảnh. Kính lọc ND thường được sử dụng với các ống kính có khẩu độ lớn khi chụp vào ngoài trời. Ví dụ ống kính đó có độ mở khẩu độ lớn nhất là f/1.4 thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến là rất lớn và có thể khiến tốc độ màn chập không đủ nhanh để đáp ứng. Nếu không sử dụng kính lọc ND, bức ảnh sẽ không thể thực hiện được ngay cả khi bạn chụp ở RAW và sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh.
   Ngoài ra kính lọc ND giúp giảm tốc độ màn chập khi bạn muốn tạo hiệu ứng cho các chủ thể chuyên động. Sử dụng kính lọc ND giúp bạn chụp ở tốc độ màn chập thấp hơn giúp ảnh trong mượt mà hơn rất nhiều.
   Không phủ nhận rằng bạn có thể tạo ra bức ảnh tương tự bằng cách chụp nhiều hình rồi lồng chúng lại với nhau trong Photoshop. Thế nhưng bạn sẽ cần tới bao nhiêu thời gian, bộ nhớ để lưu lại một đống file RAW như vậy. Với kính lọc, bạn chỉ cần 30 giây là đã thực hiện xong một bức ảnh. Ngoài ra bạn cũng cần nhớ rằng ảnh khi phơi sáng một lần và lồng với nhau bằng nhiều tấm sẽ không bao giờ giống nhau. Vì vậy không nên phí phạm công sức và thời gian của mình vào những trường hợp như vậy làm gì.
Sự khác biệt khi sử dụng và không sử dụng kính lọc ND. (Ảnh: internet)
Kính lọc GND. (Ảnh: Brendan Toews)
   Ngoài ra kính lọc GND cũng là một loại kính lọc không thể thay thế bằng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Nếu bạn nghĩ rằng HDR có thể thay thế trong các trường hợp này thì bạn đã nhầm. Trên internet ngày nay đầy rẫy các bức ảnh HDR với màu sắc và độ tương phản quá gắt vì hiểu sai về HDR cũng như kĩ thuật chụp. Bạn nên học thêm về cách sử dụng kính lọ GND cho mình để tạn dụng rải dynamic range trong máy và thu lại những bức ảnh tự nhiên hơn rất nhiều so với việc lồng các hình lại với nhau.
So sánh giữa HDR và GND. (Ảnh: internet)
Kính lọc UV
Kính lọc UV có tác dụng bảo vệ ống kính rất tốt trong nhiều trường hợp. (Ảnh: internet)
   Ngày nay các kính lọc UV được sử dụng với công dụng duy nhất là để bảo vệ cho ống kính của bạn. Đó là do cảm biến trên tất cả các máy ảnh đã được trang bị khả năng chống tia UV rồi. Vậy filter này có cần thiết? Nếu bạn sử dụng ở những môi trường khắc nghiệt có nhiều bụi bẩn, gió,… thì filter UV thực sự vô cùng cần thiết cho ống kính để bảo vệ thấu kính phía trước. Rõ ràng việc lau một filter dễ dàng hơn rất nhiều so với lau thấu kính trước, chưa kể bụi bẩn bay vào có thể khiến mặt kính bị xước. Và với những ống kính có giá tới hàng ngàn USD thì việc sử dụng một filter UV có giá 80 USD là chuyện rất nên làm.
   Nếu bạn không chụp ở những môi trường khắc nghiệt thì bạn cũng nên trang bị thêm filter cho ống kính của mình để bảo vệ khỏi những tác động không mong muốn như để ống kính chạm vào cạnh bàn. Hay với một số ống kính có viền bao bên ngoài thì lắp thêm filter sẽ giúp bụi bẩn không bay vào trong và việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.
   Rất nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng việc thấu kính trước bị xước cũng không ảnh hưởng gì tới ảnh của bạn cả. Điều này hoàn toàn chính xác nhưng thấu kính trước bị xước sẽ khiến khả năng giảm hiện tượng ghost, flare kém đi rõ rệt.Ngoài ra thì độ tượng phản sẽ bị gắt nếu ống kính có quá nhiều vết xước. Và khi bạn bán lại cho người khác, rõ ràng giá trị sẽ giảm đi rõ rệt vì đâu ai muốn mua một ống kính bị xước.
   Trong một số trường hợp, bạn nên bỏ filter ra khỏi ống kính vì đó chính là tác nhân gây ra hiện tượng flare và ghost trong ảnh nhiều hơn so với không sử dụng. Điều này cũng dễ hiểu do tính chất quang học kém.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét